K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 1 2018

Theo như lời kể của ông Hiroshi, trong một đêm ông đang tìm kiếm đề tài và nhân vật cho một bộ truyện tranh tâm đắc thì một con mèo hoang nhảy vào nhà, nó kêu vài tiếng rồi nhảy vào lòng ông mà ngủ. Do quá mệt mỏi Hiroshi cũng thiếp đi lúc nào không biết. Sáng hôm sau thức dậy, ông vội vàng bước xuống cầu thang và vấp phải con lật đật của cô con gái, từ đó sinh ra sự kết hợp giữa lật đật và mèo và ra đời nhân vật Doraemon[5].

Theo tập phim 2112: Doraemon ra đời, Doraemon sinh ngày 3 tháng 9 năm 2112 tại Xưởng sản suất Robot ở Tokyo, nhưng trong quá trình chế tạo cậu tình cờ bị trúng phải một tia lửa điện mạnh do bọn cướp bắn ra, khiến cậu bị mất một con ốc vít ở đầu, rơi ra khỏi dây chuyền sản xuất, bị va đập và suýt chút nữa rơi vào lò hỏa thiêu. May mắn Doraemon đã được một cô bạn mèo cứu thoát. Nhưng cũng chính vì bị mất một con ốc nên cậu hay lú lẫn, lấy nhầm bảo bối khiến cho thầy hiệu trưởng trường đào tạo robot nhắc nhở. cậu theo học một lớp học chuyên đào tạo những robot có ích và kết bạn với một nhóm mèo máy có cùng hình dạng (xem Đội quân Doraemon). Vào ngày lễ tốt nghiệp, cậu được gia đình Sewashi nhận về nuôi để trông coi Sewashi. Trước đây, Doraemon có nước da màu vàng và hai tai. Nhưng vào buổi trưa ngày 30 tháng 8 năm 2122, cậu ngủ quên và bị chuột gặm mất đôi tai. Các bác sĩ đã cố gắng sửa chữa tai của Doraemon tại bệnh viện, nhưng do gia đình Sewashi quá nghèo, không đủ tiền để thực hiện việc này nên Doraemon đành phải chấp nhận bỏ đôi tai của mình (còn tập phim nói là do xảy ra sự cố hy hữu trong điều trị), cậu còn bị Noramyako chê cười. Doraemon rất buồn mặc cho Sewashi hết lời an ủi, nước da cậu biến thành màu xanh lam như chúng ta thấy ngày nay. Kể từ hôm đó Doraemon rất sợ và căm ghét bọn chuột tới mức lôi ra những bảo bối hạng nặng ra tiêu diệt chúng như "súng Jumbo" hoặc "Súng tên lửa" trong chương "Chuột và bom", cậu ít tự tin về tình yêu của mình. Doraemon không hiểu tại sao nhà Sewashi lại không thể chữa trị đôi tai cho mình, cậu dùng các bảo bối thời gian quay về quá khứ và gặp Nobita, cụ tổ của Sewashi, và cũng là nguyên nhân gây khó khăn về kinh tế cho con cháu đời sau vì bản chất yếu ớt, hậu đậu. Doraemon quyết định đến giúp Nobita trong cuộc sống, từ đó họ trở thành đôi bạn thân thiết và cùng trải qua bao hiểm nguy, vui có, buồn có. Doraemon bị mất một con vít trong lúc chế tạo do bị bọn cướp bắn trúng, vì vậy mà sau này cậu thường bị hỏng hóc và phải bảo trì thường xuyên. Nhiều lúc trong những tình huống nguy cấp, Doraemon cuống cả lên và lấy ra toàn những thứ linh tinh, chẳng giúp ích được gì.Trong các tập truyện, Doraemon đều được vẽ với hình dáng tròn ủng như trái banh và bàn tay của cậu cũng vậy (Nobita đã lợi dụng điểm yếu này để cậu thường bị thua ở trò oẳn tù tì do chỉ ra được có nắm đấm). Cả người cậu có màu xanh lam, riêng phần trước ngực, nơi đeo túi thần kỳ thì có màu trắng. Ở vài tập truyện đầu tiên, hình dáng Doraemon được vẽ với đầu nhỏ nhưng thân hình lại to. Nhưng sau đó thì Doraemon trở nên cân đối hơn. Doraemon có một cái mồm rộng đến nỗi có thể nuốt vừa một cái chậu lớn. Các số đo thân hình của Doraemon như sau:

  • Chiều cao: 129,3 cm
  • Cân nặng: 129,3 kg (Nobita cõng Doraemon)
  • Nhảy cao: 129,3 cm (khi thấy chuột)
  • Công suất tối đa: 129.3 bhp
  • Vòng bụng: 129,3 cm
  • Đường kính chân: 129,3 mm
  • Tốc độ chạy: thông thường: 50 m/s - khi gặp chuột: 129,3 km/h

Như vậy các số đo của Doraemon có một điểm chung: đều là con số 129,3. Ngoài ra, ngày sinh của cậu là 3/9/2112 hay 12/9/3)


Đầu:Đầu Doraemon có cài đặt một máy tính xử lý thông tin thông minh bên trong, làm cho cậu có thể giao tiếp bằng tiếng Nhật và nhận biết được mọi thứ xung quanh y như con người. Nhưng không được nhạy cảm như mong đợi, Doraemon gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý các con số, lấy nhầm bảo bối khi cuống lên,... Đầu Doraemon còn cứng như đá, và thật ra cũng là một loại vũ khí rất đắc lực. cậu có thể sử dụng nó để tông vỡ cửa sổ, nổ bình khí gas (Nobita và Vương quốc trên mây), làm kẻ thù bất tỉnh (Nobita và vương quốc robot),...Vì đây là một cậu mèo máy robot của thế kỉ XXII, nên các bộ phận của Doraemon đều có công nghệ cao. Các tính năng ưu việt (nhưng cũng có khi bị hỏng) được kể ra dưới đây:

