K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 3 2018

Anh Tạo ở cạnh nhà em là công nhân ở một công trường xây dựng. Vào một sáng chủ nhật, em được theo anh đến nơi anh làm việc.

Đây là công trường đang thi công xây dựng một ngôi nhà cao tầng. Mây chục công nhân đang lao động khẩn trương trên một khoảnh đất tương đối rộng. Góc này, mấy người đang đánh vữa, góc kia, đang đẩy xe gạch tiếp tế cho tổ xây, trong đó có anh Tạo.

Vóc người anh to lớn, khỏe mạnh, nước da đen sạm vì nắng. Anh đội mũ cối và mặt áo quần màu tím than mới được phát, tay đeo găng bằng vải bạt dày. Anh đang đứng vững chãi trước một bức tường dài xây dở dang, cao ngang thắt lưng. Dưới đất, bên phải anh là một xô vữa, bên trái là đống gạch. Thoạt tiên, anh dùng bay xúc một ít vừa, phủ đều lên hàng gạch trên cùng bức tường. Sau đó, anh lấy tay trái nhặt một viên gạch đặt ngay ngắn lên chỗ vữa vừa mới rải rồi một tay anh giữ viên gạch, tay kia dùng bay gõ nhẹ vào nó. Cuối cùng, anh đưa tay gạt gạt những chỗ vữa thừa nhô ra ở các viên gạch. Ngoảnh đi ngoảnh lại anh đã xây hết một hàng gạch. Chuyển sang hàng khác anh đặt một viên gạch đầu tiên so le với viên gạch hàng dưới. Anh chém một viên gạch ngang thành hai nửa ướm một chỗ để chêm vừa kín chỗ so le ở hàng đầu. Đôi tay anh liên tục hoạt động một cách nhịp nhàng, thoải mái. Anh là thợ xây chính, lâu năm nên rất thạo nghề. Mọi thao tác rất nhẹ nhàng và chính xác. Thỉnh thoảng, anh dùng sợi dây dọi để kiểm tra độ thẳng của bức tường đang xây. Tay cầm đầu dây đưa lên ngang tầm mắt, nheo mắt nhìn rồi mỉm cười một cách thoải mái. Đó là nụ cười của sự hài lòng với kết quả mình đã làm, không phải sửa đi sửa lại. Mặt trời càng lên cao, bức tường trước mặt cũng cao dần thêm. Anh nắng chỉếu những giọt mồ hôi long lanh trên gương mặt lưỡi cày xương xương của anh. Tiếng cười đùa rôm rả của anh làm vơi đi nỗi vất vả trong công việc. Những người làm hồ áo đẫm mồ hôi chạy đi chạy lại rối rít.

Thấy em đang ngước nhìn bức tường dài mà anh xây cứ cao dần thêm mãi và nhìn anh với vẻ đầy thán phục, anh đang huýt sáo bỗng ngừng lại, nở nụ cười tươi, nói vọng về phía em: “Chú có thấy mê cái nghề thợ xây của anh không?”.



 

Hằng ngày đến trường, em đi qua một công trường đang xây dựng. Em thường bắt gặp ánh mắt vui tươi quen thuộc của chú Hưng làm nghề thợ xây.

Lần đầu tiên quen chú, em có cảm tình ngay với đôi mắt ánh lên niềm tự tin của con người nhiều nghị lực. Với thân hình khá vạm vỡ, chú khoan thai bước lên giàn giáo, bắt tay vào công việc quen thuộc hằng ngày. Chú cúi xuống xúc vữa, trải một lớp lên hàng gạch đã xây. Rồi chú cẩn thận xếp từng viên gạch màu hồng tươi lên trên. Thỉnh thoảng gặp khoảng trống cuối cùng của một hàng gạch, không đặt vừa viên gạch, chú lấy lưỡi bay chặt bớt đi. Chú dùng cán bay gõ nhẹ nhiều lần để gạch được ngay và gắn chặt vào nhau. Chú cẩn thận lấy thêm vữa lấp đầy khe và làm kĩ để vữa không rơi vãi. Đôi bàn tay thô rám của chú làm việc thật dẻo dai đều đặn và chính xác. Chú chăm chỉ làm như quên hết tiếng động ầm ĩ xung quanh. Thỉnh thoảng, chú dừng xây, lấy dây dọi xem bức tường có thẳng đứng không. Khi gạch và vữa đều hết, chú ngồi nghỉ một lát rồi gọi vọng xuống:

– Gạch!

