K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 4 2018

Món ăn truyền thống của người Việt Nam. Món ăn tiêu biểu nhất của người Việt ở nước ngoài được Đất Việt chọn lựa dựa trên các tiêu chí như mức độ phổ biến trong thực đơn của các nhà hàng Việt ở nước ngoài và số bài viết về những món ăn này trên các phương tiện truyền thông quốc tế.

Những năm gần đây, nền ẩm thực Việt Nam ngày càng khẳng định chỗ đứng vững chắc của mình trên phạm vi thế giới. Hệ thống nhà hàng của người Việt đã phát triển mạnh tại nhiều quốc gia và nhiều món ăn Việt đã được biết đến rộng rãi trong cộng đồng cư dân nước sở tại.

Dưới đây là 10 món ăn tiêu biểu nhất của người Việt ở nước ngoài, được Đất Việt chọn lựa dựa trên các tiêu chí như mức độ phổ biến trong thực đơn của các nhà hàng Việt ở nước ngoài và số bài viết về những món ăn này trên các phương tiện truyền thông quốc tế.

Phở là món ăn được nhắc đến đầu tiên. Đây là một món ăn truyền thống và cũng có thể xem là món ăn đặc trưng nhất cho ẩm thực Việt Nam. Thành phần chính của phở là bánh phở và nước dùng cùng với thịt bò hoặc gà cắt lát mỏng kèm theo các gia vị như: tương, tiêu, chanh, nước mắm, ớt… Tùy vùng miền mà phở có phương pháp chế biến và hương vị khác nhau ít nhiều. Trên bình diện quốc tế, đã có rất nhiều nhà hàng chuyên về phở của người Việt được mở ra ở Bắc Mĩ, châu Âu và Australia. Riêng tại Mĩ, thống kê không chính thức cho biết doanh thu các cửa hàng phở Việt Nam lên tới 500 triệu USD/năm.

Image result for MÓN ĂN TRUYỀN THỐNG CỦA VIỆT NAM

Sau phở phải kể đến nem cuốn, một món “chủ lực” trong thực đơn của nhiều nhà hàng Việt và cũng được rất nhiều người nước ngoài ưa chuộng. Món ăn này được làm từ bánh tráng cuộn với các loại rau thơm, bún, và một số loại thịt như thịt bò, lợn, vịt, tôm, cá, cua, khi ăn thì chấm với nước chấm. Cũng như phở, tùy địa phương, vùng miền mà công thức làm nem cuốn có thể khác nhau.

Bánh xèo là một loại bánh đặc trưng của Việt Nam, có bột bên ngoài, bên trong có nhân là tôm, thịt, giá đỗ, được rán màu vàng, nặn hình tròn hoặc bán nguyệt. Tuỳ theo từng địa phương tại Việt Nam mà bánh có cách chế biến và hương vị riêng. Thường thì có hai phong cách chính là bánh xèo giòn và bánh xèo dai. Bánh xèo ăn kèm với rau sống và chấm với nước mắm chua ngọt.

Bánh cuốn làm từ bột gạo hấp tráng mỏng, bên trong thường cuốn nhân gồm một ít thịt vai, tôm, băm cùng mộc nhĩ, nấm hương, khi ăn chấm với nước chấm pha nhạt từ nước mắm và có thể ăn kèm thêm chả lợn. Bánh cuốn làm theo kiểu truyền thống thường không thể thiếu tinh dầu cà cuống pha trong nước chấm. Ở nước ngoài, vỏ bánh cuốn thường được tráng trong chảo có láng dầu thay vì hấp trên nồi nước sôi.

Cơm tấm là món đặc sản của miền Nam Việt Nam, được nấu từ hạt gạo tấm. Khi ăn, cơm được bày ra đĩa cùng nhiều thức ăn kèm theo như sườn nướng, chả trứng, trứng ốp-la, bì và đồ chua như đu đủ, cà rốt, củ cải, dưa chuột dấm… Ngoài ra, ăn cơm tấm phải có nước mắm ngọt, là nước mắm pha với nước lọc và thêm đường. Cơm tấm ăn đúng kiểu không dùng đũa mà dùng thìa và dĩa nên khá hợp với phong cách người phương tây. Ngày nay có khá nhiều nhà hàng chuyên về cơm tấm của người Việt ở nước ngoài

Có xuất xứ từ tỉnh Quảng Nam, mỳ Quảng đã trở thành một món ăn đặc trưng của cả miền Trung Việt Nam. Sợi mì được làm bằng bột gạo xay mịn hoặc bột mì và tráng thành từng lớp bánh mỏng, sau đó thái theo chiều ngang để có những sợi mỏng khoảng 2mm. Dưới lớp mì là các loại rau sống, trên mì là thịt lợn nạc, tôm, thịt gà cùng với nước dùng được hầm từ xương lợn. Ngoài ra, trong bát mì Quảng còn có thể có thêm lạc rang khô và giã dập, bánh đa, hành lá thái nhỏ, rau thơm, ớt đỏ… Thông thường nước dùng rất ít.

