K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 4 2018

Slender Man (tạm dịch: Người Mỏng) được biết đến là một sinh vật kỳ bí và thông minh hơn bình thường với quyền năng đáng sợ ám ảnh nhiều người dân ở Mỹ.[1][2] Người ta cho rằng, Slender Man có khả năng kiểm soát tâm trí con người. Chúng sẽ kết nối với não trẻ em và người già, làm cho họ mất trí hoàn toàn. Slender Man là một sinh vật được mô tả với các đặc điểm và khả năng kì dị. Slender Man xuất hiện với dáng vẻ cao lớn trong bộ đồ vest màu đen hay màu xám, trên cổ đeo chiếc cà vạt màu đỏ hay đen và mặc áo sơ mi trắng, không có mắt, miệng tai trên khuôn mặt. Slender Man không có tóc và thường có phần tay không bình thường. Trong nhiều tài liệu, người ta còn mô tả Slender Man cao từ 1,8m đến gần 3m. Bức vẽ về Slender Man trên một con phố. Sinh vật này còn được mô tả có khả năng đặc biệt là biết tàng hình, kéo dài tay ra, mọc xúc tu, thay đổi chiều cao và hình dạng cơ thể.Ngoài ra slenderman (người mỏng) có một sở thích rất quái dị, đó chính là bắt cóc trẻ con.Nếu bị phát hiện slenderman sẽ mang cho người đó một căn bệnh tên là slendy.Hiệu chứng buồn nôn, ho ra máu (tệ hơn là nôn ra máu) hay bị choáng, bị bệnh thận giai đoạn thứ 2 (không có giai đoạn thứ nhất).

Ngoài đời, Slender man thường xuất hiện trong những nơi như sau: rừng, hầm rượu, ngã 3 đường vắng vẻ, nơi bỏ hoang. Cách nhận dạng trong hình ảnh là một người đàn ông cao, gầy. Gương mặt trắng toát. Đôi khi, bạn cũng có thể nhìn thấy những cái xúc tu ở sau lưng. Slender Man là đại diện cho một hình thức của văn hóa dân gian kỹ thuật số(được truyền qua mạng thay vì chỉ truyền miệng) với bề ngoài phụ thuộc vào mỗi người kể chuyện khác nhau.[3] Dấu hiệu xuất hiện, Nếu như bạn thấy có một hình vẽ vòng tròn với một dấu x ở giữa (có thể được vẽ bằng thứ gì đó có màu đỏ) có những cây nến đã bị dập tắt tầm 3 đên 6 ngày, thì đó là nơi nơi slenderman đã xuất hiện. Tên gọi khác: The tall man (người đàn ông cao), black and white king (vua trắng đen).

22 tháng 4 2018
đăng nếu có người bt thì hãy đăng nha bye bye
1 tháng 1 2018

Đề 1

Trong gia đình, bố mẹ em sinh được hai người con, chị gái em và em. Chị em tên là Trang, năm nay chị 15 tuổi. Chị là người em luôn tôn trọng và quý mến.

Chị Trang có mái tóc dài và đen bóng, ai cũng khen tóc chị đẹp. Mặc dù là hai chị em nhưng em và chị Trang không giống nhau. Chị em có dáng người cao mà mảnh. Ngoài mái tóc dài và đen, chị còn có nước da trắng nên trông chị lúc nào cũng nổi bật. Chị Trang rất hay cười, gặp mọi người chị luôn chào hỏi rất lễ phép nên ai cũng yêu quý chị. Bố em mẹ rất vui và hài lòng về thành tích học tập của chị. Ở lớp, chị là lớp trưởng gương mẫu, 8 năm liên tục chị đạt học sinh giỏi và được giấy khen của nhà trường. Ngoài ra, chị còn tham gia rất nhiều các chương trình văn nghệ do trường tổ chức. Chị Trang không chỉ học giỏi mà còn rất khéo tay. Ở nhà, chị thường xuyên nấu cho bố mẹ và em những món ăn rất ngon. Lần nào chị Trang nấu cơm em cũng ăn rất ngon miệng. Biết em thích ăn bánh mì, sáng nào chị cũng dạy sớm và đi chợ mua bánh mì cho em ăn sáng rồi đi học. Có những lúc em mách mẹ là chị đi chơi, về chị bị mẹ em mắng nhưng chưa bao giờ chị quát hoặc nặng lời với em bởi vì chị biết em là trẻ con và chị lớn hơn em nhiều tuổi nên chị luôn nhường nhịn em.

