K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 5 2018

Những năm em học ở bậc Tiểu học có rất nhiều giờ học đáng nhớ nhưng em không bao giờ quên giờ học cách đây một tháng. Giờ học ấy cô giáo Hằng đã đê lại trong lòng em tình cảm khó quên.

Hôm ấy, cô giáo Hằng em mặc chiếc áo dài màu vàng rất đẹp. Mái tóc đen dài được buộc gọn trên đỉnh dầu, nhìn cô rất tươi tắn. Cô chảo cả lớp bằng một nụ cười rạng rỡ. Giờ học bắt đầu. bải giáng của cô hôm ấy diễn ra rất sôi nổi. Giọng nói cô ngọt ngào, truyền cảm. Đôi mắt cô lúc nào cũng nhìn tháng xuống lớp.

Đôi mắt ấy luôn thể hiện sự cổ vũ, động viên chúng em. Cô Hằng giảng bài say sưa đến nỗi trên khuôn mặt hiền từ đã lấm tấm mồ hôi mà cô vẫn không để ý. Cô giảng bài rất dễ hiểu. Qua lời giảng ấy, em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của mỗi bài thơ, bài văn. Những lời cô giảng em khắc sâu vào tâm trí không bao giờ quên.

Thỉnh thoảng, cô đi lại xuống cuối lớp. xem học sinh thảo luận nhóm, xem chúng em ghi bài. Cô đến bên những bạn học yếu để gợi ý, giúp đỡ. Cô luôn đật ra những câu hỏi từ dễ đến khó để kích thích sự chủ động sáng tạo của chúng em. Cô lúc nào cũng gần gũi với học sinh, lắng nghe ý kiến cùa các bạn.

Giữa giờ học căng tháng, cô kề cho chúng em nghe những mẩu chuyện rất bổ ích. Cô kể chuyện rất hấp dẫn. Bạn Hưng nghe cô kể cứ há miệng ra nghe mà không hề hay biết. Nhìn bạn, cả lớp cười ồ lên thật là vui. Một hồi trống vang lên báo hiệu giờ ra chơi. Tiết học kết thúc, nét mặt của các bạn trong lớp và cô giáo rạng rỡ niềm vui.

Em rất yêu quý và kính trọng cô giáo của mình. Em thầm hứa sẽ cố gắng học thật giỏi đế trở thành người có ích cho đất nước như cô đã từng dạy chúng em.

Chúc bạn học tốt !!! 

Tả cô giáo đang giảng bài đc ko bạn

13 tháng 3 2022

k chép thì tự làm đi bn. ai rảnh ngồi viết văn cho bn

13 tháng 3 2022

ngồi viết văn của mk cho bn thì cx là bn đg chép mạng mà

10 tháng 5 2018

Đã mấy năm qua rồi cho đến bây giờ em vẫn còn thương mến cô giáo Nga, người đã dạy dỗ em trong những năm học đầu tiên ở ngưỡng cửa Tiểu học.

   Cô giáo Nga có dáng người thon thả, không mập cũng không gầy. Tuổi cô độ gần bốn mươi nhưng trông cô còn rất trẻ. Em rất thích những chiếc áo dài cô mặc đến lớp, thường là những chiếc áo lụa mỏng, đủ màu sắc tươi đẹp, rất phù hợp với thân hình và làn da trắng hồng của cô. Mái tóc cô được uốn gọn gàng ôm lấy gương mặt đầy đặn, lúc nào cũng trang điểm một cách hài hoà. Đôi mắt cô to, đen láy, chiếc mũi tuy hơi cao nhưng trông cân xứng với gương mặt. Cô cười rất tươi, giòn giã, để lộ hai hàm răng trắng đều như hạt bắp. Tất cả đều tạo ra một nét đẹp thân tình, cởi mở, nhưng không vì thế mà kém phần cương nghị. Giọng cô giảng bài lúc trầm ấm, lúc ngân vang.

   Cô rất thương yêu học sinh. Em còn nhớ những buổi đầu đi học, chúng em đều là những đứa trẻ vừa rời khỏi tay ba mẹ, ngơ ngác, rụt rè và thậm chí có bạn còn oà lên khóc khi ba mẹ ra về. Cô như người mẹ hiền, hết dỗ bạn này quay qua dỗ bạn khác khiến lòng em và các bạn yên tâm không còn sợ hãi nữa. Thế nhưng cô rất nghiêm khắc khi giảng bài, bạn nào không chú ý theo dõi, cô nhắc nhở ngay và luôn tuyên dương những bạn cố gắng học tập. Những buổi học đầu tiên biết bao khó nhọc, cô cầm tay từng bạn uốn nắn, chỉ cho từng bạn cách phát âm các vần. Những giờ ra chơi cô nán lại gạch hàng trong tập vở, cho chúng em viết ngay hàng thẳng lối, hoặc chỉ vẽ thêm cho các bạn còn yếu không theo kịp. Giờ rảnh cô thường kể chuyện cho chúng em nghe. Cả lớp cười vang khi cô kể chuyện vui, lúc đó em cảm thấy bầu không khí trong cả lớp ấm áp tình mẹ con làm sao! Ngoài việc dạy dỗ chăm sóc chúng em, cô còn quan tâm tìm hiểu gia đình các bạn nghèo, tạo điều kiện giúp đỡ các bạn.


 
   Tuy không học cô nữa nhưng trong lòng em luôn kính trọng và biết ơn cô. Em tự nhủ sẽ cố gắng học tập thật tốt để khỏi phụ lòng yêu thương, chăm sóc của cô đối với em và xứng đáng là con ngoan trò giỏi

2

Trong gia đình, người mà em yêu quý nhất là mẹ, mẹ là người đã chăm lo cho em mỗi ngày từ bữa ăn đến giấc ngủ. Trong em mẹ là người phụ nữ giản dị nhưng tuyệt vời.

Mẹ em năm nay đã ba mươi lăm tuổi, cái tuổi không còn trẻ nữa. Mẹ em không cao nhưng có dáng người cân đối và có phần hơi đẫy đà. Khuôn mặt mẹ tròn trịa phúc hậu, trên khuôn mặt ấy đã ẩn hiện những nốt tàn nhan báo hiệu tuổi tác. Nổi bật trên khuôn mặt ấy là đôi mắt to hiền dịu. Đôi mắt ấy luôn nhìn em với tất cả tình yêu thương trìu mến cho em động lực mỗi khi gặp khó khăn, vỗ về em khi em buồn, cho em cảm thấy được yêu thương và bảo vệ, lấp lánh khi em đạt điểm tốt. Đôi mắt ấy u buồn khi em làm sai, ánh lên những niềm vui sướng khi em làm việc tốt. Mỗi lần nhìn vào đôi mắt ấy, em lại tự thấy mình có bổn phận phải không để đôi mắt ấy ướt lệ. Làn da mẹ hơi ngăm đen vì những năm tháng dãi dầu mưa nắng lo cho gia đình, đó là một làn da khỏe khoắn, nồng thở vị cần cù, chịu khó. Có lẽ điều nổi bật nhất ở mẹ là mái tóc đen bóng, mượt mà dài đến gần eo, em rất thích mỗi sáng giúp mẹ chải tóc, tóc mẹ vừa mượt vừa dày, khi búi trông rất đẹp. Mẹ em cũng rất quý bộ tóc ấy, mẹ thường gội đầu bằng bồ kết, chứ ít khi gội bằng dầu, mẹ bảo gội bằng bồ kết tóc vừa đen vừa chắc. Đôi bàn tay mẹ xương xương mà ấm áp với những ngón tay thuôn thuôn như búp măng, mỗi lần áp má lên đôi bàn tay mẹ em lại thấy ấm áp lạ thường khi cảm nhận được sự gồ ghề của những vết chai thô ráp trên lòng bàn tay ấy. Khi ấy em lại thương mẹ vô cùng, em chỉ mong mình lớn thật nhanh để đỡ đần mẹ cho mẹ đỡ vất vả.

Mẹ em là một người luôn vun vén cho gia đình. Ngày thường dù đi làm nhưng mọi việc trong nhà mẹ đều lo chu toàn. Năm nào mẹ cũng mua đồ mới cho em nhưng có những bộ quần áo mẹ mặc mấy năm, em hỏi mẹ đều bảo là vì vẫn mặc được. Em biết đó không chỉ vì là do mẹ giản dị mà còn vì mẹ muốn tiết kiệm cho gia đình cho em được sung sướng hơn. Mẹ vô cùng tiết kiệm nhưng lại rất chiều chị em em. Chúng em có đầy đủ những điều mình thích không thiếu một thứ. Nhưng mẹ cũng vô cùng nghiêm khắc mỗi khi chúng em mắc lỗi, cho dù là lỗi to hay nhỏ mẹ cũng nhất định phạt nặng để chúng em biết lỗi và nhớ sửa sai.

Em rất hạnh phúc vì được là con của mẹ, em tự hứa với lòng nhất định phải học hành chăm chỉ nên người để mẹ tự hào và cho mẹ những ngày tháng hạnh phúc.

3

 Lớp 5C của em có ba mươi hai bạn, bạn nào cùng dễ thương và đáng yêu, nhưng em thích nhất là bạn Diệu Hà.

   Diệu Hà năm nay vừa tròn mười tuổi, cùng tuổi với em. Bạn có thân hình cân đối, khỏe mạnh. Dáng đi nhanh nhẹn, mỗi khi có công việc gì cần thiết bạn đi một lát là xong ngay. Khuôn mặt tròn tròn bầu bĩnh đáng yêu, sống mũi không cao lắm nhưng rất hợp với khuôn mặt. Nước da trắng hồng làm cho gương mặt bạn thêm phần rạng rỡ, vầng trán cao, biểu lộ sự thông minh. Đôi mắt của bạn một mí rất sáng và đen, biểu lộ sự chân thật và ngay thẳng. Hằng ngày đến lớp Diệu Hà thường mặc áo sơ mi trắng, quần tây xanh, rất sạch sẽ. Chiếc khăn quàng đỏ luôn nổi bật trên cổ áo trắng, trông xinh xinh như cánh bướm.

   Diệu Hà luôn vui vẻ, hoà nhã với bạn bè, bạn luôn giúp đỡ những bạn học yếu trong lớp. Diệu Hà rất chăm học, ở trường cũng như ở nhà. Bạn giỏi đều các môn, xuất sắc nhất là môn Toán. Trong lớp, Diệu Hà luôn chăm chỉ nghe cô giáo giảng bài, chỗ nào chưa hiểu bạn xin cô giảng lại. Bạn làm tất cả các bài tập hôm nay và các bài tập chuẩn bị cho tiết học hôm sau. Vì thế trong lớp, Hà hay giơ tay phát biểu ý kiến. Diệu Hà được phân công làm lớp trưởng. Bạn tỏ ra rất gương mẫu, đi đầu về mọi mặt để làm gương cho các bạn trong lớp noi theo. Mỗi buổi có 15 phút truy bài đầu giờ, Hà đều theo dõi nhắc nhở các bạn. Hà muốn rằng trong lớp ai cũng học giỏi cả. Hà không những là người trò giỏi mà còn là người con ngoan vì ở nhà Hà thường giúp mẹ nấu cơm, rửa chén, quét nhà, giặt quần áo.

   Người bạn thân thương của em làm cho em nhớ mãi những năm tháng tuồi học trò thời thơ ấu. Hình ảnh của Hà đã để lại trong em nhiều ấn tượng khó quên. Diệu Hà là tấm gương tốt để em và các bạn noi theo. Em sẽ gắng học thật tốt để xứng đáng là bạn thân của Diệu Hà.


 

10 tháng 5 2018

tớ không rảnh để viết 3 bài tập làm văn cho cậu

17 tháng 12 2019

 thấy nó hơi bị VÔ LÍ

17 tháng 12 2019

hình như nó đúng rồi thì phải

Mỗi lần về quê, từ xa em đã được nhìn thấy hình dáng hàng dừa xanh ngát, đung đưa trong gió. Nhìn hình ảnh ấy, em luôn thấy xúc động vô ngần.

Hàng dừa được người dân nơi đây trồng dọc theo bờ sông, dẫn lối đi vào trong làng. Cây dừa rất cao, vượt qua mọi tầng lá xanh của cây cối trong làng. Tàu dừa to, gồm nhiều nhánh lá nhỏ dài, như mái tóc đương xanh của người thiếu nữ xuân thì. Từng trái dừa lủng lẳng dưới tán lá, chứa bao dòng nước ngọt thanh - thứ nước mà những đứa trẻ luôn khao khát hơn bất kì loại nước ngọt nào.

Cây dừa gắn bó, cống hiến vô tư cho cuộc sống của người dân quê em. Người dân cũng vì thế mà tỉ mẩn, không để phí hoài dù chỉ một nhánh lá. Nước dừa, cùi dừa để ăn, uống trực tiếp, rồi con làm thành đủ thứ món ngon như mứt dừa, kẹo dừa hay đem kho với thịt. Lá dừa để tạo màu cho bánh kẹo, để gói bánh, hay phơi khô cả tàu lá lợp mái nhà. Rồi thân, vỏ, lá dừa khô có thể dùng để đun bếp. Những đứa trẻ ngày ngày chơi đùa dưới bóng mát của cây dừa, thi nhau leo lên đến ngọn cây, sung sướng ngắm nhìn thế giới bên ngoài làng quê.

Em rất yêu quý cây dừa. Đối với em cây dừa cũng như một người bạn thân thiết. Dù đi xa nơi đâu, em vẫn luôn nhớ về hình dáng cao lớn, trầm lặng ấy.

13 tháng 3 2022

chép mạng rồi :)

4 tháng 5 2018

Cô giáo của em là giáo viên dạy giỏi nhiều năm liền. Cô thường dạy minh hoạ cho các giáo viên trường bạn dự giờ. Cô dạy các môn đều rất hay nhưng với em, tiết học cô dạy mà em nhớ nhất là tiết Lịch sử hồiđầu năm học, bài đầu tiên của chương trình Lịch sử lớp Năm, bài “Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định”.

Cô giáo của em hơi đứng tuổi, áng chừng cô đã ba mươi tư, ba mươi lăm tuổi. Dáng cô dong dỏng cao và hơi gầy. Cô có bờ vai tròn nhỏ nhắn xinh xinh và cái eo “thắt đáy lưng ong” nên cô mặc áo dài rất đẹp. Khuôn mặt trái xoan của cô tươi tắn nhờ bờ môi hồng thắm tự nhiên. Với đôi mắt bồ câu to và sáng, long lanh tia nhìn ấm áp, trông cô thật dịu hiền.

Hôm ấy là thứ hai. Cô mặc áo dài màu thiên thanh vẽ hoa hồng trắng rất đẹp. Tóc cô kẹp gọn gàng trong cái kẹp nơ màu xám bạc.

Sau giờ ra chơi là tiết Lịch sử. Cô ghi tên môn học lên bảng rồi hỏi chúng em: “Các em đã đọc bài nào trong sách Lịch sử chưa?”. Chúng em đồng thanh đáp: “Thưa cô chưa ạ.”. Cô cười nhẹ:

-     Vậy thì hôm nay cô dạy các em tiết đầu tiên của chương trình Lịch sử lớp Năm, Bài học về một vị quan triều Nguyễn trở thành người chỉ huy cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp: Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định.

Cô kể câu chuyện lịch sử về tướng quân Trương Định. Giọng cô to, dõng dạc rõ ràng đưa chúng em đến thăm ba tỉnh miền Đông Nam kì lúc các tỉnh này bị thực dân Pháp chiếm. Bằng lời kể truyền cảm, sôi nổi, cô giáo em vẽ lại bốicảnh đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân các tỉnh Nam kì do tướng quân Trương Định làm chỉ huy lực lượng khởi nghĩa. Chúng em như trông thấy quang cảnh hào hùng, hừng hực ý chí chiến đấu của nghĩa quân khi suy tôn tướng quân Trương Định lên làm nguyên soái. Chúng em cảm nhận được trái tim và ý chí của tướng quân trước lệnh vua và ý dân. Lớp học im phăng phắc. Dường như cả thảy chúng em đều nín thở để theo dõi lời kể của cô giáo. Cô giáo em đưa mắt nhìn khắp lớp, đôi má hồng lên vì xúc động. Mắt cô sáng long lanh như say sưa, để hết tâm hồn vào lời giảng. Cô vẽ lại buổi lễ nghĩa quân tôn tướng quân Trương Định là BìnhTây Đại Nguyên Soái bằng lời giảng nhiệt huyết, rành mạch, dễ hiểu. Kết thúc chuyện kể cô đặt câu hỏi cho chúng em kể lại. Khuôn mặt cô giáo em trở nên dí dỏm, khích lệ. Đôi mắt cô lấp lánh vẻ hóm hỉnh của nụ cười động viên học sinh. Cô gọi chúng em đọc ghi nhớ của bài rồi hỏi: “Em nào có thể kể lại câu chuyện và thuộc phần ghi nhớ ngay tại lớp?”. Một vài cánh tay học sinh đưa lên. Cô mời bạn Sang kể lại câu chuyện, sau đó cho chúng em ghi bài. Tiết học đầy xúc cảm của môn Lịch sử kết thúc trong không khí vui vẻ, sôi nổi của lớp học.

Lịch sử là một trong những môn học mà em yêu thích. Cô em vẫn dạy chúng em: “Là người Việt, chúng ta phải nắm vững lịch sử nước Việt Nam. Không thể tha thứ cho một học sinh Việt Nam không biết gì về lịch sử hiển hách của dân tộc.”. Cô giáo đã dạy cho em không chỉ bằng chuyên môn sư phạm mà còn bằng tình yêu đất nước nồng này, bằng lòng tự hào của một công dân nước Việt.

Những năm em học ở bậc Tiểu học có rất nhiều giờ học đáng nhớ nhưng em không bao giờ quên giờ học cách đây một tháng. Giờ học ấy cô giáo đã để lại trong lòng em tình cảm khó quên.

   Hôm ấy, cô giáo em mặc chiếc áo dài màu vàng rất đẹp. Mái tóc đen dài được buộc gọn trên đỉnh đầu, nhìn cô rất tươi tắn. Cô chào cả lớp bằng một nụ cười rạng rỡ. Giờ học bắt đầu. Bải giảng của cô hôm ấy diễn ra rất sôi nổi. Giọng nói cô ngọt ngào, truyền cảm. Đôi mắt cô lúc nào cũng nhìn thẳng xuống lớp. Đôi mắt ấy luôn thể hiện sự cổ vũ, động viên chúng em. Cô giảng bài say sưa đến nỗi trên khuôn mặt hiền từ đã lấm tấm mồ hôi mà cô vẫn không để ý. Cô giảng bài rất dễ hiểu. Qua lời giảng ấy, em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của mỗi bài thơ, bài văn. Những lời cô giảng em khắc sâu vào tâm trí không bao giờ quên.

   Thỉnh thoảng, cô đi lại xuống cuối lớp, xem học sinh thảo luận nhóm, xem chúng em ghi bài. Cô đến bên những bạn học yếu để gợi ý, giúp đỡ. Cô luôn đặt ra những câu hỏi từ dễ đến khó để kích thích sự chủ động sáng tạo của chúng em. Cô lúc nào cũng gần gũi với học sinh, lắng nghe ý kiến của các bạn. Giữa giờ học căng thẳng, cô kể cho chúng em nghe những mẩu chuyện rất bổ ích. Cô kể chuyện rất hấp dẫn. Bạn Hưng nghe cô kể cứ há miệng ra nghe mà không hề hay biết. Nhìn bạn, cả lớp cười ồ lên thật là vui. Một hồi trống vang lên báo hiệu giờ ra chơi. Tiết học kết thúc, nét mặt của các bạn trong lớp và cô giáo rạng rỡ niềm vui.

   Em rất yêu quý và kính trọng cô giáo của mình. Em thầm hứa sẽ cố gắng học thật giỏi để trở thành người có ích cho đất nước như cô đã từng dạy chúng em.


 

15 tháng 12 2017

Trong cuộc doi toi, neu co ai hoi toi la yeu ai nhat thi chac chan toi se tra loi la toi yeu me toi nhat. Vi sao? Vi me la nguoi nuoi nang toi cho den tan bay gio.

   Nguoi xua co cau:

                                      Cong cha nhu nui Thai Son 

                             Nghia me nhu nuoc trong nguon chay ra.

   Doi voi toi,me vua la cha, vua la me cua toi vi bo toi đi lam ben nuoc ngoai tu khi toi moi 4 tuoi. O nha, me cham soc va nuoi nang toi len nguoi. Me nam nay da ngoai 30 tuoi, co nhieu nep nhan nhung trong me van rat tre trung, xinh xan. Me co 1 mai toc bam hoi nau,xoa ngang vai nhin rat hop voi khuon mat trai xoan cua me. Lan da nau sam cung voi nhung nep nhan trên doi go ma the hien nhung noi vat va trong cuoc doi. Doi mat me long lanh luc nào cung anh len ve hien diu. Giong noi diu dang, triu men lúc nao cung an ui toi luc toi buon.

    Me luon lo lang cho toi. Moi buổi toi, me thuong ngoi ben toi, giang lai cho toi nhung bai tap kho. Toi van nho khi toi van con hoc lop 1, cu moi buổi toi me ngoi ben toi, cam tay toi nan not viet tung chu. Co nhung lúc toi hu me danh don rat dau, toi rat han me nhung roi nghi lai toi cam thay rat hoi han. Toi tu hoi minh: "Làm sao ma minh lai lam cho me dau buồn đuợc chu! Minh thật hu". Xong toi chay den ben canh va om cham lay me roi xin loi. Me lúc nào cung tha thu cho toi het do.

     Nho lai nhung lan do, toi da rút kinh nghiem la se khong lam me buồn nua. Toi mong minh se đuợc mai mai ben me. Toi rat yeu me va muốn noi mot cau thật to cho ca the gioi đều biết rằng : " Me oi, con yeu me nhieu lam!"

Chấm

15 tháng 12 2017

do cho ta nhu the meo thang no lam duoc

11 tháng 10 2018

Nơi em đang sống có biết bao cảnh đẹp mà chác hẳn mỗi người khi xa quê ai cũng luôn nhớ. Nhưng có lẽ in đậm trong em nhất đó là hình ảnh con sông quê hương. Em không biết dòng sông bắt nguồn từ đâu, khi chảy qua làng em nó uốn khúc quanh co giữa làng rồi chạy dài bất tận về phía chân trời xa. Lòng sông sâu và khá rộng, chỗ rộng nhất của con sông khi chảy qua làng em khoảng 300-400m. Dọc 2 bên bờ sông là những hàng tre xanh cao vút soi bóng xuống làn nước trong xanh.

Buổi sáng khi những tia nắng ban mai đan trên những ngọn tre rồi chiếu xuống mặt sông, mặt sông lại cuộn lên những lớp sóng nhỏ lăn tăn xô mãi vào bờ khiến cho buổi sớm mai tĩnh lặng lao xao những âm thanh chào ngày mới. Lúc này cũng là lúc mọi người làng em ra sông gánh nước, tiếng cười đùa, tiếng gọi nhau râm ran cả 1 vùng. Trên màu xanh biếc của nước sông nổi lên vài chiếc thuyền con thả lưới tất cả đều hối hả, khẩn trương với mong muốn được nặng mẻ lưới. Em thấy dòng sông mới hiền hoà và ấm áp làm sao. Chiều chiều khi ánh hoàng hôn vừa tắt, vài tia nắng cuối ngày còn lại rọi trên mặt sông tạo thành một bức tranh tuyệt đẹp. Buổi tối, khi ông trăng tròn vành vạnh vắt qua ngọn tre làng, soi bóng xuống dòng sông lấp lánh thì mặt nước gợn sóng lung linh, dòng sông như được dát 1 lớp bạc óng ánh. Lúc này chúng em ra sông ngồi hóng mát và vui chơi thật là thú vị. Trong cái yên lặng của không gian em như nghe được tiếng thì thầm nói chuyện của hàng tre, tiếng vỗ nhẹ của từng đợt sóng xô bờ. Em cảm thấy tâm hồn mình trở nên thanh thản, thoải mái hơn sau những giờ học tập căng thẳng. Làm sao em quên được những trưa hè nóng bức, em cùng các ban túm năm tụm ba lại tắm sông. Dòng nước mát lạnh, trong xanh xua đi hết sự mệt mỏi, nóng bức. Tiếng đùa giỡn, tiếng đập nước vang dội cả 1 khúc sông. Và có lẽ vì thế mà dòng sông gắn bó với em chăng? Mỗi khi vui, khi buồn em đều tâm sự cùng sông, dòng sông như là một người bạn thân của em vậy. Con sông hiền hoà, thân thiết là vậy mà gặp những ngày nước lũ thì nó trở nên dữ dội vô cùng. Nó mang một dòng nước đỏ màu phù sa và ngầu đỏ, từng con sóng cuồn cuộn như muôn nhấn chìm tất cả. Trên bờ những ngọn tre oằn cả thân mình như muốn giục dòng nước chảy nhanh hơn để khỏi ngập lụt làng xóm.

Sau mỗi đợt như vây ruộng đồng lại được bồi đắp phù sa, lúa sớm trổ đòng, cây cối thêm xanh hơn. Dòng sông đã gắn bó với bao vui buồn tuổi thơ của em cũng như bao thăng trầm của làng quê em. Chính vì vậy mỗi khi xa quê thì dường như dòng sông ấy đã hằn sâu vào kí ức của em.

mik sống ở Quảng Ngãi nên mik tả Quãng Ngãi

Bè rớ gồm bè và rớ. Bè được làm bằng tre tươi dài nguyên cây, thường là trẻ năng già. Mỗi bè được xếp từ bốn đến năm lớp trẻ, rộng độ ba mét. Người ta dùng tre cây đã trảy sạch mắt, xếp sát nhau thành lớp, chia khoảng đều và đặt bốn đến năm đà ngang rồi buộc chặt trẻ vào đà bằng dây rừng, lạt cật hay cước sợi lớn. Cứ thế người ta xếp tiếp các lớp khác, lớp trên cùng toàn trẻ thẳng tạo nên bề mặt tương đối phẳng, là chỗ sinh hoạt gia đình, hoạt động nghề nghiệp. Nửa bè phía gốc người ta dựng một sườn khoang như khoang thuyền, và phủ kín bên ngoài bằng tấm năng tre đan kín, trát dầu rái để che mưa nắng, về sau họ thấy tấm nắng bằng tôn kẽm

Khoang bè không thể lớn được, chỉ tạm đủ cho một gia đình vợ chồng và con cái ăn ở. Sau khoang là sân nhỏ dùng cho sinh hoạt hằng ngày, nấu ăn, chăn nuôi,… Còn trước khoang là sân nghề, ngoài đầu mũi bè người ta đặt một giàn rớ. Giàn rớ gồm hai cần tre dài, to bằng cổ chân người lớn, nhưng chắc chắn, liên kết cố định hình chữ V một bên dài, một bên ngắn. Chỗ khớp hai cần được nối động với một trục nằm ngang gắn chặt vào mặt bè. Cần dài vươn ra phía nước, người ta dùng dây thật bền buộc vào đầu cần bốn gọng tre xếp chữ thập tạo nên hai cánh cung chéo nhau ở giữa, mỗi gọng là một cây tre nhỏ, dài hơn năm mét. Đầu còn lại của bốn gọng được buộc chắc vào bốn góc làm căng một tấm lưới vuông, cạnh chừng sáu mét, lỗ lưới rộng cỡ một phân gọi là rớ. Cần ngắn hơn ở phía khoan có tác dụng tạo lực đối trọng khi cất rớ. Mỗi cần còn được gia cố thêm vài cây tre cho cứng cáp và làm nhiều bực thang để trèo lên hay lùi xuống dễ dàng. Muốn  đặt rớ xuống sông, người ta leo dần theo bực thang lên phía ngọn cần dài để đè rớ cho chìm hẳn xuống đáy nước. Muốn cất rớ phải thêm người trong gia đình trèo ngược lên phía đầu gọng ngắn, tạo lực đối trọng cho rớ cất nhanh lên khỏi mặt nước, nếu không cá sẽ thoát ra ngoài. Do vậy, suốt thời gian làm nghề, cả nhà vừa cất rớ vừa bắt cá, chung sức thật vui.

Hàng năm thời gian hoạt động nghề khá dài, thường bắt đầu từ cuối mùa đông khi lũ lụt đã vơi dần, qua suốt những tháng nắng đến đầu mùa mưa năm sau, thịnh nhất là vào những đêm tối trời và nước trong. Muốn nhử cá, người ta treo đèn sáng rực giữa rớ ngay trên đầu gọng để cá thấy ánh sáng mà tụ đến. Mỗi mẻ rớ, từ khi đặt xuống đáy nước đến khi cất lên chừng hơn mười phút.

Gặp lúc cá nhiều, cảnh cất rớ nô nức hẳn, họ chạy lên cần rớ dài phía sông rồi lại chạy lên cần ngắn phía khoang, đều đều như thế, và cá được bắt vào đầy giỏ, đó là phút giây hạnh phúc, no ấm của nghề sông nước. Đến cuối thu, khi mưa nguồn về mạnh, nước đục sông, người ta lần lượt chèo bè đến những vùng sông lạch bình yên để vừa hành nghề sinh nhai, vừa tránh bão lũ làm trôi bè; bởi bè là sản nghiệp của họ như ruộng vườn của nhà nông. Hằng ngày, ngoài thời gian đánh bắt, cả nhà nghỉ ngơi, sinh hoạt, vui chơi cũng trên chiếc bè. Xưa kia cuộc sống ngư dân bè rớ có phần cách biệt với đất liền vì luôn di động trên sông lạch, tìm chỗ cá nhiều để đánh bắt. Họ chỉ giao tiếp với cư dân trên bờ vào những lúc đem cá đến chợ hay bán rong đường thôn xóm, và mua những thứ cần thiết. Ở đâu cũng nhớ ông cha, trong khoang chỗ trang trọng nhất ngư dân bè rớ đặt bàn thờ tổ tiên, ngoài khoang trên cao lại đặt một trang nhỏ thờ thần sông nước, cũng là nét văn hóa tâm linh chung trong đời sống người Việt.

Ngày trước do cách sống "giang khê" nên trẻ con của ngư dân bè rớ thiếu điều kiện học hành. Trong gia đình khi con cái đến tuổi trưởng thành, cha mẹ dành dụm tiền của tạo một chiếc bè mới như chia của cho con, sau cưới hỏi là tách riêng gia đình. Và họ thường tìm bạn đời nhau, cưới  hỏi với người trong bạn nghề để dễ hiểu, dễ sống. Rồi đất nước đổi thay phát triển, dần dần ngư dân bè rớ cũng nhận ra cuộc đời nếu mãi lênh đênh trên sông lạch sẽ chịu nhiều thua thiệt, con trẻ không được hòa nhập cùng chúng bạn,... Từ đó, họ rủ nhau lên những triền sông lập xóm để vừa có điều kiện chung sống với cư dân đất liền, vừa thuận tiện nghề sông nước. Những xóm ấy nay trở thành làng đông vui, trai gái tự do lập gia đình với bạn đồng trương lứa của nhiều tầng lớp xã hội trong cộng đồng cư dân nông thôn.

Đến nay, nghề bè rớ hầu như vắng bóng, người già đã qua đời, trẻ con trở thành trai tráng, nhưng hình ảnh chiếc bè, cảnh gia đình cùng nhau cất rớ, ánh lửa lập lòe trên sông, cuộc sống ngược xuôi theo dòng nước, rồi đến lúc phải lên bờ định cư lập nghiệp mới,…. Tất cả những điều đó mãi là nét văn hóa đẹp chứa đựng tình cảm quê hương vùng hạ lưu sông nước Quảng Ngãi.

hay thì k nha

20 tháng 3 2018

                                                                                           Bài làm

Đố các bạn biết trong phòng tôi có một đồ dung phát ra được âm thanh là gì không? À! Nó chẳng phải là đồ chơi, mà là một vật dùng rất cần thiết cho học sinh bọn mình đó. Nó chính là một chiếc đồng hồ báo thức.

Cách đây hơn hai năm, ba tôi đã mua chiếc đồng hồ này trong một lần đi hội chợ “Hàng Việt Nam chất lượng cao". Nó nhỏ nhắn nhưng xinh xắn, đáng yêu. Với thể hình tròn và dẹt như một khoanh bánh tét cắt ra đĩa trong ngày Tết, tôi có thể đặt gọn vào chụm long bàn tay của mình.

Thân đồng hồ được bọc một lớp vỏ màu xanh da trời. Mặt trước là một lớp kính trong suốt, tròn trịa, được ôm lấy bởi một đường viền mạ kền sang loáng. Bên trong kính có ghi những con số từ 1 đến 12, mỗi số cách nhau một khoảng rất đều đặn. Ở giữa là một trục được đính bởi ba cây kim dài ngắn khác nhau. Kim giờ và kim phút tưởng chừng như bất động, chỉ có kim giây là nhảy nhót nhưng từng nấc nhỏ nhít theo nhịp gỏ đều đều chẳng hề mệt mỏi. Mặt sau có hai cái núm: một núm điều chỉnh giờ, một núm dung để hẹn giờ. Mỗi khi đến giờ hẹn, tiếng kèn vang lên thật hùng tráng, trong nhịp điệu giục giã, hối thúc nghe thật vui tai và dễ làm cho em tỉnh ngủ. Bệ đỡ toàn than chiếc đồng hồ có hình dạng một chiếc nón lá bé xíu, giúp đứng vững trên bàn học của tôi. Nhờ chiếc đồng hồ mà tôi phân bổ được giờ giấc học tập và sinh hoạt nề nếp, hợp lý, đặc biệt là chẳng bao giờ đi học trễ.

Tôi đã xem chiếc đồng hồ báo thức như một vật kỷ niệm của ba. Tôi cũng thường ngắm nhìn và nâng niu nó trong lòng bàn tay của mình như một người bạn thân thiết. Tất nhiên, tôi giữ gìn nó rất cẩn thận.

2 tháng 6 2018

Bố tôi năm nay ngoài 40 tuổi. Là người chăm chỉ tập thể thao à chăm chỉ làm việc nên nhìn bố cường tráng lắm. Dáng người bố tôi dong dỏng, nước da bánh mật nên trông thật khỏe mạnh. Trán bố tôi cao vuông. Vầng trán ấy bao đêm thao thức suy tư để tìm ra những cách giải quyết hay nhất cho gia đình và công việc của bố. 

Tôi yêu nhất là đôi mắt bố. Dưới hàng lông mày rậm, đôi mắt to, sáng ảnh lên vẻ nghiêm nghị. Bố luôn nhìn thẳng mỗi khi tiếp xúc với mọi người. Tôi luôn cảm nhận sự ấm áp niềm yêu thương vô tận trong đôi mắt ấy. Mái tóc của bố tôi đã pha sương. Những lúc rảnh rỗi, tôi thường nhổ tóc sâu cho bố. Những sợi tóc ngắn và hơi cứng mỗi khi tôi áp má vào có cảm giác nhột nhột, thich thú.

Giọng nói bố tôi trầm ấm, dứt khoát nhưng vẫn tha thiết yêu thương. Vàm ngực bố rộng, đủ để che chở và ủ ấm cho ba mẹ con tôi. Tôi vẫn thường gọi bố là lực sĩ vì bắp tay bắp chân của bố tôi cuồn cuộn. Nhờ sự khỏe mạnh và cướng cỏi của bố tôi mới hiểu vì sao bố là trụ cột, là chỗ dựa cho ba mẹ con tôi. Hàng ngày bố tôi dậy sớm nhất nhà. Vào những ngày đông giá rét bố vẫn không bỏ thói quen tập thể dục mỗi sáng. Bố giúp mự lo bữa sáng cho anh em chúng tôi rồi đưa chúng tôi tới trường, sau đó bố mới đến cơ quan làm việc.

Tôi biết ở cơ quan bố làm việc rất vất vả. Là thợ giỏi nên không những chỉ làm việc của mình mà bố còn luôn giúp đỡ đồng nghiệp nên ai cũng quý mến. Tính bố hiền, ít nói. Bố tôi luôn dạy tôi phải sống trung thực, thật thà.
Khi về nhà bố dánh vác tất cả mọi việc nặng nhọc. Nhờ bàn tay khéo léo của bố nên mọi đồ vật trong nhà tôi đều đẹp. buổi tối bố dành thời gian để dạy tôi học bài. Tuy không phải thầy giáo nhưng bố giảng bài thật ân cần, dễ hiểu. Tôi thích nhất được sà vào long bố để được ủ ấm, ngửi mùi thơm nồng và nghe kể chuyện về tuổi thơ của bố. Những hôm bố đi công tác hay về quê thăm ông bà nội, ba mẹ con tôi đều thấy căn nhà trở nên trống vắng à nhớ bố đến cồn cào.

"Cả thế giới ở trong túi bố, trái tim con ấp ủ một điều. Yêu bố hơn những gì con có , thật tuyệt vời là bố của con". Tôi yêu bố nhiều hơn tất cả những gì tôi có thể nói được. Nếu tôi có một điều ước, tôi mong ước bố của tôi mãi mạnh khỏe và luôn ở bên tôi.

2 tháng 6 2018

Ai cũng bảo “người em yêu nhất là mẹ và người yêu mẹ nhất là em nhưng em cho rằng điều đó không đúng. Người em yêu nhất là bố và bố là người yêu em nhất. Bố em là Nguyễn Kế Hiếu, 42 tuổi.

Bố em có dáng người thấp, đậm với cái bụng to, khác bố nhà người ta bụng thon 6 múi. Bố nhà người ta đầu bóng vì vuốt keobố em đây đầu bóng vì lâu ngày chưa gội. Bố nhà người ta trán cao, hiểu biết rộng dài, bố em đây trán dô, siêu “lầy”.

Bố nhà người ta mắt ánh lên sự nghiêm nghị, bố em đây mỗi khi làm sai là mắt láo liên như quạ vào chuồng lợn. Bố nhà người ta môi bặm lại nghiêm túc, bố em miệng chỉ có cười suốt ngày.

Bố nhà người ta tài giỏi, độc lập, vợ con nể phục, bố em đây bị vợ mắng suốt ngày để rồi tối đến rủ em lên giường ngủ sớm, nhưng thực ra là để hai bố con trùm chăn nói xấu mẹ. Bố nhà người ta được cấp dưới ngưỡng mộ, bố em đây làm tài xế xe ôm cho các cô, các bác. Bố em còn thua xa bố nhà người ta.

Nhưng bố em sẵn sàng ký vào bản tự kiểm điểm của em mà không mách mẹ; sẵn sàng che giấu khuyết điểm của em; sẵn sàng nghe cuộc gọi phê bình của cô; sẵn sàng thức đến 3, 4 giờ sáng đợi em làm xong bài và đi ngủ; sẵn sàng ngồi bên cùng em “cày” Toán khó mấy tiếng đồng hồ; sẵn sàng thức dậy sớm mỗi sáng để gọi em dậy, mặc dù bố còn thèm ngủ hơn em; sẵn sàng nhường em miếng trứng cá ngon lành mà bố rất thích; sẵn sàng cho em mượn iPad vào cuối tuần với lý do là “cho nó giải trí thêm chút”; sẵn sàng đánh xe đến lớp đón em, cho dù phải bỏ một buổi họp quan trọng; sẵn sàng đấu hài với em, tán chuyện linh tinh cùng em để “giúp nó giảm stress”…