K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 2 2018


-Thời gian đựơc ví như vàng bạc , qua đó thể hiện thời gian vô cùng quý giá đó là một tài nguyên hữu hạn
-Thời gian là một thứ không thể lấy lại, nếu một khi thời gian qua đi thì mãi mãi không trở lại. Thời gian rất quan trọng trong cuộc sống. Ví như một bệnh nhân nếu chỉ cần chậm một giây thì có thể chết hoặc sống. Một lúc ta yếu lòng có thể để lại hậu quả cho cả đời.               => Qua câu tục ngữ người xưa muốn khuyên răn chúng ta phải biết coi trọng thời gian sử dụng đúng mục đích và luôn tỉnh táo từng giây từng phút

16 tháng 9 2018

Bài này từ nguồn internet, bạn tham khảo nhé.

Cu Mít nhà tôi năm nay mới 5 tuổi nhưng rất thích học làm người lớn. Tối nào cũng vậy, cứ bảy giờ tối là cu cậu ngồi trước màn hình ti vi xem thời sự cứ như ông cụ non. Hôm ấy, cũng như thường lệ, cu cậu đang xem rất chăm chú thì bỗng thấy gãi đầu gãi tai. Một lúc sau thì chạy ra hỏi nhỏ tôi: “Anh Tí ơi! Sao trên ti vi cứ bảo người Việt Nam ta là con Rồng cháu Tiên. Họ nói sai phải không anh. Anh em mình là con của ba mẹ và ông bà đấy chứ! Anh Tí nhỉ?”. Nhìn cu Mít ngây ngô mà tôi phì cười. Tôi xoa đầu Mít và bảo “ừ, anh em mình đúng là con của ba mẹ và cháu của ông bà, nhưng nguồn gốc xưa kia của chúng ta là con cháu Rồng Tiên. Hôm trước được học bài “Con Rồng cháu Tiên” anh mới biết đấy. Để anh kể cho Mít nghe nhé!”. “Vâng ạ!” - Cu Mít mắt sáng như bắt được một chú siêu nhân khổng lồ vậy. Mít ta chăm chú nhìn tôi chờ đợi. Hắng giọng, tôi bắt đầu kể:

Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, bây giờ được gọi là Bắc Bộ, có một vị thần thuộc nòi Rồng, con trai của thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần trông rất khác lạ. Mình rồng, sống ở dưới nước, chỉ thỉnh thoảng thần mới lên trên cạn thôi! Thần có sức khoẻ vô địch, hơn cả siêu nhân và có nhiều phép lạ hơn cả Tôn Ngộ Không. Thần rất tốt bụng. Không những giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh - những loài yêu quái bấy lâu làm hại dân lành - mà Thần còn dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cả cách ăn ở. Khi xong việc, Thần thường về thuỷ cung chăm sóc mẹ. Chỉ khi có việc thần mới hiện lên.

- Ước gì em được gặp Thần nhỉ? Cu Mít chen vào.

- Trật tự nào! Anh đang kể mà.

Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm. Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, hai thần đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng giống như ba và mẹ của Mít và anh Tí ý - Thấy cu Mít có vẽ hiểu, tôi nói tiếp - Hai thần sống ở cung điện Long Trang rất to và đẹp. Bên ngoài còn có bao nhiêu là hoa thơm cỏ lạ và nhiều muông thú dạo chơi, vui đùa. Được ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Đến kì sinh thì một chuyện kì lạ đã xảy ra. Nữ thần sinh ra một bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú móm mà lớn nhanh như thổi, mặt mũi khôi ngô, ai cũng khoẻ mạnh như cha.

Cuộc sống của họ cứ thế êm đềm diễn ra. Nhưng Lạc Long Quân vốn quen ở nước, sống mãi trên cạn không quen nên thường hay buồn rầu. Cuối cùng, không chịu nổi, Lạc Long Quân đành từ biệt Âu Cơ và đàn con để trở về thuỷ cung. Một mình ở lại nuôi con, Âu Cơ tháng ngày chờ mong trong buồn tủi. Không chịu nổi cảnh ngóng trông dài đằng đằng, Âu Cơ gọi chồng lên than thở:

- Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?

