K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 8 2019

giúp mình MN ơi

x+4=2 mũ 0 + 1 mũ 2019

5 tháng 10 2017

day ko phai cho hoi tieng viet dau bn

5 tháng 10 2017

thế là gì hả cún ơi tối tuần trước cún có đi xem sếch không

10 tháng 6 2019

Mặt trời càng lên tỏ 

Bông lúa chín thêm vàng 

Sương treo đầu ngọn cỏ 

Sương lại càng long lanh 

Bay vút tận trời xanh 

Chiền chiện cao tiếng hót 

Tiếng chim nghe thánh thót 

Văng vẳng khắp cánh đồng

Sáng sớm tinh mơ, em cùng mẹ đi trên con đường làng chưa có một dấu chân qua. Cánh đồng lúa chín như một tấm thảm màu vàng óng ánh, chúng như níu chân em dừng lại để thưởng thức hương đồng cỏ nội, thưởng thức vẻ đẹp của đồng lúa vàng còn lấp lánh sương đêm.



Cánh đồng lúa không rộng lắm nhưng cũng đủ cho:



Con cò mỏi cánh bay ngang,

Dạt dào sóng lúa, mênh mang sớm chiều



Bao trùm lên cánh đồng là một màu vàng óng ả, nhìn xa trông như tấm thảm nhung vàng được điểm xuyết kim cương. Làn gió nhè nhẹ thổi tới, những bông lúa cong oằn vì trĩu hạt, chúng lắc lư rồi thì thầm to nhỏ. Bao bọc cánh đồng là những con đường uốn cong như dải lụa, cỏ non xanh mượt còn đọng những hạt sương lấp lánh, lung linh.



Mặt trời lên, phương đông lộ rõ ánh hồng. Ánh nắng dịu nhẹ và ấm áp lọt xuống kẻ lá, đánh thức côn trùng đang ngủ say sưa trong lòng đất. Sương treo trên đầu ngọn cỏ lại càng long lanh hơn và tan dần theo hơi ấm Mặt Trời. Sóng lúa nhấp nhô, từng đàn bướm là là trong nắng sớm. Lá lúa khẽ lung lay một cách nhẹ nhàng, yểu điệu. Bông lúa cong mình, uyển chuyển rồi ngã đầu vào nhau trông thật đáng yêu. Mùi hương lúa mới lan toả khắp cánh đồng, nồng nàn hương vị của cỏ hoa đồng nội. Thỉnh thoảng, có tiếng hót lảnh lót của chim chiền chiên, chúng lượn vòng trên cánh đồng rồi vút lên trên nền trời xanh thẳm. Xa xa, thấp thoáng bóng người đi tháo nước, be bờ. Những dòng nước mát chảy vào những đám lúa mới vừa chín tới. Chúng hòa vào đất, tiếp thêm sức mạnh để cây lúa chống chọi với nắng trời, có thêm sắc đẹp trong bức họa thiên nhiên.



Ôi cánh đồng lúa chín lúc bình minh có bao điều kì thú. Cây cỏ, đồng lúa và đất trời đều mang một vẻ đẹp khác thường. Nó đã khắc sâu trong em cùng hình ảnh của quê hương.

10 tháng 6 2019

Sáng sớm tinh mơ, em cùng mẹ đi trên con đường làng chưa có một dấu chân qua. Cánh đồng lúa chín như một tấm thảm màu vàng óng ánh, chúng như níu chân em dừng lại để thưởng thức hương đồng cỏ nội, thưởng thức vẻ đẹp của đồng lúa vàng còn lấp lánh sương đêm.

Bao trùm lên cánh đồng là một màu vàng óng ả, nhìn xa trông như tấm thảm nhung vàng được điểm xuyết kim cương. Làn gió nhè nhẹ thổi tới, những bông lúa cong oằn vì trĩu hạt, chúng lắc lư rồi thì thầm to nhỏ. Bao bọc cánh đồng là những con đường uốn cong như dải lụa, cỏ non xanh mượt còn đọng những hạt sương lấp lánh, lung linh.