    • Khuôn mặt: Khuôn mặt Doraemon tròn, với chiếc mũi đỏ và 6 sợi ria mép dài bằng nhau. Doraemon rất ghét khi người ta gọi cậu là chồn hay hồ li.
    • Mắt: Mắt ngoại tuyến, nhìn ban đêm rõ như ban ngày.
    • Mũi:Tròn và màu đỏ như đuôi, siêu thính, độ nhạy gấp 20 lần mũi người (nhưng hiện tại đã bị hư).
    • Râu (hay ria mép): 6 sợi râu rađa, có thể nắm bắt được thông tin từ xa, hiện tại đang chờ sửa chữa.
    • Miệng: Miệng rộng đến nỗi có thể nuốt cả cái chậu rửa mặt. Răng của Doraemon chỉ được nhìn thấy khi nổi giận (cũng giống với các nhân vật khác).
  • Chuông: Được treo trên cổ, có màu vàng, đây là vật đặc trưng của cậu mèo máy, nó cũng được các loại robot khác sử dụng. Khi rung chuông sẽ tạo ra một làn sóng âm thanh đặc biệt và kêu gọi những bạn bè của mèo ú. Nhưng hiện nay cũng đã bị hư, thay vào đó là chiếc chuông camera mini (Nobita và hành tinh muông thú). Trong Nobita và viện bảo tàng bảo bối, Doraemon sẽ ngày càng bị mất hết tư duy và trở thành như một cậu mèo bình thường nếu bị mất chuông.
  • Da là một chất đặc biệt chống lại sự ăn mòn kim loại, có độ bền cao, chống bụi. Nhưng nó vô dụng khi gặp thời tiết lạnh hay nóng quá. Bên trong là lò nguyên tử, tạo ra năng lượng cho mèo ú. Trong tập phim 2112: Doraemon ra đời, da vốn là màu xanh lam, còn màu vàng chỉ là nước sơn và chuyển sang màu xanh khi cậu khóc quá nhiều. Ngoài ra, da ở phần chân có thiết bị phản trọng lực, vì vậy chân Doraemon luôn cách mặt đất 3 mm (cũng là lý do mà cậu chả bao giờ đi giày).
  • Tay: Hình tròn trắng và không có vân tay. Doraemon thường bị thua trong những cuộc thi "oẳn tù tì" do chỉ ra được nấm đấm, và Nobita đã biết lợi dung điều bất tiện này (ra kéo hoặc bao,...). Nhưng có lực hút và cầm được mọi vật không cần ngón.
  • Túi thần kỳ: Sử dụng công nghệ không gian 4 chiều, một kho chứa vô tận. Doraemon thường đeo nó ở trước bụng và cất giữ bảo bối, cậu có một chiếc tương tự gọi là túi sơ-cua để dưới gối, dùng khi quên mang theo và thông hai đầu với nhau. Ngoài ra nó còn được dùng để chứa các thứ linh tinh khác như bánh rán, chén đũa,...
  • Chân: Chân dẹt màu trắng, có thể bước đi nhẹ nhàng không gây tiếng động.
  • Đuôi: Hình tròn màu đỏ, đây là công tắc toàn bộ hệ thống của Doraemon, nếu kéo nó Doraemon sẽ rơi vào trạng thái bất động, được sử dụng để tiết kiệm năng lượng. Nhưng trong bộ truyện màu phát hành năm 1970, khi kéo cái đuôi, Doraemon lại tàng hình.

Doraemon là robot mèo máy cũ xảy ra sự cố, đó là lý do khiến các bộ phận như "chuông gọi mèo" và "Râu ra-đa" hỏng liên tục, ngoài "thiết bị cảm nhận âm thanh từ xa". Vì vậy, thi thoảng cậu cũng tự trang bị cho mình những linh kiện mới rẻ tiền. Như trong tập truyện dài Doraemon: Nobita và hành tinh muông thú, cậu thay chuông gọi mèo thành máy chụp hình mini treo cổ, dù các bộ phận khác vẫn bị bỏ rơi và chưa được đem đi sửa. Thực tế hơn, thế giới tương lai của Doraemon quy định mỗi năm phải đi kiểm tra sức khỏe toàn diện định kỳ một lần (Doraemon bị ốm?, tập 45). Khi đó, những bộ phận hỏng hóc sẽ được sửa chữa. Nhưng những thiết bị hỏng hóc trên người Doraemon cứ như vậy mãi do cậu không chịu đi kiểm tra, sợ khám sức khỏe vì cho rằng nếu vậy thì Nobita sẽ không thể sống tốt như trước.

