K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trong xã hội, người thầy mang một vai trò rất quan trọng trong việc tu dưỡng, rèn luyện, hình thành, phát triển, hoàn thiện nhân cách của lứa tuổi học sinh. Điều đó cũng được ông cha ta quan niệm, khẳng định từ hàng nghìn đời nay. Chính vì vậy trong kho tàng tục ngữ, ca dao dân ca Việt Nam có câu: “Không thầy đố mày làm nên” để bộc lộ rõ nét điều đó.
Câu tục ngữ trên mang hình thức thách đố nhưng bản chất lại là câu khẳng định, nó còn mang cấu trúc kiểu phủ định, thuộc loại câu hỏi tu từ. Hai từ: “thầy” – “mày”, từ “mày” không có ý nghĩa hạ thấp giá trị học sinh mà để đi liền với chữ “thầy” cho vần và dễ nhớ. Câu tục ngữ này nêu lên vai trò quan trọng của người thầy đối với nền giáo dục và học sinh, đồng thời cũng nhắc nhở chúng ta phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo. Không chỉ vậy, câu tục ngữ này còn mang giá trị truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam từ rất lâu đời.

Giải thích câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên”
Thầy không chỉ là người dạy dỗ chúng ta về kiến thức mà còn là người dạy ta đạo đức, phẩm chất, giá trị mỗi con người. Học chữ, học làm việc, tất cả mọi cái học đều phải có thầy. Có thể nói thầy như thế hệ đi trước, trải qua biết bao kinh nghiệm trong cuộc sống, nay truyền thụ lại kiến thức cho học sinh, mở đường chỉ lối, giúp ta có con đường đúng đắn nhất để đi. Công lao đó không gì sánh nổi. Những ngày đầu tiên bước vào lớp, thầy đã dìu dắt, dạy dỗ, chỉ bảo. Thầy dạy học đếm, học viết, học đánh vần. Lên lớp cao, thầy dạy cho chúng ta những điều sâu sắc. Suốt quá trình học tập thì thầy là người luôn sát cánh bên ta, trợ giúp, nâng đỡ , chắp cánh cho ta bay vào tương lai. Không một người học sinh nào có thể thành đạt vào đời mà không có sự kèm cặp của thầy. Tất nhiên là nếu thầy dạy cho chúng ta mà chúng ta không biết tiếp nhận, không biết vận dụng thì công sức của thầy cũng chỉ là không. Chính vì vậy chúng ta cần phải biết rằng tâm huyết của thầy dành cho chúng ta là hết mình nên chúng ta cũng phải nỗ lực, cố gắng, chịu khó để không phụ lòng những công ơn đó. Công lao của thầy đối với sự nghiệp sau này của học sinh là vô cùng lớn, nó chính là mầm mống của sự thành đạt. Khi một người thầy hết lòng vì học sinh thì đó chính là niềm đam mê yêu nghề của thầy và cũng là tư tưởng lớn trong nền giáo dục.
Chúng ta có được ngày hôm nay cũng chính là do sự dìu dắt của thầy. Thầy đã truyền thụ kiến thức, rèn giũa những phẩm chất cao quý tốt đẹp trong mỗi con người chúng ta để chúng ta trở thành những viên kim cương sắc bén, đã được gọt giũa, luôn toả sáng trong đường đời, và cũng chính điều đó nhắc nhở chúng ta hãy biết kính trọng người thầy ở mọi lúc mọi nơi, hình ảnh của người thầy phải đi vào sự tôn kính trong mỗi chúng ta. Hãy biết vận dụng vốn kiến thức của thầy đã truyền thụ kết hợp với khả năng vốn có của bản thân để tạo nên một sự thành đạt rực rỡ trong cuộc đời của mình. Đó chính là những gì thầy mong muốn, gửi gắm niềm tin ở ta. Và nó cũng thể hiện lòng tôn kính một cách sắc nét nhất đối với thầy. Câu tục ngữ này mang giá trị trường tồn cùng thời gian và trong bất kì hoàn cảnh nào thì nghĩa của nó cũng luôn được chấp nhận, khẳng định. Không chỉ vậy, câu tục ngữ còn mang hình thức giản dị, âm điệu vui nhộn, nhưng ẩn chứa trong đó là biết bao nỗi niềm, tâm sự của ông cha ta.
Nói tóm lại câu tục ngữ này muốn nói với chúng ta một điều sâu sắc nhất. Đó chính là hãy hiểu được vai trò giá trị của người thầy, hãy biết suy nghĩ một cách toàn diện nhất để có những thái độ bộc lộ sự kính trọng đối với thầy, không chỉ là lời nói, mà còn bằng hành động. Hãy thể hiện rằng, chúng ta là những con người văn minh, biết đạo lí làm người và xứng đáng là người con đất Việt.