– Vữa!

2 tháng 3 2018

Anh Tạo ở cạnh nhà em là công nhân ở một công trường xây dựng. Vào một sáng chủ nhật, em được theo anh đến nơi anh làm việc.

Đây là công trường đang thi công xây dựng một ngôi nhà cao tầng. Mây chục công nhân đang lao động khẩn trương trên một khoảnh đất tương đối rộng. Góc này, mấy người đang đánh vữa, góc kia, đang đẩy xe gạch tiếp tế cho tổ xây, trong đó có anh Tạo.

Vóc người anh to lớn, khỏe mạnh, nước da đen sạm vì nắng. Anh đội mũ cối và mặt áo quần màu tím than mới được phát, tay đeo găng bằng vải bạt dày. Anh đang đứng vững chãi trước một bức tường dài xây dở dang, cao ngang thắt lưng. Dưới đất, bên phải anh là một xô vữa, bên trái là đống gạch. Thoạt tiên, anh dùng bay xúc một ít vừa, phủ đều lên hàng gạch trên cùng bức tường. Sau đó, anh lấy tay trái nhặt một viên gạch đặt ngay ngắn lên chỗ vữa vừa mới rải rồi một tay anh giữ viên gạch, tay kia dùng bay gõ nhẹ vào nó. Cuối cùng, anh đưa tay gạt gạt những chỗ vữa thừa nhô ra ở các viên gạch. Ngoảnh đi ngoảnh lại anh đã xây hết một hàng gạch. Chuyển sang hàng khác anh đặt một viên gạch đầu tiên so le với viên gạch hàng dưới. Anh chém một viên gạch ngang thành hai nửa ướm một chỗ để chêm vừa kín chỗ so le ở hàng đầu. Đôi tay anh liên tục hoạt động một cách nhịp nhàng, thoải mái. Anh là thợ xây chính, lâu năm nên rất thạo nghề. Mọi thao tác rất nhẹ nhàng và chính xác. Thỉnh thoảng, anh dùng sợi dây dọi để kiểm tra độ thẳng của bức tường đang xây. Tay cầm đầu dây đưa lên ngang tầm mắt, nheo mắt nhìn rồi mỉm cười một cách thoải mái. Đó là nụ cười của sự hài lòng với kết quả mình đã làm, không phải sửa đi sửa lại. Mặt trời càng lên cao, bức tường trước mặt cũng cao dần thêm. Anh nắng chỉếu những giọt mồ hôi long lanh trên gương mặt lưỡi cày xương xương của anh. Tiếng cười đùa rôm rả của anh làm vơi đi nỗi vất vả trong công việc. Những người làm hồ áo đẫm mồ hôi chạy đi chạy lại rối rít.

Thấy em đang ngước nhìn bức tường dài mà anh xây cứ cao dần thêm mãi và nhìn anh với vẻ đầy thán phục, anh đang huýt sáo bỗng ngừng lại, nở nụ cười tươi, nói vọng về phía em: “Chú có thấy mê cái nghề thợ xây của anh không?”.

hok tốt

2 tháng 3 2018

Hằng ngày đến trường, em đi qua một công trường đang xây dựng. Em thường bắt gặp ánh mắt vui tươi quen thuộc của chú Hưng làm nghề thợ xây.