Là một đặc sản của xứ Huế, bún bò Huế đã nhanh chóng chiếm lĩnh trái tim của những người sành ẩm thức nước ngoài. Bún có hương vị rất riêng với nước dùng làm từ xương bò hầm chín có cho thêm mắm ruốc và chả lợn hay chả bò quyết nhuyễn. Thịt bò có thể xắt mỏng, được nhúng vào nước dùng đang sôi trước khi cho vào bát bún (gọi là thịt bò tái). Bún bò Huế được ăn kèm với rau sống gồm giá, rau quế, chanh, bắp chuối, rau…

Bánh canh là một món phổ biến ở miền Trung và Nam Việt Nam. Bánh được làm từ bột gạo, bột mì, hoặc bột sắn hoặc bột gạo pha bột sắn, được cán thành tấm và cắt ra thành sợi to và ngắn. Nước dùng được nấu từ tôm, cá, chân giò… thêm gia vị tùy theo từng loại bánh canh. Bánh được bỏ vào nồi nước dùng đã hầm vừa đủ độ và đợi cho chín tới. Gia vị cho bánh canh thay đổi tùy theo món bánh canh và tùy theo khẩu vị mỗi vùng. Bánh canh có thể dùng kèm với cá đã róc xương, chả cá, chân giò, tôm, thịt…

Với hương vị rất đặc thù, bún riêu cua là món khoái khẩu không chỉ của người Việt Nam mà còn cả giới sành ẩm thực quốc tế. Món ăn này gồm bún và riêu cua – được nấu từ gạch cua, thân cua giã, lọc với quả dọc, cà chua, mỡ nước, mẻ ngấu, nước mắm, muối, hành hoa. Bún riêu thường thêm chút mắm tôm để tăng thêm vị đậm đà, thường ăn kèm với rau ghém (rau diếp thái nhỏ hay cọng rau muống chẻ).

Bún chả nem thu hút thực khách bởi thành phần chính là nem rán, gồm hai phần vỏ và nhân nem. Vỏ nem hay bánh đa nem là loại bánh tráng bằng bột gạo xay với nước, tráng mỏng, phơi khô. Nhân nem thường bao gồm thịt lợn hoặc thịt bò băm nhỏ, miến ngâm mềm cắt ngắn, mộc nhĩ, nấm hương, hành, trứng, hạt tiêu và gia vị… Nhân được cuốn trong vỏ thành hình trụ và rán trong chảo ngập dầu đến khi vàng đều. Thưởng thức bún nem không thể thiếu rau sống và nước chấm gồm nước mắm, dấm, ớt, tỏi, đường và hạt tiêu.


 

Cách ăn của người Việt Nam

Mời các bạn tham khảo bài viết của GS Hà Huy Khôi về Cách ăn của người Việt Nam.
Cách ăn truyền thống của người Việt Nam rất đặc sắc.

Gạo là lương thực chính, ngô khoai cũng sẵn, nhiều loại rau, lắm loại cá và thủy sản. Dọc theo chiều dài đất nước từ Bắc vào Nam, biết bao món ăn, cách ăn khác nhau nhưng có nhiều điểm chung của một cách ăn truyền thống. Trước hết, người Việt Nam có tập quán ăn trộn, trong một món ăn thường phối hợp nhiều loại củ với vừng, lạc và các rau gia vị. Món canh cua nấu với khoai sọ, rau rút, rau muống... Ngay tương, món nước chấm dân tộc cũng là sản phẩm của đậu tương, ngô và gạo. Từ cái bánh chưng, bát phở, đến ăn nem, ăn cuốn, ăn thang cũng đều theo lối ăn hỗn hợp nhiều loại thực phẩm như vậy cả. Ngày nay người ta biết cách ăn hỗn hợp là rất khoa học vì các thực phẩm bổ sung giá trị dinh dưỡng cho nhau, mặt khác đây còn là một phương pháp tạo nên nhiều món ăn độc đáo, ngon lành cho từng địa phương.