Câu 1: Chứng minh trong văn nghị luận là gì?A. Là một phép lập luận sử dụng các dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề nào đó.B. Là một phép lập luận sử dụng lý lẽ để giải thích một vấn đề nào đó mà người khác chưa hiểu.C. Là một phép lập luận sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một nhận định, một luậnđiểm nào đó.D. Là một phép lập luận sử dụng các tác...
Đọc tiếp

Câu 1: Chứng minh trong văn nghị luận là gì?

A. Là một phép lập luận sử dụng các dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề nào đó.

B. Là một phép lập luận sử dụng lý lẽ để giải thích một vấn đề nào đó mà người khác chưa hiểu.

C. Là một phép lập luận sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một nhận định, một luận

điểm nào đó.

D. Là một phép lập luận sử dụng các tác phẩm văn học để làm rõ một vấn đề nào đó.

Câu 2: Lí do nào khiến cho bài văn viết theo phép lập luận chứng minh thiếu tinh thần thuyết phục?

A. Luận điểm được nêu rõ ràng, xác đáng.

B. Lí lẽ và dẫn chứng đã được thừa nhận.

C. Lí lẽ và dẫn chứng phù hợp với luận điểm.

D. Không đưa dẫn chứng, chỉ giải thích và đưa lí lẽ để làm sáng tỏ luận điểm

Câu 3:Trong bài văn chứng minh, chúng ta chỉ sử dụng thao tác chứng minh, không cần giải thích vấn đề cần chứng minh. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 4: Trong phần mở bài của bài văn chứng minh, người viết phải nêu lên được nội dung gì?

A. Nêu được các dẫn chứng cần sử dụng trong khi chứng minh.

B. Nêu được luận điểm cần chứng minh.

C. Nêu được các lý lẽ cần sử dụng trong bài làm.

D. Nêu được vấn đề cần nghị luận và định hướng chứng minh.

Câu 5: Trong phần Thân bài của bài văn chứng minh người viết cần phải làm gì?

A. Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.

B. Chỉ cần nêu các dẫn chứng được sử dụng trong bài viết.

C. Chỉ cần gọi tên luận điểm cần chứng minh.

D. Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh

Câu 6: Lời văn phần Kết bài nên hô ứng với lời văn của phần nào?

A. Thân bài.

B. Mở bài.

C. Cả mở bài và thân bài.

D. Với phần dẫn chứng đưa ra trong phần thân bài.

 Câu 7: Theo quy trình tạo lập văn bản làm văn nghị luận thì sau bước tìm hiểu đề bài để định hướng cho bài làm sẽ đến bước nào?

A. Lập dàn ý đại cương.

B. Xác định các lý lẽ cho bài văn.

C. Tìm dẫn chứng cho bài văn.

D. Viết thành bài văn hoàn chỉnh.

Câu 8:Xác định luận điểm chính trong lời thơ khuyên thanh niên của Bác Hồ:

A. Khó khăn khắc phục sẽ thành công.

B. Phải làm việc lớn.

C. Con người phải có quyết tâm, kiên trì.

D. Có ý chí, sự kiên trì, bền bỉ sẽ thành công trong cuộc đời.

 Câu 9: Câu nào không dùng làm dẫn chứng trực tiếp làm rõ luận điểm: “Tục ngữ khuyên dạy con người về lời ăn tiếng nói”?

A. Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

B. Đất xấu trồng cây khẳng khiu/ Những người thô tục nói điều phàm phu.

C. Người thanh tiếng nói cũng thanh/ Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.

D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

 Câu 10: Cho đề bài sau: Rừng mang lại nhiều lợi ích cho con người. Vì vậy, con người phải bảo vệ rừng. Em hãy chứng minh ý kiến trên.

Trong các luận điểm nêu ra sau đây, luận điểm nào không phù hợp với bài văn viết về đề bài này?

A. Rừng là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, cung cấp cho con người nguồn lâm sản lớn.

B. Rừng là hệ sinh thái quan trọng, góp phần điều hòa khí hậu trên trái đất.

C. Con người có thể khai thác thật nhiều tài nguyên rừng mà không cần phải trồng cây gây rừng.

D. Rừng là môi trường du lịch hấp dẫn với con người.

 

4
14 tháng 4 2020

1. C 

2. D

3. B

4. D

5. A

6. B

7. A

8. D

9. B

10. C

14 tháng 4 2020

1. C                     6. B

2. D                     7. A

3. B                     8. D

4. D                     9. B

5. A                     10. C

12 tháng 4 2020

Bài tham khảo 1

Môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sức khỏe của cộng đồng nhưng hiện nay môi trường đang bị đe dọa một cách nghiêm trọng do chính bàn tay của con người. Vì vậy mỗi chúng ta cần ý thức và hiểu được rằng: bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

Môi trường là tất cả những gì ở xung quanh chúng ta và rất thân thiện gần gủi với chúng ta. Môi trường bao gồm: môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo. Môi trường tự nhiên bao gồm: đất đai, sông ngòi, không khí, cây cối, động thực vật,……Môi trường nhân tạo là do con người tạo nên như đường xá, nhà máy, xí nghiệp,… Tất cả những vấn đề trên đều có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người.

Thật vậy! Môi trường có một mối quan hệ mật thiết tới cuộc sống con người. Những cánh rừng bạt ngàn như những lá phổi xanh khổng lồ đem lại bầu không khí trong lành cho con người. Không những thế rừng còn che chắn bão lũ, là nơi trú ngụ của những loài động vật quý hiếm. Vậy mà giờ đây rừng đang bị chính bàn tay con người tàn phá một cách không thương tiếc dẫn đến thiên tai, lũ lụt xảy ra ngày càng nghiêm trọng dẫn đến bao cảnh đau lòng.

Mặc khác nguồn nước cũng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi các chất thải từ các nhà máy dẫn đến cá chết hàng loạt nguồn nước sinh hoạt không được đảm bảo dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm cho con người. Ở các thành phố lớn dân cư đông đường xá cầu cống xuống cấp lượng xe cộ nhiều nên không khí cũng bị ô nhiễm nặng tai nạn giao thông ngày càng nhiều đã cướp đi bao nhiêu sinh mạng. Ở nông thôn, do hình thức và trình độ hiểu biết của người dân chưa cao nên sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu không có hiệu quả. Từ những vấn đề nêu trên đã giúp chúng ta hiểu rõ môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cộng đồng nói chung và sự sống của con người nói riêng. Từng ngày từng giờ môi trường đang lên tiếng kêu cứu. Vậy mỗi chúng ta phải làm gì để bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta?

Tóm lại môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng. Vậy nên chúng ta phải có ý thức giữ gìn môi trường sống. Là học sinh chúng ta hãy có ý thức trồng thêm cây xanh, giữ gìn vệ sinh trường lớp. Làm được như vậy là chúng ta đã góp phần bảo vệ được cuộc sống của chính mình.

