K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 1 2018

bài 1:

Kiều Phương là 1 cô bé hiếu động và rất đam mê hội họa . Ở cô dậy lên những phẩm chất đáng quý , đó là sự hồn nhiên , trong sáng và nhân hậu . Khi bị anh trai gọi là Mèo , cô không buồn hay giận mà còn vui vẻ chấp nhận và thường dùng tên ấy để xưng hô với bạn bè . Mặt cô lúc nào cũng lấm lem màu vẽ do cô tự sáng chế . Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt lên . Mặc dù tài năng hội họa của cô được mọi người đánh giá rất cao nhưng cô vẫn giữ được tâm hồn trong sáng , hồn nhiên . Tuy hay bị anh la mắng nhưng cô vẫn dành cho anh những tình cảm thật tốt đẹp và rất trân trọng anh . Những tình cảm đó đã được thể hiện ở bức tranh đoạt giải nhất của cô . Khi dự thi trở về , mặc dù trước thái độ lạnh nhạt của anh trai , Mèo vẫn kêu anh cùng đi nhận giải với mình .

bài 2:

Kiều phương là một cô bế hồn nhiên dễ thương. Cô có một tấm lòng nhân hậu rong lượng. Tuy từ khi mọi người phát hiện ra tài năng của cô thì anh trai cô bắt đầu cáu gắt khi cô làm sai, nhưng cô vẫn không giận anh trai mình. 
Cô đã cảm hóa được người anh khi bức tranh cô vẽ về anh trai mình đoạt giải nhất khiến cho người anh đầu tiên là ngỡ ngàng, sau đó là hãnh diện và cuối cùng là xấu hổ.
Ngỡ ngàng vì em vẽ mình. Hãnh diện vì có người em vẽ đẹp và xấu hổ vì đối xử không tốt với em, tị nạnh với tài năng của em.

BN CHỌN BÀI NÀO THÌ CHỌN NHÉ!NHƯNG NHỚ K MK ĐÓ

25 tháng 1 2018

dế mèn : Dế mèn trong bài "Bài học đường đời đầu tiên" được Tô Hoài khắc họa là một chàng dế thanh niên cường tráng, khỏe mạnh, rất đẹp những điều đó được thể hiện qua các hình ảnh như: đôi càng to, mẫm bóng; cặp râu dài; cái đầu to, rất bướng;... nhưng Dế Mèn lại có tính cách là hống hách, kiêu ngạo, không coi ai ra gì do đó đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt và Dế Mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình ( A, mình xin lỗi, mình sẽ viết bài mới ở dưới) 

Đối với em, Dế mèn là một cậu dế bảnh trai, cường tráng, khỏe mạnh với nhiều hình ảnh như: với đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt, đôi cánh... bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi, lại thêm đầu... to ra và nổi từng tảng rất bướng, hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lười liềm máy làm việc..., Dế Mèn thật ra dáng con nhà võ. Oai phong hơn, Dế Mèn còn có sợi râu... dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Dương dương tự đắc, chú ta đi đứng oai vệ, luôn tranh thủ mọi cơ hội để thể hiện mình. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, chú ta “co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ” hay chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu. Tự cho mình là nhất, chú không ngần ngại cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm (quát các chị Cào Cào, đá anh Gọng Vó,...). Tính cách của Dế Mèn lại kiêu căng, xốc nổi, điệu đàng, hung hăng và ngộ nhận. Thái độ của Dế Mèn với Dế Choắt là kẻ cả, trịch thượng (qua cách đặt tên là Dế Choắt, ví von so sánh như gã nghiện thuốc phiện, xưng hô chú mày, tính tình khinh khỉnh, giọng điệu bề trên, dạy dỗ). Không những thế, Dế Mèn còn tỏ ra ích kỉ, không cho Dễ Choắt thông ngách sang nhà, lại còn mắng “Đào tổ nông thì cho chết”.Khi trêu chị Cốc, Dế Mèn thật hung hăng, kiêu ngạo: “Sợ gì ? Mày bảo tao sợ cái gì ? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa !”. Thậm chí, hát trêu xong, Dế Mèn vẫn tự đắc, thách thức: “Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu !”. Nhưng khi chứng kiến chị Cốc đánh Choắt, Dế Mèn khiếp hãi “nằm im thin thít”. Biết chắc chị Cốc đi rồi, mới dám “mon men bò lên”. Từ hung hăng, kiêu ngạo, Dế Mèn trở nên sợ hãi, hèn nhát. Qua đó, Dế mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.

Dế Mèn từ khi sinh ra đã được mẹ cho sống riêng để tập tính sống độc lập, chú rất thích cuộc sống tự do, thoải mái. Nhờ ăn uống điều độ đúng cách chẳng mấy chốc mà lớn nhanh như thổi trở thành thanh niên cường tráng, khỏe mạnh. Để thỏa mãn tính tò mò, thích khám phá chú sục sạo nhiều nơi và xem xét mọi thứ hay đơn giản là nhìn ngắm trời đất. Bắt đầu từ đây Dế Mèn đã hung hăng, nghịch ngợm, không coi ai ra gì.