Lạc Long Quân bèn nói:

Ta vốn nòi Rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng Tiên ở chốn non cao. Kẻ ở cạn, người ở nước, tính tình, tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn ước.

Nàng Âu Cơ nghe theo và đưa con lên đường.

Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương. Mít có nhớ năm ngoái Mít được ba mẹ cho đi hội đền Hùng không? Đó chính là đền thờ các Vua Hùng - con cháu của Lạc Long Quân và Âu Cơ đấy.

Ngày xưa chỗ đó gọi là Phong Châu. Tên nước thời xưa được đặt là Văn Lang. Trong triều có tướng văn, tướng võ; con trai vua thì gọi là lang, con gái vua gọi là Mị Nương. Khi cha chết thì ngôi báu được truyền cho con trưởng, mười mấy đời truyền nối ngôi vua đều lấy hiệu là Hùng Vương.

Chính bởi thế mà hiện nay, người Việt Nam ta - con cháu Vua Hùng - khi nhắc đến nguồn gốc của mình thường xưng là con Rồng cháu Tiên.

Giờ thì Mít đã hiểu tại sao các cô phát thanh viên lại bảo người Việt Nam là con Rồng cháu Tiên chưa - Tôi hỏi.

- Rồi ạ! - Mít đáp nhanh nhảu - Mít cũng là con Rồng cháu Tiên phải không anh Tít

- Ừ! Đúng rồi. Vì thế nên Mít phải nghịch ít thôi, chăm học đọc, học viết vào để xứng danh con cháu Tiên Rồng.

- Em biết rồi ạ! .

Nhìn cu Mít vui sướng vì được nghe chuyện, tôi lấy làm tự hào lắm. Tôi thấy mình cũng oai ra phết. Ít ra tôi cũng hiểu rất rõ về nguồn gốc của dân tộc - nguồn gốc Rồng Tiên.

16 tháng 9 2018

- Truyện: Con rồng cháu tiên trong Ngữ Văn 7 tập 1 

( bài đấy giải thích vì sao người Việt Nam ta thường tự xưng mình là con rồng cháu tiên nha bn)

#

23 tháng 2 2018

Soạn bài: Lượm (Tố Hữu)

Câu 1 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Bài thơ kể và tả về Lượm bằng lời của người chú

    + Về chuyện gặp gỡ của hai chú cháu ở thành phố Huế trong “ngày Huế đổ máu”

    + Sự hi sinh anh dũng của Lượm khi đang trên đường làm nhiệm vụ và hình ảnh của Lượm còn sống mãi.

- Bố cục:

    + Phần 1 ( 5 khổ thơ đầu): Cuộc gặp gỡ của hai chú cháu tại Huế

    + Phần 2 (7 khổ thơ tiếp) Sự hi sinh của Lượm trên đường làm nhiệm vụ

    + Phần 3 (còn lại): Hình ảnh Lượm sống mãi với đất nước.

Câu 2 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Hình ảnh nhân vật Lượm (khổ 2 tới khổ 5):

- Về mặt hình dáng: loắt choắt, chân thoăn thoắt

- Trang phục: xắc xinh xinh, ca lô đội lệch

- Hoạt động: đầu nghênh nghênh, mồm huýt sáo vang, nhảy trên đường

- Lời nói tự nhiên, chân thật, lễ phép: cháu đi liên lạc/ vui lắm chú à, ở đồn Mang Cá/ thích hơn ở nhà.

- Biện pháp nghệ thuật: từ láy, so sánh, nhịp điệu nhanh, vui nhộn

→ Hình ảnh Lượm là chú bé thông minh, nhanh nhẹn, hồn nhiên. Công việc khó khăn, nguy hiểm nhưng Lượm vẫn rất dũng cảm, không hề quan tâm tới hiểm nguy.