Mặt trời lên, phương đông lộ rõ ánh hồng. Ánh nắng dịu nhẹ và ấm áp lọt xuống kẻ lá, đánh thức côn trùng đang ngủ say sưa trong lòng đất. Sương treo trên đầu ngọn cỏ lại càng long lanh hơn và tan dần theo hơi ấm Mặt Trời. Sóng lúa nhấp nhô, từng đàn bướm là là trong nắng sớm. Lá lúa khẽ lung lay một cách nhẹ nhàng, yểu điệu. Bông lúa cong mình, uyển chuyển rồi ngã đầu vào nhau trông thật đáng yêu. Mùi hương lúa mới lan toả khắp cánh đồng, nồng nàn hương vị của cỏ hoa đồng nội. Thỉnh thoảng, có tiếng hót lảnh lót của chim chiền chiên, chúng lượn vòng trên cánh đồng rồi vút lên trên nền trời xanh thẳm. Xa xa, thấp thoáng bóng người đi tháo nước, be bờ. Những dòng nước mát chảy vào những đám lúa mới vừa chín tới. Chúng hòa vào đất, tiếp thêm sức mạnh để cây lúa chống chọi với nắng trời, có thêm sắc đẹp trong bức họa thiên nhiên.



Ôi cánh đồng lúa chín lúc bình minh có bao điều kì thú. Cây cỏ, đồng lúa và đất trời đều mang một vẻ đẹp khác thường. Nó đã khắc sâu trong em cùng hình ảnh của quê hương.

Reng reng! Tiếng chuông đồng hồ báo thức kêu lên. Như thường lệ, tôi tắt chuông và dậy ngay sau khi tiếng chuông dứt. Nhưng riêng hôm nay, tôi lại muốn nằm thêm một chút và nhìn ra ngoài cửa sổ phía bên dưới nơi mà có khu vườn nhỏ của nhà hàng xóm.

Từ trên nhìn xuống, khu vườn gần như chỉ toàn một màu xanh. Trời xanh, mây xanh, cỏ xanh. Vườn tràn ngập một màu xanh. Bầu trời sáng sớm xanh trong vắt. Ông mặt trời lấp ló sau những gợn mây làm chúng hồng lên. Thảm cỏ trong vườn mơn mởn nhờ được chủ vườn cắt tỉa thường xuyên.

Trong vườn có rất nhiều cây. Cây cam có cành lá xum xuê, quả vàng óng như những chiếc đèn lồng treo lủng lẳng trên cây. Cây chuối tàu lá xanh, thân cũng xanh, mang buồng chuối đến chục nải cũng xanh, lốm đốm vài quả chín rất hấp dẫn. Cây bưởi cành nhỏ chúc xuống, những quả bưởi to, tròn xanh mướt như "những đứa con đầu tròn, trọc lốc" mà nhà thơ Trần Đăng Khoa từng so sánh.

Các cây ăn quả tràn đầy sắc xanh như thế còn những khóm hoa thì rực rỡ sắc màu. Hoa cúc vàng rực như nắng làm nổi bật cả một góc vườn và ấm lên cả không gian xung quanh. Hoa đào cũng đua nhau khoe sắc áo hồng mới. Còn hoa hồng thì màu sắc cũng rất phong phú, hồng nhung, hồng đỏ, hồng trắng, hồng vàng, hồng cam tranh nhau khoe sắc, tỏa hương.

Nhưng hoa hồng không được trồng theo khóm mà chúng được trồng xung quanh vườn. Vui nhất là lũ chim. Chim vàng anh, chim chích chòe, chim sẻ, chim sơn ca, chim sáo,... chúng bay khắp vườn, trò chuyện với nhau, hát cho nhau nghe, đùa với nhau hay thậm chí còn trêu nhau, nhộn nhịp kinh khủng, còn đàn bướm thì nhẹ nhàng vờn quanh những khóm hoa.