Image result for MÓN ĂN TRUYỀN THỐNG CỦA VIỆT NAM

Gạo là lương thực chính trong bữa cơm người Việt

Bữa ăn của người Việt Nam thường có nhiều rau, có các loại rau thơm và nước chấm độc đáo khi có món ăn ngon. Cứ mỗi loại thức ăn, nhất là thức ăn nguồn gốc động vật lại có một loại gia vị và nước chấm tương ứng. Phải chăng điều này bên cạnh tính hấp dẫn, ngon miệng người xưa đã quan tâm đến khía cạnh vệ sinh thực phẩm đề phòng các rối loạn tiêu hóa khi sử dụng nhiều thức ăn động vật vì lợn là một loại gia súc hay bị các bệnh ký sinh trùng. Các sản phẩm từ đậu tương (đậu phụ, tào phớ, nước tương) đang được coi là một loại thức ăn có giá trị sinh học cao và có giá trị trong đề phòng nhiều loại bệnh mạn tính.

Người Việt Nam uống nước chè (chè tươi, chè xanh, trà). Trong chè có nhiều chất có hoạt tính sinh học cao, vitamin C, các chất có hoạt tính vitamin P, tính kháng thể và kích thích hoạt động hệ thần kinh.

500 năm trước đây, Tuệ Tĩnh đã cho rằng: “Thức ăn là thuốc, thuốc là thức ăn” và ông đã viết bộ Nam dược thần hiệu trong đó có nhiều vị thuốc là thức ăn. Người Việt Nam khi cảm cúm có bát cháo hành giải cảm, mùa hè nóng nực thích ăn canh hẹ, chè đỗ đen, canh cua cho mát. Khoa dinh dưỡng hiện đại rất quan tâm đến phương diện đó của thức ăn, với thuật ngữ “Thức ăn chức năng” hoặc “Các thức ăn cho các sử dụng đặc hiệu về sức khỏe”. Đây là một lĩnh vực mới của khoa học dinh dưỡng mà ông cha ta đã chú ý từ lâu. Mức sử dụng lượng thức ăn động vật nói chung, sữa, đồ ngọt, dầu mỡ, quả chín sẽ tăng lên theo mức thu nhập. Điều đó góp phần đa dạng hóa bữa ăn, khắc phục tình trạng bữa ăn đơn điệu trước đây và cải thiện tình trạng dinh dưỡng. Người ta không khuyến khích ăn nhiều thịt vì thịt thường kèm theo chất béo và cholesterol. Sữa là một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao.

Người Việt Nam từ trước tới nay ít ăn sữa nên không quen. Protein của sữa chất lượng cao, lipid của sữa có nhiều vitamin tan trong chất béo, nhất là vitamin A. Sữa có nhiều canxi và riboflavin (B2) là loại vitamin thường thấp ở khẩu phần nghèo sữa. Bơ và phomát là các chế phẩm từ sữa, trong bơ có 83-84% lipid, có nhiều acid béo no, trong phomát có nhiều protein và canxi. Điều đáng chú ý là cả về mọi phương diện sữa các loài động vật và chế phẩm không giống với sữa người, vì thế không thể thay thế cho sữa mẹ. Trẻ em sơ sinh đến 6 tháng nhất thiết phải được bú sữa mẹ, việc kinh doanh và sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ để hỗ trợ việc nuôi con bằng sữa mẹ phải triệt để tôn trọng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 307/Ttg ngày 10/6/1994. Nhìn chung, bữa ăn của người Việt Nam còn quá mặn (trung bình 13g muối so với khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới là 6g) không lợi cho huyết áp.

25 tháng 4 2018

bánh chưng bánh giầy

28 tháng 1 2022

THAM KHẢO 

Vietnam is a country which has a combination of modern and tradition. We can easily see that through the way Vietnamese people dress, and our traditional costume besides the trending fashion is Ao Dai. Ao Dai can be considered as a kind of long dress, but it has some interesting variations. The first thing to mention is the fabric. Unlike many traditional gowns of different nations in Asia, Ao Dai has the lightest choice of fabric. It does not consist of many layer such as the Kimono of Japan, and it is not too big like the Hanbok of Korea. Second, the form of Ao Dai is also simple. It has only two pieces on the front and the back which go together with long big pants. The one for female is usually fits perfectly to the curves of the body, while the one for male is usually large to give a comfortable feeling. Although it seems simple, Ao Dai has many different versions for each occasion. For high school students, they wear white Ao Dai with white or black pants to dignify the innocence of youth. In some traditional events such as Tet holiday, people will wear colorful pieces to mark the joyful atmosphere. At the weddings, both of the broom and the bride put on red or yellow Ao Dai to wish for luck and happiness for their marriage. Wedding Ao Dai is a little bit more complicated with the embroidered details of phoenix, dragon and flowers; and they all go with a matching turban which is made from hard fabric or metal. In my opinion, Ao Dai is the most beautiful clothes for Vietnamese, and I am so proud to put it on whenever I have chance.

