K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Một trong những điểm tham quan nổi tiếng và thu hút rất đông khách du lịch trong và ngoài nước mỗi khi có dịp đến thăm thành phố Long Xuyên là ngôi nhà lưu niệm thời niên thiếu của Chủ tịch Tôn Đức Thắng tọa lạc ở ấp Mỹ An, xã Mỹ Hòa Hưng (Cù lao Ông Hổ, thuộc thành phố Long Xuyên).

Ngôi nhà này do song thân của Bác Tôn xây dựng vào năm 1887. Sau, được người em trai thứ tư của Bác là Tôn Đức Nhung có sửa chữa một lần vào năm 1932 (nhưng vẫn giữ y theo lối kiến trúc hình chữ Quốc (nho), mái lợp ngói ống, sàn lót ván, ngang 12 mét, dài 13 mét, rộng hơn 150m2. Bên trong, ngôi nhà vẫn còn lưu giữ hai bức ảnh bán thân song thân Bác là ông Tôn Văn Đề và bà Nguyễn Thị Dị, một tấm ảnh Bác Tôn chụp năm 18 tuổi, và một  ảnh chụp  tại chiến khu Việt Bắc lúc Bác làm Chủ tịch Mặt trận Liên Việt, gửi về gia đình có chữ ký với dòng chữ ở phía sau “Kính biếu mẹ già và mấy em. Ngày 24 tháng 7 năm 1951”.

Ngôi nhà cho đến nay không chỉ được bảo tồn tốt mà, trên khu đất rộng 6,7ha ấy được tôn tạo và xây mới thêm nhiều công trình rất hoành tráng như Đền thờ, Nhà trưng bày hình ảnh và hiện vật về thân thế, sự nghiệp của Bác, công viên đầy ắp hoa kiểng, vườn cây ăn trái, nhiều công trình điêu khắc nghệ thuật, mà phần lớn là tượng tròn với những chất liệu khác nhau như xi măng, đá, gỗ…, trong đó đồ sộ và uy nghiêm nhất là Đền thờ Bác, kiến trúc cổ lầu tam cấp, rộng đến 1.600 m2.

Bộ Văn hóa có quyết định số 114 ngày 30/8/1984 công nhận ngôi nhà ở ấp Mỹ An, xã Mỹ Hòa Hưng – nơi Bác Tôn sinh sống thời niên thiếu, là di tích lịch sử lưu niệm thời niên thiếu của Chủ tịch Tôn Đức Thắng.  Sau đó,  ngày 15/9/1984 Bộ Văn hóa cũng đã ra quyết định công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia do Quyết định số 666/VH.QĐ. Và mới đây, ngày 17/07/2012 vừa qua, cũng trên Cù lao Ông Hổ này, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã long trọng tổ chức theo nghi thức Nhà nước lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc xếp hạng Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng là di tích cấp Quốc gia đặc biệt. Đây là 1 trong số 23 di tích Quốc gia đặc biệt của Việt Nam có ý nghĩa chính trị rất lớn, không chỉ để nhằm tưởng nhớ công lao to lớn của Bác Tôn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước sau khi thống nhất, mà còn là dịp để người dân An Giang cũng như cả nước học tập tấm gương đạo đức sáng ngời của Bác Tôn, tự hào về lịch sử truyền thống hào hùng của dân tộc.

Trước sự kiện đầy ý nghĩa này, và nhân kỷ niệm 125 năm ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (1888 – 2013), xin ghi lại những dấu ấn đáng nhớ trong cuộc đời hoạt động của Người.

– Ngày 20/8/1888: Tại Cù lao Ông Hổ (xã Mỹ Hoà Hưng, tổng Định Thành, tỉnh Long Xuyên – nay là xã Mỹ Hoà Hưng, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) ông Tôn Văn Đề và bà Nguyễn Thị Dị sinh được cậu con trai đầu lòng, đặt tên là Tôn Đức Thắng, tức Bác Tôn.

– 1906: Sau khi đã học xong bậc tiểu học ở Long Xuyên, 18 tuổi, anh Hai Thắng lên Sài Gòn học làm thợ máy tại École des Mécaniciens Asiatiques de Sài Gòn (Trường của những người thợ máy Châu Á ở Sài Gòn), là trung tâm duy nhất đào tạo thợ máy tàu thuỷ của Pháp ở Đông Dương. Sau khi tốt nghiệp anh Hai Thắng vào làm việc tại xưởng Arsenal de Sài Gòn tức xưởng Ba Son, chuyên sửa chữa chân vịt tàu tại phân xưởng cơ khí – trọng tâm của Ba Son.

– 1910: Vào làm thợ máy trong xưởng Kơ-rốp thuộc Sở Kiến trúc cầu đường và nhà cửa ở Sài Gòn.

– 1912: Lãnh đạo cuộc bãi công của công nhân Ba Son, và vận động học sinh trường Bách nghệ Sài Gòn bãi khoá. Cuộc bãi công nêu cao yêu sách:

1) Tăng lương đồng loạt 20%.

2) Gọi những người bị sa thải trở lại làm việc.

3) Giữ nguyên lệ cũ: Công nhân được nghỉ 30 phút trước khi lĩnh lương vào ngày đầu tháng thay vì chỉ 15 phút. Cuộc bãi công kéo dài nhiều ngày mà không ảnh hưởng gì đến đời sống công nhân, vì anh Hai Thắng đã vận động và được công nhân các xưởng khác đoàn kết ủng hộ tiền, gạo giúp đỡ gia đình công nhân trong suốt thời gian bãi công, nên cuối cùng bọn chủ Pháp phải nhượng bộ, chấp nhận các yêu sách. Công nhân trở lại làm việc với thái độ cầm chừng vì họ chỉ tăng lương 10%.

– Cuối 1912: Anh Hai Thắng vận động toàn thể công nhân xưởng Ba Son bãi công, đồng thời vận động học sinh trường Bách nghệ Sài Gòn bãi khoá. Cuộc đấu tranh đầu tiên đó của giai cấp công nhân đã giành được thắng lợi, và biểu lộ sức mạnh của lực lượng xã hội mới. Chính vì vậy nên chính quyền thực dân Pháp mở chiến dịch tìm bắt những người lãnh đạo cuộc bãi công. Anh Hai Thắng buộc phải trốn tránh, cải trang và thay đổi tên khác, xin vào làm cho công ty tàu biển chạy trên Đại Tây Dương. Thế là, trên chiếc tàu mang tên La Coóc, anh đã ra nước ngoài sang Pháp.