Khu vườn đẹp quá! Tôi ước mơ rằng sau này nhà tôi cũng có một khu vườn đẹp như thế.  
5 tháng 3 2018

Một hành tinh xanh đầy niềm vui và hạnh phúc là mong ước của mọi người trên khắp trái đất này. Ai cũng mong ước trái đất sẽ tươi đẹp mãi mãi và luôn tràn ngập tiếng cười. Nhà thơ Định Hải đã viết bài thơ ca ngợi về trái đất:

" Trái đất này là của chúng mình

Quả bóng xanh bay giữa trời xanh
Bồ câu ơi, tiếng chim gù thương mến
Hải âu ơi, cánh chim vờn sóng biển.
..."

Trái đất có bao nhiêu cảnh đẹp tự nhiên. Bầu trời thăm thẳm, biêng biếc một màu xanh trong vắt, quả bóng xanh bay giữa không trung như tô thắm cho hình ảnh hòa bình của thế giới. Biển bao la, bát ngát mênh mông, rộng lớn với đàn chim bồ câu tự do tung cánh bay lượn trên nền trời chan hòa anh nắng ban mai vàng tươi sáng...Trên trái đất, trẻ em là hình ảnh đẹp nhất, đó là những búp non trên cành, là nụ, là hoa của đất. Trẻ em là tương lai, là khát vọng, là tình yêu của thế giới. Trẻ em đã mang lại những tiếng cười hồn nhiên, trong sáng, đem lại niềm vui cho sự sống trên toàn cầu. Trên trái đất có sáu châu lục. Mỗi châu lục mang một màu da khác nhau. Tuy vậy, mỗi màu da như một loài hoa, hương sắc ngập tràn, đẹp, thơm và đều đáng quí như nhau.

Dù bất kì dân tộc nào, màu da nào cũng là anh em hữu nghị với nhau. Chúng ta là anh em một nhà, phải biết yêu thương, đoàn kết lẫn nhau. . Chúng ta cần phải chung tay bảo vệ Trái Đất, vì đây là ngôi nhà chung của tất cả chúng ta.

" Cùng bay nào, cho trái đất quay!
Hành tinh này là của chúng ta."​

5 tháng 3 2018


Nhà thơ Định Hải có gửi tặng tất cả mọi người trên trái đất này " Bài ca về trái đất " rất hay và ý nghĩa. Trong bài thơ đó có đoạn : 
Chép lại toàn bộ đoạn thơ : Từ " Trái đất này là của chúng mình đến câu cuối cùng của đoạn thơ : " Cùng bay nào, cho trái đất quay " 

Đoạn thơ này cho ta một đánh giá : Trái đất là tài sản vô giá của toàn nhân loại. Trái đất được so sánh với hình ảnh " quả bóng xanh bay giữa trời xanh " cho ta thấy vẻ đẹp của sự bình yên, của niềm vui trong sáng, hồn nhiên. Trái đất hoà bình luôn ấm áp tiếng chim gù. Trái đất đẹp và nên thơ với hình ảnh cánh chim hải âu bay chập chờn trên sóng biển. Trái đất là ngôi nhà chung của chúng ta, là màu xanh hiền hoà . Trái đất cho ta sự sống ... Từ đó, mầm sống sinh sông, nảy nở tạo thành một thế giới vui vẻ, ấm cúng, hạnh phúc. Vậy chúng ta nên bảo vệ và xây dựng trái đất để thế giới ngày càng tươi đẹp. 
 

19 tháng 10 2021

Sao bn hỏi lắm thế, mik ko trả lời nx đâu

TL

Câu 1 chủ ngữ là những con chim

Câu  2 Vị ngữ là là một người giàu tốt bụng

Câu 3 trạng ngữ là Hôm nay

Câu 4 Bà Long ở gần là hàng xóm của nhà em bà tầm khoảng hơn 70 tuổi. Bà Long thường sang nhà em và cho em quà. Bà ở một mình nên rất cô đơn vì vậy những lúc rảnh rỗi gia đình em lại đến thăm bà, em rất thích chơi với bà. Bà thường kể cho em nghe những câu chuyện cổ tích. Bà còn nhắc em đi học sớm và ngoan ngoãn nghe cô giảng bài. Bà Long như người thân trong gia đình em. Mỗi khi, trung thu ngôi nhà của bà Long lại đầy tiếng cười. Em rất yêu bà Long.