28 tháng 1 2022

hay đó nhé

5 tháng 7 2021

Giá trị nào dưới đây thể hiện truyền thống về tư tưởng của dân tộc Việt Nam ta A món ăn truyền thống B phong tục tập quán tốt đẹp C làng nghề truyền thống D đoàn kết nhân nghĩa

 
27 tháng 7 2018

1. Phở

2. Bánh xèo

3. Cơm tấm

4. Bún bò Huế

5. Bún chả nem

6. Chả cá

7. Cao lầu

8. Rau muống

9. Gỏi cuốn

10. Bánh khọt

27 tháng 7 2018

Mk bổ sung thêm bằng tiếng anh nhé

29 tháng 12 2019

My favourite food is beef noodle soup.First

 Beef bones you put in boiling water for about 5 minutes, then remove and wash. 

- Onions, red onions, ginger, sugarcane leave their skin toasted. Then you scrape off the ginger skin and wash the onion thoroughly. Sliced ​​ginger, sliced ​​onions to separate. 

- Cane after peeling water split pieces to separate. 

- Pick scallions, cilantro washed, soaked with diluted salt water and then chopped 

- Roast star anise, cinnamon, cardamom, scent in low heat until fragrant and place in tight cloth bag. 

  • 2- Boil the beef bone broth in a pressure cooker for about 40 minutes then add the spices such as onion, sugar cane, ginger, coriander root, apply the mixture of spices to the broth and then simmer for 3 hours. . Pay attention to adjust the seasoning to taste

3. 

- Because beef has a unique flavor, using grilled ginger onions in broth is important to overcome the odor of the cow. When washing meat, you should use grated ginger crushed to rub close to the surface of the meat and then wash with clean water.

- Beef slices thinly or horizontally, or let your tender meat crush through beef before cutting. To make beef noodles, you bare the beef with boiling water and set it aside. 

- When you eat, you have noodles in boiling water, then put in a bowl, then let the beef have been bare, the herbs above. Then use the broth to cook the beef. 

- When eating, you eat together, raw vegetables, bean sprouts, lemon, chili, chili sauce ... will be very delicious

k đúng cho mình nha

Beef pho is a famous Vietnamese dish, consisting of rice noodles in a bowl of broth with meat and a variety of green vegetables. A bowl of beef pho consists of beef, covered with a layer of bean sprouts and lemon juice. .Often eaten for breakfast, pho usually costs from 20,000VND to 30,000VND at popular restaurants or street markets in Vietnam. Pho has shown its status not only in Vietnamese cuisine but also in world cuisine.
29 tháng 10 2017

Đang học tiếng việt mà ghi tiếng việt siêu thế. Lên google tra đi bạn nhiều kết quả lắm....

29 tháng 10 2017

kim bắp và shushi nhé mì cay nữa !! k cho mih 

5 tháng 12 2016

The most common English translation of “Chả giò” is spring roll, though this is just a fancy name since the food has nothing to do with spring.

The main ingredients of a roll of “chả giò” are commonly seasonalground meat, mushrooms, and diced vegetables such as carrots andjicama, rolled up in a sheet of moist rice paper. The roll is then deeply fried until the rice paper coat turns crispy and golden brown. The ingredients, however, are not fixed. The most commonly used meat ispork, but one can also use crab, shrimp, sometimes snails (in northern Vietnam), and tofu (for vegan chả giò). If diced carrots and jicama are used, the stuffs inside the rolls are a little bit crunchy, and match well with the crispy fried rice paper. Nevertheless, the juice from these vegetables can soon cause the rolls to soften after only a short time. To keep the rolls crispy for a long time, mashed sweet potato or mung beans may be used instead. One may also include bean sprouts and rice vermicelli in the stuffing mix, yet, this is a rare practice. Eggs and various spices can be added based on each one's preference.

  

“Chả giò rế” is a rare kind of “chả giò” that uses “bánh hỏi” (thin rice vermicelli woven into a sheet) instead of rice paper. The stuffs inside the roll are the same as normal chả giò, and the roll is also deeply fried. Since the sheets of “bánh hỏi” themselves are not very wide, and the rice vermicelli is too easily shattered, “chả giò rế” rolls are often small and difficult to make. They are only seen at big parties and restaurants.

6 tháng 12 2016

No matter what time day or night, a steaming bowl of Pho noodle soup is never hard to find in Vietnam. Just as Pad Thai in Thailand, this dish in Vietnam is one of best delicious Vietnamese Food Pho in this country. And everyone around the world always wants eating Pho when they have a chance to go to Vietnam.