Câu 3 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm: đạn bay vèo vèo, nhiệm vụ cấp bách

- Nhiệm vụ của Lượm quan trọng, khẩn cấp: thư đề thượng khẩn

- Tâm thế: Lượm bình tĩnh, gan dạ ( sợ chi hiểm nghèo)

- Hình ảnh Lượm anh dũng hi sinh, ngã xuống như một phần của đất mẹ:

    + Nằm trên lúa

    + Lúa thơm mùi sữa

    + Hồn bay giữa đồng

→ Hình ảnh Lượm ngã xuống khiến ta khâm phục, xúc động.

Khổ thơ đặc biệt: “Ra thế/ Lượm ơi!...” diễn tả niềm thương xót, ngậm ngùi trước sự hi sinh đột ngột của Lượm.

Câu 4 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Từ ngữ xưng hô của tác giả gọi Lượm: cháu, chú bé, Lượm, chú đồng chí nhỏ

→ Thể hiện quan hệ nhiều chiều: vừa là chú cháu, vừa là đồng chí.

- Đoạn thơ sau cùng, tác giả gọi Lượm là “chú bé” vì lúc này Lượm không còn là của riêng tác giả

- Lượm trở thành người anh hùng trong lòng mọi người, mọi nhà, Lượm là chiến sĩ nhỏ hi sinh vì quê hương, đất nước.

Câu 5 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Câu thơ: “Lượm ơi, còn không?” được đặt ở gần cuối bài thơ để bộc lộ cảm xúc và khẳng định.

    + Bộc lộ cảm xúc: Tiếc thương, đau xót trước sự hi sinh của Lượm.

    + Câu hỏi còn bộc lộ sự ngỡ ngàng như chưa kịp tin vào sự thật Lượm đã hi sinh.

- Sau câu thơ đặc biệt “Lượm ơi, còn không?” hình ảnh Lượm ở đầu khổ thơ được lặp lại nhằm khẳng định hình ảnh của em còn mãi về quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.

LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 77 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Học thuộc lòng thơ từ Một hôm nào đó đến hết bài thơ.

Bài 2 (trang 77 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Trong bài thơ Lượm, hình ảnh chú bé liên lạc nhanh nhẹn, thông minh, gan dạ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Lượm làm nhiệm vụ giao liên, hằng ngày phải đối mặt với mưa bom bão đạn nhưng với trí thông minh, tinh thần gan dạ “sợ chi hiểm nghèo”. Trong một lần đưa thư “thượng khẩn” cũng như bao ngày, sau khi bỏ thư vào bao, Lượm băng qua những mặt trận “đạn bay vèo vèo” nguy hiểm, ác liệt. Bỗng đạn nổ “một dòng máu tươi”… Lượm ngã xuống trong tay vẫn nắm chặt bông lúa. Lượm hi sinh giữa cánh đồng lúa chín, hóa thân vào dáng hình xứ sở.

23 tháng 2 2018

Soạn bài: Lượm (Tố Hữu)

Câu 1 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Bài thơ kể và tả về Lượm bằng lời của người chú

    + Về chuyện gặp gỡ của hai chú cháu ở thành phố Huế trong “ngày Huế đổ máu”

    + Sự hi sinh anh dũng của Lượm khi đang trên đường làm nhiệm vụ và hình ảnh của Lượm còn sống mãi.

- Bố cục:

    + Phần 1 ( 5 khổ thơ đầu): Cuộc gặp gỡ của hai chú cháu tại Huế

    + Phần 2 (7 khổ thơ tiếp) Sự hi sinh của Lượm trên đường làm nhiệm vụ

    + Phần 3 (còn lại): Hình ảnh Lượm sống mãi với đất nước.

Câu 2 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Hình ảnh nhân vật Lượm (khổ 2 tới khổ 5):

- Về mặt hình dáng: loắt choắt, chân thoăn thoắt

- Trang phục: xắc xinh xinh, ca lô đội lệch

- Hoạt động: đầu nghênh nghênh, mồm huýt sáo vang, nhảy trên đường

- Lời nói tự nhiên, chân thật, lễ phép: cháu đi liên lạc/ vui lắm chú à, ở đồn Mang Cá/ thích hơn ở nhà.