Câu 5

Du khách đến Biên Hòa không thể không ghé thăm công viên thành phố quê em. Công viên nằm cạnh dòng sông Đồng Nai nước trong xanh, êm ả chảy bốn mùa.

Từ xa nhìn lại, công viên thành phố em giống như một tấm thảm nhiều màu. Nổi bật trên đó là hàng dừa cao vút, đong đưa tàu lá trong gió, soi mình xuống dòng nước lững lờ. Bước chân vào vườn hoa, ta thấy những lối đi viền gạch đỏ được trải đá bột, tỏa ra khắp công viên như một búi rễ khổng lồ. Dọc theo lối đi, những bồn hoa lớn được trồng đủ các loại hoa: hoa cúc vàng tươi, hoa hồng đỏ thắm, hoa hướng dương vàng rực… nổi bật dưới ánh nắng chói chang. Xen kẽ trong những bồn hoa là những cụm dền xanh đỏ được sắp thành hàng chữ “Công viên Đồng Nai”. Đứng cạnh muôn hoa là những cây kiểng được cắt xén thành hình muông thú, trông thật đẹp mắt. Đây là chú nai tơ đang tròn mắt ngơ ngác nhìn du khách. Kia là chú chim sâu đang chúi mỏ xuống đám cỏ non như tìm mồi. Kia là những cô công, chàng công xòe cái đuôi như chào khán giả trước lúc biểu diễn. Chính giữa công viên là một hòn non bộ đứng sừng sững như thách thức với gió mưa. Phía dưới, đàn cá hồng lượn lờ quanh những bông súng tím hồng. Rải rác khắp công viên là những băng ghế đá nhiều màu, nằm dưới tán cây mát rượi làm chỗ nghỉ chân cho mọi người. Nhô ra ngoài bờ sông là nhà thủy tạ kiên cố với kiểu cấu trúc hoa mĩ. Đứng trên đó, phóng tầm mắt ra xa, ta sẽ nhìn thấy hai cây cầu nằm về hai hướng, cầu Mới và cầu Ghềnh. Ta còn thấy được cả những mái nhà ngói đỏ thấp thoáng sau hàng cây xanh ngắt. Xa hơn nữa, ngọn núi Châu Thới mờ mờ trong ráng chiều đỏ ối. Chiều xuống mặt trời ngả về tây, mặt sông ánh lên màu đỏ pha sắc vàng rực rỡ. Lúc này, công viên rộn rã hẳn lên bởi bước chân người, bởi tiếng cười đùa ríu rít của trẻ con. Đông vui nhất phải kể đến ngày chủ nhật, du khách đến chơi, chụp hình kỉ niệm nhiều vô kể. Các em nhỏ tung tăng líu lo bên ba mẹ. Các anh chị lớn ngồi trên ghế đá đọc sách trò chuyện…

Được ngồi trên ghế đá đón gió sông mát rượi, ngắm nhìn trời nước mênh mông, vui chuyện cùng chúng bạn thì không- còn gì thích thú cho bằng. Em mong công viên thành phố quê hương em giữ mãi được vẻ đẹp thơ mộng này.