Pho consists of flat rice noodles, meat-based broth. The dish is usually accompanied by basil, lime, chili, and other extras on the side so that eaters can season the soup to their own taste. The balanced tastes of sweet, salty, spicy, and citrus are highly contagious; Pho usually becomes an instant favorite for anyone visiting Vietnam.

Some squeamish eaters may balk at authentic Vietnamese Food Pho which is made from beef bones, tendons, tripe (stomach), fat, and sometimes ox tail. Bones and lesser-quality cuts of meat are simmered for hours to produce the soup broth. With popularity of Pho, many chain restaurants catering to tourists now omit ingredients that may frighten business away. Broth is commonly made from beef, pork, or chicken bones; only lean pieces of meat are added.

Despite its popularity, opinions differ about the origins of Pho soup. Culinary experts generally agreed that the rice noodles were brought by Cantonese immigrants from Guangdong province in Southern China. Some say the soup itself was influenced by the French during their colonization of Vietnam, however locals dispute this theory. The Vietnamese claim that Vietnamese Food Pho originated in the Nam Dinh province just southwest of Hanoi and then spread to other parts of the country.

Refugees fleeing Vietnam in the 1970s carried pho to the West where it grew quickly in popularity. Even President Clinton enjoyed a bowl of Pho during his historic visit to Vietnam.

29 tháng 1 2022

Hello teacher
Today I will introduce to you some features of Vietnam
The landscape of Vietnam is rich and beautiful,...
The cuisine is very diverse, rich and eye-catching
costumes, different places will use different traditional costumes.
--end--

đây là bản dịch nha 

xin chào thầy
Hôm nay mình sẽ giới thiệu với các bạn một số nét đặc trưng của Việt Nam
Phong cảnh Việt Nam giàu đẹp, ...
Ẩm thực rất đa dạng, phong phú và bắt mắt
trang phục, những nơi khác nhau sẽ sử dụng trang phục truyền thống khác nhau.
--hết--

đây là bản mk tự làm á chứ ko có cop mạng 

cậu nhớ tick nhen ;-;

12 tháng 2 2016

Bánh chưng là một sản vật xuất hiện từ trước thời văn minh lúa nước của người Việt và cho đến nay cũng như mãi mãi về sau, bánh chưng luôn có sự hiện diện trong đời sống văn hoá ẩm thực và văn hoá tâm linh của người Việt Nam. Có thể nói bánh chưng là một sản vật vừa có sức trường tồn mà lại rất gần gũi với đời sống thường nhật của người Việt Nam trong cả hai lĩnh vực: Văn hoá ẩm thực và văn hoá tâm linh.

Phong bánh chưng ngày Tết được bày trên mâm cúng ông bà, ông vải là một mỹ tục, được truyền lại từ thời các Vua Hùng trong truyền thuyết Lang Liêu, một trong những người con của Vua Hùng đã dùng lúa nếp làm nên những chiếc bánh chưng, bánh dầy thay cho các thứ sơn hào, hải vị dâng tiến vua cha. Có lẽ cũng từ đó mới xuất hiện hai từ ngọc thực”. Nó là biểu trưng cho lòng thành kính đến mộc mạc của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên mà không có thứ ngọc nào sánh nổi. Nó là thứ ngọc” đã nuôi sống con người, nuôi sống dân tộc từ thuở hồng hoang của lịch sử cho tới muôn sau.

Trong những ngày tết Nguyên Đán, không có gia đình Việt Nam nào lại thiếu vắng những chiếc bánh chưng xanh trên bàn thờ, trên mâm cúng ông bà, ông vải. Bánh chưng có thể được tự làm ra từ khi gieo hạt, trồng cấy, thu hái, xay giã, gói luộc đối với người nông dân ở miền xuôi, miền ngược, miền Bắc, miền Nam. Và, bánh chưng cũng có thể được mua như mua các loại hàng hoá khác đối với những người dân các vùng đô thị trong nước và ở nước ngoài. Chiếc bánh chưng ngày tết dù tự túc, tự sản hay được mua bán như những thứ hàng hoá khác nhưng đều có chung một điểm: Đó là sản vật không thể thiếu để dâng cúng lên cha mẹ, ông bà, tổ tiên trong ngày Tết. Một nét đẹp lâu đời nhất, truyền thống nhất trong văn hoá tâm linh của người Việt Nam.

