K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 2 2020

dài lắm ..  nếu bn cần thì mk làm

​Bài 1: Cho ΔABC có ba góc nhọn. Vẽ BD ⊥ AC tại D, CE ⊥ AB tại E. Trên tia đối của tia BD lấy điểm F sao cho BF = AC, trên tia đối của tia CE lấy điểm G sao cho CG = AB. Chứng minh: AF = AG và AF ⊥ AG Bài 2: Cho góc bẹt xOy có tia phân giác Ot. Trên tia Ot lấy điểm A, B (A nằm giữa O và B). Lấy điểm C ∈ Ox sao cho OC=OB, lấy điểm D ∈ Oy sao cho OD=OA a) Chứng minh AC=BD và AC ⊥ BD b) Gọi M, N lần lượt là trung điểm của...
Đọc tiếp

​Bài 1:

Cho ΔABC có ba góc nhọn. Vẽ BD ⊥ AC tại D, CE ⊥ AB tại E. Trên tia đối của tia BD lấy điểm F sao cho BF = AC, trên tia đối của tia CE lấy điểm G sao cho CG = AB. Chứng minh: AF = AG và AF ⊥ AG

Bài 2:

Cho góc bẹt xOy có tia phân giác Ot. Trên tia Ot lấy điểm A, B (A nằm giữa O và B). Lấy điểm C ∈ Ox sao cho OC=OB, lấy điểm D ∈ Oy sao cho OD=OA

a) Chứng minh AC=BD và AC ⊥ BD

b) Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AC và BD. Chứng minh OM=ON

c) Tính các góc của ΔMON

d) Chứng minh AD ⊥ BC

Bài 3:

Cho ΔABC có ba góc nhọn. Vẽ AH ⊥ BC (H ∈ BC). Vẽ HI ⊥ AB tại I, vẽ HK ⊥ AC tại K. Lấy E, F sao cho I là trung điểm HE, K là trung điểm của HF, EF cắt AB, AC lần lượt tại M, N

a) Chứng minh MH=ME và chu vi ΔMHN bằng EF

b) Chứng minh AE=AF

c) Nếu biết góc BAC = 60 độ. Khi đó hãy tính các góc của ΔAEF

( Chu vi của một tam giác bằng tổng độ dài 3 cạnh của Δ

1
16 tháng 11 2019

Giúp mik vs sáng mai mik đi học rồi khocroi

17 tháng 8 2017

Giúp mình với, mình cần gấp lắm

10 tháng 2 2018

Giải một ý thôi

A B C D E K H

Ta có: \(\widehat{ACK}=\widehat{A}+\widehat{AEC}=\widehat{A}+90^o\)( tính chất góc ngoài)

\(\widehat{ABH}=\widehat{A}+\widehat{ADB}=\widehat{A}+90^o\)( tính chất góc ngoài)

\(\Rightarrow\widehat{ACK}=\widehat{ABH}\)

Xét tam giác ABH và tam giác KCA có:

\(\Rightarrow\Delta ABH=\Delta KCA\left(c-g-c\right)\hept{\begin{cases}BH=CA\left(gt\right)\\\widehat{ABH}=\widehat{KCA}\left(cmt\right)\\AB=CK\left(gt\right)\end{cases}}\)

\(\Rightarrow AH=AK\)(cạnh tương ứng) 

=> đpcm

10 tháng 2 2018

Bạn vẽ hình đi mk làm cho nha

Bài 1: Tam giác ABC có AB = 24cm, AC = 3, BC=40cm. Trên cạnh AC lấy điểm M sao cho AM = 7cm. Chứng minh rằng: a) Tam giác ABC là tam giác vuông; b) ∠AMB =2∠C Bài 2: Cho tam giác ABC có AB = AC = 8,5cm, BC = 15cm. Kẻ AH vuông góc với BC (H ∈ BC) a) Chứng minh HB=HC b) Tính độ dài AH c) Kẻ HE ⊥ AB (E ∈ AB), HK ⊥ AC (K ∈ AC) . So sánh độ dài HE và HK. Bài 3: Cho tam giác ABC vuông tại A. Kẻ AH vuông góc với BC. Tia phân giác của góc HAB cắt...
Đọc tiếp

