K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 1 2018

 Đây rồi Hồ Bán Nguyệt 
Nửa vầng trăng lung linh 
Con đê xanh thắm thiết 
Ôm vòng hồ xinh xinh …” 
Nghe câu hát quen thuộc ấy, mỗi người con Hưng Yên không ai lại không thấy bồi hồi trong lòng và trỗi dậy tình yêu quê hương. Hồ Bán Nguyệt quê tôi đó. 
Hồ Bán Nguyệt phía Bắc giáp đường Bạch Đằng, phía Đông là đường Bãi Sậy , phía Tây Nam được bao bọc bởi đê sông Hồng. Có thể nói Hồ Bán Nguyệt là trái tim của Hưng Yên, là viên ngọc trong lòng thành phố giống như Hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội vậy. Đây chính là danh thắng nổi tiếng bậc nhất của Hưng Yên. Hồ có hình nửa vầng trăng nên nó có tên gọi là Hồ Bán Nguyệt. Nghe mẹ tôi kể lại, Hồ là một khúc Sông Hồng bỏ lại khi đổi dòng, nhưng dân gian ở đây đều nói nó là mảnh gương của Hằng Nga đánh rơi xuống trần. Hồ không thông với đâu, nhưng quanh năm nước đầy ắp trong veo. Những ngày nghỉ, bố mẹ thường đưa anh em tôi dạo chơi xung quanh hồ, soi xuống mặt hồ trong vắt ai cũng như thấy mình đẹp hơn . Quanh hồ có nhiều cây lắm nào là phượng, bằng lăng, nhưng nhiều nhất vẫn là liễu. Nước hồ trong xanh soi bóng những những hàng liễu rủ với những chùm hoa dài, đỏ thắm. Ngắm nhìn kĩ hàng liễu mới thấy điệu đàng làm sao! Các nàng vốn mang sẵn một vẻ đẹp lơ thơ, mong manh nên chỉ chờ những làn gió lướt qua là khoe hết nét duyên dáng, dịu dàng. Những cành liễu lướt thướt khẽ nghiêng theo chiều gió. 
Đi một vòng quanh hồ ta sẽ gặp những hàng ghế đá cho khách ngồi thư giãn, ngắm cảnh. Giữa hồ là một đảo nhỏ có cột cở cao chừng mười mét, trên đó là lá cờ đỏ sao vàng luôn tung bay theo chiều gió. Trên mặt hồ lăn tăn gợn sóng là những chiếc thuyền thiên nga duyên dáng lượn vòng. Làn gió nhẹ thổi mang theo hơi nước mát từ ngoài hồ đưa vào thật dễ chịu. Khung cảnh nơi đây trong lành, yên bình làm sao, khác hẳn với sự ồn ã ngoài đường phố. 
Hồ Bán Nguyệt là trái tim tuyệt đẹp, có thể gọi là biểu tượng tuyệt vời của thành phố Hưng Yên. Sau này khi lớn lên dù có đi xa tôi vẫn luôn nhớ về Hồ Bán Nguyệt thân yêu.

11 tháng 2 2019

Những buổi sáng đẹp trời, em cùng các bạn thường cắp sách tới trường với tâm trạng háo hức phấn khởi. Bởi niềm vui của tuổi thơ chúng em là những giây phút túm năm tụm bảy trước giờ học hay giờ ra chơi, những gây phút ngắm cảnh sân trường vào buổi sớm mai. 
Bầu trời trong xanh, thoáng đãng, không khí rất trong lành. Chỉ có tiếng lá cây xào xạc và tiếng chim hót líu lo. Lúc này, sân trường thật tĩnh mịch, yên ả. Có rất ít học sinh đến trường. Những ánh đèn trong lớp học dần được thắp sáng, những chiếc quạt cũng dần bật lên, để lộ những hàng ghế màu vàng. Ba dãy nhà tầng được xếp theo hình chữ L, để lại một khoảng sân trống rỗng với lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới, cũng chẳng có tiếng học sinh nô đùa. Mặt trời đã nhô lên, trông giống như quả bóng khổng lồ .Những tia nắng dìu dịu chiếu xuống sân trường làm nó sáng hẳn lên. Những giọt sương sáng sớm đọng lại trên những chiếc lá xanh non long lanh như những hạt ngọc. Một vài phút sau, học sinh đến nhiều hơn. Bây giờ, sân trường đã náo nhiệt hơn lúc trước. Tiếng học sinh cười, nói vang dội khắp sân trường. Mỗi bạn chơi một trò, bạn thì đá cầu, bạn thì nhảy dây...Chốc chốc tiếng reo hò lại rộ lên thán phục cổ vũ cho những người thắng cuộc. Trên cành phượng, cành xà cừ những chú chim sẻ, chim chích bông đua nhâu nhảy nhót, cất tiếng hót líu lo như muốn cổ vũ, hoà mình với những cuộc vui phía dưới. Các thầy, cô giáo đều đã đến trường để chuẩn bị bài giảng của mình. Bác trống nằm im nhìn chúng em. Các khu nhà sáng rực lên như được rát vàng. Mấy phút sau, tiếng trống vào học vang lên: Tùng! Tùng! Tùng!”, thế là giờ học bắt đầu. Bên ngoài không khí lại tĩnh mịch, yên lặng trở lại. Chỉ còn lá cờ bay phần phật và tiếng cô giáo giảng bài vang vang. 
Em rất thích quang cảnh của buổi sớm mai vì đó là một quang cảnh yên tĩnh và thơ mộng đáng nhớ.