Ngày nay, trong sản xuất nông nghiệp với xu thế chuyển đổi nông sản thành hàng hoá, việc trồng cấy đại trà và tạo ra những vùng nguyên liệu chuyên canh là một xu thế tất yếu. Tuy vậy, vẫn còn không ít những gia đình nông dân vẫn còn lưu giữ một tập quán lâu đời: Đó là việc dành riêng một một khoảnh, một thửa đất để trồng cấy các giống nếp quý, chỉ dùng cho việc cúng lễ hay những ngày trọng trong năm. Từ việc chọn giống như giống nếp cái hoa vàng, giống nếp hương …, lúa gặt về được nhặt từng bông, lựa những bông có hạt chắc, mẩy đều rồi buộc thành từng túm nhỏ treo trên sào cốt tránh lẫn các loại lúa khác. Đến mùa gieo mạ mới đem xuống dùng đĩa xứ, hoặc vỏ con trai cạo từng túm chứ không đập. Quá trình chăm sóc luôn giữ đủ nước, vừa phân và xa các khu ruộng trồng các loại lúa tẻ để tránh lai tạp. Khi gặt về cũng lựa từng bông và bảo quản bằng các túm nhỏ trên sào tre. Giáp tết hay những ngày trọng mới đem suột và xay giã làm gạo để gói bánh chưng hoặc đồ xôi. Những việc làm cẩn thận, cầu kỳ đến tỉ mẩn này không chỉ thể hiện sự sành ăn” vì giống nếp quý lại không lẫn tẻ, không bị lai tạp nên khi gói luộc, bánh chưng sẽ dẻo, rền và thơm hương nếp cùng lá dong xanh mà còn thể hiện sự tôn kính đối với các thế hệ tiền nhân.

Trong cái tết Mậu Thân, trước tổng tiến công các má, các chị đã ngày đêm gói rất nhiều đòn bánh tét cho bộ đội ăn tết trước và đem theo làm lương ăn trong những ngày Tết đánh giặc. Hình ảnh anh bộ đội giải phóng với vành mũ tai bèo, bên hông cột gọn gàng gói bộc phá với một đòn bánh tét mãi mãi là bức phù điêu của những mùa xuân đại thắng của dân tộc Việt Nam. Trước đó hơn hai trăm năm ( Bính Ngọ – 1786 ), bánh chưng ( bánh tét ) cũng theo bước chân thần tốc của đoàn quân của người anh hùng áo vải Tây Sơn - Nguyễn Huệ phò Lê diệt Trịnh. Bánh chưng theo suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Bánh chưng có mặt trong mọi hoạt động xã hội, tín ngưỡng. Bánh chưng làm dẻo mềm hơn câu ca dao, gắn kết quá khứ với hiện tại và trong xu thế hội nhập, bánh chưng Việt Nam trong những ngày tết cổ truyền của dân tộc lại có mặt trên khắp năm châu. Bánh chưng Việt Nam trong vai trò sứ giả, mang thông điệp của một Việt Nam đổi mới, mong muốn hoà bình, hợp tác, hữu nghị với thế giới, cùng hướng tới tương lai …

Ngày tết, ăn một miếng bánh chưng sau khi cúng lễ tổ tiên, ông bà, cha mẹ, dư vị thời gian, không gian huyền thoại của lịch sử như cùng quy tụ trong màu xanh của bánh, mùi thơm thảo của hạt nếp tiền nhân để cùng suy ngẫm về ý nghĩa triết học và giá trị nhân văn của các truyền thuyết, các sự tích về bánh chưng của người Việt. Đó cũng là một cách di dưỡng tinh thần, làm giàu thêm bản sắc văn hoá tâm linh và văn hoá ẩm thực Việt Nam.
 