Buổi tối ở nhà, chị thường chỉ bảo em học. Chị dạy em viết sao cho thật đẹp và ngay ngắn. Những bài toán khó, em không làm được, em thường hỏi chị và chị hướng dẫn em làm rất nhiệt tình. Những lúc em ngủ quên không đắp chăn, chị lại cẩn thận mắc màn và đắp chăn cho em. Trước khi đi ngủ, em thường đòi chị kể chuyện cho em nghe. Dù bận học hoặc buồn ngủ nhưng chị chưa bao giờ chị từ chối yêu cầu của em.

Em rất yêu quý chị Trang bởi vì chị luôn yêu thương và dạy dỗ em. Chị là người con hiếu thảo của gia đình và là người chị mẫu mực của em. Em rất mong muốn học giỏi như chị để bố mẹ em luôn tự hào và hãnh diện về chị em em.

Đề2

(ông)

Ông ngoại em là người mà em yêu mến nhất. Ông rất gần gũi và chăm nom trong cả quãng đời thơ ấu.

   Ông em năm nay đã ngoài 70 tuổi. Ông có vóc người gầy gầy, nhưng đi lại vẫn còn nhanh nhẹn. Hằng ngày ông thường mặc bộ đồ bà ba màu xám trông rất sạch sẽ. Khi đi đâu thì ông mặc quần tây áo sơ mi. Khuôn mặt ông gầy gầy, xương xương vì ông phải trải qua bao nhọc nhằn, vất vả. Tóc ông bạc gần hết, chải ngược ra sau để lộ vầng trán cao cao, hằn in nhiều nhằn. Đôi mắt ông còn rất sáng. Mỗi tối ông thường xem ti vi, chương trình thời sự. Răng ông đã rụng mấy cái làm cho cái miệng ông móm mém. Đôi bàn tay xương xương và rám nắng của ông minh chứng một điều ông đã phải trải qua những tháng ngày vất vả để nuôi con cháu. Thế nhưng, hiện giờ đôi bàn tay ấy vẫn còn nhanh nhẹn. Mỗi buổi chiều ông thường xách nước tưới cây kiểng và chăm sóc cây, đó là một thói quen mà ông không thế bỏ được. Vườn cây của ông mùa nào quả nấy. Mỗi lần về thăm ngoại, chúng em tha hồ hái ăn mà không hề bị rầy la. Ông em luôn qua tâm đến con, cháu. Ông nhắc nhở từng li, từng tí, ông dạy chúng em biết yêu thương và quan tâm đến mọi người xung quanh. Ông đối xử tốt với những người trong xóm nên ai cũng quý ông.

   Thương ông, em mong ông khỏe mạnh sống thật lâu. Ông như bóng mát của cây đa để cho con cháu làm chỗ dựa và phấn đấu vươn lên trong học tập và trong cuộc sống.

(bà)

Trong đời này, ai chẳng có một người bà. Và tôi cũng vậy, ngoài tình yêu thương mà bố mẹ dành cho, tôi còn được sống trong tình thương yêu trìu mến của bà. Vì điều kiện gia đình, tôi phải chuyển nhà, không được ở bên bà nhưng hình ảnh bà luôn khắc sâu trong trái tim tôi.

Bà tôi năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Tóc bà trắng như những bà tiên trong các câu chuyên cổ tích. Lưng bà còng lắm rồi. Làn da nhăn nheo với nhiều chỗ có chấm đồi mồi. Bà đã hi sinh cả tuổi xuân, tần tảo, bươn chải, thức khuya dậy sớm nuôi nấng mẹ và các dì tôi. Đôi mắt bà không còn tinh tường như trước nhưng cái nhìn thì vẫn như ngày nào: trìu mến và nhân hậu. Đôi bàn tay thô ráp, chai sần bởi suốt đời lặn lội, vất vả kiếm cơm áo cho các con.

Ngày còn thơ bé, tôi được sống trong vòng tay yêu thương vô bờ bến của bà. Đêm nào tôi cũng chìm trong giấc ngủ êm đềm nhờ những câu chuyện cổ tích bà kể. Sáng sớm, bà gọi tôi dậy đi học. Lời gọi: "Cháu ơi, dậy đi nào, đã đến giờ đi học rồi" luôn làm tôi tỉnh táo sau giấc ngủ dài. Bà dắt tay, đưa tôi đến trường. Chờ cho cánh cổng trường khép hẳn, bà mới an tâm ra về. Chiều chiều, vẫn cái dáng đi lặng lẽ ấy, bà đưa tôi trở về nhà. Mỗi khi ở cạnh bà, tôi cảm thấy ấm áp vô cùng.

