K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

+ Mở bài:

-Trong xã hội mỗi người đều có vai trò và nhiệm vụ của riêng mình, đối với học sinh, sinh viên thì việc học tập là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên có rất nhiều bạn trẻ đang coi nhẹ việc học, xem thường nó và thường tìm cách học đối phó để chống chế lại cha mẹ và thấy cô. Thực trạng này đang trở nên báo động ở Việt Nam cũng nhưng trên thế giới.

+ Thân bài:

– Học đối phó là cách học như thế nào? Học đối phó là cách học nhiều bạn học sinh nhằm mục đích ứng phó tại một thời điểm, một giai đoạn nhất định như: Kỳ thi tốt nghiệp THCS, THPT…

– Hậu quả của việc học đối phó? Việc học này khiến cho các bạn chịu nhiều hậu quả bởi việc không hiểu rõ kiến thức, không học ngọn nguồn của vấn đề mà chỉ học lướt qua bề mặt,.

-Việc học đối phó cũng vậy đến lúc cần thiết các bạn sẽ không thể nào áp dụng những kiến thức mà mình đã học để đạt hiệu quả cao.

– Việc học đối phó gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng bởi các bạn không nắm vững được kiến thức mình đã học, chỉ học máy móc công thức, rồi bỏ qua.

Học đối phó

Học đối phó

– Học đối phó như vậy sẽ gây những tổn thất về mặt kinh tế, công sức của chính các bạn và thầy cô gia đình, bởi học rồi mà sau một thời gian các bạn vẫn như chưa được học, vậy thì học để làm gì?

– Nguyên nhân gây ra việc học đối phó này là do chương trình học hiện nay quá nhiều, khiến các bạn học sinh bị quá tải, trong một thời gian mà phải tập trung vào quá nhiều môn khiến các bạn mệt mỏi và tìm cách đối phó với nó.

– Ngoài ra, còn do nhận thức của các bạn , nhiều bạn chỉ tập trung vào những môn mình thích hoặc những môn học quan trọng giúp các bạn thi vào đại học và ra trường tìm việc làm thuận lợi, nếu bỏ bê những môn không thích, không thi và tìm cách học đối phó.

– Phương pháp giải quyết việc học đối phó thì nhà trường và gia đình nên có định hướng cho con em mình một cách rõ ràng trong việc học tập. +Kết

– Học sinh, sinh viên là trụ cột của đất nước mai sau, việc học tập của các bạn hôm nay chính là tiền đề để xây dựng đất nước vững mạnh mai sau.

– Học đối phó sẽ khó có cơ hội phát triển mình, đóng góp sức lực của mình để xây dựng đất nước sánh vai cùng các cường quốc năm Châu như lời Bác Hồ đã dặn.

26 tháng 3 2018

Đặt Vấn Đề:

– Một xã hội chỉ phát triển khi giáo dục phát triển. Vì thế mà học tập là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Bàn về học tập có nhiều câu nói, trong đó UNESCO đã đề xuất về mục đích của học tập đó là: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.

Giải Quyết Vấn Đề:

Bước 1: Giải Thích

– Học tập là 1 quá trình quan trọng trong cuộc đời của con người. Đó là quá trình tích luỹ tri thức, tiếp thu kiến thức của nhân loại để tạo nên học vấn của bản thân. Học còn là việc rèn luyện những kỹ năng trong đời sống như giao tiếp, ứng xử,… Học tập góp phần tạo nên sự trưởng thành cho mỗi con người.

– Học để biết là mục đích đầu tiên của việc học. Học để tiếp thu, tích luỹ tri thức, nâng cao hiểu biết, mở mang trí tuệ về mọi lĩnh vực của cuộc sống.

– Học không chỉ để biết mà tiến đến cấp độ thứ hai là học để làm. Vận dụng những điều đã học vào giải quyết những vấn đề nảy sinh thì việc học mới có ý nghĩa, nếu không chỉ là lý thuyết suông. Bởi việc học phải đi đôi với hành.

– Học để chung sống là hệ quả từ việc học để biết và học để làm. Việc học sẽ giúp ta hoà nhập với cộng đồng. Khi chung sống trong cộng đồng, ta có thể hoàn thiện bản thân để đi đến mục đích cao nhất của việc học tập đó là hoàn thiện nhân cách và khẳng định ý nghĩa của cuộc đời mình. Đó chính là học để tự khẳng định mình.