 

Chính Dế Mèn đã chọc ghẹo chị Cốc nhưng lại đổ tội cho Dế Choắt một chú dế ốm yếu phải gánh tội thay, chị Cốc đã mổ đến chết Dế Choắt không cho cơ hội thoát thân. Trước khi chết, Dế Choắt có lời khuyên sau cùng gửi đến Dế Mèn nên từ bỏ thói hung hăng, khoác lác, chọc ghẹo kẻ khác nếu không sớm muộn cũng rước họa vào thân.

Dế Mèn biết sống tự lập, biết phòng xa khi đào hang sâu, biết lo cho bản thân nhưng không nghĩ đến người khác, khoác lác, tự cao tự đại, với bản tính của mình chú đã gây hại cho người kẻ yếu hơn. Nhưng sau cùng cái chết của Dế Choắt đã làm cho Dế Mèn ân hận và tỉnh ngộ. Chính Dế Mèn đã hiểu bản tính của mình đã gây họa cho người vô tội. Sự phục thiện Dế Mèn trong phần cuối của đoạn trích chính là bài học đường đời đầu tiên đầy thấm thía với chú.

 

Ai cũng sẽ mắc sai lầm, Dế Mèn cũng vậy, nhân vật Dế Mèn trong truyện vừa đáng trách mà cũng đáng thương, khi vượt qua những bài học cuộc sống Dế Mèn sẽ trưởng thành và sống tốt đẹp hơn.

1 tháng 4 2021

Dế Mèn Nhờ ăn uống điều độ nên chóng lớn và rất cao to, khỏe mạnh, cường tráng. Để thể hiện sức mạnh của mình dế mèn đã đi khắp nơi và rất huênh hoang kiêu ngạo khi chỉ nhìn ngắm trời đất mà ko coi ai ra gì.

7 tháng 1 2019

Dế Mèn phiêu lưu kí là một truyện viết cho thiếu nhi rất đặc sắc của Tô Hoài, ơ đấy, nhà văn đã xây dựng một thế giới loài vật thật phong phú, sinh dộng, giàu ý nghĩa xã hội. Riêng em, tác phẩm dã để lại dấu ấn thật sâu đậm bởi hình tượng nhân vật chính: chú Dế Mèn với những nét tính cách, phẩm chất thật đáng yêu, đáng quý.

An tượng đầu tiên mà Dế Mèn đã để lại trong em là hình ảnh một chàng dế thanh niên cường tráng. Với “đôi càng mẫm hóng, đôi cánh dài phủ kín xuống tận chấm đuôi, thân hình rung rinh một màu nâu hóng mỡ ưa nhìn, sợi râu dài một vẻ rất đỗi hùng dũng”. Dế Mèn đã thật sự là niềm kiêu hãnh của xã hội loài vật trong tác phẩm của Tô Hoài, vẻ đẹp bên ngoài dẫu không vĩnh cửu song rất dễ chinh phục, hấp dẫn người khác ở lần gặp đầu tiên. Dế Mèn đã làm em mến mộ ngay từ những trang đầu tiên của tác phẩm như vậy đó.

Nét đẹp tâm hồn càng làm em yêu quý ở Mèn là tính thích sống tự lập. vẫn biết đó là “tục lệ lâu đời” của họ nhà dế nhưng nếu không ý thức một cách sâu sắc, không ham muốn chân tình thì đã không có một Dế Mèn hăm hở, háo hức, “hì hục đào đất” để tạo dựng, xây cất cho mình một ngôi nhà xinh xắn đến vậy. Hình ảnh Dế Mèn sau một ngày làm việc vất vả lại họp cùng anh chị em hàng xóm ca hát say sưa thật là đẹp và đáng yêu làm sao. Tình yêu cuộc sông và tính tự lập của Mèn từ bé thật đáng để tuổi thơ chúng em học tập, nuôi dưỡng tâm hồn.

Đọc Dế Mèn phiêu lưu kí, có bạn nhỏ đã cảm thấy ghét thói hung hăn hống hách, kiêu căng của Mèn. Nhưng riêng em, thì không có ý nghĩ ấy. Không biết vì Mèn có quá nhiều cái tốt, cái đẹp mà em có thể bỏ qua thói xấu ấy ở Mèn. Có thể vì do em cho là tính xốc nổi, bồng bột của tuổi thơ thì ít nhiều ai mà không có, nên em thông cảm cho Mèn. Hậu quả của trò chơi trêu chọc chị Cốc để thỏa cái thói hống hách ấy ở Mèn gây ra cái chết thương tâm của Dế Choắt cũng đã khiến Mèn âm thầm hối hận lắm, Khi vào cuộc chơi, Mèn khoái chí, hả hê bao nhiêu thì giờ đây, trước thân thể gầy yếu đang nằm thoi thóp của Dế Choắt, Mèn lại thấy tội nghiệp cho Choắt bây nhiêu. Nghe lại lời than của Mèn: “Nào tôi đâu biết cơ sự ra nông nỗi này! Tôi hối lắm! Tôi hối hận lắm! Anh mà chết là chỉ tại tôi cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ”, em thật sự hiểu và yêu Mèn hơn. Bởi, sớm biết ăn năn, hối lỗi đâu phải ai ai cũng có. Bồng bột, xốc nổi là hiện tượng chứ không phải là bản chất của Mèn. ơ Mèn, cái tình sâu nặng, trọn vẹn mới thật là đáng quý, đáng trân trọng.