Doraemon là một cậu mèo máy vui tính, khá nhanh trí nhưng đôi lúc lại lẩm cẩm. Cậu ta mắc chứng ám ảnh sợ chuột (musophobia), đặc biệt là chuột nhắt. Đó là do khi ở thế kỉ XXII, khi ngủ quên, cậu đã bị một con chuột gặm cụt mất đôi tai. Mỗi khi gặp chuột nhắt, cậu đều chạy trốn với tốc độ rất nhanh (129,3 km/giờ), nhiều khi sợ quá và bất tỉnh. Đặc điểm này của Doraemon đã gây ra nhiều điều rắc rối cho mọi người và Nobita cũng lợi dụng điều này để vòi vĩnh những bảo bối trong chiếc túi thần kỳ. Hàng ngày, Doraemon phải chăm sóc suốt ngày suốt đêm cho Nobita, không rời khỏi nhà dù là ai đó rủ cậu đi chơi, đến khi nào Nobita đi đâu đó không có ở nhà thì cậu mới được tự do, trong thời gian đó thì Mèo Ú sẽ tận dụng thời gian đi mua bánh rán hay đi trò chuyện với các cậu mèo hàng xóm và cậu cũng chăm sóc mấy bạn mèo hàng xóm, người làm cậu tốn công nhất là Nobita. Tuy tên của Doraemon không xuất phát từ bánh dorayaki nhưng loạt truyện đã dựa trên sự giống nhau phát âm (dora-), thứ bánh này (các bản dịch tiếng Việt gọi là bánh rán) đã trở thành thức ăn mà Doraemon thích nhất. Bánh rán mà Doraemon thích là từ khi cô bạn gái Noramyako của cậu cho cậu ăn để an ủi, động viên, xua tan chuyện buồn điểm kém thời thế kỷ 22 Doraemon ra đời. Đây là thứ bánh truyền thống của Nhật Bản. Doraemon từng nói rằng nếu không được ăn bánh rán quá 3 ngày thì cậu sẽ không sống nổi, thường hay bức rứt không yên. Chính vì thích bánh rán nên cậu thường được mời ăn để thuyết phục cậu mượn bảo bối nhất là Nobita. Trong các tập truyện tranh Doraemon, ban đầu cậu thường từ chối Nobita khi cậu mượn bảo bối. Nhưng sau đó cậu đều đồng tình và cho mượn. Có điều là các bảo bối đều được Nobita sử dụng không đúng mục đích và thường có những cảnh như khoe Shizuka hay bị Jaian, Suneo tịch thu, sau đó gây ra các tình huống trớ trêu khiến cho truyện Doraemon trở nên hấp dẫn.Trong những cuộc phiêu lưu,Doraemon luôn là vị cứu tinh của chúng bạn nhờ chiếc túi thần kì chứa đủ các bảo bối của thế kỉ 22 nhưng hơn cả đó là cậu có một tấm lòng nhân hậu,dũng cảm,luôn giúp đỡ bạn bè khi khó khăn. Vì là một Robot cao cấp của tương lai, nên Doraemon vẫn bị muỗi đốt, bỏng, cảm lạnh, buồn ngủ, đổ mồ hôi như con người thật để tiện chăm sóc và sống cùng trẻ nhỏ, Doraemon rất ghét mùa đông vì sợ lạnh và không thể chịu nổi thời tiết lạnh giá, hay cuộn tròn bên bàn sưởi, ôm lò sưởi và đắp chăn kín người.

Doraemon còn có một cô bạn gái (mèo thật) là Tama hay Mimi, cậu đã từng vất vả để chinh phục cô nàng đỏng đảnh này. Bên cạnh đó cậu cũng làm quen với nhiều mèo khác và có cả nhóm mèo bạn thân của Doraemon. Thỉnh thoảng ta thấy cô và Doraemon cùng đi picnic (các tập truyện ngắn), Nobita rất bực mình vì đôi khi Doraemon đi chơi với Mimi mà không cho cậu mượn bảo bối. Ở thế kỷ 22, Doraemon cũng có một cô em gái là Dorami. Cậu ta từng có một cô bạn gái là mèo máy tên là Noramyako (ノラミャー子) những đã chia tay vì cô cảm thấy Doraemon quá lùn so với cô và một lý do khác nữa là do khi Doraemon mất tai phải băng bó nên bị Noramyako chế nhạo. Doraemon cũng xuất hiện trong truyện Đội quân Doraemon với vai trò là một trong bảy thành viên của đội quân cùng tên. Trong truyện Doraemon bóng chày với số áo 10 ở vị trí giao bóng nhưng ném bóng khá tệ. Cuộc sống thực sự của Doraemon thường không được phản ánh đầy đủ mà chủ yếu là qua những tình huống liên quan đến Nobita. Những món bảo bối mà Doraemon mua được xuất phát từ việc bán tiền cổ mà hàng tháng mẹ Nobita cho (500 yên/tháng) với giá cao để lấy tiền hơn 100 năm sau mà thời Sewashi sử dụng nên mọi bảo bối trong tay Doraemon đều được mua từ cửa hàng bách hóa tương lai.

Doraemon là nhân vật hoạt hình duy nhất trong số 22 nhân vật nổi bật của châu Á (Asian Heroes) trong một bài báo có tựa đề The Cuddliest Hero in Asia(Anh hùng đáng yêu nhất ở châu Á) do tạp chí TIME bầu chọn[6]. Tháng 3 năm 2008, chính phủ Nhật Bản đã chọn Doraemon là Đại sứ hoạt hình chính thức của Nhật Bản trong một buổi lễ do đích thân Ngoại trưởng Nhật Bản Komura Masahiko chủ trì.[7]. Với những bảo bối của mình, Doraemon theo một cuộc bầu chọn năm 2007 trên trang tin tức Oricon thậm chí đã được xếp thứ hai trong "danh sách các nhân vật manga quyền năng nhất", chỉ sau Son Goku của Bảy viên ngọc rồng[8]. Một cuộc thăm dò khác cũng được Oricon công bố ngày 14 tháng 4 năm 2008 với đối tượng là những người hâm mộ hoạt hình Nhật Bản theo câu hỏi Bạn muốn trở thành nhân vật anime nào nhất?, trong đó nhân vật Doraemon đứng ở vị trí thứ hai, sau Son Goku (Bảy viên ngọc rồng).[9]Doraemon còn xuất hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hãng ESP Guitars đã chế tạo một loại guitar mang hình dáng Doraemon [10]. cậu mèo máy cùng các nhân vật vật khác trong tác phẩm cùng tên cũng xuất hiện trong video âm nhạc cho đĩa đơn "From a Distance", trích từ album Bicycles & Tricycles của The Orb. Hơn 50 trò chơi video-chỉ tiếng Nhật, bắt đầu từ hệ máy Arcadia 2001 của hãng Emerson lấy Doraemon làm nhân vật chính. cậu mèo máy còn có thể thấy trong loạt trò chơi Taiko no Tatsujin (chỉ từ 11 - 13), Meccha! Taiko no Tatsujin DS: 7tsu no Shima no Daibouken, và Taiko no Tatsujin Wii. Kể từ năm 2000, công ty Bunmeido đã bán những phiên bản giới hạn những chiếc bánh dorayaki với tên gọi Doraemon Dorayaki mỗi năm vào khoảng tháng 3 (tháng trình chiếu các bộ phim dài) và tháng 9 (tháng sinh nhật của Doraemon). Ngày 3 tháng 9 năm 2009, biểu trưng của Google tiếng Nhật đã thay đổi với hình ảnh của Doraemon và những bảo bối quen thuộc như trực thăng tre, cánh cửa thần kì, đèn pin thu nhỏ để kỷ niệm sinh nhật cậu mèo máy[11]. Ở phạm vi ngoài Nhật Bản, nhân vật Broadband của Ủy ban Truyền thông Liên bang có nhiều nét giống Doraemon, việc này đã gây ra những tranh cãi về vấn đề bản quyền giữa Shogakukan với Ủy ban này[12]. Hình ảnh Doraemon cũng là ý tưởng ra đời các tác phẩm Đội quân Doraemon và Doraemon bóng chày.

k nha

11 tháng 11 2017

Buổi sáng trên cánh đồng quê em thật là đẹp. 