8 tháng 5 2019

Tháp Bình Sơn được xây dựng vào thế kỷ thứ XIV với nhiều nét độc đáo cả về kiến trúc nghệ thuật, mỹ thuật, kỹ thuật xây dựng. Trước đây, Tháp có 15 tầng nhưng hiện chỉ còn 12 tầng. Tháp cao 14 thước 70, hình vuông, nhỏ dần về phía ngọn, và được xây từ 13.200 viên gạch nung. Phần ruột Tháp có một khoảng trống nhỏ chạy suốt chân Tháp lên ngọn. Xung quanh Tháp được ốp một lớp gạch vuông, phủ kín thân Tháp. Mặt ngoài của lớp gạch ốp này được trang trí hoa văn phong phú mang đặc trưng của nghệ thuật thời Lý – Trần.  

 Tương truyền ngôi tháp có 15 tầng nhưng nay chỉ còn 11 tầng. Tháp cao 16 mét, lòng tháp rỗng. Bệ tháp hình vuông, mỗi cạnh dài 4,45 mét thu nhỏ dần lên đỉnh, tầng trên cùng mỗi cạnh dài 1,55 mét. Tháp Bình Sơn được xây bằng gạch nung già, màu đỏ sậm. Dấu vết hoa văn trang trí trên thân tháp hiện còn là những họa tiết hoa cúc, cánh sen, cánh đề, sư tử hí cầu, rồng chạm nổi… Trải qua nhiều thế kỷ mưa nắng dãi dầu, lại thường bị lũ lụt tràn về tàn phá, đã có lúc tháp bị nghiêng lệch và sụt lở.

Điều đáng ghi nhận là vào đầu thập niên 1970, mặc dầu trong hoàn cảnh chiến tranh, Bộ Văn hóa Thông tin kết hợp cùng Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Vĩnh Phú đã chỉ đạo và phối hợp với nhiều ban ngành như: Xưởng phục chế di tích của Bộ Văn hóa, Trường Cao đẳng Mỹ thuật Trung ương, Hợp tác xã cao cấp gốm sành Hương Canh cùng các nghệ nhân bỏ nhiều công sức để phục dựng, cứu vãn ngôi tháp tồn tại đến ngày nay. Trong các lần trùng tu, mặc dầu đã chọn đất rất kỹ, chọn phương pháp nung tối ưu nhưng chất lượng gạch mới vẫn không thể sánh với gạch nung nguyên thủy của tháp nên đã bị rêu đóng.

Gần tháp có một vũng nước được bao bọc bằng bờ gạch, mà người ta thường gọi là giếng. Tương truyền đất của giếng là một ngôi tháp, được gọi là tháp Xanh. Một hôm, ngôi tháp biến mất, còn lại miệng giếng như hiện nay?

Thông thường nếu là giếng thì miệng giếng phải tròn đều, đằng này miệng giếng hình hơi thuẫn (đường kính dài khoảng 4 mét và đường kính ngắn khoảng 3 mét). Còn nếu là tháp thì chân tháp cũng phải hình vuông hay hình chữ nhật, nền móng phải có độ dày. Phải chăng cái giếng là một ngôi mộ cổ đã được bốc dỡ?