=> Câu nói của UNESCO nhằm khái quát 4 mức độ của mục đích học tập. Học để tích luỹ kiến thức và vận dụng vào cuộc sống qua đó cống hiến cho cộng đồng và hoàn thiện bản thân mình.

Bước 2: Bình

– Đánh giá: Lời đề xướng của UNESCO về mục đích học tập đã trình bày một quan điểm đúng đắn về mục đích của học tập bởi nó đã giúp ta nhận thức rõ ràng và thấu đáo hơn về việc học. “Học để biết” là bước đầu tiên để tích luỹ hành trang cho cuộc sống. “Học để làm” là biến lý thuyết thành thực tế để đóng góp cho cộng đồng và giúp con người khẳng định vị trí của mình trong xã hội.

– Nhận xét: Bằng việc sử dụng hình thức điệp từ, điệp cấu trúc câu để khẳng định, nhấn mạnh mục đích của việc học, câu nói đã tác động mạnh đến người nghe như một lời tuyên bố hùng hồn về ý nghĩa và tầm quan trọng của học tập trong cuộc sống. Việc học có giá trị to lớn đối với mỗi cá nhân cũng như đối với cộng đồng. Do đó một khi hiểu được mục đích cao cả của việc học, con người sẽ có động lực và tình yêu đối với học tập.

Bước 3: Luận.

– Là một tổ chức uy tín, có vai trò tích cực đến sự phát triển của nhân loại, UNESCO đã nhận thấy việc đánh giá đúng mục đích việc học có ý nghĩa vô cùng to lớn với sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, chính vì không phải ai cũng nhận thức được mục đích học tập mà ỷ lại, dựa dẫm nên đã dẫn đến nhiều biểu hiện sai trái như tiêu cực trong thi cử, “đổi tình lấy điểm”,… Dó là một thực trạng đáng lo ngại cho giáo dục.

– Khi nhận thấy mục đích của việc học, bản thân cần tự thay đổi trước tiên. Tích cực tìm hiểu nội dung bài học, đào sâu nghiên cứu các vấn đề khó để tìm câu trả lời, tham gia các hoạt động xã hội để rèn luyện kỹ năng sống… Không thể trông chờ ai khác đem hoa thơm trái ngọt đến cho mình mà phải tự tay vun trồng.

26 tháng 2 2023

Mẫu mở bài: Có lẽ khoảng thời gian mà ai ai khi đã trưởng thành đều nhớ đến chính là lúc mình còn ngồi trên ghế nhà trường. Kỉ niệm ấy hồn nhiên, trong sáng như cơn mưa rào đẹp đẽ. Thế nhưng, hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ không ngừng nghỉ; internet và mạng xã hội đã gián tiếp bóp nghẹt những kỉ niệm ấy. Vì sao lại nói thế?, ấy là vì trong trường học hiện giờ xuất hiện vô vàn thách thức với tình trạng học tập của học sinh. Mà một trong những lý do đó là vấn đề: "...."

Một số ý chính cho bạn.

- Nguyên nhân xảy ra hiện tượng:

+ Quá đắm mình vào thế giới game online, mê mẩn các họa tiết và nhân vật ảo trong game.

+ Bạn bè rủ rê, lôi kéo chơi game chung từ đó sa đọa.

+ Thấy người khác chơi, mình tải về chơi theo và mong muốn đạt được điều gì đó cao trong game.

+ ...

- Biểu hiện:

+ Chơi game bỏ ăn uống.

+ Gạt chuyện học sang một bên.

+ ..

- Tác hại:

+ Làm hư mắt, tổn hại đến sức khỏe của học sinh.

+ Cha mẹ lo lắng, nhà trường cố gắng mệt mỏi khuyên răn.

+ ..

- Hậu quả:

+ Mất đi một tương lai tốt đẹp vốn có.

+ Bị cận thị chỉ có tăng mà không có giảm.

+ Sống vô nghĩa, sống có lỗi với người thân và mọi người xung quanh chỉ vì một con game vô bổ ích.