Nhìn từ xa, cả cánh đồng vẫn còn chìm trong màn sương đêm yên tĩnh. Không khí trong lành mát rượi. Những giọt sương long lanh đọng trên lá lúa như những viên ngọc nhỏ bé tuyệt đẹp. Đằng đông, ông mặt trời thức dậy từ từ nhô lên sau luỹ tre làng. Vạn vật đều bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Trên ngọn cây cao gần đó, mấy chú chim hoạ mi hót líu lo, đón chào một ngày mới bắt đầu. Từ xa , men theo con đường làng, lác đác một vài bác nông dân đi thăm đồng, vừa đi vừa trò chuyện. Thỉnh thoảng, các bác lại cúi xuống xem xét có vẻ rất vui. Nhìn những bông lúa trĩu nặng, đung đưa theo gió, em nghĩ chắc là mùa này lại được bội thu. Nắng đã lên cao. Sương bắt đầu tan. Bầu trời mùa thu xanh trong và cao vút. Những đám mây trắng xoá tựa như bông, lặng lẽ trôi trên bầu trời rộng mênh mông. Toàn bộ cánh đồng được bao phủ bởi một màu vàng xuộm của lúa chín, lác đác một vài ruộng lúa cấy muộn vẫn còn màu xanh. Những bông lúa trĩu nặng hạt đều tăm tắp, chắc và mẩy uốn cong mềm mại, ngả vào nhau thì thầm trò chuyện. Mỗi khi có gió, những sóng lúa lại nhấp nhô, xô đuổi nhau chạy mãi vào bờ. Một mùi hương thơm dịu dàng, thoang thoảng bay xa, hoà lẫn trong không khí làm người ta có cảm giác mát mẻ, dễ chịu lạ thường. Ông mặt trời đã lên cao. Nắng cũng đậm dần. Người trong làng bắt đầu đi chợ nhộn nhịp trên con đường xuyên qua cánh đồng. Các bà, các chị gánh ra chợ những mớ rau thơm, những bẹ cải sớm hay những bó huệ trắng muốt,... Một không khí tươi vui hoà quyện lại tạo thành một bức tranh làng quê thanh bình, yên ả, sống động và đầy màu sắc. 

Ngắm nhìn tất cả cảnh vật trên cánh đồng lúa quê mình, em thấy những hình ảnh ấy thân thương làm sao. Một tình yêu quê hương tha thiết dấy lên trong lòng em. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này lớn lên xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.

11 tháng 11 2017

Quê hương tôi ngoài bãi đá bờ đê dòng sông bên lở bên bùi thì còn có cánh đồng lúa là thắng cảnh đẹp. Có thể nó không được thế giới cũng như nhà nước công nhận nhưng nó luôn là cảnh tượng đẹp nhất trong lòng tôi. Còn gì đẹp hơn khi nhìn thấy những cánh đồng lúa rộng thẳng cánh cò bay, một nét đẹp của cội nguồn dân tộc mà mỗi chúng ta nên tìm về để chiêm ngưỡng cũng như gìn giữ nó. Một nét đẹp giản dị mộc mạc mang màu xanh của hòa bình.

Cánh đồng lúa quê tôi mang một màu xanh hòa bình êm dịu bất cứ ai cũng yêu mến khi ngắm nhìn nó. Một hình ảnh quá đỗi quen thuộc của làng quê khiến cho những ai sinh ra ở đây thì sẽ không thể quên được nó. Cánh đồng lúa quê tôi được chia thành những ô nhỏ, những bờ ruộng vuông vắn với bờ cao được những người nông dân đắp cao để ngăn không cho nước chảy ra khỏi ruộng. Những cây lúa cứ thế không lo hết nước sinh trưởng và phát triển tốt.

Khi cây lúa mới được trồng lên ngọn của nó nhỏ nhắn thân mền trước gió, nếu gió to có thể gẫy cây bất cứ lúc nào. Những cây lúa non ấy chỉ khi qua mấy tuần nó sẽ cứng chân lên, xanh tốt và đẹp đẽ. Cái màu xanh non của lúa mới trông thật dễ mến làm sao. Cả đồng lúa mơn man một màu xanh nhẹ nhàng như thế, một màu xanh dịu dàng nhưng không kém phần tinh tế. Có những lúc cơn gió kia vội vàng thổi làm cho đồng lúa như múa reo vì những lá lúa non đua nhau phấp phới như múa như reo hay chính là nó đang vung vẫy nổi dậy để lớn lên?

Khi cây lúa lớn hơn những cây khác mọc lên thành khóm lúa, những khóm lúa có màu xanh đậm hơn, cứng cáp hơn dày dặn hơn. Thân vẫn không thiếu đi độ mềm dẻo khi có những cơn bão trở về từng khóm lúa bám chặt vào đất mặc cho sức gió lúa vẫn phát triển lớn lên. Khi cơn bão qua đi thì cánh đồng lúa không còn thẳng một màu được nữa vì cũng có những cây lúa đã đổ xuống. thế nhưng nó không chết đi mà nó vẫn gượng dậy và phát triển cho ra những hạt thóc vàng mùa bội thu. Cũng có những cây lúa nghiêng ngả đã vững vàng trước sóng gió đứng thẳng được dậy. Thời này là nơi đẹp nhất người ta gọi nó là thời con gái, những hạt thóc đang ấp ủ bên trong những thân lúa, cái món mà lũ trẻ trâu chúng tôi thường hay ăn, mùi của nó thơm thơm, vị của nó ngọt ngào, ngọt cái ngọt riêng của thóc lúa mà không có cái nào giống được. Dân làng tôi gọi nó là đòng đòng, những nhánh đòng đòng dấu mình bên trong thân lúa giống như những cô gái thẹn thùng nép nép ngượng ngùng. Không chỉ thế gọi nó là thời con gái vì lúc này lúa dẻo dai nhất đẹp nhất, nhìn cả cánh đồng với màu xanh đậm ai cũng sẽ chạnh lòng nghĩ về một thời tuổi thơ trên cánh đồng xanh mượt này.