16 tháng 2 2016

Trong những ngày xuân rộn ràng , lòng người náo nức mừng dịp Tết Nguyên Đán, trên khắp nẻo đường đâu đâu chúng ta cũng thấy không khí tấp nập mua sắm bánh kẹo ,quần áo mới , đồ dùng để trang trí cho ngôi nhà thêm mới trong ngày Tết .Nhưng không thể thiếu một món ăn đó chính là bánh chưng .
Bánh chưng từ lâu đã là một loại bánh không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam . Bánh trưng nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời .Tương truyền rằng vào đời vua Hùng thứ 6 ,sau khi đánh dẹp loạn xong giặc Ân, nhà vua muốn truyền ngôi cho con.Nhân dịp đầu xuân ,vua gọi các thái tử lại và yêu cầu các hoàng tử đem dâng lên vua cha thứ mà họ cho là quí nhất để dâng lên bàn thờ tổ tiên nhân ngày đầu xuân.Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ đem lên vua cha ,với hi vọng mình sẽ được vua cha truyèn ngôi cho . Trong khi đó , người con trai thứ mười tàm của hùng vương là lang liêu có tính hiền hậu ,sống gần giũ với người nông dân lao động nghèo khổ nên chàng không có thứ gì quí để dâng lên vua cha .Một đêm lang liêu nằm mộng thấy có 1 vị thần đến chỉ cho cách làm một loại bánh từ lúa gạo và những thức có sẵn gần gũi với đời sống hàng ngày. Tỉnh mộng ông vô cùng mừng rỗ làm theo cách chỉ dạy của thần .Đến ngày hẹn các hoàng tử mang thức ăn đến dâng lên mâm cổ biết bao sơn hào hải vị , nem công cả phượng .riêng hoàng tử Lang Liêu thì chỉ có 2 loại bánh được làm theo lời thần dạy . Thấy làm lạ nên vua cha bèn đến bên cạnh chàng và hỏi ,thì được lang liêu kể lại câu chuyện được thần báo mộng ,và giải thích ý nghĩa của bánh .Vua cha nghe những lời của chàng nói thấy cũng có lý , nên nến thử ,thấy bánh ngon ,khen có ý nghĩa rồi đặt tên cho bánh là bánh chưng và bánh dày rồi truyền ngôi cho Lang Liêu
Cách làm bánh cũng rất đơn giản. Những nguyên liệu làm bánh gồm : gạo nếp ,đậu xanh(đỗ) , thịt lợn ba dọi , lá dong (không biết còn thiếu gì nữa không nếu thiếu thì bổ sung giúp mình nha). Gạo nếp thường là gạo thu hoạch vụ mùa. Gạo vụ này hạt to ,tròn ,đều và thơm dẻo hơn các vụ khác.Còn có những gia đình phải chọn mua bằng được loại nếp cái hoa vàng hoặc nếp nương .Đỗ xanh thường được lựa chọn công phu .Thịt thì nên chọn thịt ba dọi vừa có mỡ vừa có nạc khiến nhân bánh có vị béo đậm đà ,không thô bã. Ngoài ra còn cần các gia vị như hạt tiêu, hành củ dùng để ướp thịt làm nhân, muối dùng để trộn vào gạo ,đỗ xanh và ướp thịt (không nên ướp thịt bằng nước mắn mà nên ướp thịt bằng muối vì ướp bằng muối sẽ làm cho bánh nhanh bị ôi thiu .Lá để gói bánh thường là lá dong (nhưng tùy vào địa phương ,dân tộc ,điều kiện và hoàn cảnh, lá gói bánh có thể là lá chít hoặc là cả 2 loại lá nha). Lạt buộc bánh chưng thường dùng lạt được dùng từ ống cây giang .Lạt có thể được ngâm muối hay hấp cho mềm trước khi gói.
Trước khi khi làm bánh cần có sự chuẩn bị kĩ lưỡng .Lá dong phải rửa sạch từng lá thật sạch hai mặt và lau thật khô.Tiếp đó dùng dao cắt bỏ bớt cuộng dọc sống lưng lá cho bớt cứng .Gạo nếp nhạt bỏ hết những hạt gạo khác lẫn vào ,vo sạch ,ngâm gạo sạch trong nước cùng 0,3% muối trong khoảng 12 giờ tùy vào loại gạo và thời tiết,sau đó vớt ra để ráo.Có thể xóc với muối sau khi ngâm thay vì ngâm với nước muối.Đỗ xanh làm dập vỡ thành các mảnh nhỏ,ngâm nước ấm 40* trong 2 giờ cho mềm và nở , đãi bỏ hheets vỏ, vớt ra để ráo .Thịt lợn đem rửa ráo ,cắt thịt thành những miếng mỏng , muối tiêu hoặc bột ngọt để khoảng hai giờ cho thịt ngấm
Khi làm bánh ,trước hết phải xếp lạt giang một cách hợp lý rồi trải lá dong.Sau đó trải một lớp gạo rồi đến một lớp đỗ,đặt thịt vào giữa làm nhân bánh rồi trải tiếp một lớp đỗ một lớp gạo.Sau khi quấn lá chặt thì dùng lạt giang buộc chắc chắn.
Bánh thường làm vào dịp Tết Nguyên Đán cổ truyền của dân tộc Việt ,cũng như ngày giỗ tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 âm lịch.Thiếu bánh chưng bánh dày thì cái Tết chắc sẽ không hoàn chỉnh "Thịt mỡ bánh chưng xanh,dưa hành câu đối đỏ" Hơn thế ,gói và nấu bánh chưng ngồi canh nồi bánh chưng trên bếp lửa đã trở thành một tập quán ,văn hóa sống mãi trong các gia đình người Việt mỗi dịp Tết đến xuân về
Sự ra đời và tục lệ làm bánh chưng ngày tết ,ngày giổ tổ muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hóa lúa nước. Theo thời gian ,nền văn minh công nghiệp đang dần được hình thành song ý nghĩa và vai trò của bánh chưng vẫn còn nguyên vẹn