- Biện pháp nghệ thuật: từ láy, so sánh, nhịp điệu nhanh, vui nhộn

→ Hình ảnh Lượm là chú bé thông minh, nhanh nhẹn, hồn nhiên. Công việc khó khăn, nguy hiểm nhưng Lượm vẫn rất dũng cảm, không hề quan tâm tới hiểm nguy.

Câu 3 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm: đạn bay vèo vèo, nhiệm vụ cấp bách

- Nhiệm vụ của Lượm quan trọng, khẩn cấp: thư đề thượng khẩn

- Tâm thế: Lượm bình tĩnh, gan dạ ( sợ chi hiểm nghèo)

- Hình ảnh Lượm anh dũng hi sinh, ngã xuống như một phần của đất mẹ:

    + Nằm trên lúa

    + Lúa thơm mùi sữa

    + Hồn bay giữa đồng

→ Hình ảnh Lượm ngã xuống khiến ta khâm phục, xúc động.

Khổ thơ đặc biệt: “Ra thế/ Lượm ơi!...” diễn tả niềm thương xót, ngậm ngùi trước sự hi sinh đột ngột của Lượm.

Câu 4 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Từ ngữ xưng hô của tác giả gọi Lượm: cháu, chú bé, Lượm, chú đồng chí nhỏ

→ Thể hiện quan hệ nhiều chiều: vừa là chú cháu, vừa là đồng chí.

- Đoạn thơ sau cùng, tác giả gọi Lượm là “chú bé” vì lúc này Lượm không còn là của riêng tác giả

- Lượm trở thành người anh hùng trong lòng mọi người, mọi nhà, Lượm là chiến sĩ nhỏ hi sinh vì quê hương, đất nước.

Câu 5 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Câu thơ: “Lượm ơi, còn không?” được đặt ở gần cuối bài thơ để bộc lộ cảm xúc và khẳng định.

    + Bộc lộ cảm xúc: Tiếc thương, đau xót trước sự hi sinh của Lượm.

    + Câu hỏi còn bộc lộ sự ngỡ ngàng như chưa kịp tin vào sự thật Lượm đã hi sinh.

- Sau câu thơ đặc biệt “Lượm ơi, còn không?” hình ảnh Lượm ở đầu khổ thơ được lặp lại nhằm khẳng định hình ảnh của em còn mãi về quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.

LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 77 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Học thuộc lòng thơ từ Một hôm nào đó đến hết bài thơ.

Bài 2 (trang 77 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Trong bài thơ Lượm, hình ảnh chú bé liên lạc nhanh nhẹn, thông minh, gan dạ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Lượm làm nhiệm vụ giao liên, hằng ngày phải đối mặt với mưa bom bão đạn nhưng với trí thông minh, tinh thần gan dạ “sợ chi hiểm nghèo”. Trong một lần đưa thư “thượng khẩn” cũng như bao ngày, sau khi bỏ thư vào bao, Lượm băng qua những mặt trận “đạn bay vèo vèo” nguy hiểm, ác liệt. Bỗng đạn nổ “một dòng máu tươi”… Lượm ngã xuống trong tay vẫn nắm chặt bông lúa. Lượm hi sinh giữa cánh đồng lúa chín, hóa thân vào dáng hình xứ sở.

! Mình tự làm đó

8 tháng 1 2018

vì 4:3=2x2=4 hihi 

8 tháng 1 2018

4:3=2

4:3 là  tứ chia tam là tám chia tư

vậy 8:4=2

13 tháng 10 2018

“Ở lứa tuổi cấp 1 mẹ thường bắt tôi ngủ trưa và học bài, tôi không nghe thì bị mẹ đánh, lúc đó tôi rất ghét mẹ, đôi khi tâm trí tôi thấy mẹ thật là ác”, Linh kể.

