K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1: Hãy nêu luận điểm và hệ thống luận cứ của văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình"Câu 2: Trong đoạn đầu văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình", nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa loài người và toàn bộ sự sống trên trái đất đã được tác giả chỉ ra rất cụ thể bằng cách lập luận như thế nào?Câu 3: Sự tốn kém và tính chất vô lí của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân đã được...
Đọc tiếp

Câu 1: Hãy nêu luận điểm và hệ thống luận cứ của văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình"

Câu 2: Trong đoạn đầu văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình", nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa loài người và toàn bộ sự sống trên trái đất đã được tác giả chỉ ra rất cụ thể bằng cách lập luận như thế nào?

Câu 3: Sự tốn kém và tính chất vô lí của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân đã được tác giả chỉ ra bằng những chứng cứ nào trong văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" ?

Câu 4: Vì sao có thể nói: “Chiến tranh hạt nhân “không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên?” E hiểu thế nào là “lí trí tự nhiên? “Lí trí con người”? Em có suy nghĩ gì trước cảnh báo của nhà văn Mác-két về nguy cơ hủy diệt sự sống và nền văn minh trên trái đất một khi chiến tranh hạt nhân nổ ra?

Giúp mình nhanh với! Mình đang cần gấp!

0
12 tháng 2 2019

- Để cho thấy tính chất hiện thực và sự khủng khiếp của nguy cơ chiến tranh hạt nhân, tác giả đã bắt đầu bài viết bằng việc xác định cụ thể thời gian (Hôm nay ngày 8- 8-1986) và đưa ra số liệu cụ thể (hơn 50 000 đầu đạn hạt nhân đã dược bố trí trên khắp hành tinh).

- Để làm rõ sức tàn phá khủng khiếp của kho vũ khí ấy, tác giả đưa ra một phép tính đơn giản: “Nói nôm na ra, điều đó có nghĩa là mỗi người, không trừ trẻ con, đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ: tất cả chỗ đó nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy, không phải là một lần mà là mười hai lần, mọi dấu vết của sự sống trên trái đất”.

- Để thấy rõ hơn sức tàn phá khủng khiếp của kho vũ khí hạt nhân, tác giả còn đưa ra những tính toán lí thuyết: kho vũ khí ấy “có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời, cộng thêm bốn hành tinh nữa, và phá huỷ thế thăng bằng của hệ mặt trời”.

- Cách vào đề trực tiếp và bằng những tính toán chính xác đã thu hút người đọc và gây ấn tượng mạnh mẽ về tính chất hệ trọng của vấn đề đang được nói tới. Tác giả còn dùng hình ảnh thanh gươm Đa-mô-clét – một điển tích rất quen thuộc ở phương Tây, để người đọc, người nghe hình dung một cách cụ thể, hình ảnh về nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ loài người.

21 tháng 9 2021

Tham khảo:

Có thể nói mối nguy hại lớn nhất sau môi trường đối với con người trên toàn cầu hiện nay là chiến tranh hạt nhân. Nhắc đến chiến tranh hạt nhân ta liền nghĩ đến sự hủy diệt vô cùng ghê gớm của những đội quân hùng mạnh và vũ khí bật nhất, tối tân nhất, và hơn nữa là tính hiện đại của công nghệ hạt nhân là sức hủy diệt vô cùng ghê gớm. Khi đó, không một ai có thể chịu nổi sự tấn công và sức tàn phá của bom khói chiến tranh, chết chóc, tang thương sẽ xảy ra thiên nhiên và cây cối cũng hoang tàn, tất cả sẽ thành tro bụi,... Dù cho kết quả có thắng hay thua thì người chịu thiệt thòi và đau khổ nhất vẫn luôn là những người dân vô tội, đó là những con người luôn chuộng hòa bình, luôn không muốn có chiến tranh xảy ra.Thật đáng đau xót! Khi chiến tranh đến ta cũng không thể nào lường trước được hết mọi hiểm họa mà chiến tranh hạt nhân gây ra. Vì vậy, vì một thế giới hòa bình, hãy chấm dứt sự bùng nổ của chiến tranh hạt nhân.

 

28 tháng 9 2021

Tham khảo:

- Bài học:

    + Mác-két đã có một cách nói đặc sắc, độc đáo lên án những kẻ hiếu chiến đã và đang gây ra cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân, đe dọa cuộc sống hòa bình yên vui của các dân tộc và nhân loại.

    + Văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" thể hiện trí tuệ và tâm hồn của Mác-két. Ông đã sáng suốt và tỉnh táo chỉ cho nhân loại thấy rõ nguy cơ hạt nhân là một hiểm họa đáng sợ- "dịch hạch hạt nhân". Tâm hồn của ông cháy bỏng một niềm khao khát hòa bình cho nhân loại.

- Hành động:

Chúng ta đang sống trong thời đại hoàng kim của khoa học kĩ thuật và công nghệ. Song, chúng ta cũng đang phải từng giây, từng phút đối mặt với chiến tranh hạt nhân có nguy cơ bùng nổ bất cứ lúc nào. Bởi vậy, con người không thể thờ ơ trước vận mệnh của chính mình và toàn thể nhân loại. Điều chúng ta có thể làm được là, mỗi người cần phải ý thức sâu sắc được nguy cơ tiềm ẩn đó, cùng nhau đoàn kết đấu tranh ngăn chặn nó, vì một thế giới hoà bình và hạnh phúc

Vì sao tác giả không nêu luận điểm “chúng ta phải có nhiệm vụ ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, đấu tranh vì một thế giới hòa bình” lên trước luận điểm “nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn bộ sự sống trên trái đất”? A. Vì tác giả muốn mọi người phải nhận thức được rõ nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn bộ sự sống trên trái đất mới đề ra chiến lược...
Đọc tiếp

Vì sao tác giả không nêu luận điểm “chúng ta phải có nhiệm vụ ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, đấu tranh vì một thế giới hòa bình” lên trước luận điểm “nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn bộ sự sống trên trái đất”?

A. Vì tác giả muốn mọi người phải nhận thức được rõ nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn bộ sự sống trên trái đất mới đề ra chiến lược hành động tích cực     

B. Vì theo tác giả, cả hai luận điểm đều quan trọng, sắp xếp luận điểm thế nào cũng được     

C. Vì tác giả coi luận điểm “chúng ta phải có nhiệm vụ ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, đấu tranh vì một thế giới hòa bình quan trọng hơn     

D. Vì tác giả coi “nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn bộ sự sống trên trái đất” là luận điểm quan trọng hơn

1
17 tháng 2 2018

Chọn đáp án: A

Vì sao tác giả không nêu luận điểm “chúng ta phải có nhiệm vụ ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, đấu tranh vì một thế giới hòa bình” lên trước luận điểm “nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn bộ sự sống trên trái đất”? A. Vì tác giả muốn mọi người phải nhận thức được rõ nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn bộ sự sống trên trái đất mới đề ra chiến lược...
Đọc tiếp

Vì sao tác giả không nêu luận điểm “chúng ta phải có nhiệm vụ ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, đấu tranh vì một thế giới hòa bình” lên trước luận điểm “nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn bộ sự sống trên trái đất”?

A. Vì tác giả muốn mọi người phải nhận thức được rõ nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn bộ sự sống trên trái đất mới đề ra chiến lược hành động tích cực

B. Vì theo tác giả, cả hai luận điểm đều quan trọng, sắp xếp luận điểm thế nào cũng được

C. Vì tác giả coi luận điểm “chúng ta phải có nhiệm vụ ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, đấu tranh vì một thế giới hòa bình quan trọng hơn

D. Vì tác giả coi “nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn bộ sự sống trên trái đất” là luận điểm quan trọng hơn

1
15 tháng 12 2019

Chọn đáp án: A.

9 tháng 6 2016

- Luận điểm: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn thể loài người và sự sống trên trái đất, vì vậy đấu tranh cho hoà bình, ngăn chặn và xoá bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ thiết thân và cấp bách của mỗi người, toàn thể loài người.

- Hệ thống luận cứ:

+ Số lượng vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh Mặt Trời, cộng thêm bốn hành tinh khác nữa và phá huỷ thế thăng bằng của hệ Mặt Trời;

+ Cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân làm mất đi khả năng sống tốt đẹp hơn của toàn thế giới. Dẫn chứng: so sánh giữa chi phí cho các lĩnh vực xã hội, cứu trợ y tế, hỗ trợ phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm, giáo dục… với chi phí khổng lồ cho việc chạy đua vũ trang, vũ khí hạt nhân từ đó chứng tỏ tính chất điên cuồng, phi lí của các hoạt động này;

+ Chạy đua vũ trang không những là đi ngược lại lí trí của loài người mà còn đi ngược với quy luật tiến hoá của tự nhiên, phi văn minh, phản lại sự tiến bộ của xã hội loài người;

+ Vì vậy phải chống lại chạy đua vũ trang, đấu tranh vì một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hoà bình, công bằng.

9 tháng 6 2016

- Luận điểm: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn thể loài người và sự sống trên trái đất, vì vậy đấu tranh cho hoà bình, ngăn chặn và xoá bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ thiết thân và cấp bách của mỗi người, toàn thể loài người.