Lần đầu tiên quen chú, em có cảm tình ngay với đôi mắt ánh lên niềm tự tin của con người nhiều nghị lực. Với thân hình khá vạm vỡ, chú khoan thai bước lên giàn giáo, bắt tay vào công việc quen thuộc hằng ngày. Chú cúi xuống xúc vữa, trải một lớp lên hàng gạch đã xây. Rồi chú cẩn thận xếp từng viên gạch màu hồng tươi lên trên. Thỉnh thoảng gặp khoảng trống cuối cùng của một hàng gạch, không đặt vừa viên gạch, chú lấy lưỡi bay chặt bớt đi. Chú dùng cán bay gõ nhẹ nhiều lần để gạch được ngay và gắn chặt vào nhau. Chú cẩn thận lấy thêm vữa lấp đầy khe và làm kĩ để vữa không rơi vãi. Đôi bàn tay thô rám của chú làm việc thật dẻo dai đều đặn và chính xác. Chú chăm chỉ làm như quên hết tiếng động ầm ĩ xung quanh. Thỉnh thoảng, chú dừng xây, lấy dây dọi xem bức tường có thẳng đứng không. Khi gạch và vữa đều hết, chú ngồi nghỉ một lát rồi gọi vọng xuống:

– Gạch!

– Vữa!

Thế là gạch được liên tiếp quăng lên. Từ trên cao, chú nhanh nhẹn bắt lấy như một thủ môn lành nghề bắt bóng, vừa bắt chú vừa xếp từng viên một cách gọn gàng ngay ngắn. Một xô vữa nặng được kéo lên và chú tiếp tục làm. Mặt trời ngày một lên cao và bức tường xây cũng mỗi lúc một cao. Chú cởi trần để lộ cái lưng to bè bóng nhẫy và hai cánh tay có bắp thịt nổi lên cuồn cuộn. Chú huýt sáo một điệu nhạc vui như muốn quên đi cái nắng gay gắt. 

Nhìn chú làm việc khéo léo và vất vả, em ước nếu mình là họa sĩ mình sẽ vẽ một bức tranh miêu tả sự khó nhọc và nguy hiểm của người thợ đã tạo nên những ngôi nhà chọc trời, vững chãi, thách thức gió bão và thời gian. Chính những ngôi nhà ấy đã tạo nên biết bao nhiêu tổ ấm gia đinh, hạnh phúc cho mọi người, trong đó có cả em nữa. Em thầm biết ơn người thợ ấy và mong sau này có máy móc thay sức người để những chú công nhân đỡ vất vả và đỡ nguy hiểm khi đứng ở tầm cao.

23 tháng 4 2019

Từ giã chiến trường trở về quê hương, ông Tùng là một thương binh. Ông chứng kiến cảnh các bạn thiếu nhi nghèo trong xã không được đến trường, không được dạy dỗ tử tế nên nói tục, chửi bậy, lại có bạn sa vào trộm cắp ... Nghĩ đến bản thân mình ngày trước, ông càng thương các bạn và đi đến quyết định : “Phải giúp chúng thay đổi cuộc đời. Chỉ có cái chữ mới giúp lũ trẻ thoát nghèo !”.
 
Từ đó, ông Tùng bắt tay vào việc vận động xây trường học cho xã. Ông đề nghị Ủy ban xã cho phép xây trường học và được ủng hộ nhiệt tình. Ông Tùng tự nguyện hiến mảnh vườn nhỏ của mình do ông bà để lại xây trường học. Đất xây trường có rồi, còn kinh phí đâu mà xây dựng? Ông mất ăn, mất ngủ, âm thầm suy nghĩ, trăn trở tìm mọi cách. Nhân dân trong xã biết vậy, mỗi người xin đóng góp một ít cùng ông xây trường. Nhưng quê ông còn nghèo, số tiền quyên góp của bà con chẳng thấm vào đâu. Đã vậy, bà con chỉ quyên góp một lần, hai lần, chứ nhiều cũng ... khổ cho họ. Nghe vậy, ông về nhà đốn tre, chia thành ngàn ống, đưa đến từng hộ dân trong xã. Ông kêu gọi mọi người, mỗi tháng bỏ vào ống hai lon gạo. Chỉ hai lon thôi nhưng cũng đóng được vài bộ bàn ghế, vài cái bảng đen...
 