Có lần bị ngã, tôi đã nằm ăn vạ rất lâu. Bà ẩy con lật đật và bảo: "Con lật đật luôn biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Cháu của bà cũng vậy, đúng không nào? Cháu được như con lật đật là bà rất vui". Nghe lời bà, tôi nín khóc và tự đứng dậy. Bà cười móm mém "Cháu ngoan lắm, lại đây bà phủi đất cho nào". Những hôm học khuya, buồn ngủ quá, tôi gục luôn xuống bàn thiếp đi. Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy, tôi thấy mình đang đắp chăn, nằm trên giường. Trên bàn học, đèn đã tắt từ lúc nào, sách vở được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Bà đã bế tôi lên giường, xếp lại sách vở cho tôi.

Bà luôn chăm lo việc nhà. Mẹ tôi không muốn bà làm, sợ bà mệt nhưng bà không nghe. Tôi mong mình lớn thật nhanh để đỡ đần cho bà nhưng nhiều khi, tôi lại ước ao thời gian trôi thật chậm để tôi mãi mãi nằm trong vòng tay yêu thương của bà

Bà rất vui tính, thường kể cho cả nhà nghe những chuyện hài hước. Bà cũng luôn sẵn sàng giúp đỡ hàng xóm, vì vậy, ai cũng yêu quý bà. Bà yêu thương tôi nhưng không nuông chiều. Có lần, tôi không nghe lời bà. Cả tuần, bà không nói với tôi một câu nào. Sang tuần sau, bà gọi tôi vào phòng, giảng giải cho tôi biết đâu là điều hay lẽ phải. Tôi cảm thấy ăn năn, xấu hổ vì để bà buồn. Sau chuyện đó, tôi tự hứa với mình, không bao giờ được phụ công lao tình cảm của bà.

Đề 3 (ko hiểu đề bài)

Đề 4:

Chú Hoàng là em trai của bố em. Năm nay chú 25 tuổi và chú đang là một giáo viên dạy ở trường cấp 3 của huyện em.

Chú có dáng người to cao vạm vỡ, đó là do chú chăm chỉ luyện tập và tham gia các hoạt động xã hội. Da chú dám nắng và có màu đen sạm nhưng trông rất khỏe mạnh và đẹp trai. Tóc chú đen và rẽ ngôi trông lịch sự lắm, chú thường ngày đi làm sớm vì trường chú cũng xa nhà, có lần em đi cùng chú đến trường, trường của chú làm việc đẹp lắm, em ước mơ sau này khi đi học cấp 3 em cũng được học ở trường của chú.

Trong gia đình thì chú là người học giỏi nhất, chú luôn chăm chỉ học tập, bà em kể ngày bé chú và bố em thường hay đưa nhau đi học, bố em hơn chú 7 tuổi. Chú luôn cố gắng để đạt được mục tiêu và ước mơ của mình. Khi đến trường chú còn là một thầy giáo nghiêm túc, và tận tình chỉ bảo học sinh, chú cũng hiền hơn cô giáo em nữa, chú được các cô giáo trong trường và các phụ huynh quý mến nhiều lắm. Ở nhà chú luôn dạy em học bài, kể cho em những câu chuyện rất hay, chú còn dạy em phải ngoan ngoãn, học giỏi để sau này trở thành người tốt, người có ích cho xã hội.

Em rất yêu quý chú em, em coi chú như một tấm gương để em học tập và noi theo, em mong sau này em cũng sẽ trở thành một người thầy giáo như chú.

:))^^^tk mk nha!!!