+ Sống phí thời gian, lỗi với cha mẹ đã cho mình hình hài một cuộc đời để sống.

+ ....

- Đánh giá vấn đề:

+ Tiêu cực cần bài trừ.

+ Phê phán những hành động nghiện game của một số bạn học sinh.

- Liên hệ thực tế:

+ Trong lớp em.

+ Ở trường em.

- Liên hệ bản than em: em có nghiện game không?, vì sao và nếu có em sẽ làm những gì để khắc phục tình trạng nghiện game của bản thân?. 

+ Gợi ý giải pháp:

_ Tự kiềm chế bản thân bằng cách tự giác lấy vở học hành.

_ Lập thời gian chơi, học một cách đúng đắn.

_ Em có thể viết một bài báo tường để tuyên truyền việc không nên nghiện game mà nên chăm chỉ học hành. Từ đó, ta có thể sống có ích cho cuộc đời và không hổ thẹn với bản thân, cha mẹ mình.

_ ....

Mẫu kết bài: Sẽ không bao giờ có vấn đề nào mà chúng ta không giải quyết được, bằng những sự nỗ lực kiên trì cố gắng không ngừng nghỉ em tin rằng vấn đề "học sinh ngày nay bỏ ra 3 - 4 giờ để chơi game mỗi ngày còn hơn bỏ ra 1 giờ lo việc học" sẽ được hạn chế và sau cùng là không còn nữa.

22 tháng 8 2018

Theo em, nếu đúng ra thì một phần cx là vì việc giáo dục tuy nhiên cái chính ở đây là ý thức những học sinh bây giờ đã thay đổi, cái cách mà bố mẹ dạy trẻ nhỏ đã khiến trẻ thay đổi, những sự chiều chuông và ham muốn của chúng đã lên rất cao khiến chúng trở thành những kẻ quá sỹ diện, cho rằng mình có mọi thứ. Trong nền giáo dục, cả lý thuyết với cả thực hành đều có tác dụng rất ít bỏi cái " tôi" trong chúng nay đã trở nên "khủng bố", ngay cả nếu chúng ta cung cấp thêm về mặt thực hành thì chúng cx chỉ bỏ lờ ngoài tai. Sự phát triển của chúng đã đi sai lệch hướng. Theo em, để thay đổi, chúng ta cần phải biết mình sai ở đâu, khi gặp những người có thể cung cấp cho ta cái hiểu biết về ý thức nhân loại, ko nên vì bất cứ lí do nào mà ghét bỏ, nói xấu những người dạy đó chỉ bởi họ quá khắt khe, ko giống như bản thân chúng ta. Hãy nhớ họ chính là cái gương, bất cứ điều j mà chúng ta nói ra bất luận đẹp hay xấu đều phản ánh lên CHÍNH BẢN THÂN MÌNH cx giống như soi gương , cái ta nhìn tháy là bản thân mik chứ ko phải ai khác cả.  

23 tháng 8 2018

Lạc đề rồi. Ý đề là bàn về chế độ giáo dục cơ, vụ ý thức chỉ là dẫn dắt .

Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành. Yêu cầu:-Có mở bài thu hút, không quá dài dòng -Có dàn ý chi tiết, bố cục rõ ràng, chặt chẽ, mạch lạc.-Có câu hỏi đặt ra như câu chủ đề.-Có minh chứng, ví dụ rõ ràng phong phú trong thời đại lịch sử ứng dụng ra sao, kết quả, trong thời hiện tại, trong thơ........-Kết bài...
Đọc tiếp

Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành. Yêu cầu:

-Có mở bài thu hút, không quá dài dòng 

-Có dàn ý chi tiết, bố cục rõ ràng, chặt chẽ, mạch lạc.

-Có câu hỏi đặt ra như câu chủ đề.

-Có minh chứng, ví dụ rõ ràng phong phú trong thời đại lịch sử ứng dụng ra sao, kết quả, trong thời hiện tại, trong thơ........

-Kết bài khẳng định lại mối quan hệ giữa học và hành, liên hệ thực tế bản thân......