“Nhưng xã này còn nghèo quá, mà tiền xây dựng trường học bán từ gạo quyên góp thì như muôi bỏ biển. Đã góp phần xây dựng quê hương thì phải nghĩ ra nhiều chuyện, phải có nhiều tiền mới xây được trường” - Ông cười ...
 
Rồi ông bắt đầu đi ... xin. Lúc đầu, phạm vi của ông là những gia đình khá giả trong xã, trong huyện ... Dần dà, ông lên thành phố. Ông nhắm vào những người cùng làng, cùng xã nay làm ăn khấm khá ở các thành phố lớn, vậy mới có thể đủ tiền xây dựng trường. Chiếc xe đạp cọc cạch theo chân ông đi khắp hang cùng ngõ hẻm. Nhiều người không hiểu, cười bảo ông làm chuyện bao đồng; cứ tỉnh, huyện rót kinh phí xuống bao nhiêu thì làm bấy nhiêu, chứ đi xin kiểu ấy, vừa hành xác, vừa giống ... ăn mày. Nhưng ông Tùng quả quyết:
 
- Mình ăn mày mà đem lại cho lũ trẻ nơi học hành tử tế, có được cái chữ để giúp thân thì chẳng đáng gì!
 
Sau hai năm, bằng tấm lòng cùng sự chân thành, ông đã thu được kết quả ngoài mong đợi. Không những ông xây được ngôi trường hai tầng khang trang mà còn sửa lại đường sá, cầu cống cho các bạn đến trường thuận tiện.
 
Nhìn bộ mặt của quê hương thay đổi, khuôn mặt ông Tùng càng thêm rạng rỡ. Tiếng đọc bài của các bạn vang lên hàng ngày làm ông Tùng mãn nguyện. Ông thấy mình như trẻ lại.
 
Việc làm tốt đẹp của ông Tùng đã góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Đó là việc làm cao cả được mọi người khâm phục và kính trọng.

23 tháng 1 2022

Tham khảo

Nhà em có một mảnh đất nhỏ ở trước nhà, ở đó mẹ em hay trồng các loại rau ăn hàng ngày. Các luống rau mẹ em trồng rất xanh tốt. Mỗi khi ra vườn phụ mẹ em nhìn những luống rau ấy và lại thích mê.

Vào những ngày cuối tuần rảnh rỗi, mẹ em thường đi xe ra tận bờ sông để chở về những bao tải đất phù sa để bồi thêm vào đất trong vườn. Mẹ nói làm vậy thì khi trồng rau sẽ tốt hơn mà không cân bón quá nhiều phân hóa học. Và mẹ đồ tận dụng đất vườn để có thể trồng được nhiều loại rau khác nhau, mẹ đã chia mành đất nhỏ xinh ấy làm ba luống đất bằng nhau để dễ dàng trồng và chăm bón. Mỗi luống rau rộng chừng một mét, dài hơn ba mét và rất đều nhau. Giữa các luống rau là những rãnh nhỏ được mẹ vét đất kĩ càng và làm thành lối đi rất sạch sẽ.

Mẹ trồng rau cải ở luống thứ nhất. Khi mới gieo chừng ba bốn ngày, những mầm cây xanh non lấm tấm mọc lên phủ kín màu nâu của đất. Rồi vài ngày sau nữa, từng cây rau cải xanh bóng, mỡ màng đang thi nhau mọc lên rất đều và đẹp mắt. Luống thứ hai mẹ trồng su hào. Những củ su hào mơn mởn, nhờ bàn tay mẹ chăm bón mà lớn nhanh từng ngày. Đến nay mỗi củ đã to bằng nắm tay em và sắp được thu hoạch. Luống thứ ba mẹ trồng rau xà lách và các loại rau thơm. Từng cây xà lách to, xanh mướt cuộn tròn lại nhìn thật ngon lành. Xen kẽ những cây xà lách ấy là rau mùi ta xanh mượt, thơm phức, những bụi húng láng vừa thơm vừa tốt cũng muốn góp phân tô điểm cho luống rau thêm xanh đẹp hơn.