Còn khi đồng lúa có màu vàng đòng nghĩa là lúa đã đến mùa gặt, những bông lúa nặng trĩu trên tay vàng chói như những bông vàng, hạt châu báu của dân làng tôi. Cả đồng lúa tràn ngập sắc vàng, có chỗ vàng tươi, có chỗ lại vãng sẫm, có chỗ vàng xen lẫn xanh. Khi những cơn gió ùa về như nổi nhớ cả cánh đồng rì rào uốn lượn như từng lớp sóng đầy nhau về phía bờ. Thân lúa lúc này vững chải, người ta không thể lấy tay nhổ được nữa mà phải lấy liềm cắt. những bó lúa được xếp thành những lượm lúa nhỏ tuyệt đẹp. Lúa chín đều vui vẻ một mùa bội thu cho nhân dân. Nó giống như hạt ngọc của quê tôi vậy

Tôi rất yêu cánh đồng quê hương, nó không chỉ là chỗ để nhân dân tăng gia sản xuất mà nó còn là cánh đồng lúa xanh mướt, là cánh đồng tuổi thơ, cánh đồng kỉ niệm của cá nhân tôi cũng như của những người sinh ra trên quê hương cánh đồng lúa. Càng ngày tôi càng nhận thấy vẻ đẹp của nó và tôi biết nó đã chiếm một phần nào đó trong tái tim tôi.

10 tháng 12 2018

I. Mở bài: giới thiệu nhân vật em định tả

Nhà em sống ở quê, cuộc sống giản dị và chan hòa. Nhà em có 4 người là ba mẹ, anh của em và em. Gia đình em rất yêu thương và chăm sóc nhau. Ba me luôn yêu thương và dạy chỗ chúng em nên em và anh rất yêu ba mẹ. Anh em từ nhỏ đã học rất giỏi mà từ nhỏ đến giờ anh đều xa nhà để lên thành phố học, cuối tuần mới về nhà. Chính vì thế mà ba mẹ rất yêu thương anh, em cũng vậy.

II. Thân bài:

1. Tả bao quát

- Anh em nay năm 17 tuổi, học lớp 12

- Anh em cao 1m7

- Anh rất thương em, mỗi khi về nhà là mua bánh cho em

- Anh học rất giỏi, cả gia đình đều tự hào về anh.

2. Tả chi tiết

a. Tả hình dáng

- Anh có dáng người cao ráo

- Gương mặt đầy đặn và rất đẹp trai

- Anh có mái tóc mượt và để tóc rất mốt

- Anh ăn mặc rất giản dị nhưng rất hiện đại

- Anh có đôi mắt long lanh, hiền hòa

- Đôi môi dày nhưng rất đẹp và quyến rũ

- Mũi anh rất cao

b. Tả tính tình và sở thích

- Anh luôn yêu thương em và ba mẹ

- Luôn ân cần chăm sóc và dạy em học

- Luôn giúp đỡ việc nhà của mẹ khi rảnh rỗi

- Anh rất siêng học

- Anh thích mang giày, mặc áo sơ mi

- Anh rất thích ăn cá rán

- Tính tình anh ôn hòa, dễ chịu

- Luôn luôn tận tình giúp đỡ những ai khó khan

- Anh đá banh giỏi, hát hay, chơi đàn giỏi,….

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về anh trai

- Em rất quý và yêu mến anh

- Em sẽ cố gắng nỗ lực để được học giỏi như anh.

>> Tham khảo: Tập làm văn lớp 5: Tả anh trai của em 

Dàn ý tả chị gái của em

I. Mở bài: Giới thiệu người cần tả

II. Thân bài

1. Tả bao quát

- Chị em bao nhiêu tuổi?

- Chị em học ở đâu?

- Chị em học trường gì?

- Em thương chị em như thế nào?

2. Tả chi tiết

a. Tả hình dáng

- Dáng người cao, thon gọn cao 1m6

- Gương mặt đầy đặn, mũi cao, môi trái tim xinh đẹp

- Mái tóc dài đen mượt, khi làm việc nhà ở thường buộc tóc gọn sau gáy.

- Chị ăn mặc rất giản dị. Khi đi học chị thường mặc áo sơ mi. Ở nhà chị mặc đồ bộ cho tiện làm việc nhà.

- Chị có đôi mắt đen long lanh rất đẹp. Mỗi khi chị bảo ban em, ánh mắt ấy rất dịu dàng và thân thiện.

b. Tả tính tình

- Chị là người chu đáo, chỉnh chu trong công việc

- Chị học rất giỏi, luôn được ba mẹ và thầy cô yêu thương

- Chị có tính tình rất ôn hòa, nhã nhặn

- Chị luôn biết quan tâm đến mọi người trong gia dình và mọi người xung quanh

- Chị là người luôn nổ lực và biết vươn lên trong cuộc sống

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ về chị em

Chị em là một người hết sức đặc biệt. Chị là người luôn quan tâm chăm sóc em, em rất yêu chị của em.

10 tháng 12 2018

I. Mở bài: giới thiệu người cần tả
Gia đình e gồm có bốn người, ba mẹ, em và chị của em. Gia đình e rất hạnh phúc và thương yêu em. Ba mẹ em là nông dan nên rất đổi bình dị và thân thương. Ba mẹ luôn làm lụng vất vả để lo cho chị em của em. Chị em là một sinh viên đang học tren thành phố. Chọ cũng là người xa nhà, sống thiếu thốn tình thương của ba mẹ, lâu lâu chị mới về quê thăm gia đình. Chính vì thế mà em rất yêu của của em.