21 tháng 11 2019

Đợi mỗi lần vết thương lành lại thì chủ chó lại thỉnh thoảng thả chó ra đường và nó lại cắn mẹ tôi thì chủ chó lấy lý do là chó bị xổng chuồng nên trở tay không kịp. Khi  tôi đã bị con chó cắn lần 3 thì tôi và mẹ có lên công an nhờ họ giải quyết và lập nên bản cam kết với nội dung: Chủ chó phải di chuyển con chó cắn người đi nơi khác không được nuôi tại nhà nữa. Trong cam kết không có đề cập đến thời gian cụ thể thực hiện việc chuyển chó. Đã hơn một tuần mà tôi vẫn thấy con chó ở nhà và chủ chó nói là nó đã được xích lại trên lầu và không hề nghe chủ chó nói về việc di chuyển chó. Mỗi lần tôi đi ngang qua nhà cửa nhà chủ chó thì con chó lại sủa rất nhiều. Cũng chỉ vài ngày sau đó tôi thấy chủ chó có vài lần không xích chó lại và để cho nó chạy trong nhà. Tôi có lần lên nói chuyện với điều hành khu phố, họ nói là cần có thời gian để chuyển chó nhưng khi hỏi thời gian cụ thể chuyển chó thì họ không nói và con chó cứ thế vẫn ở nhà.Vậy là lần thứ 4 tôi bị cắn , tôi quyết định thiến con chó đó cho nó sml.Mấy hôm sau; con chó đó ko cắn tôi nữa :))

21 tháng 11 2019

Các bạn nghĩ rằng mắc lỗi chỉ là chuyện thường thôi, nhất là với trẻ con, có phải không? Nhưng có một lần tôi đã mắc phải một lỗi rất đáng trách mà tôi nhớ đến tận bây giờ.

Hôm đó là ngày thứ bảy, trời nắng đẹp. Tôi tung tăng tới lớp trên con đường quen thuộc. Vừa đi, tôi vừa ấm ức nghĩ: “Hôm nay là ngày về bà ngoại thế mà bố mẹ chẳng cho mình nghỉ học. Đằng nào cũng chỉ bỏ mất một buổi học thôi, lo gì?”. Suy nghĩ miên man mà không để ý là tôi đã tới trường từ lúc nào. Các bạn tất bật vào lớp, còn tôi thì cứ đứng ngoài cổng trường ngần ngừ không muốn vào. Hai dòng tư tưởng cứ đan xen vào nhau, hoặc là tôi về nhà hoặc là vào học. Nhưng vì chưa bao giờ bỏ học nên tôi sợ lắm, nghĩ đủ mọi điều không tốt. Tôi cứ đứng trước cổng trường như thế đến - mười lăm phút. Tiếng trống gióng giả vang lên như thúc giục tôi. Lúc này sân trường chỉ còn lại vài bạn học sinh đi muộn. Thấy tôi cứ đứng đó mãi, bác bảo vệ hỏi: “Cháu có vào lớp không để bác còn đóng cổng?”. Tôi trả lời như vô thức: “Dạ không, cháu chỉ đi qua chờ anh cháu thôi ạ”. Và cánh cổng trường đóng lại trước mắt tôi. Tần ngần hồi lâu, tôi quay bước ra về. Thấy tôi, bố liền hỏi, “sao con lại về?”. Lúc này tôi đang mải mê suy nghĩ, nghe tiếng bố hỏi, tôi giật mình trả lời: “Dạ, hôm nay cô ốm không có ai dạy thay nên bọn con được nghỉ”.

Bố cười với tôi: “Vậy thì con vào chuẩn bị đi, bố đưa con đến nhà ông ngoại. Mẹ cũng ở đấy rồi”. Nghe bố nói thế, tôi mừng rơn, quên sạch cả chuyện tôi trốn học. Nhưng kẻ nói dối thì không thể nào mà ung dung được. Tối đến, tôi cứ thấp thỏm lo sợ nhỡ ra bố mẹ biết. Và điều mà tôi lo sợ đã đến. Chuông điện thoại nhà tôi reo vang: “Reng... reng...”. Bố nhấc máy. Khuôn mặt bố đang tươi tỉnh bỗng nhiên tối sầm lại. Bố đặt máy xuống, quay lại phía tôi rồi hỏi: “Sao hôm nay con không đi học?” - giọng bố pha chút buồn buồn. Tôi đứng trân trân nhìn bố, miệng ấp úng: “Con... con”. Bố hỏi lại lần nữa: “Tại sao?”. Tôi bật khóc và tôi kể lại đầu đuôi câu chuyện trong tiếng nấc. Tôi hứa với bố là tôi sẽ không bao giờ tái phạm nữa, nhưng bố bảo lần này bố phải đánh đòn để cho tôi nhớ. Tôi nín lặng không dám khóc nữa, phần vì sợ bố, phần vì tôi thấy không xứng đáng được khóc. Từ đó trở đi tôi quyết tâm không nói dối bố mẹ dù chỉ nửa câu.