Cứ mỗi sáng sớm, ngắm nhìn vườn rau xanh mượt của mẹ ướt đẫm sương đêm em có cảm giác rất thích thú. Mỗi luống rau mẹ trồng đều cho thu hoạch được rất nhiều rau sạch. Nhờ đó mà bữa cơm hàng ngày của nhà em đều có cơm ngon, canh ngọt. Khi nào thu hoạch rau mẹ thường bảo em mang rau biếu ông bà nội và cho cả bác hàng xóm nữa.

Vườn rau tuy nhỏ nhưng mang lại lợi ích rất lớn cho gia đình em. Mẹ thường nói trồng rau và chăm bón cây cối sẽ làm cho mẹ thấy vui vẻ hơn. Em cũng vậy, em sẽ giúp mẹ nhiều hơn nữa trong việc trồng và chăm bón để vườn rau ấy luôn tươi tốt. Rồi hết lứa rau này, nhà em sẽ lại có một vườn rau xanh non, mượt mà khác.

23 tháng 1 2022

Ngày nào cũng vậy, đi học về là em chạy ngay ra vườn rau của bà phía sau nhà. Đó là nơi mà em yêu thích nhất trong căn nhà nhỏ của mình.

Vườn rau không lớn, chỉ khoảng 10m vuông, được bà rào quanh bằng gậy tre, tranh lũ gà, vịt hay chú Lích nhà em chạy vào quậy phá. Luống rau được phân thành nhiều vồng nhỏ song song với chiều rộng của luống. Cứ năm vồng lại cách một rãnh nhỏ rộng chừng một gang tay em, dùng làm lối đi lại trong luống để chăm sóc hoặc thu hoạch rau. Trong từng vồng, cải đã lên cao chừng hai mươi xen-ti-mét. Những cây cải xanh non, tươi roi rói dưới lớp sương mỏng ban sáng. Những ngọn lá phía dưới cùng to bản, hình bầu dục như những chiếc dép xanh xếp xòe tròn quanh gốc, là là trên mặt đất. Lớp lá phía trên là lá non, ngắn và nhỏ hơn, úp vào nhau như còn ngại ngùng nắng gió. Ở một số cây cải, hoa nở vàng rộ, năm cánh xòe rộng, rung rinh trước gió trông thật là đẹp.

Mỗi buổi sáng thức dậy, em sẽ cùng bà xách một xô nước ra sau vườn để tưới cho từng luống rau. Ngọn lá rau lay động như muốn cảm ơn em và bà vậy.

Cũng nhờ khu vườn nhỏ này mà cả gia đình luôn sẵn đĩa rau xanh mướt trên bàn cơm. Đó là thành quả chăm sóc của em và bà. Em rất yêu khu vườn nhỏ xanh mướt, đầy sức sống của nhà mình.

26 tháng 2 2018

Ngày nào đi học, chúng em cũng đi qua chiếc cầu gỗ bắc qua ngòi Thia. Ngòi Thia chỉ rộng độ 15 mét, sâu hơn 2 mét, nhưng về mùa lũ nước cuồn cuộn đục ngầu.

Tháng 9 năm 2000, mưa to, lũ lụt lớn. Chiếc cầu gỗ bắc qua ngòi Thia chỉ một đêm bị lũ cuốn gần nhứ hết sạch các mảnh ván gỗ và lan can trên cầu.

Sáng thứ hai hôm ấy, mưa đã tạnh, nước ngòi dâng đầy cuốn băng băng Cầu đã bị trôi hết ván. Hàng mấy chục học sinh Tiểu học thôn Hạ và xóm Chừ đứng ngơ ngác nhìn ngòi, nhìn cầu. Bước vào năm học mới được 2 tuần, thế bọn chúng em phải quay trở về nhà.