Thứ 3 tuần này mình kt rồi nên mong các bạn giúp mình làm thật nhiều bài tham khảo có giá trị, phong phú, không copy quá nhiều trên mạng chỉ dựa vào, mình không phải quá đáng đâu, nhưng những bài mình từng đọc qua thì không có những yếu tố trên nên mình muốn tham khảo thật nhiều những ý kiến để làm bài kiểm tra đạt kết quả ! Rất mong các bạn giúp đỡ mình!!!!!!!!! Thật nhiều bài nha, nhưng đừng có trùng nhau, mình ko đọc ha lần đâu, mình cũng đã đọc nhiều bài rồi mong các bạn đừng copy ý quá nhiều trên mạng, mình cần thêm ý kiến cho bài tập làm văn này!!!!!!!!

1
10 tháng 3 2019

Nhưng mà mình chỉ tham khảo chứ không copy y chang đâu, mong các bạn giúp mình!!!!!!!!

Tham khảo :

Cùng với sự thành công thái quá của con người trong lĩnh vực công nghiệp – dịch vụ, khoa học kĩ thuật thì nó cũng gây áp lực cho vấn đề môi trường của thế giới. Ở Việt Nam, bên cạnh những vấn đề nhức nhối như hiện tượng xả nước thải trực tiếp ra sông suối, khai thác sa khoáng làm ô nhiễm nguồn nước, còn có một hiện tượng phổ biến làm ô nhiễm môi trường, đó là vứt rác bừa bãi. Có những người ngồi bên hồ chỉ là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống.

Xả rác bừa bãi là thói quen của nhiều người. Trong trường học, nhiều học sinh sau khi ăn quà không để rác vào sọt mà vứt lung tung trên sàn lớp, sân trường. Nhiều túi ni lông, giấy thải bay tứ tung nhìn rất bẩn và khó chịu. Ở một số gia đình, khi có xe đổ rác thì không mang rác ra xe mà khi xe đi qua rồi lại vứt ở góc tường, trước ngõ hay gần nơi họ sống. Một số người đi xe gắn máy, xe buýt, ô tô. Sau khi dùng thứ gì đó thì vứt luôn vỏ đựng xuống lòng đường. Hay một số người ăn kém, uống nước ngọt bên đường sẵn sàng vứt luôn que kem vỏ chai gần nơi họ ngồi. Và còn biết bao người thiếu ý thức bảo vệ môi trường. Họ vứt rác bừa bãi thành thói quen, xả rác bừa bãi nơi công cộng, đường phố.

Vậy, nguyên nhân của hành động thiếu văn hóa này xuất phát từ đâu? Khách quan, có thể thấy việc tuyên truyền, giáo dục ý thức cho người dân của các cơ quan chuyên trách đối với việc bảo vệ môi trường chưa thực sự cao. Các qui định xử phạt lại thiếu và chưa thật nghiêm khắc. Về chủ quan, ta thấy rất nhiều người không có ý thức bảo vệ môi trường tiện tay thì vứt, cốt sao sạch nhà mình, còn ngoài đường ra sao thì kệ. Họ đâu ý thức rằng những việc làm tưởng như rất bình thường, đó lại có tác hại lớn thế nào đến môi trường sống của chính họ và những người xung quanh.

 

Vứt rác bừa bãi gây ra hậu quả vô cùng lớn. Hành động này làm xấu cảnh quan thiên nhiên gây mất mĩ quan đường phố. Nguy hại hơn, nó làm cho môi trường sống của chúng ta lại ô nhiễm: Vứt rác ra sông hồ làm ô nhiễm nguồn nước, chôn rác không phân hủy làm ô nhiễm đất, làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm tầm nhìn. Gây ảnh hưởng xấu đến các loài sinh vật chứ không kể riêng con người. Sức khỏe của con người suy giảm, dễ mắc các bệnh về hô hấp, về tiêu hóa, ung thư. Các loại sinh vật sống ở biển, hồ sẽ chết vì nuốt phải rác không phân hủy, chết vì nguồn nước quá ô nhiễm gây hoang mang cộng đồng.