28 tháng 8 2023

chịu rồi, mà bạn đang chép mạng đấy thôi :):):)

28 tháng 8 2023

năm nay mình lên lớp 6 nên thuyết minh cơ nhé

Trên mâm cơm mỗi vùng của đất nước lại có những món ăn riêng hấp dẫn và mang phong vị đặc trưng của từng vùng. Nếu như đến Huế bạn sẽ được thưởng thức món canh hến Huế ngọt thanh thơm thơm mùi mắm ruốc của người miền Trung thì đến với miền Nam chắc hẳn chúng ta sẽ không quên được hương vị thanh thanh chua chua của các món canh chua miền Nam.

Cũng giống như các món gỏi, canh chua Nam bộ mang một vị chua chua ngọt ngọt hòa quện với mùi của rau thơm tạo nên một hương vị hấp dẫn đặc biệt.

Để làm món canh chua cá lóc cũng rất đơn giản trước hết là việc chuẩn bị nguyên liệu. Trước hết không thể thiếu được cá lóc, bên cạnh đó cần chuẩn bị những loại nguyên liệu khác như: cà chua, bạc hà, đậu bắp, một quả dứa, giá đỗ, me chua, ràu mùi, ớt, sả, tỏi. Những gia vị cho món canh chua cá lóc bao gồm: đường, mắm, dầu ăn, bột ngọt, hạt nêm.

Để chế biến món canh chua cá lóc thì bước đầu tiên cần làm sạch cá lóc, sau đó ướp qua với các gia vị như: muối, ớt, bột ngọt để cho cá ngấm gia vị và bớt mùi tanh. Những loại nguyên liệu như: đậu bắp, rau bạc hà thì cần rửa sạch, xắt thành khúc vừa ăn, cà chua xắt theo múi, dứa và ớt xắt lát. Me dầm lấy nước, đối với me chín thì có thể tách vỏ và lấy phần thịt me, loại bỏ hạt.

Tiếp đó, cho me nấu với một bát nước để me tan. Ăn kèm với món canh chua cá lóc có món rau sống và giá đỗ, nên nhặt sạch giá đỗ, để ráo nước, những loại rau khác nhặt sạch, ngắt lấy phần non, đối với đậu bắp thì xắt lát, bạc hà tước vỏ…

Đặt nước lên bếp, cho nước me vào đun sôi, khi nước sôi cho cá lóc vào nấu chín, sau đó cho thêm dứa, đậu bắp, cà chua, lá bạc hà và tắt bếp. Tùy theo sở thích của mỗi gia đình mà có thể nêm nếm cho món canh chua cá lóc cho phù hợp. Bước cuối cùng là trình bày món ăn.

Canh chua cá lóc cho ra bát, để cho món ăn đúng vị và được trang trí đẹp mắt hơn thì có thể rắc lên trên món ăn rau mùi, ớt xắt lát và tỏi phi lên bên trên. Ăn kèm với món canh chua cá lóc là bún hoặc cơm, tùy theo khẩu phần ăn của từng người mà có sự lựa chọn khác nhau.

Món canh chua cá lóc rất thích hợp ăn trong những ngày hè nắng nóng, vị chua dịu của cạnh giúp bạn xua đi cái nóng, mang đến cảm giác ngon miệng cho bữa cơm gia đình. Món canh chua cá lóc khi ăn cùng cơm trắng và món thịt kho nước dừa hay cá kho sẽ mang đến cảm giác vô cùng đặc biệt.

Cách thức làm món canh chua cá lóc rất đơn giản, vì vậy mà ai cũng có thể tham khảo và nấu cho gia đình một món canh chua cá lóc đúng vị. trong những ngày hè,món canh chua cá lóc không chỉ xua đi cái nóng mà còn gắn kết tình cảm của những người thân trong bữa ăn gia đình.

Món canh chua cá lóc là món ăn dân tộc phổ biến có ở mọi vùng miền, tuy nhiên, đặc trưng văn hóa ẩm thực ở các vùng có sự khác nhau nên cách nấu món canh chua cá lóc cũng khác nhau. Đây là món ăn dân giã nhưng lại mang đến cho bạn một cảm giác đặc biệt, hãy cùng gia đình thưởng thức món ăn thơm ngon này nhé.