II. Thân bài
1. Tả bao quát

- Chị em bao nhiêu tuổi?
- Chị em học ở đâu?
- Chị em học trường gì?
- Em thương chị em như thế nào?

2. Tả chi tiết
a. Tả hình dáng
- Dáng người cao, thon gọn cao 1m6
- Gương mặt đầy đặn, mũi cao, môi trái tim xinh đẹp
- Mái tóc dài đen mượt, khi làm việc nhà ở thường buộc tóc gọn sau gáy.
- Chị ăn mặc rất giản dị. Khi đi học chị thường mặc áo sơ mi. Ở nhà chị mặc đồ bộ cho tiện làm việc nhà.
- Chị có đôi mắt đen long lanh rất đẹp. Mỗi khi chị bảo ban em, ánh mắt ấy rất dịu dàng và thân thiện.
b. Tả tính tình
- Chị là người chu đáo, chỉnh chu trong công việc
- Chị học rất giỏi, luôn được ba mẹ và thầy cô yêu thương
- Chị có tính tình rất ôn hòa, nhã nhặn
- Chị luôn biết quan tâm đến mọi người trong gia dình và mọi người xung quanh
- Chị là người luôn nổ lực và biết vươn lên trong cuộc sống

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ về chị em
Chị em là một người hết sức đặc biệt. chị là người luôn quan tâm chăm sóc em, em rất yêu chị của em
 

30 tháng 1 2018

bạn tham khảo thôi nha !

Chuông đồng hồ đều đặn buông chín tiếng. Màn đêm yên ắng, tĩnh mịch lạ thường. Chỉ còn âm thanh của gió khua xào xạc trong khu vườn trước ngõ. Em rời bàn học bước ra sân, vươn vai hít thở không khí trong lành để cố xua đi cơn buồn ngủ. Còn hai bài tập Toán nữa, phải cô' làm cho hết. Từ giường bên, có tiếng trở mình khe khẽ. Bà nội vẫn thức để chờ em...

Bà nội em năm nay hơn bảy mươi tuổi, dáng gầy guộc và lưng đã hơi còng. Dấu ấn thời gian in rõ trên mái tóc bạc phơ và trên gương mặt nâu rám hằn sâu những vết nhăn của bà. Mắt bà đã hơi mờ nhưng đôi tai vẫn còn tinh lắm. Chỉ nghe bước chân hay giọng nói từ xa là bà đã nhận ra đúng từng người trong gia đình.

Cũng vì quen với công việc nhà nông quanh năm vất vả từ thời trẻ nên cho đến nay, bà vẫn còn khoẻ mạnh, dẻo dai. Những lúc bố mẹ em ra đồng, một mình bà lo đi chợ, nấu cơm, chăm sóc bầy gà, bầy lợn. ít khi em thấy bà ngồi yên một chỗ. Mọi việc xong xuôi thì bà lại vác cuốc ra vườn, cặm cụi xới đất, nhổ cỏ, bón phân cho mấy luống rau và hơn chục gốc na, gốc bưởi.

Bà hay kể chuyện. Em rất phục trí nhớ của bà. Ngày xưa bà chỉ được học ở trường làng, thế nhưng bà lại thuộc lòng Truyện Kiều, Nhị độ mai, Phạm Công Cúc Hoa, Đồng tiền Vạn Lịch...cùng với bao nhiêu là ca dao và truyện cổ. Những trưa hè gió nồm nam mát lộng, bà mắc võng ở chái nhà, nằm đung đưa vừa bỏm bẻm nhai trầu vừa ngâm nga hát. Em nghe mấy cụ già bảo rằng hồi con gái, bà là một "liền chị" quan họ nổi tiếng trong vùng.

Con cháu, họ hàng và làng xóm rất quý bà vì bà hiền lành, phúc hậu. Ai gặp khó khăn cần đến bà là bà sẵn sàng giúp đỡ, chẳng quản sớm khuya. Bà thường khuyên con cháu thương người như thể thương thân và đối xử với láng giềng phải có tình có nghĩa.

Học bài xong, em thu xếp sách vở cho vào cặp, cài cửa, tắt đèn rồi nhẹ nhàng chui vào màn. Bà nằm dịch sang bên nhường chỗ cho em. Hơi ấm toả ra từ người bà rất dễ chịu. Em vòng tay ôm lấy lưng bà, thủ thỉ: "Bà ơi! Cháu đấm lưng cho bà nhé! ". Bà mắng yêu: "Bố chị! Để bà chờ mãi! Thôi, ngủ đi, mai dậy sớm mà đi học! "

đây là bài văn của bạn Yến Elly nên bạn không được chép.

30 tháng 1 2018

Chuông đồng hồ đều đặn buông chín tiếng. Màn đêm yên ắng, tĩnh mịch lạ thường. Chỉ còn âm thanh của gió khua xào xạc trong khu vườn trước ngõ. Em rời bàn học bước ra sân, vươn vai hít thở không khí trong lành Đềcố xua đi cơn buồn ngủ. Còn hai bài tập Toán nữa, phải cô' làm cho hết. Từ giường bên, có tiếng trở mình khe khẽ. Bà nội vẫn thức Đềchờ em...

Bà nội em năm nay hơn bảy mươi tuổi, dáng gầy guộc và lưng đã hơi còng. Dấu ấn thời gian ln rõ trên mái tóc bạc phơ và trên gương mặt nâu rám hằn sâu những vết nhăn của bà. Mắt bà đã hơi mờ nhưng đôi tai vẫn còn tinh lắm. Chỉ nghe bước chân hay giọng nói từ xa là bà đã nhận ra đúng từng người trong gia đình.

Cũng vì quen với công việc nhà nông quanh năm vất vả từ thời trẻ nên cho đến nay, bà vẫn còn khoẻ mạnh, dẻo dai. Những lúc bố mẹ em ra đồng, một mình bà lo đi chợ, nấu cơm, chăm sóc bầy gà, bầy lợn. ít khi em thấy bà ngồi yên một chỗ. Mọi việc xong xuôi thì bà lại vác cuốc ra vườn, cặm cụi xới đất, nhổ cỏ, bón phân cho mấy luống rau và hơn chục gốc na, gốc bưởi.