  Bác Chính sĩ quan công binh về hưu, là Hội trưởng Hội Cựu chiến binh xã Hồng Phong đã ra tay làm sống lại cây cầu. Bác đã vận động thanh niên và các cán bộ về hưu toàn xã đốn mấy chục cây bạch đàn to, dài trong vườn bác tập kết tại chân cầu. Mấy tay thợ mộc ở xóm Chùa được bác điều động đến giúp bác một tay. Mọi thứ vật liệu khác như đinh, móc sắt, dây thép và dây cáp vun chằng cầu bác đều tự bỏ tiền ra mua sắm. Là kĩ sư công binh thời chiến tranh, tất cả nên mọi khâu kĩ thuật, bác đảm đương hết. Các cô giáo trường Tiểu học xã phục vụ nước uống và cơm trưa. Đến nửa đêm thì cái cầu bắc qua ngòi Thia đã hoàn thành. Năm đó, em là học sinh lớp Một.

   Đến nay, chiếc cầu đã trải qua năm năm trời sương gió nắng mưa, được phục thử thách qua ba cơn lũ lớn. Xe kéo công nông vẫn qua lại bình thường. Uỷ ban xã trả bác Chính 5 triệu đồng gọi là tiền gỗ bạch đàn, nhưng bác Chính nói là chiếc cầu tình nghĩa có là bao !

Từ bấy đến nay, chiếc cầu bắc qua ngòi Thia từ làng Hạ, xóm Chùa đi sang làng Thượng, làng Trung của quê em được bà con gọi một cách thân mật là cầu Ông Chính.

26 tháng 2 2018

Chẳng bao giờ em làm được một việc tốt đáng kể hay chỉ ít là làm người khác thấy vui, chỉ trừ có một lần khi em còn học lớp 2. Lần đó em đã nhặt được của rơi và trả lại cho người mất.

Chiều hôm ấy, em trực nhật nên phải ở lại lớp một lúc để đổ rác. Lúc em đang đi trên sân trường thì bỗng em giẫm phải một vật gì cưng cứng. Em cúi xuống nhặt lên thì thấy: ồ! hoá ra là một cuốn tiểu thuyết khổ 18x7cm của nhà sách Trí Tuệ cuốn đầu giáo sư Powel của tác giả A.R Belger (hay lắm đấy). Cuốn sách này được bọc ngoài bằng nilon trong nên có lẽ người mất mới mua về chưa đọc. Em cũng chưa đọc nó nhưng đã biết ít nhiều về nó qua lời nói của bố mẹ. Hình như nó là một cuốn tiểu thuyết rất hay. Em lật xem bìa sau của cuốn sách thì thấy một đoạn văn ngắn kể lại tóm tắt nội dung cuốn sách. Nó càng làm em chắc chắc về suy nghĩ của mình. Trong đầu em hiện lên ý nghĩ lấy luôn cuốn sách này. Thế là, em ngó xung quanh xem có ai không. Thôi chết! Còn bác bảo vệ. Em chờ bác bảo vệ để ý đi chỗ khác rồi nhanh tay đút luôn cuốn sách vào cặp tung tăng chạy ra khỏi cổng trường. Trên đường, em không thôi nghĩ về nhưng tình tiết hấp dẫn, li kì của cuốn sách. Ôi! thú vị biết bao! Nhưng cái đầu em không chỉ nghĩ đến một chuyện nó lái sang một chuyện khác. Chuyện về người bị mất. Vì có cái đầu ham nghĩ nên em không biết phải phân xử ra sao, mang về đọc và giữ của riêng hay trả lại cho người bị mất đây! Hai phương án cứ đánh nhau, xáo trộn trong đầu em. Vừa lúc đó, em về dến nhà. Em chào bố mẹ rồi đặt mình lên chiếc giường ở phòng riêng. Em lại tiếp tục suy nghĩ. Mà phải rồi! Mẹ là người có kinh nghiệm trong cuộc sống, mình nên hỏi mẹ xem sao! Em nghĩ, thế là em chạy xuống tầng 1, đưa cuốn sách cho mẹ và kể đầu đuôi câu chuyện cho mẹ nghe. Nghe xong, mẹ cười và bảo:

- Bây giờ, con hãy đặt mình vào tình huống như người mất mà xem. Chắc chắn con sẽ rất buồn và lo lắng vì bố mẹ sẽ mắng khi làm mất cuốn sách khá đắt: 120.000đ cơ mà! Đấy, con hãy tự nghĩ và quyết định đi.