Mọi chuyện chưa dừng lại ở đó, đến khi lên cấp 2, tôi ghét mẹ vì luôn mắng tôi mỗi khi bị giáo viên mắng. Lúc đó, tôi chỉ muốn xách ba lô ra ở riêng. Tôi ghét mẹ lắm! Tôi từng muốn không có mẹ trên đời này…

Tôi có tính đua đòi mà gia đình thì không khá giả lắm. Năm tôi học lớp 9, tôi bắt mẹ phải cho tôi học trường tư dù học phí rất cao, lúc đó tôi suy nghĩ thật nông cạn. Mỗi lần ba tôi về, thấy tôi hư là lại gọi mẹ ra la và ba mẹ tôi thường cãi nhau vì tôi…

Lên cấp 3, lớp tôi bạn bè ai cũng được tổ chức sinh nhật, riêng tôi từ bé đến giờ chưa có lần nào. Tôi về xin tiền mẹ, mẹ bảo tốn kém và chỉ cho vài trăm mời bạn bè uống nước. Tối hôm đó, tôi bù la bù loa ăn vạ đủ kiểu, thấy vậy, mẹ vẫn kiên quyết không cho vì vậy tôi bắt đầu cáu giận, cãi với mẹ mà còn hơn cãi nhau với đứa bạn cùng lứa…

Đỉnh điểm mâu thuẫn giữa tôi và mẹ khi tôi học lớp 11, tôi chuyển về gần nhà học, đây là năm tôi không thể quên những gì tôi đối xử với mẹ. Ngày Noel tôi đã dặn mẹ đón sớm hơn mà mẹ lại quên. Báo hại là hôm đó, tôi phải đi bộ cả tiếng đồng hồ. Về tới nhà, tôi cãi lộn với mẹ, nói những câu nói mà chính tôi cũng không tưởng tượng được.

Tối Giáng sinh, tôi đi Nhà thờ chơi nhưng khi bước xuống cổng, mẹ vẫn cằn nhằn và la tôi trước mặt bạn bè. Tôi đã không suy nghĩ mà ném cả khóa cổng vào người mẹ, làm bàn tay mẹ bị bầm tím cả tháng trời. Lúc đó tôi rất giận mẹ, nhưng tôi cũng thấy chưa có đứa con gái nào lại hư như tôi.

Trong thâm tâm tôi, tôi biết rằng mẹ cũng rất quan tâm tôi nhưng vì mẹ hay la mắng và bắt tôi phải theo khuôn phép nên tôi thấy khó chịu. Thêm vào đó, thấy bạn bè của mình có được nhiều thứ và được ba mẹ chiều chuộng, dễ dãi nên lúc nào tôi cũng chỉ muốn mẹ mình bằng một góc nhỏ của mẹ đứa bạn…

Nhưng mọi việc đã bắt đầu đổi thay khi tôi học lớp 12. Tôi đã gặp khó khăn lớn với đám bạn cùng khối. Đó là những đứa bạn mà tôi từng nói với mẹ là chúng còn tốt với tôi hơn cả mẹ. Chúng tôi bắt đầu chia phe và lên Facebook lời qua tiếng lại, rồi chúng kéo nhau đến tận nhà để đòi đánh.

Rồi chúng cô lập để bạn bè chung lớp dần xa lánh tôi. Mâu thuẫn kéo dài, nhiều ngày liên tiếp và điều đó khiến tôi mất ăn mất ngủ. Khi vượt qua giới hạn chịu đựng của mình, tôi kể cho mẹ nghe những rắc rối và xin mẹ cho chuyển trường.

Hôm đó, tôi bị mẹ la rất nhiều, mẹ bảo tôi: “Mày chết đi cho nhẹ đầu” và quyết định cho tôi nghỉ học luôn. Tuy nói vậy, nhưng mẹ vẫn bên tôi những lúc tôi suy sụp.