Nói dối là một tính xấu mà học sinh chúng ta không nên mắc phải. Đây là một bài học lớn dành cho tôi.

3 tháng 9 2018

K bt kể chỉ bt tả

3 tháng 9 2018

1 )trong nhà em , em thương nhất là em gái của em .

  em ấy 9 tuổi , biết về nhật bản rất nhiều và nhiều nhất là hentai

 Em rất yêu em ấy 

 Chấm hết !

22 tháng 11 2016

My vacation

Everybody loves holidays because during our holidays we can relax and have fun. We get enough time to travel, play our favorite sports and practice our hobbies. My Favorite holiday is Last Holiday. Below I will tell you about my last holiday.I had always dreamed about going to Ho Chi Minh city .On 27th July I , my family departed Nghe An district towards our first destination, Ho Chi Minh. As soon as we reached there after a long journey, I was stunned by the beautiful scenic views that I only saw in pictures. I was totally lost in the scenic views that I forgot to blink my eyes. We stayed in the 5-star hotel in front of the beach. Next day, we hired a boat for a trip to see small islands. It was simply amazing.We swam all day and return our Hotel. Following day we hired a car and saw historical place, visited museum and doing shopping. It was a beautiful and excited.The holiday was a perfect.My holiday was exciting and full of joy. I enjoyed it immensely. I am looking forward to going there again soon.

 

1 tháng 8 2017

Mình cũng làm một bài để dự thi nè. bạn cần tham khảo ko? Vào tin nhắn mk gửi cho.

17 tháng 9 2018

viết hết á

17 tháng 9 2018

cái này là hỏng bàn phím thật

22 tháng 11 2021

nhìu đề thế cô giao trên lớp còn chx xong thì nghĩ hộ bạn còn đâu thời gian lm bài ở lớp (zới lại cô giao cho bạn bạn phải tự lm chớ)

9 tháng 11 2017

2/ Kể về một kỉ niệm sâu sắc ( Kể lại một kỉ niệm sâu sắc về mẹ )

Tôi đã đến với cuộc đời này, yên tĩnh và lặng lẽ, chỉ có gia đình và người thân biết về sự ra đời đó. Nhưng dường như vì cái sự quá ư là nhẹ nhàng đó mà tôi đã không biết quý trọng cái giây phút mà mình đã được sinh ra như thế nào. Mẹ tôi, 1 người phụ nữ, nuôi dạy, chăm sóc con cái, lo việc nội trợ và thiêng liêng hơn là sinh ra và nuôi dưỡng các anh chị em chúng tôi nên người. Tôi biết điều đó vì chị gái tôi luôn nói với tôi như thế: “Mẹ đã vất vả rất nhiều để sinh ra mấy chị em mình,…”.


Tôi luôn nhớ, và không quên. Tôi dám khẳng định là như thế!

Nhưng dường như việc đi ra đời, tiếp xúc với nó quá nhiều mà khiến tôi phần nào quên đi cái câu nhắc nhở ấy. Quên đi cái sự vất vả ấy. Và 1 đứa học sinh cấp 3 như tôi, đủ lớn, đủ suy nghĩ để có thể biết được công ơn của ba mẹ. Nhưng tôi đã quên, trong giây phút ấy.

Tôi được học thế nào là trung thực ở trường, trung thực giúp cho con người ta tiến bộ hơn, có được rất nhiều thứ tốt đẹp trong cuộc sống. Nhưng phần nào tôi cũng đã hiểu được, nó được nhiều và cũng mất nhiều lắm qua những lời mà hôm đó tôi đã nói với mẹ. Mẹ là người tôi nghĩ là người phụ nữ trung hậu nhưng quá “ngang”. Tôi muốn mẹ hiểu được rằng, con cái và cha mẹ cần phải hiểu nhau, chứ không phải là mẹ nói gì, con cái nghe ấy.

Với cái suy nghĩ đó mà tôi đã ngang miệng cãi lại mẹ khi mẹ nói những điều mà tôi cho là mẹ sai hoàn toàn. Đừng vội cho là tôi sai khi cho rằng mẹ sai, trong tình huống ấy, tôi không thể nào nghĩ rằng mẹ đúng. Sai và thật sự sai!. Rồi sau cái ngày ấy, mẹ và tôi dường như cách biệt nhau một khoảng cách, xa vời vô cùng mặc dù đang chung một  nhà.