– 1913: Làm công nhân quân giới tại xưởng Arsenal de Toulon – quân cảng ở miền Nam nước Pháp.

– Ngày 9/10/1916: Người thợ máy Tôn Đức Thắng nhận lệnh phục vụ trên chiến hạm Paris của Pháp (nhiều tài liệu khác ghi là chiến hạm France hoặc Waldeck Rousseau – đây ghi theo lời kể của Bác Tôn).

– Ngày 16/4/1919: Mặc dù chiến tranh thế giới đã kết thúc, chính phủ Pháp vẫn điều động một hạm đội gồm 5 chiến hạm tiến vào biển Đen để tấn công nước Nga Xô Viết. Hơn ai hết, anh Hai Thắng hiểu rằng: “Chống lại Cách mạng tháng Mười có nghĩa là chống lại những lợi ích cơ bản của dân tộc mình, giai cấp mình, và những người thân yêu mình”, do đó anh đã cùng những người có tư tưởng phản chiến quyết định “làm binh biến” ngay trên tàu.

– Ngày 20/4/1919: Lúc 8 giờ sáng, anh Hai Thắng – người thợ máy Việt Nam duy nhất trên chiến hạm đó – đã dũng cảm nhận lãnh và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kéo lá cờ đỏ trên cột cờ của chiến hạm để nhằm biểu thị sự đoàn kết với Cách mạng tháng Mười Nga mà anh đã từng nghe biết và có cảm tình từ lâu. Cuộc binh biến thành công. Thế là vòng vây của đế quốc Pháp đối với đất nước Nga Xô Viết đã bị phá bung. Dưới áp lực của những người phản chiến, tất cả các tàu chiến khác của hạm đội, theo lệnh bọn chỉ huy đều phải quay trở về. Tất nhiên chúng đã “lấy danh dự” hứa với họ là về Pháp sẽ không trả thù bất cứ ai. Nhưng họ đã nuốt lời! Chúng bắt hàng loạt binh sĩ, công nhân có tham gia phản chiến trên tàu, đưa Toà án quân sự xét xử. Anh Hai Thắng may mắn trốn thoát đi thẳng đến Paris, với giấy tờ giả mạo, anh xin vào làm việc ở nhà máy Rơ-nô, để rồi sau đó, cuối năm 1919 anh tìm cách rời khỏi nước Pháp an toàn.

– 1920: Trở về Sài Gòn, làm công nhân cho hãng KROF và CIE. Anh Hai Thắng vận động thành lập Công hội bí mật tại cảng Sài Gòn, rồi phát triển trong công nhân Ba Son, FACI, nhà đèn Sài Gòn, nhà đèn Chợ Quán và một số cơ sở khác trong thành phố. Đó là những công hội đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam (để sau đó, 1927, giai cấp này được phát triển vào tổ chức “Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội” – Bác Tôn đã bắt liên lạc được với những học trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tức Bác Hồ, thông qua tổ chức này). Như vậy Bác Tôn và các bạn công nhân của Bác là lớp người đầu tiên tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lê Nin trong giai cấp công nhân Việt Nam, và tham gia hoạt động tích cực trong quá trình vận động thành lập chính đảng của giai cấp vô sản Việt Nam.

– Tháng 12/1920: Đại hội lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua (có Nguyễn Ái Quốc tham dự, và Người đã cùng với những chiến sĩ cách mạng Pháp bỏ phiếu cho Đảng tham gia “Quốc tế thứ 3”). Đại hội dành vinh dự lớn cho “Những người tham gia nổi dậy ở Biển Đen” làm Chủ tịch vinh dự của Đại hội, trong đó có người công nhân Việt Nam Tôn Đức Thắng của chúng ta – Bác Tôn, đã góp phần “nhỏ bé” của mình vào chiến công chung rất vẻ vang này.

– Ngày 4/8/1925: Bác Tôn lãnh đạo công nhân Ba Son tổ chức cuộc đình công để trì hoãn việc sửa chữa chiến hạm Guyn-lơ Mi-sơ-lê (Jules Michelet) mà người Pháp dùng nó để chở lính sang Trung Quốc đàn áp phong trào cách mạng ở đó (do vậy đến 28/11/1925 tàu mới sửa xong, tức phải nằm ở xưởng Ba Son hơn ba tháng rưởi). Lại một lần nữa Bác Tôn đã thể hiện rất cao tinh thần quốc tế vô sản.

– Giữa năm 1927: Bác Tôn được bầu vào Ban chấp hành Kỳ bộ Nam kỳ của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội với chức vụ Ủy viên Ban chấp hành kỳ bộ Nam kỳ. Bác Tôn được phân công trực tiếp lãnh đạo phong trào công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn.

– Tháng 12/1928: Trong quá trình hoạt động cách mạng và vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Bác Tôn bị thực dân Pháp bắt ở Sài Gòn.

– Ngày 26/7/1929: Hội đồng đề hình thành phố Sài Gòn đã đưa ra xét xử Bác và nhiều người khác. Chúng tuyên án Tôn Đức Thắng 20 năm khổ sai.

– Đêm 2/7/1930: Con tàu Harmand Rousseau chở Bác Tôn và những người tù từ Khám lớn Sài Gòn, rời cảng Nhà Rồng đày đi Côn Đảo. Pháp ghi Bác Tôn là “phần tử nguy hiểm”. Số tù của Bác: 5289.20 TF (TF: Viết tắt của Traveaux Forcés, có nghĩa lao dịch khổ sai có thời hạn). Tại Côn Đảo, Bác bị giam ở khám 9, banh I (bagne).