Hãy đọc bài chú Chim Sâu và trả lời câu hỏi:1.Vì  sao chú Chim Sâu muốn trở thành Họa Mi ?a.Vì Họa Mi xinh đẹp                   b.Vì Họa Mi hót hay                    c.Vì Họa Mi tốt bụng                    d.Vì Họa Mi thân thiện2.Theo chim bố,người ta yêu quý loài chim ko chỉ vì tiếng hót mà còn về điều gì?a.Vì chim có hình dáng đẹp                                                 b.Vì chim có thể bay đc lên...
Đọc tiếp

Hãy đọc bài chú Chim Sâu và trả lời câu hỏi:

1.Vì  sao chú Chim Sâu muốn trở thành Họa Mi ?

a.Vì Họa Mi xinh đẹp                   b.Vì Họa Mi hót hay                    c.Vì Họa Mi tốt bụng                    d.Vì Họa Mi thân thiện

2.Theo chim bố,người ta yêu quý loài chim ko chỉ vì tiếng hót mà còn về điều gì?

a.Vì chim có hình dáng đẹp                                                 b.Vì chim có thể bay đc lên cao         

  c.Vì chim biết bắt sâu và bảo vệ cây cối,hoa màu             d.Vì chim biết làm tổ trên cao     

3.Trong cơn bão,chuyện gì đã xảy ra với Chim Sâu?

a.Chim Sâu bị gió thổi tạt vào 1 khung cửa sổ và rơi xuống nền nhà.

b.Tổ Cim Sâu bị gió bão thôi rơi xuống đất

c.Chim Sâu đã khôn lớn chống trọi đc với bão tố

d.Chim Sâu bị gió bão quật gãy cánh

4.Sau khi đc chú bé thả ra,Chim Sâu đã làm gì?

a.Chim Sâu bay về mách Chim Bố 

b.Chim Sâu bay tới cành na trong vườn và tìm bắt sâu

c.Chim Sâu bay về nhà tập hót cho hay

d.Chim Sâu chú ý chăm chút sắc đẹp của mình

5.Điều gì đã thay đổi suy nghĩ của Chim Sâu ?

........................................................................................................................................................................................................................

6.Qua câu chuyện này em rút ra bài học gì?

.........................................................................................................................................................................................................................

7.Từ in đậm trong các câu sau:"Sáng hôm sau,cậu bé thả chim bay đi."và"Bạn Minh học rất sáng dạ."có quan hệ là:

a.Từ đồng nghĩa                b.Từ đồng âm                 c.Từ nhiều nghĩa                              d.Từ trái nghĩa

8.Dấu ngoặc kép trong câu:Chú chim Sâu nhớ lại lời Chim Bố ngày nào:"Người ta yêu quý chim ko chỉ riêng vì tiếng hót" có tác dụng gì?

a.Báo hiệu đoạn liệt kê       b.Báo hiệu bộ phận giải thích               

c.Đánh dấu những từ ngữ đc dùng với ý nghĩa đặc biệt              d.Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật

9.Gạch và ghi chú dưới bộ phận (CN,VN) trong câu sau:

Những tiếng kêu "tích tích" của Chim Sâu khiến cho chú bé rất thích thú.

10.Đặt 1 câu chỉ hoạt động của Chim Sâu có sử dụng từ láy và biện pháp nhân hóa.

 .......................................................................................................................................................................................................................

0
Mình sắp thi rồi , đây là đề bài văn cô giáo cho ôn : Tả cảnh đẹp quê hương. Các bạn xem bài này được chưa :“Quê hương mỗi người chỉ mộtNhư là chỉ một mẹ thôiQuê hương nếu ai không nhớSẽ không lớn nổi thành người.”Vâng, quê hương chính là nơi ta đã cất tiếng khóc oa oa đầu tiên, nơi ửng hồng gò má ta, nơi cho ta những tấm lòng che chở. Phải chăng vì thế quê hương giống...
Đọc tiếp

Mình sắp thi rồi , đây là đề bài văn cô giáo cho ôn : Tả cảnh đẹp quê hương. Các bạn xem bài này được chưa :

“Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.”


Vâng, quê hương chính là nơi ta đã cất tiếng khóc oa oa đầu tiên, nơi ửng hồng gò má ta, nơi cho ta những tấm lòng che chở. Phải chăng vì thế quê hương giống như người mẹ hiền nuôi dưỡng ta bằng dòng sữa ngọt lành, thanh khiết. Yêu quê hương, là yêu cảnh đẹp quê hương xinh xắn nên thơ. Và có lẽ, đẹp nhất trong trái tim tôi là cánh đồng lúa quê hương.
Hai tiếng thiêng liêng hai tiếng “quê hương”. Còn gì riêng cho dáng quê, cảnh quê và tình quê hơn là cánh đồng lúa bát ngát xanh, êm đềm rủ bóng xuống biết bao trang văn, trang thơ của thi nhân muôn thuở:


“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.”