Mẹ cho tôi một cơ hội mới tại ngôi trường khác. Tối hôm đó, mẹ không ngủ được và trăn trở suốt đêm. Lúc ấy, tôi bắt đầu thấy hận vì đã đi theo bạn bè mà quay lưng với mẹ. Sáng hôm sau, mẹ dậy từ sớm đưa em tôi đi học, sau đó quay lại chở tôi lên trường và xin rút học bạ chuyển trường cho tôi. Trưa nắng, mẹ không ngủ trưa mà chở tôi lên trường mới để xin học. Chiều mẹ với tôi về, mẹ vừa chạy vừa đi đón em, vừa lo soạn đồ ăn để đưa tôi vào trường nội trú học.

Hơn 7 giờ tối, vì nội quy trường không được mặc quần ngắn, mẹ lại chạy đi mua quần cho tôi. Cả ngày mẹ không ăn uống đủ, lại lăn lộn ngoài đường vì tôi. Điều đó đã thực sự thay đổi suy nghĩ của tôi về mẹ.

Đi học nội trú xa nhà, tôi lại muốn quay về khoảnh khắc đẹp khi có mẹ bên cạnh. Tôi thầm hiểu và ngày càng quý trọng mẹ hơn. Mẹ không hề ghét bỏ tôi như tôi nghĩ, hồi bé mẹ bắt tôi ngủ trưa và học bài thì tốt cho tôi chứ mẹ có được gì. Đánh tôi đau, mẹ còn đau hơn cả trăm lần như thế. Tôi còn nhớ, ngày còn nhỏ, cứ mỗi lần mẹ đánh tôi là tối mẹ lại ngồi bóp mật gấu cho tôi. Và ở trường mới, tôi phải vô cùng biết ơn cô giáo dạy văn của mình. Bởi cô đã từng dạy để giúp mỗi chúng tôi kịp nhận ra rằng: “Cha mẹ chúng ta là những người rất tốt, tuy đôi khi họ có thể chưa đúng, những chắc chắn một việc đúng nhất mà họ đã làm được là cho chúng ta được đến trường.

Để chúng ta hiểu được là chúng ta có sự hiểu biết và nhận thức nhằm hóa giải những mâu thuẫn của thế hệ và thời đại”. Tôi dần thấy và cảm nhận rằng, dù mẹ có thể là người phụ nữ quê mùa nhưng mẹ đã hy sinh cả công việc và sự nghiệp của mình để chăm sóc chị em tôi…

Là con gái, sau này lớn lên tôi cũng làm mẹ. Tôi cũng không muốn con mình sau này như tôi. Tới lúc khó khăn nhất, tôi mới biết bên mình không phải là bạn bè mà là gia đình, là mẹ, nơi tôi sinh ra và nuôi dưỡng cho đến khi tôi lớn lên.

Giờ đây, khi đã đủ nhận thức để trưởng thành, tôi muốn nói với mẹ rằng: “Con xin lỗi mẹ! Vì con không bao giờ chịu ngồi xuống lắng nghe lời mẹ dạy, con đã luôn bỏ ngoài tai những gì mẹ dặn dò, răn bảo. Con hư đốn lắm phải không mẹ? Những việc mà con gây ra chắc chắn đã làm mẹ tổn thương nhiều lắm. nhưng dù sao con cũng thấy mình may mắn vì đã kịp thời nhận ra để biết tôn trọng mẹ từng phút, từng giây khi mẹ còn bên cạnh…”.

k mk nhé

26 tháng 9 2016

Hướng dẫn soạn bài Thạch Sanh | Học trực tuyến

26 tháng 9 2016

mk cho bn cái links ùi dax

bn chỉ cần bấm vô đó

kéo xuống, thấy chữ trả lời câu hỏi là bn nhìn mấy câu ng` ta tl ùi dax

Aries Bạch dương kute

Mở bài

- Hoa đào là loài hoa đặc trưng của mùa xuân miền Bắc


 
- Thấy hoa đào nở là thấy xân về.