– 1932: Với mục đích biến nhà tù thành trường học Cộng sản của mình, Bác Tôn và một số đồng chí thành lập Chi bộ Đảng nhà tù (ông Nguyễn Hới làm Bí thư, Bác Tôn và một số đồng chí khác làm uỷ viên). Để tiện thông tin, giáo dục, Chi bộ quyết định cho ra đời tờ báo viết tay lấy tên là Ý kiến chung. “Toà soạn” đặt tại khám 9, banh I, tức nơi giam Bác Tôn. Rồi sau đó ra thêm tờ Tiến lên, mỗi kỳ ra 30 bản, mỗi bản 30 trang, khổ nhỏ cở bloc lịch, khoảng 1/6  hay 1/4  giấy học trò.

Hoạt động của Bác bị kẻ thù phát hiện (dùng cán chổi dộng vào tường để liên lạc với những người tù chính trị ở banh II), nên chúng chuyển nhốt Bác ở xà lim số 15, phạt Bác phải ăn cơm nhạt 2 tuần, rồi tống giam vào hầm xay lúa, nơi được xem là “địa ngục của địa ngục”. Hết hạn khổ sai ở hầm xay lúa, chúng chuyển Bác trở về khám 9, banh I.

– 1934: Bác Tôn được ra làm ở Sở lưới.

– Ngày 23/9/1945: Bác và khoảng gần 1.500 người tù khác bị giam giữ ở nhà tù Côn Đảo được Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời Nam Bộ cử một phái đoàn đưa tàu ra đón về đất liền. Ngay trong ngày “Nam Bộ kháng chiến” (chống giặc Pháp trở lại xâm lược Sài Gòn). 23/9 Bác Tôn được bổ sung vào Xứ uỷ và phân công phụ trách Ủy ban kháng chiến Nam Bộ kiêm chỉ huy các lực lượng vũ trang Nam Bộ (Như vậy thời gian Bác Tôn bị đày ở Côn Đảo là 15 năm có dư vài tháng, khoảng 5.550 ngày đêm chịu khổ nhục trăm bề ở chốn địa ngục trần gian!).

– Ngày 25/10/45: Bác Tôn tham dự Hội nghị xứ uỷ Nam Bộ mở rộng (do ông Hoàng Quốc Việt, thay mặt Ban Thường vụ Trung ương Đảng chủ trì tại Thiên Hộ, huyện Cái Bè, tỉnh Mỹ Tho), Bác Tôn được phân công phụ trách Uỷ ban kháng chiến Nam Bộ, kiêm chỉ huy các lực lượng vũ trang Nam bộ.

– Ngày 6/1/1946: Bác Tôn được nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn bầu làm đại biểu Quốc hội khoá I trong cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

– Cuối tháng 2/1946: Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng quyết định điều Bác Tôn ra công tác Hà Nội. Từ ấy Bác Tôn luôn bên cạnh Bác Hồ và Trung ương.

– Tháng 4/1946: Bác Tôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Quốc hội nước ta cử tham gia đoàn Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà sang thăm nước Pháp (do ông Phạm Văn Đồng dẫn đầu).

– Cuối tháng 5/1946: Bác Tôn được toàn thể đại biểu Hội nghị nhất trí bầu làm Phó Chủ tịch Mặt trận Liên Việt (Chủ tịch Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch danh dự; Phó Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng được bầu làm Phó Chủ tịch hội) để lãnh đạo toàn dân thực hiện thắng lợi. Mục đích của Mặt trận là: “Đoàn kết tất cả các đảng phái yêu nước và các đồng bào vô đảng phái, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, xu hướng chính trị, chủng tộc để làm cho nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân chủ, phú cường”. Ngoài cương vị lãnh đạo Mặt trận Liên Việt, Bác Tôn được Trung ương Đảng, Chính phủ phân công giữ nhiều trọng trách: Tổng thanh tra Chính phủ, Quyền Bộ trưởng Bộ Nội vụ; Quyền Trưởng ban Thường trực Quốc hội, Chủ tịch danh dự Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Hội trưởng Hội Hữu nghị Việt – Xô.

– Năm 1948: Ngày 1/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 195, thành lập Ban vận động thi đua ái quốc Trung ương. Trước đó, Bác Hồ và Thường vụ Trung ương Đảng đã quyết định cử Bác Tôn, Ủy viên Trung ương Đảng, làm Trưởng ban Trung ương vận động Thi đua ái quốc.

– Từ 11 – 19/2/1951: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, Bác Tôn được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam.

– Từ 3 – 7/3/1951: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc thống nhất Việt Minh, Bác Tôn được bầu làm Chủ tịch Mặt trận Liên Việt (Bác Hồ được suy tôn Chủ tịch danh dự Mặt trận).

– Tháng 9/1945: Tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá I, họp tại Hà Nội, Bác Tôn được bầu làm Trưởng ban thường trực Quốc hội.

Cũng trong tháng này, Đại hội Mặt trận dân tộc thống nhất toàn quốc, Bác Tôn được bầu làm Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

– Tháng 12/1955: Bác Tôn là người Việt Nam đầu tiên được Uỷ ban giải thưởng hoà bình quốc tế Lê Nin của Liên Xô quyết định tặng giải thưởng Lê Nin “Vì hoà bình và hữu nghị giữa các dân tộc”.

– Tháng 11/1956: Dẫn đầu đoàn đại biểu nước ta sang thăm Liên Xô.

–Tháng 2/1957: Ban Thanh toán nạn mù chữ trung ương được thành lập, Bác Tôn được cử làm Trưởng ban.

– Ngày 19/8/1958: Nhân dịp Bác Tôn tròn 70 tuổi, tại Câu lạc bộ Ba Đình (Hà Nội – nay là quảng trường Ba Đình), Bác Hồ đã thay mặt nhân dân, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tặng Bác Tôn huân chương Sao vàng – huân chương cao quý nhất của Nhà nước ta, vì Bác đã có nhiều cống hiến xuất sắc trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, và trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong buổi lễ trao tặng huân chương, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Đồng chí Tôn Đức Thắng là người đầu tiên và Người rất xứng đáng được tặng thưởng huân chương ấy”.

– Ngày 15/7/1960: Quốc hội đã nhất trí bầu Bác Tôn Đức Thắng làm Phó Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã siết chặt tay Bác Tôn nói: “Toàn thể Quốc hội nhất trí bầu cụ làm Phó Chủ tịch nước, tức là đồng bào miền Nam đều bầu cụ làm Phó Chủ tịch nước. Điều đó tiêu biểu rằng nước ta nhất định thống nhất”.