Bởi vậy, chúng ta phải có những giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng này. Ở Sing-ga-po, những người vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng dù là rác rất nhỏ như mẩu thuốc lá hay vỏ kẹo cao su. Cũng bị phạt rất nặng. Đó chính là một kinh nghiệm mà đất nước ta cần học tập. Cần có những hình thức xử phạt thật nghiêm hành động này. Bên cạnh đó, các ban ngành chính quyền, các cơ quan chức năng, đoàn thể. Cần đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân để họ không vứt rác bừa bãi. Mặt khác chúng ta cần tích cực trồng cây xanh, phủ đồi trọc giữa môi trường Xanh – Sạch – Đẹp.

Tóm lại, vứt rác bừa bãi là hành vi thể hiện trình độ văn hóa của mỗi người – Để không bị đánh giá là vô văn hóa, giữ gìn vệ sinh trong sạch, chúng ta nên vứt rác đúng chỗ.

7 tháng 3 2022

Ok bạn yêu

8 tháng 2 2018

a.

- Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích: vạch rõ tình trạng dân trí chung của xã hội ta từ đó đề cập đến việc cần thiết phải học tập, kêu gọi mọi người cùng học tập.

- Bài viết nêu ra những ý kiến:

    + Trong thời kì Pháp cai trị mọi người bị thất học để chúng dễ cai trị

    + Chỉ cho mọi người biết ích lợi của việc học.

    + Kêu gọi mọi người học chữ (chú ý các đối tượng).

- Diễn đạt thành những luận điểm:

    + Tình trạng thất học, lạc hậu trước Cách mạng tháng Tám.

    + Những điều kiện cần phải có để người dân tham gia xây dựng nước nhà.

+ Những khả năng thực tế trong việc chống nạn thất học.

- Các câu văn mang luận điểm chính của bài văn:

    + "Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí"

    + "Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ."

b. Để tạo sức thuyết phục cho bài viết, người viết đã triển khai những luận điểm chính với các lí lẽ chặt chẽ:

    + Trước Cách mạng tháng Tám, dưới ách đô hộ của thực dân, nhân dân ta phải chịu cảnh thất học, mù chữ;

    + Nay đã dành được độc lập; để xây dựng đất nước thì không thể không học, mọi người phải biết đọc, biết viết;

    + Biến việc học thành việc làm rộng khắp, với các hình thức cụ thể có thể áp dụng mọi lúc, mọi nơi.

c. Tác giả không thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được. Sức thuyết phục chỉ có thể được tạo nên bằng hệ thống các luận điểm, trình bày với lí lẽ lôgic, chặt chẽ. Nhiệm vụ giải quyết vấn đề đặt ra đòi hỏi phải sử dụng nghị luận.

22 tháng 5 2022

undefined

22 tháng 5 2022

undefined

13 tháng 12 2018

Cậu đọc học để lsmf gì học cho ai ik

Cho đoạn văn sau:Học tập là một quá trình lâu dài bền bỉ kiên trì đòi hỏi mỗi người phải luôn tích cực phấn đấu. Mục đích của học tập chính là " Học hỏi được rất nhiều kiến thức xã hội để xây dựng nền tảng cho con người có thể làm việc và thực hiện các giấc mơ của mình. Lê Nin đã từng nói:" Học, hoc nữa, học mãi " nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học tập....
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau:

Học tập là một quá trình lâu dài bền bỉ kiên trì đòi hỏi mỗi người phải luôn tích cực phấn đấu. Mục đích của học tập chính là " Học hỏi được rất nhiều kiến thức xã hội để xây dựng nền tảng cho con người có thể làm việc và thực hiện các giấc mơ của mình. Lê Nin đã từng nói:" Học, hoc nữa, học mãi " nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học tập. Học chẳng bao giờ là đủ. Mỗi ngày cuộc sống lại dạy cho ta thêm những bài học mới, nhân loại laị cho ra đời những phát minh sáng tạo mới. Mục đích của chúng ta chính là : Học hỏi hết công suất, cố gắng tìm hiểu chuyên sâu được càng nhiều càng tốt mục đích học tập văn nghị luận xã hội

Đoạn văn trên được viết theo phép lập luận nào? Chỉ ra phép lập luận cho đoạn văn đó?

1
7 tháng 4 2018

mik nghĩ :

lập luận giải thích

phép giải thích : chính là giải thích câu nói của Lê Nin đó 

bn tự tìm nha

hok tốt