- Em thấy lòng mìn náo nức mỗi khi nhìn thấy cây đào trước ngõ.

2. Thân bài

a. Cây đào nhìn từ xa:

- Cây đào do ông em trồng trước ngõ đã nhiều năm.

- Cây to, gốc sù sì, cành toả rộng.

- Mùa đông, cành cây đen đúa, khẳng khiu, nhìn gầy gò, không có sức sống.

- Khi có mưa xuân, cành cây bỗng mỡ màng và dịp tết đến cây như một ngọn đèn hồng rực rỡ thắp sáng ngõ nhà em.


 
b. Cây đào nhìn cận cảnh:

- Ngày 28 tết, ông lựa cành đào đẹp nhất, cắt lấy cắm vào chiếc lục bình.

- Sắc hồng của hoa đào làm căn phòng thêm ấm cúng.

- Cành đào xoè ra với dáng vẻ tự nhiên không bị uốn nắn.

- Mỗi đoá hoa có năm cánh hồng nhạt mỏng manh.

- Nhuỵ hoa vàng tươi.

- Những bông hoa chen với nụ nở chi chít trên cành.

- Hoa đào cùng nhau trầm đèn nến tạo nên không khí tết thật đầm ấm.

3. Kết bài

- Em rất yêu cây đào trước ngõ.

- Loài hoa mang đến niềm vui năm mới.

- Em chăm sóc cây đào để mỗi mùa xuân nó lại nở hoa.

Đề 2: Hãy viết bài văn miêu tả hàng phượng vĩ và tiếng ve vào một ngày hè.

1. Mở bài

- Cây hoa phượng được trồng ở đâu?

- Từ bao giờ?

2. Thân bài

a. Tả cây phượng:

- Cây phượng lớn cỡ nào? Hình dáng nó ra sao?

- Cây phượng có đặc điểm gì? Rễ, thân, cành, lá, hoa, quả... như thế nào?

- Hoa phượng nở vào mùa nào trong năm?

- Màu sắc của cánh hoa, nhụy hoa?

- Cây phượng gắn bó với học sinh ra sao?

b. Tả tiếng ve:

- Cùng với hoa phượng ve ở đâu cũng kéo về, tiếng ve như thế nào?

- Mọi người xung quanh có nhận xét gì khi nghe tiếng ve kêu?

- Tiếng ve đã làm cho mùa hè trở nên như thế nào?

c. Tình cảm học sinh đối với hàng phượng vĩ và tiếng ve:

- Yêu quý, nhớ nhung khi mùa hè qua đi ...

- Thương cho những chú ve kêu suốt đến khô cả xác.

3. Kết bài

- Em sẽ làm gì để bảo vệ và chăm sóc cây phượng sau khi mùa hè qua: Dọn dẹp vệ sinh xung quanh cây, tưới nước ...

Đề 3: Em đã từng chứng kiến cảnh bão lụt ở quê mình hoặc xem cảnh đó trên truyền hình, hãy viết bài văn miêu tả trận bão lụt khủng khiếp đó.

1. Mở bài

- Em dự định miêu tả cảnh gì?

- Đó là cảnh mà em đã trực tiếp được chứng kiến hay đã xem nó trên truyền hình.

2. Thân bài

- Miêu tả lại trận bão lụt khủng khiếp đó:

   + Cảnh trước khi cơn bão đến.

   + Khung cảnh chung khi cơn bão tràn qua?

   + Xóm làng (thành phố, ...), cây cối, sức vật, con người như thế nào sau cơn bão?

- Trận bão đã để lại những thiệt hại khủng khiếp như thế nào? (cây cối đổ nát, nhà cửa tốc mái, ...)

3. Kết bài

- Bài học rút ra sau khi chứng kiến trận bãolà gì? (phải tôn trọng những quy luật của thiên nhiên và có các bước phòng trống bão).

Đề 4: Em hãy viết thư cho bạn ở miền xa, tả lại khu phố hay thôn xóm, bản làng nơi mình ở vào một ngày mùa đông giá lạnh.

1. Mở bài

- Lời xưng hô.

- Lời chúc.

- Dẫn dắt để giới thiệu về khu phố, thôn xóm hay bản làng của mình vào một ngày đông.

2. Thân bài

- Miêu tả những nét đặc trưng của mùa đông (nhất là mùa đông nơi em đang ở).

  • thời tiết, hình ảnh ông mặt trời, gió, sương, ...

  • thiên nhiên, cảnh vật

- Miêu tả những sinh hoạt đời thường ở khu phố, thôn xóm,... của em trong những ngày đông ấy.

- Những ngày đông giá lạnh ấy gợi cho em những cảm xúc và suy nghĩ ra sao?

3. Kết bài

- Ấn tượng sâu đậm nhất của em về những ngày mùa đông ấy là gì? (co ro trong áo ấm, xum xoe bên bếp lửa mẹ nấu, ...)

- Lời chào tạm biệt.

- Lời chúc và nhắn nhủ.

:D

1. Mở bài

- Hoa đào là loài hoa đặc trưng của mùa xuân miền Bắc

- Thấy hoa đào nở là thấy xân về.

- Em thấy lòng mìn náo nức mỗi khi nhìn thấy cây đào trước ngõ.

2. Thân bài

a. Cây đào nhìn từ xa:

- Cây đào do ông em trồng trước ngõ đã nhiều năm.

- Cây to, gốc sù sì, cành toả rộng.

- Mùa đông, cành cây đen đúa, khẳng khiu, nhìn gầy gò, không có sức sống.

- Khi có mưa xuân, cành cây bỗng mỡ màng và dịp tết đến cây như một ngọn đèn hồng rực rỡ thắp sáng ngõ nhà em.

b. Cây đào nhìn cận cảnh:

- Ngày 28 tết, ông lựa cành đào đẹp nhất, cắt lấy cắm vào chiếc lục bình.

- Sắc hồng của hoa đào làm căn phòng thêm ấm cúng.

- Cành đào xoè ra với dáng vẻ tự nhiên không bị uốn nắn.

- Mỗi đoá hoa có năm cánh hồng nhạt mỏng manh.

- Nhuỵ hoa vàng tươi.

- Những bông hoa chen với nụ nở chi chít trên cành.

- Hoa đào cùng nhau trầm đèn nến tạo nên không khí tết thật đầm ấm.

3. Kết bài

- Em rất yêu cây đào trước ngõ.

- Loài hoa mang đến niềm vui năm mới.

- Em chăm sóc cây đào để mỗi mùa xuân nó lại nở hoa.

10 tháng 4 2018

MB: Trong những câu chuyện cổ tích mà em đã học thì em thấy ông tiên là người mà em yêu quý nhất.

KB: Ông tiên là một người rất hiền và có nhiều phép lạ, em hứa sẽ cố gắng giữ gìn những quyển truyện cổ tích lại để cho hình ảnh của ông tiên vẫn còn sống mãi trong tâm trí của những người đời sau.

(Bạn cũng có thể thêm ý để câu văn hay hơn nhé bạn.)

10 tháng 4 2018

       Trong những câu chuyện cổ tích Tấm Cám, Bông Cúc Trắng mà bà thường kể những tối cho em, hình ảnh ông tiên dần đã gắn chặt trong tâm trí em từ lúc nào. Cô Tấm, Lọ Lem được gặp ông tiên thật là thích, vì thế, hằng đêm, em luôn mong có ngày sẽ đc gặp ông một lần.
               ( Mk ko chép mạng đâu đấy, k cho mk nha ^_^)

12 tháng 9 2016

Mình chả biết

19 tháng 12 2016

Bố thì mình không biết nhưng mình biết cô giáo say sưa giảng bài

1 tháng 2 2018

ko rảnh

1 tháng 2 2018

hôm nay ở lớp mới bị cô gọi lên bảng đúng bài này số đen thiệt, nhưng bài này lớp 5 học rồi mà đúng đề thi luôn