Đó là trong trang văn, quê hương đẹp dịu dàng mà đằm thắm cùng cánh cò trắng hiền hòa. Nhưng kì thực, ngoài kia, trên thực tế vẻ đẹp của cánh đồng lúa quê hương còn quyến rũ hơn. Cánh đông lúa bát ngát như biển không bờ bến, mỗi đợt lúa gối đầu nhau, tạo nên những đợt sóng lúa nhấp nhô, nhịp nhàng, yên ả. Những bông lúa như những nàng thiếu nữ xuân sắc, xuân thì, mang một sức sống tươi trẻ, dòng dòng nhựa sống. Đặc biệt khi còn ở thì con gái, những bông lúa xanh rì, tấp nập như đoàn đoàn lớp lớp các thiếu nữ thanh tân trẻ trung trong tà áo dài truyền thống. Đó cũng là khi, cánh đồng lúa quê hương tỏa ra một mùi hương thơm của lúa đòng đòng, một thứ vị rất thanh khiết, tươi mới, nông nhẹ mà lan thấm hồn người. Tưởng như mùi hương ấy là mùi của đất quê, hồn quê, tình quê đã hun đúc từ bao đời nay mà ấp ủ trong từng hạt gạo tròn trịa trắng ngần như tấm lòng thảo thơm, mộc mạc của người dân Việt Nam. Đến khi lúa chín, sắc xanh mơn mởn, biếc rờn ấy khoác lên mình bằng tấm áo vàng óng, rực rỡ nặng trĩu trong đó là tinh chất trời ban quyện hòa cùng tấm lòng cần lao, công sức, mồ hôi nước mắt của các bác nông dân. Vậy là, mỗi mùa, mỗi cảnh, cánh đồng lúa quê hương đều mang những vẻ đẹp rất thơ, rất hồn, rất mộc mạc mà xoa xuyến hồn người.

Nhưng có lẽ, hoạt động sống của người dân quê mới thật sự nhộn nhịp, tươi vui khi cánh đồng lúa bước vào thời kì thu hoạch. Trên đồng lúa, nhấp nhô nón trắng của các bà, các mẹ, các chị đang lom khom gặt lúa. Tiếng cười nói rôm rả, huyên náo khắp không gian, đánh thức vẻ im lìm, bình lặng của cánh đông mỗi khi. Tiếng cắt lúa, tiếng máy phụt, tiếng chuyển thóc lên xe hòa vào làm nên một âm thanh của sự sống rộn ràng, náo nức đang tràn ngập nơi nơi. Xa xa là những đứa trẻ tinh nghịch đang mót lúa, bắt châu chấu, cào cào về cho chim non. Trông các cậu mới trong sáng, hồn nhiên biết mấy.

Cánh đồng lúa quê hương cũng gắn liền với tuổi thơ ngọt ngào, hồn nhiên của tôi khi còn ở bên bà. Chiều chiều mát, tôi hay ra bờ cỏ triền đê gần ruộng lúa nhà mình. Thỉnh thoảng cất lên những câu hát vu vơ, hồn nhiên của tuổi học trò. Nghe đâu đây tiếng lúa thì thầm như đang nói chuyện cùng mình, cảm giác như những người bạn thật tuyệt.

Quê hương trong tâm trí tôi luôn đẹp, một nét đẹp gợi hồn, một vẻ đẹp thấm trong từng ánh mắt, tiếng cười trong trẻo của trẻ thơ. Và nhất là hình ảnh cánh đồng đã trở thành một mảnh thời ấu thơ, là cảnh đẹp quê hương tôi luôn âu yếm nhớ về.