Ngoài ra, trước chánh điện chùa Vĩnh Khánh (giữa ngôi tháp và giếng) có một cây sứ khá đẹp, tương truyền cây sứ đó đã trên 500 năm tuổi. Cần xác định niên đại, nếu quả thật cây sứ ấy trên 500 năm thì thật quý giá, cần phải bảo tồn.

Đại đức Thích Kiến Nguyệt, Trưởng ban Văn hóa Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc, Trưởng ban Hưng công Thiền phái Trúc Lâm được Sở Văn hóa-Thể thao & Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc (chủ đầu tư) đề cử thi công Dự án tu bổ, tôn tạo di tích Bình Sơn cho biết: “Tôi được biết tháp Bình Sơn là một trong 5 tháp quý có ảnh hưởng lớn đến Phật giáo, đó là tháp Báo Thiên (Hà Nội), tháp Tường Long (Hải Phòng), tháp Phổ Minh (Nam Định), tháp Báo Ân và tháp Bình Sơn. Trong đó, tháp Bình Sơn có hoa văn khác hẳn, kiến trúc không hẳn của Chàm, có pha lẫn nét Ấn Độ. Đây là vấn đề cần nghiên cứu kỹ để Phật tử hiểu biết thêm về nét văn hóa đời Trần”.

Được biết, tháp Bình Sơn nằm trong tuyến du lịch tâm linh tham quan thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên (chỉ cách thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên khoảng 20 cây số). Vì thế, ngôi tháp cổ Bình Sơn cần được bảo tồn, nghiên cứu bài bản để giới thiệu cho du khách, nhất là du khách Phật giáo.

8 tháng 5 2019

cảm ơn bạn nha!

7 tháng 3 2021

Trong mỗi chúng ta, chắc hẳn ai ai cũng từng lưu giữ những hình ảnh đẹp đẽ, thơ mộng gắn liền với tuổi ấu thơ. Riêng em, hình ảnh về cánh đồng lúa vào buổi sáng luôn để lại trong lòng em ấn tượng sâu đậm nhất. Còn gì đẹp hơn khi nhìn thấy những cánh đồng lúa rộng thẳng cánh cò bay, một nét đẹp giàn dị, mộc mạc của cội nguồn dân tộc mà mỗi chúng ta nên tìm về để chiêm ngưỡng cũng như giữ gìn.

Sáng sớm, ông mặt trời từ từ nhô ra khỏi màn sương sớm, khói bếp nhà ai phảng phất trong gió. Tiếng chim ríu rít, líu lo báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Đàn gà con chiếp chiếp gọi nhau, tíu tít theo chân gà mẹ ùa vào dòng người đang hối hả ra đồng. Bầu trời xanh xanh, êm đềm, trong veo, những cánh bướm đang chập chờn bay lượn tạo nên một khung cảnh thật thơ mộng. Từ xa nhìn lại, cả cánh đồng trông như một tấm thảm khổng lồ vàng rực, lác đác đâu đây vẫn còn một cây lúa non xanh mướt. Một mùi hương thơm dịu dàng, thoang thoảng của lúa chín bay xa, phảng phất trong không khí làm người ta có một cảm giác khoan khoái, dễ chịu lạ thường.

Mùa này đang là mùa lúa chín. Những bông lúa trĩu nặng, hạt đều tăm tắp ngả vào nhau như đang thì thầm trò chuyện. Một vài cô lúa non còn sót lại thì e ấp, thẹn thùng như thiếu nữ mới lớn. Thỉnh thoảng, có làn gió nhẹ lướt qua, cả biển lúa xao động như những làn sóng tinh nghịch xô đuổi nhau chạy vào bờ. Những tia nắng vàng nhảy nhót trên từng bông lúa, chiếu rọi vào cả rặng tre làng khuất phía xa. Trên bầu trời, đàn cò trắng bay rập rờn càng làm tăng thêm vẻ đẹp của đồng quê.