Bà hay kể chuyện. Em rất phục trí nhớ của bà. Ngày xưa bà chỉ được học ở trường làng, thế nhưng bà lại thuộc lòng Truyện Kiều, Nhị độ mai, Phạm Công Cúc Hoa, Đồng tiền Vạn Lịch... cùng với bao nhiêu là ca dao và truyện cổ. Những trưa hè gió nồm nam mát lộng, bà mắc võng ở chái nhà, nằm đung đưa vừa bỏm bẻm nhai trầu vừa ngâm nga hát. Em nghe mấy cụ già bảo rằng hồi con gái, bà là một “liền chị” quan họ nổi tiếng trong vùng.

Con cháu, họ hàng và làng xóm rất quý bà vì bà hiền lành, phúc hậu. Ai gặp khó khăn cần đến bà là bà sẵn sàng giúp đỡ, chẳng quản sớm khuya. Bà thường khuyên con cháu thương người như thể thương thân và đối xử với láng giềng phải có tình có nghĩa.

Học bài xong, em thu xếp sách vở cho vào cặp, cài cửa, tắt đèn rồi nhẹ nhàng chui vào màn. Bà nằm dịch sang bên nhường chỗ cho em. Hơi ấm toả ra từ người bà rất dễ chịu. Em vòng tay ôm lấy lưng bà, thủ thỉ: “Bà ơi! Cháu đấm lưng cho bà nhé! ”. Bà mắng yêu: “Bố chị! Để bà chờ mãi! Thôi, ngủ đi, mai dậy sớm mà đi học! ”.

Em yêu bà lắm và mong bà nội mạnh khoẻ, sống lâu cùng con cháu.

4 tháng 1 2018

Đang ngồi chơi, bỗng em nghe thấy tiếng giới thiệu trên tivi nhà mình: "Các bạn thân mến! Mở đầu chương trình ca nhạc hôm nay, ca sĩ Trần Tiến sẽ biểu diễn bài “Mặt trời bé con”. Em vội bật dậy, chạy lên xem. Hay quá! Bài này em rất thích mà.

​Em chăm chú nhìn lên màn ảnh nhỏ. Chú Trần Tiến ôm cây đàn ghi- ta nhanh nhẹn bước ra sân khấu. Em hồi hộp chờ đợi. Chú ca sĩ gảy đàn. Điệu nhạc quen thuộc vọng vào tai em. Một giọng hát trầm trầm vang lên: “Ngoài kia có cô bé…” Hay quá! Chú Trần Tiến giả bộ dòm ngó, rồi lấy ngón tay làm mắt tròn, y như trong lời hát, trông thật là buồn cười. Em vừa nghe vừa hát thầm. Giọng chú Tiến trầm xuống. Hai tay chú đặt trên ngực, cái đầu lắc lắc vẻ hóm hỉnh: "… Hạnh phúc quá đơn sơ, mà tôi đâu có ngờ…" . Bỗng chú hát cao lên, mắt nheo nheo: "… Trời mưa quá em ơi…” Thật là vui nhộn, em vỗ tay đồm độp. Cái miệng chú cười thật tươi. Đang hát vui như vậy thì chú lại cúi gập người, mặt nhăn nhăn nhó nhó, vẻ thương tiếc. Giọng chú hạ xuống: “Bài ca ướt mất rồi còn đâu?”. Em reo lên "Tài quá! Tuyệt quá!”. Chú hát lúc trầm lúc bổng, lời hát đi sâu vào lòng người. Thỉnh thoảng, chú lại cầm vạt áo com-lê màu sáng, tay chú dang rộng, hát cao lên “Tôi đâu có ngờ”. Chú Tiến không ngừng nhún nhảy. Em vừa nghe vừa lắc lư người theo chú lúc nào không biết. Chú Trần Tiến hát thật hay, phải nói là mê li. Đoạn cuối, chú hát thật tuyệt. Từ cái miệng rộng của chú luôn xuất hiện những nụ cười hóm hỉnh. Chú hát cao lên, em tưởng như bay vút lên tận mây xanh. Tay chú giơ cao, ngón tay giả làm “mặt trời bé con”. Chú hơi cúi người lấy tay chìa ra trước. Đôi mắt chú mở to, giọng nhanh và vui nhộn: “La la la, là la la…”. Chú ngừng một lát để hát tiếp đoạn hai. Từng khúc nhạc vang lên rộn ràng. Em chạy đến mở to tiếng trong tivi. Chú Trần Tiến cầm một bông hoa hé nở vừa ngửi vừa nheo mắt. Chú ấy thật là trẻ con. Vừa đánh đàn chú vừa đi trên sân khấu, miệng cười tươi. Một giọng hát quen thuộc lại cất lên. Nhưng sao lần này, chú hát như nhanh lên. Có lúc, chú vuốt mái tóc điểm bạc cười ngượng nghịu làm em kêu lên: 

– Chú Trần Tiến này nhộn quá!
Lúc hát gần xong, người chú hơi ngả ra sau “Lá la…”. Thôi! Thế là bài hát chấm dứt. Nhìn lên ti vi, em tiếc ngẩn ngơ, chỉ muốn chú Tiến hát nữa, hát mãi.

4 tháng 1 2018

Chủ nhật tuần trước, gia đình em đi xem chương trình ca múa nhạc tại một tụ điểm giải trí ở quận 1. Nhiều chương trình đặc sắc, nhiều bài hát rất hay được các ca sĩ trình bày thật hấp dẫn. Em chú ý một nữ ca sĩ trình bày nhạc phẩm “Cho con” của cố nhạc sĩ Phạm Trọng Càu đó là ca sĩ Tuyết Nhi.

Cồ ấy khá trẻ, chưa đến ba mươi. Mái tóc buông xõa cùng chiếc áo dài lóng lánh dưới ánh đèn sân khấu, trông dáng cô ấy thật thướt tha. Cô có gương mặt ưa nhìn, nước da trắng trẻo, dáng người cao và mảnh khảnh cùng điệu bộ trình bày bài hát thật hài hòa.