1
31 tháng 5 2018

Tố Hữu là một nhà thơ lớn trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Thơ ông tỏa sáng đến mọi tâm hồn vì dạt dào lòng nhân ái, vì chan chứa tình yêu thương giữa con người với con người mà tiêu biểu là bài Tiếng ru:

Con ong làm mật yêu hoa 
Con cá bơi yêu nước, con chim ca yêu trời 
Con người muốn sống con ơi 
Phải yêu đồng chí, yêu người anh em…
Chúng ta nên hiểu đoạn thơ trên như thế nào?

Các loài sinh vật muôn tồn tại và phát triển phải gắn bó với môi trường mình sống. Cũng như:

Con ong làm mật yêu hoa 
Con cá bơi yêu nước, con chim ca yêu trời.

Mỗi mùa hoa nở rộ, chắc hẳn các bạn đều thấy loài ong bay lượn khắp nơi bởi lẽ hoa chính là nguồn sống. Còn gì thích thú hơn khi ngắm nhìn đàn cá tung táng bơi lội, thân hình lấp lánh dưới làn nước trong veo. Bầu trời xanh mênh mông và không khí thoáng đãng là môi trường sống của chim. Thật thanh bình khi trên nền trời chấp chới những đàn chim đang sải cánh và mỗi buổi hoàng hôn, ánh nắng hắt lên viền quanh cánh chim chiều như vạng hào quang rực rỡ. Cánh chim chắc phải yêu biết mấy bầu trời sống của nó. Phải chăng vì vậy mà đã có một lần, Tố Hữu khóc thương cho con chim bị chết trong lồng vì mất tự do.

Rõ ràng hai câu thơ mở đầu đã nêu lên mối quan hệ tự nhiên giữa sinh vật và môi trường sống. Các loài vật tách rời khỏi môi trường sống thì sẽ chết, đó là quy luật tất yếu của tự nhiên. Đúng vậy, con cá không thể sống trên cạn, con ong không thể sống thiếu hoa, con chim không thể cất cánh trong lồng chật hẹp. Chỉ qua hai cau thơ, Tố Hữu đã để lại trong chúng ta nhiều suy nghĩ về tình cảm yêu thương, gắn bó với môi trường sống của mỗi loài.
Nếu hai câu đầu nói về quy luật của tự nhiên, hai câu thơ sau nhà thơ khéo léo chuyển sang nói về cuộc sống con người:

Con người muốn sống con ơi 
Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.

Bằng lời thơ ngọt ngào, tình cảm, tác giả đã khẳng định rằng con người không thể sống cô đơn mà phải có tình yêu thương, yêu thương đồng chí và anh em của mình. Vậy trước hết, chúng ta phải hiểu đúng đắn thế nào là tình đồng chí, tình anh em. Nói đến tình đồng chí là nói đến tình cảm của những người bạn bè, những người cùng chí hướng và lí tưởng với mình. Tình đồng chí thể hiện mối quan hệ xã hội gắn bó mà chúng ta cảm thấy vừa thiêng liêng, vừa gần gũi. Nói đến đồng chí là nói đến những người luôn giúp đỡ nhau, yêu thương che chở cho nhau như những người ruột thịt. Cũng như thế, nói đến tình anh em trong họ hàng, làng xóm:

Anh em như thể chân tay 
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.

Tình cảm ấy từ xưa đã sâu nặng đối với mỗi người chúng ta. Đó chính là tình anh em ruột thịt trong gia đình, tình cảm anh em trong họ hàng, làng xóm.

Tại sao con người muốn sống thì “phải yêu đồng chí, yêu người anh em,”? Câu hỏi ấy được trả lời qua nhiều thế hệ từ xưa đến nay.