Mặt trời lên cao, người dân bắt đầu nhộn nhịp ra đồng. Các bà, các chị gánh ra chợ những mớ rau xanh mướt, những bó hoa sặc sỡ sắc màu còn thơm mùi sương sớm. Các bác nông dân dắt trâu ra ruộng đi cày, mặt ai trông cũng phấn khởi, có vẻ mùa này bội thu lắm. Từng tốp học sinh sánh vai nhau rảo bước đến trường, trò chuyện cười nói rôm rả. Một không khí tươi vui hòa quyện lại tạo thành một bức tranh làng quê thanh bình, yên ả nhưng cũng không kém phần sống động, tràn đầy màu sắc.

Cánh đồng lúa quê em mang một vẻ đẹp hòa bình êm dịu mà bất cứ ai cũng yêu mến khi ngắm nhìn, một hình ảnh quá đỗi quen thuộc của làng quê khiến cho những ai sinh ra và lớn lên ở đây sẽ không thể quên được. Một tình yêu quê hương tha thiết dấy lên trong lòng em. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để sau này lớn lên xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.

7 tháng 3 2021

                                                                     Bài làm

Quê hương tôi ngoài bãi đá bờ đê dòng sông bên lở bên bùi thì còn có cánh đồng lúa là thắng cảnh đẹp. Có thể nó không được thế giới cũng như nhà nước công nhận nhưng nó luôn là cảnh tượng đẹp nhất trong lòng tôi. Còn gì đẹp hơn khi nhìn thấy những cánh đồng lúa rộng thẳng cánh cò bay, một nét đẹp của cội nguồn dân tộc mà mỗi chúng ta nên tìm về để chiêm ngưỡng cũng như gìn giữ nó. Một nét đẹp giản dị mộc mạc mang màu xanh của hòa bình.

Cánh đồng lúa quê tôi mang một màu xanh hòa bình êm dịu bất cứ ai cũng yêu mến khi ngắm nhìn nó. Một hình ảnh quá đỗi quen thuộc của làng quê khiến cho những ai sinh ra ở đây thì sẽ không thể quên được nó. Cánh đồng lúa quê tôi được chia thành những ô nhỏ, những bờ ruộng vuông vắn với bờ cao được những người nông dân đắp cao để ngăn không cho nước chảy ra khỏi ruộng. Những cây lúa cứ thế không lo hết nước sinh trưởng và phát triển tốt.

Khi cây lúa mới được trồng lên ngọn của nó nhỏ nhắn thân mền trước gió, nếu gió to có thể gẫy cây bất cứ lúc nào. Những cây lúa non ấy chỉ khi qua mấy tuần nó sẽ cứng chân lên, xanh tốt và đẹp đẽ. Cái màu xanh non của lúa mới trông thật dễ mến làm sao. Cả đồng lúa mơn man một màu xanh nhẹ nhàng như thế, một màu xanh dịu dàng nhưng không kém phần tinh tế. Có những lúc cơn gió kia vội vàng thổi làm cho đồng lúa như múa reo vì những lá lúa non đua nhau phấp phới như múa như reo hay chính là nó đang vung vẫy nổi dậy để lớn lên?

Khi cây lúa lớn hơn những cây khác mọc lên thành khóm lúa, những khóm lúa có màu xanh đậm hơn, cứng cáp hơn dày dặn hơn. Thân vẫn không thiếu đi độ mềm dẻo khi có những cơn bão trở về từng khóm lúa bám chặt vào đất mặc cho sức gió lúa vẫn phát triển lớn lên. Khi cơn bão qua đi thì cánh đồng lúa không còn thẳng một màu được nữa vì cũng có những cây lúa đã đổ xuống. thế nhưng nó không chết đi mà nó vẫn gượng dậy và phát triển cho ra những hạt thóc vàng mùa bội thu. Cũng có những cây lúa nghiêng ngả đã vững vàng trước sóng gió đứng thẳng được dậy. Thời này là nơi đẹp nhất người ta gọi nó là thời con gái, những hạt thóc đang ấp ủ bên trong những thân lúa, cái món mà lũ trẻ trâu chúng tôi thường hay ăn, mùi của nó thơm thơm, vị của nó ngọt ngào, ngọt cái ngọt riêng của thóc lúa mà không có cái nào giống được. Dân làng tôi gọi nó là đòng đòng, những nhánh đòng đòng dấu mình bên trong thân lúa giống như những cô gái thẹn thùng nép nép ngượng ngùng. Không chỉ thế gọi nó là thời con gái vì lúc này lúa dẻo dai nhất đẹp nhất, nhìn cả cánh đồng với màu xanh đậm ai cũng sẽ chạnh lòng nghĩ về một thời tuổi thơ trên cánh đồng xanh mượt này.