Sau bài học đầu đời thấm thìa, chán cảnh sống quẩn quanh, tầm thường bên bờ ruộng. Dế Mèn cất bước ra đi phiêu lưu để mở rộng tầm mắt, để tìm ý nghĩa cuộc đời. Trên đường phiêu lưu, Dế Mèn đã thấy nhiều cảnh lạ, gặp nhiều chuyện rủi, chuyện may. Dế Mèn kết làm anh em với Dề Trũi, cùng Dế Trũi đi đậy đó, trôi dạt nhiều nơi. Chính trong cuộc phiêu lưu ấy, cái tình thủy chung, son sắt của Dế Mèn đối với bạn càng làm em ;cúc động vô cùng. Hình ảnh Mèn cõng Trũi vượt khỏi sự đe dọa của vương quốc Êch Cốm; sự xuất hiện của Mèn trên võ đài kịp thời để cứu nguy cho Trũi, chuẩn bị giao đấu với võ sĩ Bọ Ngựa để tranh chức thủ lĩnh tổng Châu Chấn., chính là vẻ đẹp hình thể, về tài năng diệu kì, về những đường võ đẹp mắt và thật sự trân trọng, kính phục nhân cách cao cả của Mèn: sống trọn tình, trọn nghĩa.

Một điểm nữa ở Mèn càng làm cho em khâm phục, đấy là Mèn sống dũng cảm, trung thực, giàu nghị lực và say mê lí tưởng cháy bỏng. Trước những điều ngang trái, bất công ở đời, Mèn bất bình và sẵn sàng ra tay dẹp bằng chính tài năng của mình. Trong cuộc phiêu lưu ấy, Mèn đã từng bị bắt giam trong hầm kín của lão Chim Trả, trải qua nhiều khó khăn, nguy hiểm nhưng Mèn đã không nản lòng, không lùi bước. Nghị lực sống mãnh liệt đó thật đáng để chúng ta kính nể.

Lí tưởng cao đẹp mà Mèn xây đắp: muôn loài cùng nhau kết anh em càng làm cho em trân trọng, yêu quý Mèn hơn. Thì ra, trong trái tim bé nhỏ ấy vẫn luôn dạt dào nhịp đập của cuộc sống, cho con người. Cuộc hành trình của Mèn về đất Kiến, kêu gọi sự giúp đỡ của Kiến để thực hiện lí tưởng cao đẹp đâu chỉ cho ta thấy Mèn thông minh như thế nào mà còn là một biểu hiển đẹp của tình yêu lí tưởng và khát vọng hòa bình thật đáng trân trọng. Lẽ sống của Mèn thật đáng để mọi người, nhất là tuổi trẻ noi theo.

Gấp lại trang sách nhỏ của nhà văn lớn Tô Hoài, trong em lại hiện lên rất rõ hình ảnh của chú Dế Mèn thật đẹp, thật đáng quý, đáng yêu. Và em nghĩ rằng, tất cả những ai yêu văn học, yêu những khát vọng cao cả đều có cùng suy nghĩ và tình cám như em vậy về nhân vật chính của Dế Mèn phiêu lưu kí

7 tháng 1 2019

ảm nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên của tác phẩm Dế Mèn Phiêu Lưu Ký của Tô Hoài – Tác giả Tô Hoài đã đưa ra cho tuổi thơ một tác phẩm thật hấp dẫn. Nhân vật trung tâm của truyện là Dế Mèn. Quang cảnh diễn ra cùng với những hoạt động của Dế Mèn thật sinh động, tạo nên nhiều cảm xúc, suy nghĩ cho em ở ngay đầu cuốn truyện.

Đó là tháng ngày Dế Mèn được mẹ cho ra ở riêng. Thông minh, điều độ nên chóng lớn. Dế Mèn đã trở thành một thanh niên cường tráng, hung hăng, hống hách, nghịch ngợm, khoác lác. Dế Mèn đã chọc ghẹo chị Cốc và đổ tội cho Dế Choắt vốn là người gầy gò yếu đuối đã tôn Dế Mèn làm anh. Chị Cốc nổi giận trung trị Dế Choắt. Trước khi chết, Dế Choắt khuyên Dế Mèn bỏ thói hung hăng bậy bạ kẻo rước họa vào thân. Nhờ vậy mà Dế Mèn thức tỉnh để trở thành người tốt sau này. Câu chuyện làm cho em cảm phục. Dế Mèn là chú dế thông minh, biết sống tự lực. Đức tính ấy thật đáng quí. Không an phận với những gì còn chưa chắc chắn. Dế Mèn đã biết lo xa, đào hang sâu, chia làm hai ngả phòng khi gặp nguy hiểm.