Tôi không hề nghĩ rằng mình sẽ xin lỗi mẹ, vì mình đã sai. Có thể đó là ngang bướng, nhưng mẹ ạ, con không muốn mẹ con mình cứ mãi không hiểu nhau, nếu như không có cái ngày ấy .

Nhưng bây giờ, con muốn xin lỗi mẹ, vì … con đã ngang bướng cãi lại mẹ. Con xin lỗi mẹ vì mẹ là mẹ của con, con đã sai vì con cãi mẹ, nhưng mẹ ạ, con mong mẹ cũng sẽ hiểu cho con.
 

^^


 

9 tháng 11 2017

De 1

Đã rất lâu rồi em không có dịp về thăm quê nội. Hôm nay, sau một năm học vất vả, em được bố mẹ thưởng một chuyến về quê chơi. Chao ôi! Quê em đổi mới nhiều quá!

Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa,... Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hoà chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng. Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 - 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật. Em nghe bà kể rằng: "Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng. Mẹ em nói: "Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay". Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông.

Hai bên đường trước dãy là những ngôi nhà mái tranh vách đất, cứ lúc mưa là lại bị dột. Ngày ấy cũng chưa có điện, cứ đến chập tối là thắp đèn dầu và đóng cửa ở trong nhà, ngại sang nhà hàng xóm chơi vì trời tối quá. Thế mà giờ đây hai bên đường san sát những ngôi nhà hai tầng mọc lên. Đèn điện được thắp sáng trưng. Những cột giàn ăng ten dựng lên cao ngất. Chắc hẳn ở khắp các miền quê trên đất nước ta, có rất nhiều nơi có cảnh đẹp và sự đổi mới giống như quê em

                     Quê hương nếu ai không nhớ

                    Sẽ không lớn nổi thành người

Câu hát trên cứ văng vẳng bên tai. Em nghĩ lớn lên dù có đi đâu xa, em cũng không thể quên nơi chôn rau, cắt rốn. Hiện nay, đang ngồi trên ghế nhà trường em nghĩ sẽ học tập giỏi để mai này lớn lên, xây dựng quê hương em ngày càng giàu đẹp, để không phụ công lao dưỡng dục của cha mẹ và thầy cô.



 

De 2

Mỗi chúng ta khi lớn lên, đều bỏ lại đằng sau mình một thời thơ ấu biết bao kỉ niệm buồn vui lẫn lộn. Tôi vẫn nhớ những lần ham chơi quên cả giờ về, hay những lần mải đi chơi làm mất cả chìa khóa nhà. Nhưng kỉ niệm về người anh họ của em khiến em nhớ mãi không thể nào quên.

Trong những dịp nghỉ hè, tôi thường được bố mẹ cho về quê. Tôi rất thích về quê bởi ở đó tôi có một người anh họ. Anh hơn tôi một tuổi và rất quý tôi. Mỗi lần về quê, anh thường dắt tôi đi chơi khắp nơi. Anh đi đằng trước, tôi lũn cũn chạy theo sau. Những khi tôi mỏi chân, anh thường cõng tôi trên lưng chạy nhong nhong. Ngồi trên lưng anh tôi thích chí cười khanh khách. Quê tôi có bờ lau trắng xóa. Những lúc đang chơi đuổi bắt, không thấy anh đâu, tôi khóc thét lên, anh từ đâu chạy đến, rắc lên đầu tôi những cánh hoa khiến tôi tròn mắt ngạc nhiên. Đặc biệt, tôi rất thích mỗi khi anh và bạn anh thi thả diều, nhìn cánh diều bay lên bầu trời cao lồng lộng, tôi không bao giờ chán. Anh chiều tôi là thế nhưng tính nhõng nhẽo của tôi đã gây nên một tai nạn. Hôm đó, anh dắt tôi đi đến nhà một người bạn. Trên đường đi, tôi bống nhìn thấy một cây roi quả sai vô cùng.