25 tháng 4 2020

a) luận điểm  chính : đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống.

   Luận cứ 1 ; Môi trường cung cấp cho ta rất nhiều yếu  tố cần  thiết .

   Dẫn chứng : môi trường cung cấp : oxi để thở ; trái ngon quả ngọt để ăn ; cung cấp chỗ ở cho động vật và  con người.

  Luận cứ 2 : Môi trường  có ảnh hưởng đến đời sống của động  thực vật

  Dẫn chứng : oxi ; thức ăn ;  nơi ở ;  nước  uống ;.....v.v

 Luận cứ 3 :Vai trò của môi trường sống đối với đời sống con người:

Dẫn chứng : + Tạo điều kiện vật chất cho cuộc sống con người: không khí để thở, nước để uống, cây xanh cung cấp ô-xi…

                    + Bảo vệ sức khỏe con người: Môi trường trong lành ngăn cản sự phát triển của các vi sinh vật có hại (không khí sạch ngăn cản vi khuẩn, virus, nước sạch ngăn cản của bọ gậy, muỗi...)

Luận điểm phụ 1 : Vậy làm thế nào để có 1 môi trường trong sạch ?

Dẫn chứng :

+ Tích cực tuyên truyền ; bảo vệ rừng;cây;...

+Nghiêm cấm hành vi chặt phá cây.

+Nghiêm cấm nạn săn động vật quý hiếm

+....v.v

 luận cứ  : Tính cấp thiết của việc bảo vệ, gìn giữ môi trường sống trong lành: môi trường sống trong nhiều năm trở lại đây bị ô nhiễm và tổn hại nghiêm trọng vì vậy đòi hỏi con người phải có những biện pháp cấp thiết bảo vệ môi trường sống.

b) Dàn ý:

1. Mở bài:

-nêu luận điểm chính của toàn bài :đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống

- Giới thiệu vai trò của môi trường sống đối với đời sống con người; vai trò quan trọng, giành được nhiều sự quan tâm của con người.

2. Thân bài:

- Môi trường sống là gì? (những điều kiện vật chất bao quanh sự sống của con người: đất, nước, không khí...)

- Vai trò của môi trường sống đối với đời sống con người; động vật và thực vật 

+ Tạo điều kiện vật chất cho cuộc sống con người: không khí để thở, nước để uống, cây xanh cung cấp ô-xi…

+ Bảo vệ sức khỏe con người và  các động thực vật khác : Môi trường trong lành ngăn cản sự phát triển của các vi sinh vật có hại (không khí sạch ngăn cản vi khuẩn, virus, nước sạch ngăn cản của bọ gậy, muỗi...)

Vậy làm thế nào để có 1 môi trường trong sạch ?

+

+ Tích cực tuyên truyền ; bảo vệ rừng;cây;...

+Nghiêm cấm hành vi chặt phá cây.

+Nghiêm cấm nạn săn động vật quý hiếm

+Tránh sử dụng các  túi nilong ; các chất tẩy rửa độc  hại

+.

- Như vậy ta rút ra được tính cấp thiết của việc bảo vệ, gìn giữ môi trường sống trong lành: môi trường sống trong nhiều năm trở lại đây bị ô nhiễm và tổn hại nghiêm trọng vì vậy đòi hỏi con người phải có những biện pháp cấp thiết bảo vệ môi trường sống.

3. Kết bài:

-khẳng định lại luận điểm chính

- Bài học rút ra cho bản thân, những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường sống: không xả rác bừa bãi, bảo vệ rừng và cây xanh...

  

5 tháng 2 2022

Em tham khảo:

Câu 1:

Luận điểm 1: Hình ảnh bánh trôi nước

"Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non"

- "trắng", "tròn": Hình dáng bên ngoài của chiếc bánh trôi nước, bánh được làm bằng bột nếp, sắc trắng trong, dáng bánh tròn.

- "bảy nổi ba chìm": quá trình luộc bánh phải trải qua bảy lần nổi ba lần chìm trong nồi nước sôi.

- "tấm lòng son": màu đỏ của nhân bánh.

=> Hình ảnh tả thực cho ta thấy được vẻ đẹp của chiếc bánh trôi nước, từ hình dáng bên ngoài, nhân bánh đến cách thức làm bánh, luộc chưa chín thì chìm, chín rồi thì nổi.

* Luận điểm 2: Vẻ đẹp và thân phận người phụ nữ

- Ẩn dụ "thân em": cách nói khiêm nhường, kín đáo chỉ người phụ nữ.

- Hai vế tiểu đối “vừa trắng” - “vừa tròn”: vẻ đẹp trinh trắng, duyên dáng của người thiếu nữ.

- Thành ngữ "bảy nổi ba chìm" hàm ý về thân phận nổi lênh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, phải chịu nhiều vất vả, thiệt thòi do lễ giáo phong kiến gây nên.

"Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son"

- "rắn nát", "mặc dầu tay kẻ nặn": số phận của người phụ nữ hạnh phúc hay bất hạnh đều do "tay kẻ nặn", tức do cha mẹ hay chồng con định đoạt (đạo tam tòng).

- Ẩn dụ "tấm lòng son": tấm lòng son sắt, thủy chung trong tình yêu, vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ.

- Cấu trúc "Mặc dầu... mà vẫn..." khẳng định và ngợi ca tâm hồn trong sáng, tình yêu thủy chung của người phụ nữ Việt Nam trước hoàn cảnh số phận chịu nhiều gian truân, khổ cực.

=> Ca ngợi vẻ đẹp ngoại hình và tâm hồn của người phụ nữ, đồng thời, cảm thông sâu sắc cho số phận lênh đênh, chìm nổi, phụ thuộc của họ.

Câu 2:

1. Mở bài

- Thiên nhiên ưu đãi cho nước ta không chỉ biển bạc mà còn cả rừng vàng.

- Rừng mang lại cho con người chúng ta những nguồn lợi vô cùng to lớn về vật chất. Và hơn thế nữa, thực tế cho thấy rằng, cao hơn cả giá trị vật chất, rừng còn là chính cuộc sống của chúng ta.

2. Thân bài

- Bảo vệ rừng là góp phần bảo vệ môi trường sống:

Rừng là ngôi nhà chung của muôn loài thực vật, trong đó có những loài vô cùng quý hiếm. Ngôi nhà ấy không được bảo vệ, sẽ dẫn đến những hậu quả không nhỏ về mặt sinh thái.

Rừng là lá phổi xanh của trái đất. Chỉ riêng hình ảnh lá phổi cũng đã nói lên sự quan trọng vô cùng của rừng với cuộc sống con người.

Rừng ngăn nước lũ, chống xói mòn, điều hòa khí hậu. Hầu như mọi hiện tượng bất thường của khí hậu đều có nguồn gốc từ việc con người không bảo vệ rừng. Ở Việt Nam chúng ta, suốt từ Bắc đến Nam, lũ lụt, hạn hán xảy ra liên miên trong nhiều năm qua là bởi rừng đã bị con người khai thác, chặt phá không thương tiếc.

- Bảo vệ rừng là bảo vệ những nguồn lợi kinh tế to lớn mà rừng đem lại cho con người.

Rừng cho gỗ quý, dược liệu, thú, khoáng sản…

Rừng thu hút khách du lịch sinh thái.

- Rừng đã góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng.

Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.

Rừng đã cùng con người đánh giặc.

3. Kết bài

- Khẳng định lại vai trò to lớn của rừng.

- Khẳng định ý nghĩa của việc bảo vệ rừng.

- Nêu trách nhiệm cụ thể: bảo vệ rừng tức là khai thác có kế hoạch; không chặt phá, đốt rừng bừa bãi; trồng rừng, khôi phục những khu rừng bị tàn phá.

Câu 3:

I. Mở bài

- Giới thiệu về giá trị to lớn của biển

- Trích dẫn luận điểm.

II. Thân bài:

1. Giải thích ngắn gọn khái niệm về biển

2. Chứng minh: bảo vệ biển là bảo vệ cuộc sống của chúng ta

a. Bảo vệ nguồn kinh tế dồi dào

b. Bảo vệ biển là bảo vệ cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp

c. Biển là một trong những nơi cân bằng sinh thái

d. Biển chở che và bảo vệ chúng ta.

III. Kết bài: Hãy bảo vệ biển vì bảo vệ biển là bảo vệ chính kho báu của chúng ta

7 tháng 2 2022

học lớp 7c đúng k?

 

Câu 3. Theo quy trình tạo lập văn bản làm văn nghị luận thì sau bước tìm hiểu đề bài để định hướng cho bài làm sẽ đến bước nào?     A. Lập dàn ý đại cương                        B. Xác định các lí lẽ cho bài văn.    C. Tìm dẫn chứng cho bài văn.              D. Viết bài văn hoàn chỉnh.Câu 4. Trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (Phạm Văn Đồng), viết về sự giản dị của Bác, tác giả đã dựa trên...
Đọc tiếp

Câu 3. Theo quy trình tạo lập văn bản làm văn nghị luận thì sau bước tìm hiểu đề bài để định hướng cho bài làm sẽ đến bước nào?

     A. Lập dàn ý đại cương                        B. Xác định các lí lẽ cho bài văn. 

   C. Tìm dẫn chứng cho bài văn.              D. Viết bài văn hoàn chỉnh.

Câu 4. Trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (Phạm Văn Đồng), viết về sự giản dị của Bác, tác giả đã dựa trên cơ sở nào?

     A. Nguồn cung cấp thông tin từ những người phục vụ của Bác.

     B. Sự tưởng tượng, hư cấu của tác giả.

     C. Sự hiểu biết tường tận kết hợp với tình cảm yêu kính, chân thành, thắm thiết của tác giả.

     D. Những buổi tác giả phỏng vấn Bác Hồ.

Câu 5.  Cụm chủ vị được in đậm trong câu văn:  “Chị Cốc đã trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trước cửa hang” làm thành phần gì trong câu?

      A. Vị ngữ                B. Chủ ngữ             C. Phụ ngữ                 D. Trạng ngữ

Câu 6. Vì sao có thể nói: ca Huế vừa sôi nổi, tươi vui, vừa trang trọng, uy nghi?

        A. Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc cung đình              

        B. Do ca Huế nguồn từ nhạc dân gian và nhạc cung đình

        C. Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc thính phòng           

       D. Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc dân gian

Câu 7: Trong các câu sau, câu nào là câu bị động ?

       A. Mẹ đang nấu cơm.           B. Lan được thầy giáo khen.            

        C. Trời mưa to.                   D. Trăng tròn.

Câu 8: Những lĩnh vực nào cần sử dụng thao tác giải thích?

      A. Chỉ trong văn nghị luận 

      B. Trong tất cả các lĩnh vực 

     C. Chỉ trong nghiên cứu khoa học 

     D. Chỉ trong đời sống hàng ngày

Câu 9: Tác giả của văn bản “Sống chết mặc bay” là ai?

A. Phạm Văn Đồng.         B. Phạm Duy Tốn.       C. Hà Ánh Minh.         D. Hoài Thanh.           

Câu 10: Chứng cứ nào  không được tác giả dùng để chứng minh sự giản dị trong bữa ăn của Bác Hồ?

A. Chỉ vài ba món đơn giản.                     

B. Bác thích ăn những món được nấu rất công phu.

C. Lúc ăn không để rơi vãi một hạt cơm.                                     

D. Ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất.

Câu 11: Câu văn “Cần phải ra sức phấn đấu để cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn.” được câu rút gọn thành phần nào?

A. Trạng ngữ                B. Vị ngữ.             C. Phụ ngữ.                 D. Chủ ngữ. 

Câu 12:Trong phần mở bài của bài văn chứng minh, người viết phải nêu lên được nội dung gì?

A. Nêu được vấn đề cần nghị luận và định hướng chứng minh.

B. Nêu được các dẫn chứng cần sử dụng trong khi chứng minh.

C. Nêu được các lí lẽ cần sử dụng trong bài làm.

D. Nêu được các luận điểm cần chứng minh..

0
8 tháng 4 2016

I- MỞ BÀI:

- Truyền thống “Tôn sư trọng đạo” được nhân dân ta luôn đề cao. Người thầy đóng vai trò quan trọng tròng công tác giáo dục.

- Tục ngữ có câu “Không thầy đố mày làm nên”.

- Khẳng định vai trò to lớn của người thầy đối với sự nghiệp của người học trò, đồng thời cũng là lời nhắc nhở con cháu phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo.

II- THÂN BÀI:

a) Giải thích:

- Câu tục ngữ giản dị, nhưng cũng cần hiểu cho chính xác ý nghĩa của nó. “Làm nên” ở đây có nghĩa là có được công danh, sự nghiệp, thành đạt. Như vậy, nếu không có người thầy dạy dỗ thì người học trò không thể nào thành đạt được. Câu tục ngữ như một lời thách thức “đố mày" đồng thời cũng là lời răn dạy mang tính khẳng định vị trí, vai trò của người thầy đối với sự thành đạt của người học trò.

b) Tại sao người thầy có vai trò quan trọng như thế trong sự nghiệp của người trò?

- Thầy là người hướng dẫn, cung cấp kiến thức, mở mang trí óc cho ta, dạy cho ta những điều hay, điều phải. Lúc còn bé thơ, thầy dạy ta từng chữ cái, từng con số… Rồi dần dần lớn lên, thầy dạy ta những điều hiểu biết cao hơn, rộng hơn… để ta có được kiến thức như hôm nay. Thầy đã bỏ nhiều công sức, tâm huyết để rèn luyện, giáo dục ta nên người có tri thức, có đạo đức. Công ơn ấy có thể sánh ngang bằng với công ơn cha mẹ.

- Không có một người học trò nào thành đạt, có công danh sự nghiệp với đời mà không do người thầy dạy dỗ cả. Điều này khẳng định vai trò vô cùng to lớn của người thầy: “Không thầy đố mày làm nên”.

- Ngày nay, người thầy đóng vai trò chủ đạo, trò là người chủ động. Do vậy, thầy là người cung cấp kiến thức, hướng dẫn thực hành còn tiếp thu kiến thức để áp dụng thực hành tốt hay không là do ở người học trò. Đây chính là tự thân vận động, là yếu tố quan trọng quyết định sự thành đạt của người học trò. “Thầy dạy tốt, trò học tốt” thì sự làm nên mới có giá trị cao, công danh sự nghiệp mới rạng rỡ. Vì vậy, những kiến thức, những hiểu biết mà ta có được chính là do công lao của người thầy bồi dưỡng vun đắp, nên ta phải biết ơn thầy, kính trọng thầy. Đây cũng là đạo lí làm người, là hành vi của người có nhân cách, đạo đức.

III-KẾT BÀI:

- Biết ơn thầy, yêu kính thầy là nghĩa vụ, bổn phận thiêng liêng của những ai đã trải qua cuộc đời làm người học trò. Đó là tình cảm không thể thiếu được ở mỗi chúng ta.

- Đây là lời giáo dục sâu sắc về việc rèn luyện nhân cách, đạo đức cho thế hệ trẻ.



 

Sửa lại xíu 

Không mày đố thầy làm nên 

^^ thách thầy làm gì cũng ko dc