Em cảm phục cách sống của Dế Mèn bao nhiêu thì em lại ghét chú ấy bấy nhiêu. Với những cử chỉ làm dáng, quát mắng mấy chị Cào Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó và cách xưng hô với Dế Choắt cứ như là người lớn, khiến em buồn cười.

Em giận Dế Mèn lắm, vì Dế Mèn đã ức hiếp Dế Choắt. Người khỏe mạnh mà ăn hiếp kẻ yếu cịuốĩ và bệnh hoạn là kẻ hèn, càng hèn hạ hơn nữa khi người yếu biết thủ phận. Ay thế mà Dế Mèn đã hại Dê Choắt. Vì Dế Mèn mà Dế Choắt phải chết. Dế Mèn thật đáng ghét.

Tuy nhiên. Sự phục thiện của Dế Mèn đã làm em đổi từ ghét sang thương chứ. Bằng việc chôn cất Dế Choắt, đứng lặng giờ lâu, nghĩ về hài học đường đời đầu tiên, Dế Mèn đã chứng tỏ cho em thấy chú đã biết ăn năn, hối lôi.

Với truyện Dế Mèn phiêu lưu ký, trong chương I của truyện, nhân vật Dế Mèn là mẫu người mới lớn biểu hiện ở những lời nói, cử chỉ đáng giận, đáng thương.

Gấp lại sách, dư âm và sự hấp dẫn của truyện còn đó. Một cốt truyện hay của một tài năng viết văn. Tô Hoài đã làm cho chúng em nghĩ đúng và cảm nhận đúng về tác phẩm. Đọc hết tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí, càng về sau em càng thấy thương yêu chú dế tinh nghịch ấy.

2 tháng 5 2021

Không nên làm một việc mà không suy nghĩ tới kết quả trước, tính kiêu căng của tuổi trẻ có thể làm hại người khác khiến ta phải ân hận suốt đời

5 tháng 3 2020

Tôi đưa Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ um tùm nhất và đắp thành nấm mộ to, trên đặt một vòng hoa trắng.

Lúc này, trời đã ngả về chiều, ánh trăng mờ nhạt chiếu trên từng bông cỏ khiến chúng có vẻ ảm đạm. Những bông hoa trắng trên mộ Choắt dường như ánh lên một màu tang tóc, đau thương. Trên bầu trời, mây như ngừng trôi, muôn vật đều yên ắng, chỉ còn lại tiếng gió như tiếng dương cầm và nước như đang hát một bản thánh ca tiễn Choắt về cõi hư vô…

Trong khung cảnh buồn đến não ruột ấy, vẫn có người đứng lặng lẽ bên mộ Dế Choắt. Đó là tôi. Tôi nhớ lại những chuyện cũ mà ân hận, mà xót xa. "Giá như mình không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi… Anh Choắt ơi! Tôi không ngờ… Tôi dại quá!". Tôi thầm nghĩ vậy. Giờ đây, khi đứng trước mộ Dế Choắt, tôi mới nhận ra sai lầm của mình, mới biết phải sửa ngay sai lầm đó. Tôi nghĩ:

"Có biết đâu mà lường: hung hăng, hống hách thì chỉ có đem thân mà trả nợ cử chỉ ngu dại. Tất cả là tại tôi, anh Choắt ạ! Tôi mà không trêu chị Cốc thì bây giờ anh vẫn còn sống…". Tôi nghĩ đến lời dặn dò của Dế Choắt, một lời khuyên chân thành đã kéo tôi ra khỏi vẻ hung hăng thường ngày: "Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn thì cũng mang vạ vào mình…". Tôi đứng lặng hồi lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên, nghĩ về tất cả mọi người và những cử chỉ của mình mà thấy lòng ân hận: "Không anh Choắt ạ, anh ở nơi chín suối hãy yên tâm, tôi sẽ sửa sai khi còn chưa muộn. Tôi sẽ không phụ lời anh dặn dò đâu! Anh cứ yên tâm!".