Với chất giọng đặc biệt, nội dung bài hát chứa chan tình cảm cùng phong cách biểu diễn hoàn hảo, cô đã dẫn người nghe vào một đại gia đình ấm cúng tràn đầy hạnh phúc. Vừa nghe em vừa nhìn bố, nhìn mẹ rồi nhìn cả em gái mình với ánh mắt trìu mến. Em thầm cảm ơn bố mẹ đã cho em sự yêu thương vô bờ bến. Em thật hạnh phúc và cảm thấy tự tin hơn khi được sống cùng gia đình.

Em cũng thầm cảm ơn cô ca sĩ trẻ dễ mến kia đã khơi trong em tình thương yêu cha mẹ để tình cảm ấy ngày một sâu sắc hơn. Buổi xem ca nhạc đã khép lại mà lòng em vẫn còn thấy lâng lâng, xao động cùng những tình cảm nhẹ nhàng, hồn nhiên. Em rất trân trọng những ca sĩ, nhạc sĩ đã mang đến cho mọi người những giây phút thăng hoa. Bằng lời ca tiếng nhạc, họ đã khiến tâm hồn con người thêm rộng mở, cuộc đời thêm tươi đẹp.

9 tháng 12 2018

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

9 tháng 12 2018

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

19 tháng 9 2019

Em ơi, em chỉ cần tra trên mạng câu em nói là được. Nếu ko có thì em mở sách Lịch Sử ra, em nhé!

Học tốt nha em!~

2 tháng 6 2018

Trong bài thơ "Ngày khai trường" tác giả Nguyễn Bùi Vợi đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa: "Lá cờ bay như reo". Thầy cô cũng như trẻ lại vì được ngắm nhìn các học trò yêu quý của mình. Quan đoạn thơ, ta cảm nhận được không khí sôi động của ngày khai trường, cảm nhận được cảm xúc của thầy cô khi gặp lại các học trò yêu quý của mình.

CHÚC BẠN HỌC TỐT NHA!

Bài làm

Bầy ong rong ruổi trăm miền
Rù rì đôi cánh nối liền mùa hoa.
Nối rừng hoang với biển xa
Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào.
Nếu hoa có ở trời cao
Thì bầy ong cũng mang vào mật thơm.

Chắt trong vị ngọt mùi hương
Lặng thầm thay những con đường ong bay.
Trải qua mưa nắng vơi đầy
Men trời đất đủ làm say đất trời.
Bầy ong giữ hộ cho người
Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày.

Qua hai dòng thơ, ta thấy công việc của bầy ong có ý nghĩa thật đẹp đẽ: Bầy ong rong ruổi khắp nơi để tìm hoa, hút  nhuỵ, mang về làm thành những giọt mật thơm ngon. Những giọt mật ong được làm nên bởi sự kết tinh từ hương thơm vị ngọt của những loài hoa. Do vậy, khi thưởng thức mật ong, dù hoa đã tàn phai theo thời gian nhưng con người vẫn cảm thấy những màu hoa được “giữ lại” trong hương thơm, vị ngọt của mật ong. Có thể nói: bầy ong đã giữ gìn được vẻ đẹp của thiên nhiên để ban tặng con người, làm cho cuộc sống của con người thêm hạnh phúc.

# Chúc bạn học tốt #

6 tháng 5 2018

Ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi”. Bà em nói đúng bé Linh Nhi – cháu gọi em bằng cô ruột – vừa chín tháng tuổi đã lẫm đẫm tập đi và bi bô tập nói. Hằng ngày, bé mang lại cho cả nhà em những niềm vui ngộ nghĩnh.

Linh Nhi trông mới thật là xinh xẻo. Bé có thân hình nhỏ nhắn, bụ bẫm, dễ thương. Khuôn mặt bé tròn trặn, nước da hồng hào, bụ sữa. Tay chân no tròn hằn rõ từng ngấn.

Tóc tơ đen nhánh phủ kín trên đầu. Đôi mắt đen láy mở to như đôi hạt nhãn ít khi thấy chớp. Đôi má trắng hồng phúng phính, mỗi khi bé cười, hàn rõ đôi lúm đồng tiền va đế lộ ra hàm răng mới nhú răng ba chiếc ràng sữa tròng ngộ nghĩnh lạ.

Nửa tháng nay, Linh Nhi lon xon tập đi. Đôi chân bé chập chững từng bước ngắn Trông dáng người lắc lư, đầu chúi về trước của bé mới thú vị làm sao. Tuy bị té xuống hoài nhưng không lần nào bé khóc. Bây giờ, trước mặt mọi người, có ai bảo: “Bé Hoà làm ông già đi” là bé đứng lên, lưng cúi lom khom tay vờ chống gậy, bước nghiêng bước ngửa làm ca nhà cười rộ.

Miệng luôn cười tươi, Linh Nhi cũng đang bi bô tập nói. Bé mới nói sõi được vài tiếng: bà, ba. má, măm. Còn các tiếng khác giọng bé nói ngọng nghịu đến buồn cười. Mỗi lần thấy ai trong nhà sửa soạn đi dâu là bé lên tiếng: “Ti, ti” đòi đi theo. Có điều gì không vừa ý là bé lăn ra nằm vạ. Anh chị của em thường tập con mình chào hỏi ông, bà, cô chú và bất cứ người lớn nào đến nhà chơi. Lần nào, bé cũng ngoan ngoãn khoanh tay cúi đầu: “Dạ! Dạ!”. Những lúc đó, được khen bé thích thú lắm. Nhưng thích thú nhứt đối với Linh Nhi là được ẵm đi chơi. Khi ấy, đôi mắt sáng ra, bé nhảy lên sung sướng.

Linh Nhi là niềm vui của cả nhà em. Từ khi có bé, cả nhà em vui nhộn hẳn lên. Trong nhà em, ai cũng cưng chiều bé cũng mong bé ăn no, ngủ ngon, chóng lớn…

6 tháng 5 2018

tran thien tri bai nay minh biet roi bai nay cau chep tren mang chu gi . ban chi thay ten thoi dung ko?