- Hệ thống luận cứ:

+ Số lượng vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh Mặt Trời, cộng thêm bốn hành tinh khác nữa và phá huỷ thế thăng bằng của hệ Mặt Trời;

+ Cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân làm mất đi khả năng sống tốt đẹp hơn của toàn thế giới. Dẫn chứng: so sánh giữa chi phí cho các lĩnh vực xã hội, cứu trợ y tế, hỗ trợ phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm, giáo dục… với chi phí khổng lồ cho việc chạy đua vũ trang, vũ khí hạt nhân từ đó chứng tỏ tính chất điên cuồng, phi lí của các hoạt động này;

+ Chạy đua vũ trang không những là đi ngược lại lí trí của loài người mà còn đi ngược với quy luật tiến hoá của tự nhiên, phi văn minh, phản lại sự tiến bộ của xã hội loài người;

+ Vì vậy phải chống lại chạy đua vũ trang, đấu tranh vì một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hoà bình, công bằng.

23 tháng 6 2018

Bài làm:

Mác-két nêu ra hai luận điểm cơ bản, mỗi luận điểm đều có một hệ thống luận cứ: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn thể loài người và sự sống trên trái đất. Vì vậy nhiệm vụ cấp bách của toàn thể loài người là đấu tranh cho hoà bình, ngăn chặn và xoá bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân.

  • Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ sự sống trên trái đất và những tổn phí từ chương trình hạt nhân.
    • Số lượng vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh Mặt Trời, cộng thêm bốn hành tinh khác nữa và phá huỷ thế thăng bằng của hệ Mặt Trời;
    • Cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân làm mất đi khả năng sống tốt đẹp hơn của toàn thế giới . Chi phí cho chương trình hạt nhân gấp nhiều lần so với chương trình nhân đạo (Ví dụ như giải quyết vấn đề cấp bách cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ nhất thế giới, xoá nạn mù chữ, tiếp tế thực phẩm, chăm sóc y tế... )
  • Nhiệm vụ cấp bách của toàn thể loài người là đấu tranh cho hoà bình, ngăn chặn và xoá bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân.
    • Kêu gọi xây dựng một thế giới không có vũ khí hạt nhân.
    • Có các biện pháp đề phòng khi xảy ra chiến tranh hạt nhân.
    • Lên án những kẻ vì tham vọng chính trị mà sản xuất vũ khí hạt nhân
2 tháng 7 2016

- Luận điểm: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn thể loài người và sự sống trên trái đất, vì vậy đấu tranh cho hoà bình, ngăn chặn và xoá bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ thiết thân và cấp bách của mỗi người, toàn thể loài người.

- Hệ thống luận cứ:

+ Số lượng vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh Mặt Trời, cộng thêm bốn hành tinh khác nữa và phá huỷ thế thăng bằng của hệ Mặt Trời;

+ Cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân làm mất đi khả năng sống tốt đẹp hơn của toàn thế giới. Dẫn chứng: so sánh giữa chi phí cho các lĩnh vực xã hội, cứu trợ y tế, hỗ trợ phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm, giáo dục… với chi phí khổng lồ cho việc chạy đua vũ trang, vũ khí hạt nhân từ đó chứng tỏ tính chất điên cuồng, phi lí của các hoạt động này;

+ Chạy đua vũ trang không những là đi ngược lại lí trí của loài người mà còn đi ngược với quy luật tiến hoá của tự nhiên, phi văn minh, phản lại sự tiến bộ của xã hội loài người;

+ Vì vậy phải chống lại chạy đua vũ trang, đấu tranh vì một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hoà bình, công bằng.

2 tháng 7 2016

* Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ cuộc sống trên trái đất và những phí tổn khủng khiếp từ các trương trình hạt nhân

- Sức mạnh huỷ diệt của vũ khí hạt nhân

- Số tiền cung ứng cho vũ khí hạt nhân lớn hơn rất nhiều so với những khoản tiền cần có cho các trương trình nhân đạo: xoá đói nghèo, xoá mù chữ, phục vụ y tế, dân sinh...

* Nhiệm vụ cấp bách của nhân loại là phải ngăn chặn nguy cơ đó, đồng thời đấu tranh cho một thế giới hoà bình

- Xây dựng một thế giới không có vũ khí hạt nhân

- Đề ra các biện pháp phòng tình huống xấu nhất

- Lên án nhữg kẻ đã vì tham vọng chính trị mà đã sản xuất ra laọi vũ khí giết người hàng loạt, đe doạ sự sống của con người.