Mặt trời đã gần lặn, chỉ còn một chút ánh sáng yếu ớt soi khắp không gian. Tôi cúi xuống bốc một nắm đất đắp lên mộ cho Choắt. Tôi nhìn mộ Choắt lần cuối cùng rồi quay gót, quả quyết bước đi…

Gió vẫn thổi, cỏ cây, hoa lá lao xao rồi cúi rạp về phía mộ Choắt chào vĩnh biệt. Sương đã xuống, sương rơi từng giọt trên cỏ, từng giọt trên mộ Dế Choắt. Mặt trời đã lặn hẳn, cỏ cây vẫn như rì rào, lao xao, gió thổi mạnh sương vẫn xuống. Màn sương trắng in hình một chú Dế cúi đầu lầm lũi đi xa dần…

5 tháng 3 2020

Mỗi năm, khi đông qua xuân tới, tôi lại bồi hồi khi thấy mình đứng tuổi. Nhìn các dế con, dế cháu bây giờ tôi như nhìn thấy chính mình của nhiều năm về trước, cũng nhanh nhẹn, nhiệt tình nhưng hay xốc nổi. Vì thế, thỉnh thoảng tôi kể lại cho con cháu nghe về cuộc phiêu lưu trước đây, giúp chúng rút ra bài học bổ ích. Bỗng nhớ tới anh bạn Dế Choắt hàng xóm, tôi kể lại cho chúng nghe một kỉ niệm buồn mà tôi không bao giờ muốn nhắc lại nữa...

Hôm đó, một buổi sáng mùa xuân, mưa bụi bay lất phất. Dế con, dế cháu hội họp đông đủ ở nhà tôi. Trong niềm xúc động, tôi bùi ngùi nhớ về anh bạn Dế Choắt đáng thương, vì tôi mà nhận một kết cục bi thảm. “Các con biết không, trước đây ta có một người bạn hàng xóm Dế Choắt. Nhà anh ở ngay kế bên nhà ta. Không được may mắn khoẻ mạnh, Choắt yếu ớt, ốm đau thường xuyên. Nhìn anh ta đã thấy ngay cái vẻ yếu đuối, sợ sệt. Người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.... còn mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ. Tính nết thì ăn xổi ở thì, cũng do hay ốm đau mà Choắt không làm được gì cả. Cái nhà anh ta ở mới tuềnh toàng làm sao, đào rất nông mà không có các ngách thông nhau để chạy khi hiểm nghèo. Thật không có đầu óc nhìn xa trông rộng. Choắt ăn ở như thế làm ta tức tối lắm mà sinh ra coi thường. Ta khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, lại thêm tính nông nổi của tuổi trẻ nên Choắt sợ lắm. Có hôm sang chơi, nhìn nhà cửa luộm thuộm, bề bộn, ta lên giọng mắng mỏ, dạy cho Choắt một bài học. “Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn”. Lúc đó không hiểu sao ta lại nói như vậy với một anh chàng ốm yếu chăng làm được gì như Dế Choắt. Có lẽ ta không còn đủ tỉnh táo để suy xét điều gì nữa, ta chỉ nói cho sướng miệng, chỉ muốn ra oai để thoả mãn tính tự kiêu của mình mà không để ý đến cảm giác người khác như thế nào. Trước những lời mắng mỏ của ta, chàng Dế chỉ im lặng ngoan ngoãn. Càng như thế ta càng cho mình ghê gớm lắm. Rồi Choắt dè dặt nhờ vả ta đáo giúp một cái ngách thông sang bên nhà mình, phòng khi tắt lửa tối đèn có thể chạy sang. Nhưng lúc đó, tính ích kỉ, coi thường người khác của ta trỗi dậy mạnh mẽ. Không suy nghĩ, ngay lập tức ta thẳng thừng từ chối và không quên kèm theo một điệu bộ khinh khỉnh. Xong, ta ra về mà trong lòng không một chút bận tâm, bỏ mặc anh Choắt đáng thương...

Cái thói hung hăng, hống hách ấy chỉ mang vạ vào thân thôi các con biết không. Vì cái thói ấy mà giờ đây ta vẫn còn ôm một nỗi ân hận, ân hận mãi suốt cuộc đời và không thể làm lại được. Thế nên ta mong các con hãy lắng nghe những điều ta sắp nói đây để mà không bao giờ được lặp lại những sai lầm đó.

Hôm ấy, nhìn thấy chị Cốc bỗng ta nghĩ ra một trò nghịch dại và rủ Choắt chơi cùng Dù đang lên cơn hen, Choắt vẫn gắng gượng trả lời câu hỏi của ta. Nhưng khi nghe nhắc đến tên chị Cốc thì Choắt ta hoảng sợ xin thôi, đã thế còn khuyên ta đừng trêu vào, phải biết sợ. Nghe thật tức cái tai. Đời này ta nào đâu biết sợ ai ngoài ta, chỉ có ta quát tháo và dọa nạt người khác chứ làm gì có chuyện kẻ khác bắt nạt ta. Tức giận, ta quay lại cất tiếng trêu chị Cốc, chứng minh cho Choắt thấy sự dũng cảm của mình. Nhưng chị Cốc không phải hiền lành. Nghe tiếng trêu, chị ta trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau. Lúc đó quả ta có thấy sợ nên vội chui tọt vào hang, lên giường nằm khểnh. Lúc bấy giờ, ta không hề nghĩ đến anh bạn Dế Choắt tội nghiệp và cũng không thể tưởng tượng được chuyện sắp xảy ra. Đến hôm nay nghĩ lại, ta vẫn còn thấy rùng mình.