Bài 1: Tam giác ABC có AB = 24cm, AC = 3, BC=40cm. Trên cạnh AC lấy điểm M
sao cho AM = 7cm. Chứng minh rằng:

a) Tam giác ABC là tam giác vuông;
b) ∠AMB =2∠C

Bài 2: Cho tam giác ABC có AB = AC = 8,5cm, BC = 15cm. Kẻ AH vuông góc với
BC (H ∈ BC)

a) Chứng minh HB=HC
b) Tính độ dài AH
c) Kẻ HE ⊥ AB (E ∈ AB), HK ⊥ AC (K ∈ AC) . So sánh độ dài HE và HK.

Bài 3: Cho tam giác ABC vuông tại A. Kẻ AH vuông góc với BC. Tia phân giác của
góc HAB cắt BC tại E, tia phân giác của góc HAC cắt BC tại D. Chứng minh
rằng AB+AC=BC+DE.

Bài 4: Cho tam giác ABC có ba góc nhọn, kẻ BD vuông góc với AC (D thuộc AC) và
CE vuông góc với AB (E thuộc AB). Trên tia đối của tia BD lấy điểm F sao
cho BF=AC. Trên tia đối của tia CE lấy điểm G sao cho CG=AB.
a) Chứng minh ∠ABF = ∠ACG
b) Chứng minh AF = AG và AF ⊥ AG .

1

Bài 1: Sửa đề: AC=32cm

a) Ta có: \(BC^2=40^2=1600\)

\(AB^2+AC^2=24^2+32^2=1600\)

Do đó: \(BC^2=AB^2+AC^2\)(=1600)

Xét ΔABC có \(BC^2=AB^2+AC^2\)(cmt)

nên ΔABC vuông tại A(định lí pytago đảo)

b) Ta có: AM+MC=AC(M nằm giữa A và C)

hay MC=AC-AM=32-7=25cm

Áp dụng định lí pytago vào ΔAMB vuông tại A, ta được

\(MB^2=AM^2+AB^2\)

\(\Leftrightarrow MB^2=7^2+24^2=625\)

hay \(MB=\sqrt{625}=25cm\)

Xét ΔMBC có MB=MC(=25cm)

nên ΔMBC cân tại M(định nghĩa tam giác cân)

\(\widehat{CMB}=180^0-2\cdot\widehat{C}\)(số đo của góc ở đỉnh trong ΔMBC cân tại M)(1)

Ta có: \(\widehat{CMB}+\widehat{AMB}=180^0\)(hai góc kề bù)

hay \(\widehat{AMB}=180^0-\widehat{CMB}\)(2)

Thay (1) vào (2), ta được

\(\widehat{AMB}=180^0-\left(180^0-2\cdot\widehat{C}\right)\)

\(\Leftrightarrow\widehat{AMB}=180^0-180^0+2\cdot\widehat{C}\)

hay \(\widehat{AMB}=2\cdot\widehat{C}\)(đpcm)

Bài 2:

a) Xét ΔAHB vuông tại H và ΔAHC vuông tại H có

AB=AC(gt)

AH là cạnh chung

Do đó: ΔAHB=ΔAHC(cạnh huyền-cạnh góc vuông)

⇒HB=HC(hai cạnh tương ứng)

b) Ta có: HB=HC(cmt)

mà HB+HC=BC=15cm

nên \(HB=HC=\frac{BC}{2}=\frac{15}{2}=7,5cm\)

Áp dụng định lí pytago vào ΔAHB vuông tại H, ta được

\(AB^2=AH^2+BH^2\)

hay \(AH^2=AB^2-BH^2=\left(8,5\right)^2-\left(7,5\right)^2=16\)

\(AH=\sqrt{16}=4cm\)

Vậy: AH=4cm

c) Xét ΔHEB vuông tại E và ΔHKC vuông tại K có

HB=HC(cmt)

\(\widehat{B}=\widehat{C}\)(hai góc ở đáy của ΔABC cân tại A)

Do đó: ΔHEB=ΔHKC(cạnh huyền-góc nhọn)

⇒HE=HK(hai cạnh tương ứng)