– Tháng 11/1967: Nhân kỷ niệm lần thứ 50 cách mạng Xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga, Bác Tôn được Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao Liên Xô tặng huân chương Lê Nin – huân chương cao quý nhất của Liên Xô – về những hoạt động góp phần vào cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền Xô Viết còn non trẻ (1919).

– Ngày 23/9/1969: Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, Bác Tôn được Quốc hội nhất trí bầu làm Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá II, họp ở Hà Nội ngày 23/9/1969.

– Ngày 15/5/1975: Chủ tịch Tôn Đức Thắng về miền Nam dự lễ mừng chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta tại thành phố Sài Gòn (mít tinh mừng ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 30/4/1975).

– Ngày 3/7/1976: Tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khoá VI, Bác Tôn được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

– Tháng 8/1978: Bác Tôn được Đoàn Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà nhân dân Mông Cổ tặng huân chương Xu-Khê Ba-To – huân chương cao quý nhất của Mông Cổ – để ghi nhận công lao to lớn của Bác đã cống hiến cho sự nghiệp hoà bình hữu nghị và chủ nghĩa xã hội của các dân tộc, và trong việc củng cố tình hữu nghị anh em giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân Mông Cổ.

– Ngày 30/3/1980: Sau gần 2 năm yếu mệt, Chủ tịch Tôn Đức Thắng từ trần, thọ 92 tuổi. Quốc hội, Nhà nước, Mặt trận đã quyết định tổ chức lễ quốc tang với nghi thức trọng thể. Toàn thể nhân dân Việt Nam để tang Bác Tôn trong 5 ngày từ 1 – 5/4/1980. Sáng ngày 1/4/1980, không chỉ tại Hội trường Ba Đình lịch sử mà ở quê hương Bác (xã Mỹ Hoà Hưng, An Giang) lễ viếng Bác Tôn cũng được cử hành rất trọng thể. Các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Mặt trận luôn luôn túc trực bên linh cửu Bác. Đã có gần 150 đoàn đại biểu với hơn 10.000 người thay mặt đồng bào cả nước đến viếng (và trên 20 điện chia buồn của các nước – bè bạn khắp năm châu). Ngày 4/4 lễ an táng Bác Tôn tại nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội) được cử hành rất trọng thể!

Tk tớ nhé!   (^O^)

Các bạn ơi , mình viết mở bài tả ông nội theo cách nào thì được , các bạn ? :C1 :   Được sinh ra trên đời này tôi đã cảm thấy tôi yêu cuộc đời này biết bao . Và nếu còn nhận được những tình cảm đẹp đẽ từ những người thân thì tôi càng cảm thấy yêu cuộc đời này hơn . Tôi nhận được nhiều tình cảm từ cha mẹ ... Ngoài sự yêu thương đó , các bạn có nhận được tình cảm...
Đọc tiếp

Các bạn ơi , mình viết mở bài tả ông nội theo cách nào thì được , các bạn ? :

C1 :   Được sinh ra trên đời này tôi đã cảm thấy tôi yêu cuộc đời này biết bao . Và nếu còn nhận được những tình cảm đẹp đẽ từ những người thân thì tôi càng cảm thấy yêu cuộc đời này hơn . Tôi nhận được nhiều tình cảm từ cha mẹ ... Ngoài sự yêu thương đó , các bạn có nhận được tình cảm của ai nữa không ? Riêng tôi , tôi còn yêu cả ông nội - người ông , người thầy , người mà sống tình cảm nhất . Với tôi , ông là tất cả , ông là tấm gương sáng để tôi noi theo từng bước , từng lúc đi theo .

C2 :  Các bạn đã bao giờ cảm thấy mình xứng đáng với cuộc đời chưa ? Còn tôi , tôi yêu cuộc đời này hơn những gì có trên đời . Nhưng yêu cuộc đời là vì lí do gì , là vì những khoảnh khắc , niềm vui tuyệt vời nào ? Đó là câu hỏi muốn tìm câu trả lời xứng đôi với nó , với tôi , chỉ vì một lí do nho nhỏ mà đã làm bùng sáng cuộc đời tôi - đó là tình cảm mang ý nghĩa sâu sắc . Tôi yêu mọi người , nhất vẫn là ông nội của tôi , ông là một tấm gương ngày ngày sáng tỏ để tôi noi theo .

 - Đó là 2 cách để các bạn lựa nhé ! Cảm ơn nhé ! Thân thương !

12
24 tháng 10 2017

Mình nghĩ là cách 1.

24 tháng 10 2017

c1bạn viết câu yêu cuộc đời này lặp nhiều quá.

c2 hay hớn câu 1

.........(các bn có thể tìm 1 câu ca dao nào đưa vào đây để ns phù hợp vs bài mk viết được ko)Đúng vậy, công ơn của thầy cô giáo rất to lớn và cũng không ai có thể kể hết được. Thầy cô không chỉ dạy cho chúng ta kiến thức bổ ích mà còn dạy cho chúng ta kĩ năng sống ,đạo đức làm người và thầy cô cũng như một người bạn quan tâm chia sẽ và đồng cảm. Đối với em người mà em nhớ...
Đọc tiếp

.........(các bn có thể tìm 1 câu ca dao nào đưa vào đây để ns phù hợp vs bài mk viết được ko)

Đúng vậy, công ơn của thầy cô giáo rất to lớn và cũng không ai có thể kể hết được. Thầy cô không chỉ dạy cho chúng ta kiến thức bổ ích mà còn dạy cho chúng ta kĩ năng sống ,đạo đức làm người và thầy cô cũng như một người bạn quan tâm chia sẽ và đồng cảm. Đối với em người mà em nhớ mà cũng chính là người để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất đó chính là cô giáo chủ nhiệm lớp em từ năm lớp 6 đến bây giờ.