Không may, chị Cốc không thấy ta nhưng lại thấy Dế Choắt đang loay hoay ngoài cửa hang. Chị đổ cho Choắt nhưng tất nhiên là anh ấy nói không phải. Để trút giận lên kẻ dám bạo gan trêu mình, chị Cốc mồi câu “Chối này” lại giáng một mỏ xuống người Choắt. Nằm tận đáy hang mà ta cũng khiếp đảm, im thin thít huống chi người yếu đuối như Choắt làm sao chịu được vài nhát mổ ấy. Lúc đó, ta giận con mụ Cốc kia sao độc ác mà không nghĩ ra rằng lỗi lầm là do mình gây nên. Chị Cốc đi rồi ta mới dám bò sang tìm Choắt. Ta không nghĩ mọi sự nghiêm trọng đến mức này. Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. Nhìn Choắt ta mới nhận ra nguyên do là từ mình. Ta hối hận lắm. Ta nhận tội với Choắt nhưng cũng chẳng thể làm Choắt sống lại được. Và không ngờ trước khi ra đi, một người yếu đuối như Choắt đã nói lại với ta những điều thấm thía: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào mình đấy". Thế rồi Dế Choắt ra đi. Thôi thôi, thế là ta đã gây nên tội. Vì ta, chi tại cái tính ngông cuồng, kiêu căng, ích kỉ của ta mà Choắt đã phải lìa xa cõi đời. Choắt ra đi để lại cho ta bài học đường đời đầu tiên đau xót...Đứng lặng giờ lâu trước mộ, lòng ta nặng trĩu..

Các con của ta. Hôm nay ta đã kể cho các con nghe về lỗi lầm, sai trái một thời của ta. Hi vọng rằng, từ câu chuyện ấy các con sẽ tự rút ra bài học cho mình để không đi theo vết xe đổ. Các con hãy nhìn ngoài kia xem, mùa xuân đã tới rồi, cuộc đời sẽ mở sang một trang mới. Ta chúc các con sẽ thành những người tốt.

11 tháng 2 2022

5-7 câu mà

11 tháng 2 2022

Tham Khảo  

     Dế Mèn trong tác phẩm "Bài học đường đời đầu tiên" hiện lên ngây thơ, tự tin, yêu đời nhưng cùng kiêu căng, hung hăng, hống hách với những cử chỉ khờ dại, việc làm thiếu suy nghĩ, gây tai hoạ cho kẻ khác. Những đặc điểm ấy của chú tuy là của một con dê mới lớn nhưng lại mang những nét tâm lý, những nết tốt, những ước mơ, những tật xấu thói hư, những thành công, những vấp ngã đầu đời quen thuộc của tuổi nhỏ chúng em hôm nay. Nếu nhắc tới dế Mèn thì ắt hẳn phải nhắc tới dế Choắt - một chú dế quả vừa gầy lại ốm yếu, chậm phát triển, lại thêm vẻ xấu xí của đôi càng “bè bè, nặng nề”, râu ria ngắn cũn, cụt còn có một mẩu, dưới con mắt của Dế Mèn, Dế Choắt lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ.Đọc "Dế Mèn phiêu lưu ký" ai không thấy thú vị dõi theo từng bước đường đầy những cảnh ngộ éo le, sinh động và hấp dẫn. Nhưng lý thú và bổ ích hơn nữa là những bài học mà nhà vần Tô Hoài đã giúp chúng ta rút ra được từ cuộc hành trình của chú dế mới lớn tuy có lúc đáng giận mà cũng thật là đáng yêu mến này. 

1.Văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" (Tô Hoài)- Qua ngòi bút miêu tả của Tô Hoài, bức chân dung tự họa về nhân vật Dế Mèn đã được khắc họa như thế nào?- Phân tích diễn biến tâm lí và thái độ của Dế Mèn trong việc trêu chị Cốc dẫ đến cái chết của Dế Choắt. Qua đó em có suy nghĩ gì về tính cách của Dế Mèn?- Trước khi trút hơi thở cuối cùng, Dế Choắt đã nói với Dế...
Đọc tiếp

1.Văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" (Tô Hoài)

- Qua ngòi bút miêu tả của Tô Hoài, bức chân dung tự họa về nhân vật Dế Mèn đã được khắc họa như thế nào?

- Phân tích diễn biến tâm lí và thái độ của Dế Mèn trong việc trêu chị Cốc dẫ đến cái chết của Dế Choắt. Qua đó em có suy nghĩ gì về tính cách của Dế Mèn?

- Trước khi trút hơi thở cuối cùng, Dế Choắt đã nói với Dế Mèn rằng: Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

Qua những lời nói đó, em có suy nghĩ gì về Dế Choắt?

Các bạn chỉ cần giúp mình câu in đậm thôi, nếu được thì các bạn giúp mk luôn mấy câu còn lại nha~

Cảm ơn các bạn nhiều.

1
13 tháng 6 2020

 Qua ngòi bút miêu tả của Tô Hoài, bức chân dung tự họa về nhân vật Dế Mèn đã được khắc họa như thế nào?