Những quả roi chín thành từng chùm trông thật thích mắt. Tôi dừng lại và chỉ lên những chùm quả đang lấp ló trong tán lá. Tôi muốn ăn roi. Anh định trèo lên hái cho tôi. Anh đứng ngước mắt lên và lắc đầu: "Cây cao quá, anh không trèo được. Thôi, đi cùng anh ra chợ, anh sẽ mua cho em". Tôi nhất quyết "Không, em thích ăn cả chùm cơ! Ở chợ không có roi giống thế này". Dù anh thuyết phục thế nào, tôi cũng không chịu. Anh càng dỗ, tôi càng bướng và tôi đã ngồi bệt xuống đất, nước mắt bắt đầu chảy dài, tay chân đạp loạn xạ. Tôi biết, anh nhất định sẽ hái cho tôi khi thấy tôi khóc. Và quả thật, tôi đã thắng. Anh kéo tôi đứng dậy, lau nước mắt và nói: "Em nín đi, anh sẽ hái cho em chùm quả đó". Anh dắt tôi đến cổng nhà bác có cây roi, gọi cửa và tôi thấy có một bác chạy ra, anh xin phép bác cho anh được hái một chùm roi. Bác đồng ý nhưng dặn anh tôi phải cẩn thận vì cành roi rất giòn. Anh trèo lên, trèo thật cao để hái được đùng chùm roi tôi thích. Nhưng khi đang hái thì anh trượt chân, ngã nhào từ trên cây xuống. Tôi thấy anh ngã thì chạy đến hỏi: "Anh có đau không?" anh gượng cười, nói: "Anh không sao đâu. Em cứ yên tâm". Nhưng không phải thế, anh bị gãy chân...

Bố về quê, biết anh bị gãy chân vì tôi. Bố đã mắng tôi nhưng anh lại nói với bố: "Tất cả là tại cháu, chú đừng mắng em kẻo nó sợ". Dù tôi có gây ra chuyện gì, anh cũng luôn che chở cho tôi. Anh là người anh tuyệt vời của tôi. Kỷ niệm đó mỗi khi nghĩ lại, tôi lại thấy cay cay nơi sống mũi.

De 3

Ở năm học lớp 5, em có một người bạn thân. Bạn đó tên Tuấn. Bạn là một học sinh giỏi, là một tấm gương tốt trong học tập và hay giúp đỡ bạn bè.

Tuấn là người mà cô và các bạn trông cậy nhất. Trong lớp, môn học nào Tuấn cũng phát biểu và đóng góp ý kiến nhiều nhất. Bài làm của bạn ấy lúc nào cũng 9 với 10 điểm. Bài nào các bạn chưa hiểu rõ, Tuấn giảng giải từng li từng tí cho các bạn hiểu. Giờ ra chơi, Tuấn bỏ ra 10 phút để dò lại các kiến thức của những bạn học yếu.

Có một lần, em để quên cả hộp bút ở nhà. Tuấn biết, nhưng bạn ấy không nói cho cô và còn vui vẻ hi sinh cây bút duy nhất của mình để cho em mượn, nên hai đứa đã lén lút thay phiên nhau cầm bút chép bài. Lúc đó, Tuấn làm cho em rất cảm phục và cảm thấy mến bạn hơn.

Một lần khác, em bị sốt cao phải nghỉ học hết hai ngày. Em định gọi điện thoại nhờ Tuấn đến giảng bài. Vừa nhấc máy lên, chưa kịp bấm số, thì em nghe Tuấn gọi: "Duy ơi! Bạn có nhà không? Mình đến thăm bạn đây!". Không ngờ Tuấn đã tranh thủ làm hết bài ở nhà, rồi đem vở đến giảng cho em. Tuấn còn chép phụ bài giúp em nữa. Hôm ấy, em cảm động xuýt rơi nước mắt. Nhờ vậy mà tình bạn giữa em và Tuấn càng thân thiết và gắn bó hơn.

Có một hôm, vào giờ ra chơi, em cùng Tuấn đang ngồi đọc truyện trên ghế đá, thì thấy một người bạn khác lớp bị té trước mặt, ngồi ôm chân đau đớn. Tuấn liền chạy tới đỡ bạn dậy, phủi quần áo cho bạn và hỏi: "Bạn có đau lắm không? Để mình giúp bạn". Thế mà em vẫn ngồi trên ghế đá, cầm cuốn truyện, nhìn Tuấn. Tuấn quay lại chỗ ngồi, vậy mà không hề mở lời trách móc em mà vui vẻ cùng em đọc tiếp cuốn truyện. Có lẽ Tuấn muốn giữ nguyên vẹn tình bạn giữa hai đứa.

Trên lớp, bạn ấy còn hay trực nhật phụ các bạn. Vào những cuộc thi đua của khối năm, lớp em luôn đoạt giải nhất nhì là nhờ bạn. Cả lớp, ai cũng tự hào về Tuấn.