- Quả thật nếu em là người mất thì cũng sẽ có những cảm giác như mẹ nói. Mà nếu các bạn biết thì lòng tin của các bạn đối với em sẽ chẳng ra gì nữa! Em quyết định sẽ trả lại. Sáng hôm sau, em mang cuốn sách đưa cho cô Tổng phụ trách. Vừa lúc đó, có một chị lớp Năm hớt hơ hớt hải chạy đến. Khi cô Tổng phụ trách đưa chị cuốn sách và giới thiệu em với chị thì chị ấy cảm ơn em rối rít. Lúc em về lớp, các bạn xô đến quanh em và khen em.

Khi đó em thực sự là rất vui. Bây giờ em mới biết giá trị của những việc làm tốt. Nó vô hình nhưng nó lại có thể mang niềm vui cho tất cả mọi người và bạn sẽ những nụ cười từ những người khác.

28 tháng 4 2022

Bà nội em sinh được bốn người con, ba người đi làm ăn xa, chỉ còn chú Út ở nhà với ông bà. Chú Út năm nay hai mươi tám tuổi, dáng người mảnh khảnh, nhanh nhẹn. Khuôn mặt vuông vức, đôi mắt trong sáng và nụ cười cởi mở. Cả nhà duy nhất có chú nối nghiệp bố làm nghề chạm khắc và tạc tượng gỗ. Chú cùng mấy người bạn trong ấp lập một xưởng nhỏ chuyên sản xuất đồ gỗ thủ công mỹ nghệ.

Bước vào sân, em đã thấy những khúc gỗ đủ mọi kích cỡ đặt la liệt khắp nơi. Dưới mái che bằng bạt, chú Út say mê tạc tượng một em bé cưỡi trâu thổi sáo. Bố em kể rằng ngay từ nhỏ, chú đã tỏ ra rất có năng khiếu nên ông nội đã truyền nghề cho chú. Hai bố con em thực sự bị cuốn hút vào công việc tỉ mỉ, khó khăn nhưng đầy thú vị. Chú Út một tay cầm đục, một tay cầm chiếc dùi bằng gỗ, thận trọng gõ từng nhát một. Những miếng dăm gỗ nhỏ xíu rơi lả tả xuống đất. Chỉ một lát sau, hình thù cậu bé và con trâu đã hiện ra nhưng còn xù xì đơn giản. Chú Út lấy một con dao nhỏ thật sắc, gọt tỉa từng đường cong mềm mại. Mỗi động tác của chú đều toát lên sự cần mẫn, tài hoa lạ lùng.

Đến chiều, bức tượng nhỏ đã hoàn thành. Chú lấy giấy nhám đánh cho nhẵn rồi thoa vecni màu nâu bóng. Từng đường vân gỗ hiện lên thật đẹp mắt. Chú Út nâng bức tượng ngang tầm mắt, ngắm nghía kỹ lưỡng và đôi môi chú nở nụ cười mãn nguyện. Chú bảo em muốn thành công trong mọi việc, phải có sự say mê và tính cần cù, chịu khó.

 

Nhìn bức tượng cậu bé đội chiếc nón lá đang thổi sáo, ngồi vắt vẻo trên lưng con trâu mộng có cặp sừng cong vút, đầu cúi xuống như đang thong dong gặm cỏ, em càng mến phục tài nghệ của chú em và những người thợ có bàn tay vàng như chú đang góp phần làm đẹp cho đời.

14 tháng 9 2016

a, undefined

b, Bạn tự làm nhé

29 tháng 1 2023

Tham khảo:

Quốc ca Việt Nam - một bài hát từ lâu đã trở thành một phần linh thiêng trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Bài hát đã được sáng tác trong một hoàn cảnh rất đặc biệt.