-Bức tranh tự họa về nhân vật Dế Mèn khắc họa hình tượng Dế Mèn lực lưỡng , khỏe mạnh , tràn đầy sức sống của tuổi trẻ.

-Thể hiện được sức sống mạnh mẽ của tuổi đang trưởng thành của Dế Mèn.

=>Bức chân dung tự họa này mang đậm tính chất phô trương, tự mãn, đồng thời là sự hiểu biết hời hợt, nông nổi, đậm chất tự phụ, kiêu ngạo.

Phân tích diễn biến tâm lí và thái độ của Dế Mèn trong việc trêu chị Cốc dẫ đến cái chết của Dế Choắt. Qua đó em có suy nghĩ gì về tính cách của Dế Mèn?

-Dế Mèn trêu chọc chị Cốc vì sự ngông cuồng tường mình tài ba và muốn chứng tỏ cho Dế Choắt biết, mình không sợ bất kì ai trên đời. Từ lúc bắt đầu trêu chị Cốc đến lúc Dế Choắt bị chị Cốc mổ chết, diến biến tâm lí của Dế Mèn có nhiều sự thay đổi khác nhau:

+Lúc bắt đầu chế giễu , hời hợt:

\(-\)Tự phụ , kiêu ngạo , không sợ ai : ''Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa !.''

+Sau khi chế giễu:

\(-\)Sợ hãi , hèn nhát , trốn tránh trách nhiệm : ''Chị trợn tròn mắt, giương cánh lên…Tôi chui tọt vào hang'' ; ''Nép tận đáy mà tôi cũng chết khiếp, nằm im thin thít.''

+Lúc dế choắt bị chị Cốc mổ chết :

\(-\)Ăn năn , hối lỗi , rút ra bài học đường đời đầu tiên của mình : ''Nào tôi biết đâu cơ sự lại ra nông nỗi này.'' ; ''Tối hối lắm! tôi hối hận lắm.''

=> Dế Mèn từ một chú dế hung hăng, kiêu ngạo trở thành người hiểu chuyện và chín chắn hơn.

Trước khi trút hơi thở cuối cùng, Dế Choắt đã nói với Dế Mèn rằng: Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

Qua những lời nói đó, em có suy nghĩ gì về Dế Choắt?

-Dế choắt là hình tượng đối lập với Dế Mèn .Dế Mèn mạnh mẽ , cường tráng đến đâu thì Dế Choắt lại gầy gò , ốm yếu đến vậy.Mèn ta kiêu căng , xốc nổi , tự phụ , hời hợt ,suy nghĩ thiếu chín chắn còn Dế Choắt lai trái ngược , cậu là một người am hiểu sự đời , chín chắn , trưởng thành hơn  Dế Choắt còn rất giàu lòng vị tha , tuy rằng cái chết oan uổng đó không phải là do cậu , mà là do cậu bạn Dế Mèn nhưng cậu lại không trách Dế Mèn mà trái lại , cậu khuyên răn Dế Mèn một bài học quý giá .

29 tháng 4 2020

1. dế  choắt là một người đáng thương ,dế mèn là một kẻ dễ ghét ,dế choắt là hình ảnh tương phản với dế mèn .em hãy viết đoạn văn làm rõ nét tương phản này.

image

29 tháng 4 2020

1. dế  choắt là một người đáng thương ,dế mèn là một kẻ dễ ghét ,dế choắt là hình ảnh tương phản với dế mèn .em hãy viết đoạn văn làm rõ nét tương phản này. 

->Dế Mèn: khoẻ mạnh, cường tráng, tính tình kiêu căng, khinh thường người khác. Thích châm chọc, chế giễu kẻ yếu hơn mình, thích đùa nghịch những trò nguy hiểm và có tính tự cao tự đại luôn cho mình là mạnh nhất.

Dế Choắt: gầy yếu, nhút nhát, bộ dạng xấu xí, ăn ở luộm thuộm. Bởi cái tính nhút nhát của nên anh ta chả dám đụng đến ai hết.

2. cách viết về loài vật của nhà văn tô hoài trong văn bản có gì khác về cách viết loài vật trong truyện ngụ ngôn

->Cách viết về loài vật của nhà văn Tô Hoài rất độc đáo và sáng tạo.Các con vật đc nhà văn miêu tả rất tỉ mỉ và tinh tế, thể hiện rõ ở cuộc sống , hoạt động , tính cách hoặc ngoại hình.