Còn khi đồng lúa có màu vàng đòng nghĩa là lúa đã đến mùa gặt, những bông lúa nặng trĩu trên tay vàng chói như những bông vàng, hạt châu báu của dân làng tôi. Cả đồng lúa tràn ngập sắc vàng, có chỗ vàng tươi, có chỗ lại vàng sẫm, có chỗ vàng xen lẫn xanh. Khi những cơn gió ùa về như nổi nhớ cả cánh đồng rì rào uốn lượn như từng lớp sóng đẩy nhau về phía bờ. Thân lúa lúc này vững chãi, người ta không thể lấy tay nhổ được nữa mà phải lấy liềm cắt. Những bó lúa được xếp thành những lượm lúa nhỏ tuyệt đẹp. Lúa chín đều vui vẻ một mùa bội thu cho nhân dân. Nó giống như hạt ngọc của quê tôi vậy.

Tôi rất yêu cánh đồng quê hương, nó không chỉ là chỗ để nhân dân tăng gia sản xuất mà nó còn là cánh đồng lúa xanh mướt, là cánh đồng tuổi thơ, cánh đồng kỉ niệm của cá nhân tôi cũng như của những người sinh ra trên quê hương cánh đồng lúa. Càng ngày tôi càng nhận thấy vẻ đẹp của nó và tôi biết nó đã chiếm một phần nào đó trong tái tim tôi.

Khi lớn lên con người ta luôn ước muốn để quay về tuổi thơ của mình, quay về những ngày tháng hồn nhiên vô lo vô nghĩ bởi vì càng lớn, con người ta càng đối diện với nhiều thách thức, khó khăn trong cuộc sống. Trong một lần ngồi ngẫm lại những gì mà mình đã trải qua trong quá khứ, tôi đột nhiên nghĩ về thời học sinh của mình. Đặc biệt hơn đó là những giờ kiểm tra đầy căng thẳng, áp lực và tôi nhớ nhất đó là trong giờ viết bài Làm văn.

hok tốt!!!

25 tháng 2 2020

Cuộc sống không phải lúc nào cũng trải đầy hoa hồng mà nó luôn xảy ra muôn vàn những khó khăn. Những lúc đó chúng ta cần có động lực để đứng lên sau mỗi lần vấp ngã. Và động lực to lớn nhất đối với chúng ta đó chính là hình ảnh người mẹ.

Mẹ tôi năm nay đã ngoài bốn mươi tuổi, cái tuổi không còn trẻ khỏe và duyên dáng như trước nữa. Mẹ tôi không giống như những người mẹ khác, không cầu kì váy vóc mà luôn giản dị với những bộ quần áo. Chính sự bình dị của mẹ cho thấy mẹ là người rất chân thật, chất phác nên ai cũng yêu mến mẹ. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tôn thêm vẻ đẹp sang trọng của người mẹ hiền từ. Mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng, có những hôm trời hè nóng nắng oi bức mẹ còn búi lên rất mát mẻ. Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến thương yêu. Đôi mắt ấy như động lực thôi thúc em đứng dậy sau mõi lần vấp ngã. Mẹ có nước da ngăm ngăm đen, có lẽ do mẹ phải dãi dầu sương gió, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời để kiếm tiền nuôi con cái ăn học. Đôi bàn tay của mẹ xương xương với những ngón tay chai sạn và gầy guộc vì nhiều năm cầm cuốc. Vậy mà khi đôi bàn tay ấy dịu dàng vuốt ve gò má tôi hay xoa nhẹ mái tóc tôi, tôi lại cảm thấy bình yên đến lạ, bởi vì nó truyền cho tôi cảm nhận được hơi ấm của tình mẫu tử thiêng liêng cao đẹp. Tôi rất thích được sà vào lòng mẹ, được mẹ ôm ấp vỗ về, những lúc đó tôi càng thấy thương mẹ biết bao.

Mẹ tôi hiền lắm, mẹ rất hay cười và luôn quan tâm chăm sóc cho gia đình. Mặc dù bận bịu công việc nhưng mẹ không lúc nào bỏ bê việc học của con cái. Mẹ luôn nhắc chúng tôi phải học thật giỏi để sau này sