K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

đọc bài Nếu mơ ước đủ lớn và chuyển câu khiến đừng để mơ ước của con chết theo 3 thành 2 câu khiến mới bằng cáchsử dụng từ câu khiến khác (tiếng việt)(toán)C1 Một lớp học có ít hơn 35 học sinh và nhiều hơn 20 học sinh nếu học sinh trong lớp xếp đều thành 3 hạng hoặc 5 hàng thì không thừa không thiếu bạn nào tìm số học sinh của lớp đó ?C2 Tính :a) 9/2-3b) 3*5/8C3 Một thửa...
Đọc tiếp

đọc bài Nếu mơ ước đủ lớn và chuyển câu khiến đừng để mơ ước của con chết theo 3 thành 2 câu khiến mới bằng cáchsử dụng từ câu khiến khác 

(tiếng việt)

(toán)

C1 Một lớp học có ít hơn 35 học sinh và nhiều hơn 20 học sinh nếu học sinh trong lớp xếp đều thành 3 hạng hoặc 5 hàng thì không thừa không thiếu bạn nào tìm số học sinh của lớp đó ?

C2 Tính :

a) 9/2-3

b) 3*5/8

C3 Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài 64m và chiều rộng 25 m trung bình cứ 1m2 thì thu được 1/2 kg thóc. hỏi trên vả thửa ruộng người ta thu hoặc được bao nhiêu tạ thóc?

C4 Tính bằng cách thuận tiên nhất :

3+1/9+3/9+2+5/9+3+2

C5 ột thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi 400 m chiều rộng bằng 2/3 chiều dài

 người ta cấy lúa ở đó tính ra cứ100m2thu hoạch được 50kg thóc. Hỏi đã thu hoạch ở thửa ruộng đó bao nhiêu tạ thóc ?

C6trong một giờ học tự chọn lớp 4a có 2/5 số học sinh học tiếng Anh và 3/7 số học sinh học tin học. Hỏi số học sinh học tiếng anh và tin học bằng bao nhiêu phần tổng số học sinh cả lớp ?

1
30 tháng 4 2018

Câu 5 : 
Nửa chu vi HCN là :
400 : 2 = 200 ( m )

Coi chiều rộng là 2 phần bằng nhau thì chiều dài là 3 phần như thế

Chiều dài HCN là :
200 : ( 2 + 3 ) x 3 = 120 ( m )

Chiều rộng HCN là :
200 - 120 = 80 ( m )
Diện tích HCN là :
120 x 80 = 9600 ( m2 )

Trên thửa ruộng đó thu hoạch được số kg thóc là :
9600 : 100 x 50 = 4800 ( kg )

ĐỔi 4800 kg = 48 tạ

Đáp số : 48 tạ

Câu 6 : 

Số học sinh học tiếng anh và tin học chiếm :
\(\frac{2}{5}+\frac{3}{7}=\frac{29}{35}\)( Học Sinh Cả Lớp )

Đáp số : Số học sinh học Tiếng Anh và Tin học chiếm \(\frac{29}{35}\)số học sinh cả lớp ~

Đọc đoạn trích sau và ghi vào vở chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng chomỗi câu hỏi:Mỗi người đều có một mơ ước riêng cho mình. Có những ước mơ nhỏ nhoi như của cô bébán diêm trong truyện cổ An-đéc-xen: một mái nhà trong đêm đông giá buốt. Cũng có nhữngước mơ lớn lao làm thay đổi cả thế giới như của tỷ phú Bill Gates. Mơ ước khiến chúng ta trởnên năng động một...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và ghi vào vở chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho
mỗi câu hỏi:

Mỗi người đều có một mơ ước riêng cho mình. Có những ước mơ nhỏ nhoi như của cô bé
bán diêm trong truyện cổ An-đéc-xen: một mái nhà trong đêm đông giá buốt. Cũng có những
ước mơ lớn lao làm thay đổi cả thế giới như của tỷ phú Bill Gates. Mơ ước khiến chúng ta trở
nên năng động một cách sáng tạo. Nhưng chỉ mơ thôi thì chưa đủ. Ước mơ chỉ trở thành hiện
thực khi đi kèm với hành động và nỗ lực thực hiện mơ ước … Tất cả chúng ta đều phải hành
động nhằm biến mơ ước của mình thành hiện thực.
[…] Ngày bạn thôi mơ mộng là ngày cuộc đời bạn mất hết ý nghĩa. Những người biết mơ ước
là những người đang sống cuộc sống của các thiên thần. Ngay cả khi giấc mơ của bạn không
bao giờ trọn vẹn, bạn cũng sẽ không phải hối tiếc vì nó. Như Đôn-ki-hô-tê đã nói: “Việc mơ
những giấc mơ diệu kì là điều tốt nhất một người có thể làm”.
Tôi vẫn tin vào những câu chuyện cổ tích – nơi mà lòng kiên nhẫn, ý chí bền bỉ sẽ được đền
đáp. Vì lẽ đó, hãy tự tin tiến bước trên con đường mơ ước của bạn.

(Quà tặng cuộc sống – Thu Quỳnh, Hạnh Nguyên dịch NXB Tổng hợp thành phố HCM, 2016)
Câu 1: Câu nào sau đây nêu đúng vấn đề chính của văn bản?
A. Ngày bạn thôi mơ mộng là ngày cuộc đời bạn mất hết ý
B. Mỗi người đều có một mơ ước riêng cho mình.
C. Mơ ước khiến chúng ta trở nên năng động một cách sáng tạo
D. Tất cả chúng ta đều phải hành động nhằm biến mơ ước của mình thành hiện thực.

Câu 2: Tại sao văn bản trên được coi là văn bản nghị luận?
A. Vì nêu được ý kiến và làm sáng tỏ ý kiến bởi lí lẽ và bằng chứng.
B. Vì nêu được tầm quan trọng của mơ ước với mỗi người.
C. Vì nêu được hậu quả của việc sống mà không có ước mơ.
D. Vì đã khuyến khích mọi người sống có ước mơ.

Câu 3: Câu văn nào nêu bằng chứng cụ thể của người viết?
A. Những người biết mơ ước là những người đang sống cuộc
B. Tôi vẫn tin vào những câu chuyện cổ tích – nơi mà lòng kiên nhẫn, ý chí bền bỉ sẽ được đền
đáp.
C. Có những ước mơ nhỏ nhoi như của cô bé bán diêm trong truyện cổ An-đéc-xen: một mái
nhà trong đêm đông giá buốt. Cũng có những ước mơ lớn lao làm thay đổi cả thế giới như của
tỷ phú Bill Gates.

Trường THCS Đoàn Thị Điểm Bổ trợ kiến thức – Ngữ văn 6- Tri thức và Kết nối
Tài liệu lưu hành nội bộ - Tổ Ngữ văn – Đoàn Thị Điểm

D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 4: Theo tác giả ước mơ chỉ có thể trở thành hiện thực khi:
A. con người có khao khát mãnh liệt thực hiện mơ ước.
B. con người có niềm tin vào những mơ ước của bản thân.
C. ước mơ đi kèm với hành động và nỗ lực thực hiện mơ ước
D. Cả A và B, C đều sai

Câu 5: Theo em tại sao tác giả cho rằng “Ngày bạn thôi mơ mộng là ngày cuộc đời bạn mất hết
ý nghĩa.”?
A. Vì mơ ước sẽ khiến bạn có động lực để cố gắng mỗi ngày.
B. Vì mơ ước sẽ giúp bạn có niềm tin và hi vọng tốt đẹp vào cuộc đời
C. Vì có mơ ước sẽ là nền tảng để bạn luôn kiếm tìm cơ hội và đạt được thành công
D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 6: Ý nghĩa của câu văn “Có những ước mơ nhỏ nhoi như của cô bé bán diêm trong truyện
cổ An-đéc-xen: một mái nhà trong đêm đông giá buốt. Cũng có những ước mơ lớn lao làm thay
đổi cả thế giới như của tỷ phú Bill Gates
” là gì?
A. Ước mơ dù nhỏ bé hay lớn lao thì đều có ý nghĩa với bản thân người nuôi dưỡng ước mơ.
B. Có những ước mơ thành hiện thực, có những ước mơ thì vĩnh viễn không thành.
C. Ước mơ sẽ làm cho con người trở nên mạnh mẽ và bản lĩnh khi đối mặt với khó khăn.
D. Ai cũng có ước mơ của riêng mình, quan trọng là ước mơ của bạn có thành hiện thực không
mà thôi.

Câu 7: Câu văn nào sau đây chứa từ Hán Việt?
A. Mỗi người đều có một mơ ước riêng cho mình.
B. Nhưng chỉ mơ thôi thì chưa đủ.
C. Hãy tự tin tiến bước trên con đường mơ ước của bạn
D. Tôi vẫn tin vào những câu chuyện cổ tích – nơi mà lòng kiên nhẫn, ý chí bền bỉ sẽ được đền
đáp.

Câu 8: Nhận xét đúng với câu “Vì lẽ đó, hãy tự tin tiến bước trên con đường mơ ước của bạn.”
là:
A. Câu văn có trạng ngữ “Vì lẽ đó”, đây vừa là trạng ngữ chỉnguyên nhân, vừa để liên kết với
câu trước.
B. Câu văn không sử dụng trạng ngữ.
C. Câu văn sử dụng trạng ngữ chỉ cách thức “Vì lẽ đó”.
D. Cả A, B, C đều sai

 

P/s: Mọi người làm được câu nào thì làm giúp mình với

0
Đọc đoạn văn sau rồi trả lời các câu hỏi: “Mùa thu, vạt hoa cúc dại cũng nở bung hai bên đường. Những bông hoa cúc xinh xinh dịu dàng, lung linh như từng tia nắng nhỏ. Thảm cỏ may thì tím biếc nôn nao. Hoa cỏ may quấn quýt từng bước chân, theo tận vào lớp học. Tiếng đọc bài ngân nga vang ra ngoài cửa lớp, khiến chú chim sâu đang nghiêng chiếc đầu nhỏ xinh tìm sâu trong kẽ lá cũng lích rích...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau rồi trả lời các câu hỏi: “Mùa thu, vạt hoa cúc dại cũng nở bung hai bên đường. Những bông hoa cúc xinh xinh dịu dàng, lung linh như từng tia nắng nhỏ. Thảm cỏ may thì tím biếc nôn nao. Hoa cỏ may quấn quýt từng bước chân, theo tận vào lớp học. Tiếng đọc bài ngân nga vang ra ngoài cửa lớp, khiến chú chim sâu đang nghiêng chiếc đầu nhỏ xinh tìm sâu trong kẽ lá cũng lích rích hót theo. Giọt nắng sớm mai như vô tình đậu trên trang vở mới, bừng sáng lung linh những ước mơ” Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn trên? Câu 2: Xác định các từ láy có trong đoạn văn? Câu 3: Xác định phó từ có trong câu văn đầu và cho biết ý nghĩa của phó từ vừa tìm được? Câu 4: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó: “Những bông hoa cúc xinh xinh dịu dàng, lung linh như từng tia nắng nhỏ”.

0
18 tháng 4 2018

1. tôi đi đấy

18 tháng 4 2018

2.

truyen thong va di truyen

3.

cau hoi: Nam dang hoc bai phai khong?

cau khien: Nam hay hoc bai di

10 tháng 12 2021

Câu 1:

Lớp 5 là lớp cuối bậc Tiểu học để chuyển sang cấp học mới. Em đã có những mơ ước về trường cấp 2 của mình sẽ thật đẹp, 1 ngôi trường rợp bóng mát của cây xà cừ, cây phượng, cây bằng lăng.... Để có thể đạt được ước mơ đó, em sẽ cố gắng học tập tốt để vào được trường cấp 2 mà em mơ ước.

Câu 2: 

Tình bạn đẹp sẽ luôn giúp chúng ta đem lại niềm vui và vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Với em, người bạn thân nhất trong lớp mình là bạn A. Nếu được nhắn gửi một điều với người bạn ấy thì em sẽ chia sẻ với bạn về những niềm vui cũng như nỗi buồn của mình với bạn A.

10 tháng 12 2021

thanks

17 tháng 1 2022

tham kho:

 

Câu 1:

Lớp 5 là lớp cuối bậc Tiểu học để chuyển sang cấp học mới. Em đã có những mơ ước về trường cấp 2 của mình sẽ thật đẹp, 1 ngôi trường rợp bóng mát của cây xà cừ, cây phượng, cây bằng lăng.... Để có thể đạt được ước mơ đó, em sẽ cố gắng học tập tốt để vào được trường cấp 2 mà em mơ ước.

Câu 2: 

Tình bạn đẹp sẽ luôn giúp chúng ta đem lại niềm vui và vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Với em, người bạn thân nhất trong lớp mình là bạn A. Nếu được nhắn gửi một điều với người bạn ấy thì em sẽ chia sẻ với bạn về những niềm vui cũng như nỗi buồn của mình với bạn A.

29 tháng 7 2021

Em tham khảo:

Có ai thành công mà không có ước mơ. Bởi nếu không có nó thì đâu sẽ là mục tiêu để chúng ta đạt đến. Mục tiêu ấy chính là đích của ước mơ hay thậm chí xa hơn nữa. Ước mơ không chỉ giúp cuộc sống của chúng ta thú vị hơn còn làm nó có ý nghĩa hơn vì ta biết ta sống vì thực hiện ước mơ của ta. Mỗi người đều có một ước mơ cho riêng mình nhưng phải biết ước mơ những thứ thực tế chứ không được viển vông hoang đường, là ao ước thì phải làm bằng được chứ không phải ước là được: “Thử một lần làm hết sức mình để đến chết cũng không hối hận”- đó là câu nói tôi đọc được. Để thực hiện ước mơ ấy ta cũng cần phải trau dồi tích lũy kiến thức, học hỏi mọi người xung quanh chứ không được lười nhác làm biếng, ngồi đó “há miệng chờ sung”. Hãy tự mình nuôi dưỡng một ước mơ và cố gắng vì nó nhé.

Câu chứa thành phần BL+ Câu cầu khiến: In đậm nghiêng

26 tháng 1 2018

Chuyển câu kể sau thành 1 câu hỏi và 1 câu khiến: Nam học bài.

- Câu hỏi: Nam học bài phải không?

- Câu khiến: Nam hãy học bài đi!

HS đặt câu đúng theo cách khác cho điểm tương đương.

Đọc thầm và làm bài tập:BÀI KIỂM TRA KÌ LẠHôm ấy là ngày đầu tiên của năm học mới. Tiết Toán đầu tiên. Vừa vào lớp, thầy cho cả lớp làm bài kiểm tra.Cả lớp đều rất ngạc nhiên khi thầy phát cho mỗi đứa ba đề bài khác nhau rồi nói:- Đề thứ nhất kiểm tra những kiến thức rất cơ bản nhưng là đề khó, nếu làm hết các em sẽ được 10 điểm. Đề thứ hai tương đối khó, điểm...
Đọc tiếp


Đọc thầm và làm bài tập:
BÀI KIỂM TRA KÌ LẠ
Hôm ấy là ngày đầu tiên của năm học mới. Tiết Toán đầu tiên. Vừa vào lớp, thầy cho cả lớp làm bài kiểm tra.
Cả lớp đều rất ngạc nhiên khi thầy phát cho mỗi đứa ba đề bài khác nhau rồi nói:
- Đề thứ nhất kiểm tra những kiến thức rất cơ bản nhưng là đề khó, nếu làm hết các em sẽ được 10 điểm. Đề thứ hai tương đối khó, điểm cao nhất là 8. Với đề thứ ba, các em dễ dàng đạt điểm 6. Các em được quyền chọn một trong ba đề này.
Tôi quyết định chọn đề thứ hai cho “chắc ăn”. Các bạn khác trong lớp phần lớn cũng chọn đề thứ hai. Số học yếu hơn thì chọn đề thứ ba.
Một tuần sau, thầy trả bài. Cả lớp càng ngạc nhiên hơn khi ai chọn đề nào thì được điểm tối đa của đề đó, bất kể đúng sai. Tôi tự hỏi: “Chẳng lẽ thầy bận đến mức không kịp chấm bài ?”
Lớp trưởng rụt rè đứng lên:
- Thưa thầy, vì sao lại thế ạ? Thầy mỉm cười:
- Với bài kiểm tra này, thầy chỉ muốn thử thách sự tự tin của các em. Các em ai cũng ước mơ đạt điểm 10 nhưng ít ai dám vượt qua thử thách để biến ước mơ đó thành sự thật. Nhưng nếu không tự tin đối đầu với thử thách thì chúng ta sẽ chẳng biết khả năng của mình đến đâu và cũng khó vươn tới đỉnh điểm của thành công.
Bài kiểm tra kì lạ của thầy giáo đã dạy cho chúng tôi một bài học: Hãy biết ước mơ và vượt qua mọi thử thách để đạt được ước mơ.
Theo Linh Nga
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng và đủ nhất hoặc viết tiếp câu trả lời vào chỗ chấm cho phù hợp:

1. Vì sao cả lớp ngạc nhiên khi thầy giáo phát đề kiểm tra?
a. Vì ngay trong tiết học mở đầu năm học mới thầy đã cho cả lớp làm bài kiểm tra.
b. Vì thầy cho ba đề với độ khó và điểm tối đa khác nhau để mỗi người tự chọn.
c. Vì thầy ra đề kiểm tra những kiến thức rất cơ bản nhưng dạng đề lại khó.
2. Phần đông học sinh trong lớp chọn đề nào?
a. Phần đông chọn đề thứ nhất.
b. Phần đông chọn đề thứ hai.
c. Số học yếu hơn thì chọn đề thứ ba.
3. Vì sao cả lớp ngạc nhiên khi nhận lại bài kiểm tra mà thầy giáo trả? a. Vì không một ai được điểm 10, kể cả những người học giỏi nhất.
b. Vì không một ai bị điểm kém, kể cả những người học yếu nhất.
c. Vì ai cũng đạt điểm tối đa của đề đã chọn, bất kể đúng sai.
4. Qua bài kiểm tra kì lạ của thầy giáo, các bạn rút ra được bài học gì? a. Hãy biết ước mơ và vượt qua mọi thử thách để đạt được ước mơ.
b. Hãy chọn những đề kiểm tra khó nhất vì sẽ được điểm cao.
c. Hãy chọn những đề kiểm tra vừa phải cho hợp với sức mình.
5. Câu Tôi quyết định chọn đề thứ hai cho “chắc ăn”, dấu ngoặc kép
được dùng để làm gì?
a. Để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
b. Để dẫn lời nói gián tiếp của nhân vật.
c. Để đánh dấu từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt
6. Có thể chuyển xuống dòng câu “Chẳng lẽ thầy bận đến mức không
kịp chấm bài?” và thay dấu ngoặc kép bằng dấu gạch ngang đầu
dòng không?Vì sao?
a. Không, vì đó không phải là câu đối thoại.
b. Có, vì đó là lời nói trực tiếp của nhân vật.
c. Không, vì đó là lời nói gián tiếp của nhân vật.
7. Dòng nào ghi đúng các động từ trong câu “Cả lớp càng ngạc nhiên
hơn khi ai chọn đề nào thì được điểm tối đa của đề đó.” ? a. Ngạc nhiên, tối đa, được
b. Ngạc nhiên, chọn, được
c. Ngạc nhiên, tối đa, chọn
8. Tiếng nào dưới đây không có đủ 3 bộ phận:
a. là
b. ước
c. mơ
9. Viết lại các tên riêng viết sai trong các tên sau:
Mát-xcơ va; Tô-ki-ô; anbe anh-xtanh
.....................................................................................
 

0