Còn các loài vật trong truyện ngụ ngôn khác thì không đc quan sát và miêu tả tinh tế như nhà văn Tô Hoài

chúc bạn học tốt

  
22 tháng 2 2021

Helpppp

 

22 tháng 2 2021

Tôi thực sự cảm thấy có lỗi nhiều lắm Dế Choắt ạ. Chỉ vì tính ngông cuồng và thích thể hiện của mình mà tôi đã tự đánh mất đi một người bạn tốt trong cuộc đời của mình. Nghĩ lại những lời anh nói, tôi càng thấy thấm thía hơn. Có phải đã quá muộn để nhận ra những lỗi lầm ấy hay không. Đừng oán trách tôi nhé. Có lẽ, người đáng bị trừng phạt và nằm nơi đây chính là tôi chứ không phải một người tốt như anh. Tôi cảm thấy ân hận về hành động của mình nhiều lắm. Tôi quá ngu ngốc khi luôn cho mình là “bậc trên” của thiên hạ, cứ tưởng mình giỏi giang, mình ghê gớm lắm nào ngờ suy cho cùng tôi cũng chỉ “ếch ngồi đáy giếng” mà thôi. Tôi đã thực sự thấm, tôi sẽ sửa đổi tính cách của mình, không còn dám huênh hoang và kiêu ngạo nữa. Cái chết của anh đã làm tôi thức tỉnh tất cả.

2 tháng 11 2021

Dế Mèn 

Dế Mèn phiêu lưu kí là một truyện viết cho thiếu nhi rất đặc sắc của Tô Hoài. Trong truyện, tác giả đã xây dựng nhân vật chính là chú Dế Mèn với những nét tính cách, phẩm chất thật đáng yêu, đáng quý. Nhưng nhân vật mà em ấn tượng nhất là chú dễ choắt. Dù chỉ xuất hiện ở những phần đầu câu chuyện nhưng những câu nói cuối cùng của chú trước khi mất nhưng nó làm cho mỗi độc giả mãi không thể nào quên. Cậu là một người có thân hình nhỏ bẻ nhưng khá am hiểu sự đời, cách đối đãi với mọi người xung quanh. Bằng chứng là câu nói cuối cùng của Dế Choắt ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình. Chỉ vài câu thôi, nhưng nó đã làm thay đổi một Dế Mèn kiêu căng, ngạo mạn lúc bấy giờ. Vậy mỗi người chúng ta hãy học theo Dễ Choắt, đừng bao giờ kiêu căng, làm việc bậy bạ mà ảnh hưởng đến cả mình, cả người khác.

Kiều phương

Kiều Phương là 1 cô bé hiếu động và rất đam mê hội họa . Ở cô dậy lên những phẩm chất đáng quý , đó là sự hồn nhiên , trong sáng và nhân hậu . Khi bị anh trai gọi là Mèo , cô không buồn hay giận mà còn vui vẻ chấp nhận và thường dùng tên ấy để xưng hô với bạn bè . Mặt cô lúc nào cũng lấm lem màu vẽ do cô tự sáng chế . Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt lên . Mặc dù tài năng hội họa của cô được mọi người đánh giá rất cao nhưng cô vẫn giữ được tâm hồn trong sáng , hồn nhiên . Tuy hay bị anh la mắng nhưng cô vẫn dành cho anh những tình cảm thật tốt đẹp và rất trân trọng anh . Những tình cảm đó đã được thể hiện ở bức tranh đoạt giải nhất của cô . Khi dự thi trở về , mặc dù trước thái độ lạnh nhạt của anh trai , Mèo vẫn kêu anh cùng đi nhận giải với mình. Em rất thích nhân vật Kiều Phương này!

Người anh trai

Đoạn kết của truyện thể hiện tâm trạng xúc động ko nói thành lời của người anh khi nhận ra vẻ đẹp tâm hồn của cô em gái Kiều Phương. Lời độc thoại của người anh như một lời thú tội đau đớn khi nhận ra phần hạn chế của chính mình. Đồng thời người anh cũng thức tỉnh trước tình cảm trog sáng , chân thành , tài năng hội họa và tấm lòng bao dung của người em gái. Đoạn kết câu chuyện mở ra cho người đọc sự suy ngẫm riêng : lòng nhân hậu , sự độ lượng thật cao quý và có sức chinh phục rất lớn , nó cảm hóa đc phần nhỏ bé , xấu xa trog tâm hồn con người. Qua đoạn kết này ta có thể thấy đc người anh đã lớn hơn , trưởng thành hơn về suy nghĩ , người anh ko những ko đáng ghét mà còn đáng yêu đáng quý!

Bác Hồ

Hình ảnh người cha già của dân tộc được hiện lên đầy xúc cảm khi Bác chăm sóc từng giấc ngủ của các chiến sĩ. Bác đi đắp lại chăn cho từng người từng người một rất ân cần mà cũng rất dịu dàng như một người mẹ mà cũng như một người cha đang chăm sóc từng giấc ngủ cho những đứa con của mình. Anh đội viên cũng lại thiếp đi vào trong giấc ngủ anh chỉ còn mơ màng thấy hình ảnh Bác cao lộng ấm áp ru anh chìn vào giấc ngủ. Từ Bác tỏa ra một hơi thở một sự ấm áp đến kì lạ ấm hơn cả ngọn lửa hồng. Và lần thứ ba anh thức dậy anh giật mình khi Bác vẫn chưa ngủ.

CHÚC BẠN HỌC TỐT