Các bn , cho mk hỏi mk viết mở bài về Cô thế nào có được ko?? có cần bổ sung thêm ý j hok?? hay có chình sửa j cho hay ko?? giúp mk vs nhé

mk viết văn ko hay cho lắm (mk dốt văn lm) , mong mấy bn giúp mk nha

cảm ơn mấy bn nhìu lắm ^^

6
1 tháng 9 2016

ca dao: muốn sang thì bắc cầu kiều

    muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

tục ngữ:không thầy đố mày làm nên

theo mik chon  câu tục ngữ trên thì phù hợp vs nội dung MB của bn hơn

1 tháng 9 2016

Thật sự mjk ko thjk ca dao cho lắm, nếu mjk làm một bài văn câu đầu tiên trong bài văn đó chắc chắn phải là lời một bài hát, bài hát về thầy cô thì quá nhiều rùi nhỉ ^^ còn nếu là ca dao hay bài thơ thì bài đó phải là bài mjk thjk lắm mjk ms chọn thoy.

Kể về những đổi mới ở quê em

a.MB: Giới thiệu quê em: Ở đâu? (thành thị? nông thôn? tỉnh? vùng đồng bằng? miền núi? miền biển?)
Viết 1 câu đại ý trong mấy năm qua quê em đã có nhiều đổi mới....
b.TB:
I/Trước đổi mới:
1/Cơ sở vật chất (nhà cửa, đường xá....)
-nhà: nhỏ thấp, lụp xụp....
-đường: bằng đất, mưa thì lầy lội, nắng thì bụi bặm.....
-chợ: ít hàng hóa, chưa có nhiều hàng quán...
-trường học: nhỏ, ít phòng học, tối tăm...
2/Đời sống của người dân
-chủ yếu làm nghề.... rất vất vả....
-thu nhập (tiền kiếm được đó các bé) thấp
-cuộc sống gặp nhiều khó khăn: trẻ em phải bỏ học,hoặc không chú ý tới học hành, không có điều kiện khám chữa bênh tốt
II/Hiện nay
1/Cơ sở vật chất
-nhà cửa khang trang (tức là to đẹp hơn đó các bé), có nhiều nhà cao tầng...
-đường được sửa chữa, xây dựng mới... đi lại thuận tiện....
-chợ: đông vui, nhộn nhịp (tức là nhiều người qua lại tạo ra cảm giác vui tai vui mắt đó), nhiều loại hàng hóa.... (miêu tả thêm)
-trường học: trường cũ được sửa chữa, nhiều trường mới được xây thêm..., phòng học có đèn, có quạt...(miêu tả thêm về những thứ mới trong trường mình)
-có thêm ngân hàng, bệnh viện, công viên ....(miêu tả những nơi đó)
2/Đời sống của người dân:
-khấm khá hơn: thu nhập cao hơn nhờ biết áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, tăng năng suất....
-trong gia đình có nhiều tiện nghi như: ti vi, tủ lạnh, điều hòa, xe máy...
-Trẻ em được quan tâm hơn trong việc học hành....
-Người dân đã có nơi khám chữa bệnh...
(Xen thêm miêu tả và cảm xúc của mình)
c.KB:
-quê em đã có nhiều thay đổi
-yêu mến quê hương
-quyết tâm học tốt để xây dựng quê hương......

7 tháng 12 2016
A. Mở bài.- Giới thiệu khái quát về quê em.B. Thân bài.- Quê em trong quá khứ như thế nào?- Quê em ngày nay đã đổi mới ra sao?+ Quang cảnh?+ Nhịp sống?+ Tinh thần hăng say lao động?- Nhìn quê hương đổi mới, cảm giác của em thế nào?C. Kết bài.- Em mong ước như thế nào về quê hương trong tương lai?
1 tháng 9 2021

undefinedđây nha bạn ! 

1 tháng 9 2021

dù mik vẽ ko đc đẹp nhưng bn nhớ k mik nha

15 tháng 7 2018

Thời gian trôi đi nhanh thật đấy, mới ngày nào đó em còn bỡ ngỡ nép sau lưng mẹ đi dự lễ khai giảng năm học mới hồi lớp 1; vậy mà giờ đây em sắp phải nói lời tạm biệt mới mái trường này rồi.

Năm năm trôi qua, rất nhiều kỉ niệm buồn vui lẫn lộn với bạn bè, thầy cô dưới mái trường này. Chúng em không thể đếm được bước chân của thời gian đang trôi, và sợ rằng đến một ngày nào đó chúng em không còn được học ở đây nữa, không được nghe tiếng cô giảng bài, không được nghịch mấy trò mà chỉ có học sinh tiểu học mới làm nữa.j

Khi tiếng ve sắp kêu, mùa hoa phượng nở rực rỡ, bác trống trường nằm im lìm một góc là lúc chúng em phải nói lời tạm biệt với tất cả. Sau khi bước ra khỏi cánh cổng trường ấy, em sẽ bước sang một môi trường học tập mới. Nhưng em không nỡ chia tay, không nỡ xa mọi thứ, vì nó đã quá gần gũi và thân thuộc suốt 5 năm qua.

Mọi thứ kỉ niệm cứ chực trào ra không thể kìm nén được. Em nhớ cách đây 5 năm, cũng vào mùa thu, bạn nào cũng bỡ ngỡ, nhút nhát, khúm núm ngồi một góc lắng nghe tiếng cô giáo hiệu trưởng phát biểu lễ khai giảng. Khi ấy chúng em bước vào lớp 1, và khi ấy, mọi thứ quá xa lạ. Còn bây giờ, khi tất cả đã trở nên thân thiết là lúc chúng em không thể ở lại đây được nữa.

Em sẽ rất nhớ những lần trốn học đi chơi bị cô giáo phạt đứng góc bảng bê chậu nước to dùng. Nhớ những khoảnh khắc cùng lũ bạn leo lên cây phượng hái hoa cho các bạn gái. Nhớ tiếng cô giáo giảng bài còn văng vằng đâu đây nhưng ngày mai em không còn được nghe nữa. Nhớ những mùa hè trước đây, chia tay còn gặp lại nhau nơi đây. Nhưng sau mùa hè nay chúng em có thể sẽ gặp lại nhau nhưng là một nơi khác, một môi trường học tập khác.