Theo lời kể của nhạc sĩ Văn Cao, khi còn trẻ, ông là một thanh niên khá nổi. Bạn bè thường khen ngợi ông là tài hoa, am hiểu cả thơ ca và hội họa. Nhưng ít ai biết răng, ông cũng đã có một khoảng thời gian khá dài chìm trong tuyệt vọng, không tìm thấy lẽ sống cho cuộc đời mình. Cho đến khi đã gặp được anh Ph.D. Qua anh Ph.D., ông lại biết được anh Vũ Quý. Sau khi trò chuyện với Vũ Quý ông như được giác ngộ, tìm thấy ý nghĩa cuộc đời mình. Không còn sa vào những buồn chán, thất vọng, ông khao khát được tham gia cách mạng, mong muốn vào chiến khu cùng những người anh em đứng lên cầm súng giết quân thù. Nhưng nhiệm vụ ông nhận được là sáng tác nghệ thuật.

Lúc mới bắt đầu sáng tác “Tiến quân ca”, nhạc sĩ Văn Cao chưa một lần cầm súng cũng chưa từng được gia nhập đội vũ trang nào, tôi chỉ biết đang làm một bài. Ông chưa từng biết chiến khu, chỉ biết đến những con đường ga, đường Hàng Bông, đường Bờ Hồ theo thói quen tôi đi. Ông chưa gặp các chiến sĩ trong khóa quân chính đầu tiên để biết họ hát như thế nào. Nhưng bằng nhiệt huyết tuổi trẻ, trên căn gác nhỏ phố Nguyễn Thượng Hiền, ông đã hoàn thành bài hát “Tiến quân ca” trước sự chứng kiến của Ph.D. - người chứng kiến sự ra đời của Tiến quân ca,anh Vũ Quý - người đầu tiên biết đến bài hát và ông Nguyễn Đình Thi - người xướng âm ca khúc đã rất xúc động.

Bài hát ra đời và nhận được sự ủng hộ của mọi người. Ngày 17 tháng 8 năm 1945, bài hát lần đầu tiên được công bố rộng rãi trong một cuộc mít tinh của công chức Hà Nội. Trước Quảng trường Nhà hát lớn, hàng ngàn người cất cao tiếng hát, hòa vang đầy khí thế hào hùng. Những tờ truyền đơn in Tiến quân ca được phát đến tay mọi người trong hàng ngũ các công chức tham dự buổi mít tinh. Lần thứ hai Tiến quân ca được xuất hiện là trong một cuộc mít tinh diễn ra vào ngày 19 tháng 8. Hôm đó, hàng ngàn người cùng những em thiếu nhi cất cao lời ca, tiếng hát; thét lên tiếng căm hờn bè vào mặt lũ đế quốc tàn bạo với niềm tự hào về chiến thắng của cách mạng.

Tiến quân ca - Quốc ca Việt Nam đã ra đời như vậy, trong thời đại lịch sử đánh dấu buổi bình minh mới của đất nước. Tác phẩm mang một giá trị lịch sử to lớn đối với dân tộc Việt Nam.

HT

7 tháng 7 2018

Mạch điện trong gia đình được mắc theo cách mắc song song, ngay sau công tơ là đoạn mạch chính. Dòng điện ở đó có cường độ bằng tổng cường độ các dòng điện đi trong các dụng cụ điện đang hoạt động của gia đình. Vì vậy, cầu chì ở đó phải chịu được cường độ dòng điện lớn nhất (20A).

Các dụng cụ dùng điện đều được mắc vào các mạch rẽ. Người ta có thể mắc hai, ba dụng cụ điện vào một ổ cắm điện, vì vậy cầu chì ở ổ cắm điện phải chịu được cường độ dòng điện lớn hơn cầu chị ở công tắc đèn

20 tháng 10 2021

Tham khảo:

 Một số loại vật liệu xây dựng mà em biết: gỗ, tre, gạch, ngói, cát, sỏi, xi măng, kính.

20 tháng 10 2021

Một số loại vật liệu xây dựng mà em biết: gỗ, tre, gạch, ngói, cát, sỏi, xi măng, kín