Tình đồng chí, tình anh em rất cần thiết đối với con người như con ong cần hoa, con cá cần nước, con chim cần bầu trời. Chúng ta phải hiểu con người muốn sống thì phải yêu đồng chí, yêu người anh em. Thật bất hạnh khi con người không có tình yêu thương. Chính tình yêu thương đã quyết định sự tồn tại của con người. Dường như tình cam ấy đã thấm sâu trong máu thịt của mỗi người. Con người không có tình yêu thương sẽ cô độc biết bao, lẻ loi biết bao. Người đó sẽ phải một mình chống lại tất cả khó khăn rồi cuối cùng sẽ gục ngã vì không có tình yêu thương hay nói đúng hơn là không được yêu thương. Như những năm đất nước ta còn bị chiến tranh, các chiến sĩ cách mạng sống cô đơn trong tù. Họ đã phải thốt lên: “Cô đơn thay là cảnh thân tù" nhưng khi nghĩ đến đồng bào, đồng chí anh em, đến Tổ quốc thì dường như họ được tiếp thêm sức mạnh, giúp họ đứng vững trước khó khăn. Đọc tác phẩm Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam chúng ta thấy Sơn là một em bé giàu tình yêu thương, luôn giúp đỡ bạn. Và khi làm được một việc tốt, cho bạn chiếc áo mặc cho đỡ rét, “lòng Sơn bỗng thấy vui vui”. Tình cảm đó thật cảm động. Không có tình thương thì làm sao mẹ của Sơn lại cho mẹ Hiên vay tiền. Không có tình thương thì bà lão hàng xóm đã không thể cho chị Dậu (Nhân vật trong “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố) bát gạo mặc dù bà lão rất nghèo khổ. Bé Hồng, một em bé mồ côi cha, xa mẹ, hàng ngày lại bị gieo rắc những ý nghĩ xấu về mẹ mà vẫn luôn thương nhớ, kính trọng mẹ, khao khát được ở bên mẹ. Chắc hẳn bé Hồng phải yêu mẹ lắm và tình cảm ấy phải vô cùng sâu nặng thì em mới dám một mình chống lại hu tục phong kiến. Những tình cảm ấy trong xã hội đen tối đáng quí và đánh kính biết bao. Và đây nữa, hành động của bác Bơ-men trong Chiếc lá cuối cùng của 0 Hen-ri là đỉnh cao của tình yêu thương. Chính vì yêu thương Giôn-xi, bác Bơ-men đã hi sinh cuộc sống của mình để cứu mạng sống của cô.

Quả thật, tình yêu thương đã khiến con người đẹp hơn, vĩ đại và đáng kính trọng hơn. Rõ ràng để có được cuộc sống cao đẹp ấy, chúng ta phải biết yêu thương nhau, đùm bọc, che chở nhau, đoàn kết với nhau. Hãy giữ lấy tình cảm yêu thương giữa con người với con người bởi lẽ đó là nguồn gốc của mọi hạnh phúc, cũng như con ong cần hoa, con cá cần nước, con chim cần bầu trời.

Bản thân mỗi chúng ta cũng được hưởng tình yêu thương của người thân trong gia đình, của thầy cô bè bạn. Đáp lại, chúng ta phải giúp đỡ, chan hòa với bạn, yêu kính bố mẹ, thầy cô và những người thân. Mỗi chúng ta hãy giữ gìn và trân trọng những tình cảm trong sáng ấy để tâm hồn mãi vui tươi. Bốn câu thơ mở đầu của bài Tiếng ru cua Tố Hữu đã nêu lên một vấn đề xã hội, đó là tình yêu thương của con người với con người, có lòng yêu thương con người sẽ tồn tại và hạnh phúc.

Có gì đẹp trên đời hơn thế 
Người yêu người sống để yêu nhau.

Tố Hữu đã gửi gắm vào những vần thơ lời ca ngợi, lời khuyên nhủ mọi người hãy sống để yêu thương là cốt lõi của một tình cảm cao đẹp khác, bởi tình yêu thương làm cho con người sống ngày càng có ý nghĩa hơn. Bài thơ đúng là Tiếng ru của mẹ và mãi mãi lắng đọng trong tâm hồn mỗi chúng ta.

31 tháng 5 2018

Mỗi người hayvật đều có công việc của mình vì vậy hãy cố gắng làm thật tốt nó