Có lẽ bạn nào cũng có cùng tâm trạng với em trước khi sắp phải nói lời tạm biệt đối với nơi này. Sang môi trường mới, em sẽ phải cố gắng rất nhiều, học tập nhiều hơn nữa. Có cơ hội em sẽ trở lại thăm ngôi trường đã trang bị cho em rất nhiều kiến thức, cho em hiểu thế nào là tình bạn, tình thầy trò. Em sẽ luôn khắc ghi những kỉ niệm êm đẹp đó. Mãi nhớ.

      Thời gian thấm thoắt thoi đưa. Thế là đã 5 năm rồi. Con vẫn nhớ như in, cũng những ngày hè như thế này, lần đầu tiên con được mẹ đưa đến trường Tiểu học Lê Quý Đôn, vào lớp học dành cho những học sinh vừa tốt nghiệp mẫu giáo. Con đã ấn tượng ngay với sân trường rộng và thư viện thật nhiều sách. Chúng con rụt rè, ngơ ngác trong ngày khai giảng đầu tiên giữa ngôi trường rộng lớn, xa lạ. Nhưng cũng chính ngày đầu tiên đó, ánh mắt trìu mến, thân thương của cácthầy các cô làm cho con cảm thấy gần gũi, tự tin. Miệt mài bao tháng ngày, thầy cô đã dìu dắt chúng con qua từng khó khăn, từng thử thách. Thầy cô đã cầm tay chúng con, uốn từng nét chữ nắn nót đầu đời. Lời thầy giảng dễ hiểu, giọng cô đọc ấm áp. Rồi những lần chúng con bị điểm kém, những lần chúng con nô đùa, nghịch dại khiến thầy cô phải phiền lòng, thầy cô vẫn luôn nhẹ nhàng cổ vũ, động viên. Chúng con cảm nhận được từng ngày, trong từng bài giảng của thầy cô, không chỉ là kiến thức, mà là sự tận tụy, hết lòng vì học sinh thân yêu. Những giải thưởng và những thành tích mà chúng con đạt được, trên hết là công sức, là tấm lòng của các thầy các cô. Từ những con chữ đầu tiên thầy cô truyền dạy, giờ đây chúng con đã có một hành trang kiến thức, tự tin bước tiếp chặng đường dài. Chúng con trân trọng cảm ơn và tri ân các thầy các cô! Lúc này, mỗi giây mỗi phút trôi qua, con đều muốn níu giữ. Năm năm học, mái trường Lê Quý Đôn đã trở nên thân thương quá đỗi, chúng con đã có biết bao kỉ niệm ở nơi đây.

       Thầy cô ơi! Chúng con phải xa thầy cô thật sao? Hành trang của chúng con khi bước vào trường cấp hai và trên những chặng đường đời, sẽ là hình ảnh thân thương của các thầy cô giáo. Chúng con sẽ nhớ lắm cái xoa đầu của thầy, nhớ giọng nói trìu mến của cô. Chúng con sẽ nhớ lắm bóng dáng thầy cô trên bục giảng. Chúng con quên sao được những lễ khai giảng rộn ràng, náo nức, những hoạt động ngoại khóa lý thú, hứng khởi. Chúng con quên sao được những tiếng cười, những giọt nước mắt, của bạn bè, thầy cô… Chúng con nhớ lắm, không thể nào quên…

       Các bạn học sinh ơi! Có bao điều mới lạ và thú vị vẫn đang chờ chúng mình ở phía trước. Nhưng chúng mình sẽ luôn có trong tim hình ảnh thân thương của các thầy cô và những năm tháng đầu tiên của quãng đời học sinh ở Trường Tiểu học Lê Quý Đôn yêu quý, phải không các bạn?

       Chúng con cũng xin gửi lời tri ân tới các bậc phụ huynh, bằng yêu thương và tin tưởng, đã dành cho chúng con những gì tốt đẹp nhất!

                                                                                      Khi hoa phượng nở

                                                                                   Ve kêu râm ran

                                                                                   Tiếng trống vang lên

                                                                                    Năm học kết thúc.

                                                                                     Ngày đầu vào lớp 

                                                                                     Lạ lẫm, ngỡ ngàng 

                                                                                     Giờ lại xốn xang 

                                                                                     Xa thầy, xa bạn. 

                                                                                     Khi vào trường mới 

                                                                                    Con sẽ không quên 

                                                                                    Những bài toán hay 

                                                                                    Những con chữ đẹp  

                                                                                    Nhớ mãi dáng thầy

                                                                                    Nhớ mãi lời cô 

                                                                                    Bao kỷ niệm đẹp 

                                                                                    Một thời ấu thơ!

       Con kính chúc các thầy cô ở lại mạnh khỏe, vững tay chèo lái con thuyền đến những bến bờ tri thức, chúc các em học sinh khối 1, 2, 3, 4 chăm ngoan, học giỏi, làm rạng danh ngôi trường mang tên nhà bác học hiền tài Lê Quý Đôn.

29 tháng 3 2019

làm ơn nhanh giùm tui

Mai tui làm bài kiểm tra òi,

mấy bạn bè anh chị ơi , giúp Linh với ạ

chờ nhiều = tuyệt vọng bao nhiêu

                                                                                    Bài làm

Trường học là môi trường giáo dục nhân cách con người, là nơi mà ai cũng trải qua một thời gian gắn bó, là nơi có bạn bè để ta học hỏi, có thầy cô dìu dắt nhân cách chúng ta. Nhưng thật đáng buồn nếu môi trường ấy ngày càng trở nên tha hóa bởi vấn đề bạo lực học đường. Vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đang là vấn đề đáng lo ngại của phụ huynh nhà trường nói riêng và của xã hội nói chung.

Vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đây thực sự đang trở thành một mối lo lắng và quan tâm lớn của toàn xã hội. Thông thường khi nới tới hai từ “bạo lực” chúng ta chỉ nghĩ tới các bạn học sinh nam sinh đánh nhau, những người dễ dàng dùng sức mạnh cơ bắp với người khác.Nhưng trên thực tế hiện nay cho thế những hành vi bạo lực này không chỉ xảy ra ở các bạn nam mà còn ở không ít các bạn gái, và thậm chí càng phổ biến hơn nhiều. Trong hai năm trở lại đây nổi cộm lên vấn đề nữ sinh thường xuyên giật tóc, đánh nhau bị quay clip đăng ên mạng xã hội. Phụ huynh học sinh, thầy cô không có ai có thể không bàng hoàng cũng như bức xúc và tức giận trước những clip cả hội đồng nhào vô đánh một bạn nữ, thậm chí cắt tóc, cởi đồ quay clip up lên mạng xã hội. Mà những đoạn video đó cũng chỉ là một góc rất nhỏ trong tình trạng bạo lực học đường hiện nay , ngoài xã hội thực chất vẫn còn vô vàn các vụ bạo lực mà có thể còn chưa được công khai. Đối tượng trong các clip đánh nhau đó chính là những bạn học sinh trung học cơ sở hay trung học phổ thông, là lứa tuổi mà các em có những biến đổi về tâm sinh lý,suy nghĩ bồng bột và thích thể hiện bản thân. Ngày nay, bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở hình thức đơn gian như chửi nhau, đánh nhau trên lớp nữa mà đáng lo ngại hơn đó là việc đánh nhau nghiêm trọng có thể nguy hại đến tính mạng. Có những sự việc cả chục nữ sinh xúm vào giật tóc, cầm giày dép đánh một bạn, thậm chí còn quay clip bêu rếu trên mạng xã hội, và thậm chí còn dùng dao rạch vào mặt bạn. Những người hứng chịu việc bạo lực học đường đó chắc chắn không chỉ chịu nỗi đau về thân xác mà còn chịu tổn thương về tinh thần.

Nguyên nhân của vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đây có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó nguyên nhân xã hội: sự bức xúc của cá nhân khi không nhận được điều mà cá nhân muốn và những điều mà cá nhân kỳ vọng nhưng không đạt được; sự ghanh ghét đố kị về những điều mà người khác có được; những cử chỉ và nhận xét mang nội dung hạ nhục. Đặc biệt là đối với học sinh THCS với sự thay đổi nhanh mạnh về mặt thể chất và tâm sinh lý nhưng không cân đối do đó trong tâm lí có những nét bất ổn, đôi lúc là bốc đồng và không kiểm soát được hành vi bản thân. Thứ hai là tác động của văn hóa: truyền thông đại chúng (phim ảnh bạo lực, những clip đánh nhau, những hình ảnh mang tính bạo lực …), game hành động. Đây là một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng tương đối sâu sắc tới hành vi bạo lực của học sinh trung học cơ sở.Do hành vi lây lan của học sinh, vì học sinh lứa tuổi trung học cơ sở và trung học phổ thông rất quan trọng tình bạn và quan hệ bạn bè chi phối rất nhiều tới sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi này. Do đó khi trẻ chơi với nhóm bạn có hành vi bạo lực thì trẻ cũng có hành vi bạo lực theo và đôi khi hành vi bạo lực đó được trẻ coi là hành vi tốt để bảo vệ bạn bè. Nói như thế có nghĩa là đôi khi trẻ không nhận thức được hoặc có nhận thức sai lệch về động cơ của hành động dẫn tới những hành vi sai lệch trong môi trường học tập.

Bạo lực học đường trước hết gây tổn hại về thể chất nghiêm trọng cho những em chịu những trận đòn đó. Bên cạnh đó là nỗi ám ảnh về tinh thần. Khi trường học không còn là nơi giáo dục nhân cách con người mà là nơi chỉ có những trận đòn roi đáng sợ thì ai ai cũng sợ phải đến trường. Khi trường học không còn là nơi ngập tràn kỉ niệm bạn bè nữa mà là nơi chi có sự thù ghét nhau thì đó chính là tổn thương sâu sắc đố với người học sinh.

Nguyên nhân của vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đây có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó nguyên nhân xã hội: sự bức xúc của cá nhân khi không nhận được điều mà cá nhân muốn và những điều mà cá nhân kỳ vọng nhưng không đạt được; sự ghanh ghét đố kị về những điều mà người khác có được; những cử chỉ và nhận xét mang nội dung hạ nhục. Đặc biệt là đối với học sinh THCS với sự thay đổi nhanh mạnh về mặt thể chất và tâm sinh lý nhưng không cân đối do đó trong tâm lí có những nét bất ổn, đôi lúc là bốc đồng và không kiểm soát được hành vi bản thân. Thứ hai là tác động của văn hóa: truyền thông đại chúng (phim ảnh bạo lực, những clip đánh nhau, những hình ảnh mang tính bạo lực …), game hành động. Đây là một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng tương đối sâu sắc tới hành vi bạo lực của học sinh trung học cơ sở.Do hành vi lây lan của học sinh, vì học sinh lứa tuổi trung học cơ sở và trung học phổ thông rất quan trọng tình bạn và quan hệ bạn bè chi phối rất nhiều tới sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi này. Do đó khi trẻ chơi với nhóm bạn có hành vi bạo lực thì trẻ cũng có hành vi bạo lực theo và đôi khi hành vi bạo lực đó được trẻ coi là hành vi tốt để bảo vệ bạn bè. Nói như thế có nghĩa là đôi khi trẻ không nhận thức được hoặc có nhận thức sai lệch về động cơ của hành động dẫn tới những hành vi sai lệch trong môi trường học tập.

Bạo lực học đường trước hết gây tổn hại về thể chất nghiêm trọng cho những em chịu những trận đòn đó. Bên cạnh đó là nỗi ám ảnh về tinh thần. Khi trường học không còn là nơi giáo dục nhân cách con người mà là nơi chỉ có những trận đòn roi đáng sợ thì ai ai cũng sợ phải đến trường. Khi trường học không còn là nơi ngập tràn kỉ niệm bạn bè nữa mà là nơi chi có sự thù ghét nhau thì đó chính là tổn thương sâu sắc đố với người học sinh.Trường học là môi trường giáo dục nhân cách con người, là nơi mà ai cũng trải qua một thời gian gắn bó, là nơi có bạn bè để ta học hỏi, có thầy cô dìu dắt nhân cách chúng ta. Nhưng thật đáng buồn nếu môi trường ấy ngày càng trở nên tha hóa bởi vấn đề bạo lực học đường. Vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đang là vấn đề đáng lo ngại của phụ huynh nhà trường nói riêng và của xã hội nói chung.