Được cô giáo thương, các bạn trông cậy và tin tưởng như vậy mà Tuấn không tỏ ra tự cao, hống hách, thật đáng khâm phục. Tuấn đúng là cháu ngoan của Bác Hồ.

Em rất tự hào vì có một người bạn thân như Tuấn. Em thấy mình còn phải học hỏi thêm nhiều điều ở Tuấn. Qua những sự việc trên, em sẽ cố gắng phấn đấu để được như Tuấn, luôn có trong mắt của cô và các bạn, để được trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.

De 4

Cho đến bây giờ, mỗi khi tôi và Hoa sánh vai nhau trên con đường làng quen thuộc tới trường thì những kỉ niệm năm nào lại hiện về trước mắt tôi như mới hôm qua. Kỉ niệm đó là việc tốt mà tôi và Hoa không bao giờ quên được.

Lúc ấy, đã gần đến giờ vào lớp. Các bạn đã đến gần đông đủ, riêng chỉ có bàn trực nhật của cái Hoa là vẫn chưa thấy ai đến. Thấy vậy, tôi lên tiếng: “Các bạn ơi, hôm nay bàn nào trực nhật mà chưa làm nhỉ?”. Mi lên tiếng: “Hôm nay là bàn cái Hoa đấy, ban nãy tớ đi học còn thấy nó đang gánh nước tưới rau”. Thấy thế, tôi suy nghĩ một lát rồi nói: “Chúng mình mỗi người một tay giúp bạn ấy vào lớp chẳng vào lớp bây giờ”. Cái Uyên lên tiếng: “Mặc kệ, chúng mình cứ thoải mái chơi đi, có phải bàn mình đâu mà phải lo, cậu thích thì đi mà làm”. Tôi không nói gì, lặng lẽ đi mượn chổi quét lớp.

Đầu tiên, tôi vẩy nhẹ một ít nước lên nền nhà rồi quét cho đỡ bụi, tôi móc từng gậm bàn, gậm ghế chẳng mấy chốc lớp đã sạch bóng. Xong rồi kê lại bàn ghế cho ngay ngắn và chạy đi xách nước, giặt giẻ lau bảng. Vừa xách nước vào tới lớp thì cái Hoa đã hớt hả chạy vào đã thấy lớp sạch tinh tươm. Từ cửa văn phòng, ba tiếng trống vang lên báo hiệu giờ vào lớp. Tôi nhanh chân vào vị trí xếp hàng với khuân mặt đỏ bừng, lấm tấm mồ hôi. Bạn cờ đỏ cũng đã có mặt. Cô giáo bước vào lớp, tất cả đứng dậy chào cô. Cô giáo đưa mắt nhìn xung quanh một lượt, có vẻ rất hài lòng rồi cho chúng tôi ngồi xuống. Cô nói:

- Hôm nay bàn em Hoa trực nhật rất tốt, lại đúng giờ. Cô mong cả lớp học tập tinh thần làm việc của bàn bạn Hoa thì lớp ta sẽ rất tốt.

Cả lớp tôi không có ai nói gì, đều đưa mắt về phía tôi. Hoa nghẹn ngào lên tiếng:

- Thưa cô, em xin lỗi cô và bạn Ánh. Hôm nay đến phiên bàn em trực nhật nhưng mẹ em ốm, sáng sớm em phải đi tưới rau giúp mẹ. Vì trời lạnh nên em không đi sớm được chính bạn ấy đã giúp em đấy ạ.

Nghe Hoa, cô giáo nhẹ nhàng nói:

- Cô hiểu rồi, thế là bàn em Hoa không trực nhật, nếu không có bạn ấy thì lớp ta bây giờ sẽ ra sao đây? Ánh quả là một học sinh đã làm được việc tốt rồi đó. Chúng ta nên học tập bạn Ánh nhé! Cả lớp mình có đồng ý không?

Chúng tôi thi nhau: "Có ạ!" Nghe cô giáo nói, các bạn cảm thấy thật xấu hổ về hành động của mình. Việc tốt của tôi là như thế đấy, tuy nó rất nhỏ bé thôi nhưng no thật ý nghĩa. Qua câu truyện này tôi cũng muốn gửi tới các bạn một thông điệp: Phải biết chia sẻ, cảm thông với bạn bè trong những lúc họ gắp khó khăn. Có như thế thì cuộc sống của chúng ta mới tốt đẹp hơn.