                      Hok_Tốt

                      #Thiên_Hy

Mình có bài này, bạn tham khảo nhé, chúc bạn học tốt!!!

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một "người Cha" vĩ đại của dân tộc, đồng thời Người cũng là một nhà thơ nổi tiếng với những bài thơ hay, đẹp và giản dị như con người của Bác vậy. Trong những năm đầu ở chiến khu Việt Bắc, vào một đêm trăng đẹp, Bác đã sáng tác ra bài thơ "Cảnh khuya" để lại trong em nhiều cảm xúc:

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. " Như một người họa sĩ tài ba, chỉ vài nét bút đơn sơ, Bác đã vẽ ra trước mắt chúng ta vẻ đẹp kì ảo của một đêm trăng rừng:  "Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.” Nổi bật lên giữa không gian đêm khuya thanh vắng tĩnh mịch là tiếng suối róc rách, văng vẳng như một tiếng hát trong trẻo, du dương. Tiếng suối làm cho không gian vốn tĩnh lặng lại càng thêm tĩnh lặng: "Tiếng suối trong như tiếng hát xa" Ánh trăng bao phủ lên mặt đất, trùm lên tán cây cổ thụ. Ánh trăng soi rọi vào cành lá, tạo nên thứ áng sáng lung linh huyền ảo. Bóng trăng quấn quýt bóng cây, lồng vào từng khóm hoa rồi in lên mặt đất đẫm hơi sương: "Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa" Khung cảnh thiên nhiên có xa, có gần. Xa là tiếng suối, gần là bóng trăng, bóng cây, bóng hoa hoà quyện, lung linh kì ảo. Hòa với âm thanh của tiếng suối có ánh trăng vằng vặc, có bóng cổ thụ, bóng hoa… Tất cả giao hòa nhịp nhàng, tạo nên giai điệu êm đềm, trong đó ẩn chứa một sức sống âm thầm, rạo rực của thiên nhiên. Nhưng chúng ta thấy nếu ở 2 câu thơ đầu Bác chỉ miêu tả về cảnh đẹp thiên nhiên thì đến 2 câu thơ cuối ta chợt nhận thấy đó là 1 tâm hồn đang trằn trọc “chưa ngủ” vì 1 lẽ rất cao cả “lo nỗi nước nhà”: "Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà." Đây là hai câu thơ giúp ta thấy rõ hơn con người cũng như nỗi lòng, tâm tình của một thi nhân, một vị lãnh tụ, một con người yêu thiên nhiên tha thiết và vì yêu thiên nhiên mà luôn lo cho sự nghiệp của đất nước. Ta có thể nhận thấy đằng sau hình ảnh Người ung dung ngắm trăng đó là một nỗi khao khát về một đất nước thanh bình, để ngày ngày con người được sống tự do, hạnh phúc. Dường như trong Bác luôn xoáy sâu câu hỏi: Biết đến bao giờ đất nứơc mới đc tự do để con người thoả sức ngắm trăng? Đọc đến đây ta càng hiểu rõ hơn về Bác, đó là một người luôn canh cánh trong lòng nỗi lo vì dân vì nước.Vì dân tộc Việt Nam Bác có thể hi sinh tất cả. Trong cuộc đời 79 năm, Bác có biết bao nhiêu đêm không ngủ như vậy? " Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành" vì nhiều lẽ nhưng điều khiến chúng ta cảm phục vô hạn đó là ý thức, trách nhiệm của Bác trước vận mệnh nước nhà. Ý thức ấy Bác không chút nào xao lãng. Vì dân, chưa lần nào Bác nghĩ đến mình.
8 tháng 12 2016
Mở bài:- Giới thiệu về nguồn gốc và nội dung bài thơ. VD:- Bài thơ Cảnh Khuya được chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác vào năm 1947 trong thời kì chiến tranh chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc - Giữa cuộc kháng chiến đầy gian khổ, Bác vẫn gữ vững ung dung, tự tại, lạc quan, vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên. Bác coi thiên nhiên là nguồn động viên tinh thần đối với mình. Thân bài:- Miêu tả cảnh đêm trang rừng êm đềm, thơ mộng (chúng ta cần giải thích các từ hán Việt của bài này): + Câu 1 và 2: Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa- Giữa không gian tĩnh lặng của đêm khuya thì nổi bật lên tiếng suối chảy róc rách, nghe hay như tiếng hát, với nhịp thơ 2/1/4, ngắt ở từ trong, như một chút ẫm để rồi đi đến so sánh thú vị: trong như tiếng hát xa.- Sự so sánh và liên tưởng ấy vừa làm nổi bật nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa, vừa thể hiện sự nhạy cảm, tinh tế của trái tim nghệ sĩ.- Ánh trăng chiếu sáng mặt đất, soi tỏ cảnh vật. Những mảng màu sàng, tối đan xen, hòa quyện, tạo nên khung cảnh thơ mộng: Trăng lồng thụ, bóng lồng hoa. Bóng trăng, bóng cây quấn quýt, lồng vào bóng hoa một cách lung linh vàhuyền ảo,...- Nghệ thuật miêu tả phong phú, tinh tế: có xa có gần, cao và thấp, tĩnh và động,...tạo nên bức tranh đêm trtừng tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người.- Miêu tả tâm trạng của Bác trong đêm trăng sáng: +Câu 3 và câu 4: Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà- Bác say mê thưởng thức vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của rừng núi dưới ánh trăng soi đẹp như tranh vẽ "Cảnh khuya như vẽ".- Người chưa ngủ vì hai lí do, lí do thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng, say đắm. Lí do thứ hai: chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, lo về cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Cảnh thiên nhiên dù đẹp đẽ, thơ mộng nhưng không làm cho Bác quên đi trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước.- Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con ngưới thi sĩ đa cảm và con ngưới chiến sĩ kiên cường trong Bác. Kết bài:- Cảnh khuya là một bài thơ tứ tuyệt hay và đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển (hình thức) và tính hiện đại (nội dung).- Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam; là dẫn chứng chứng minh cho phong cánh tuyệt với của người nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh.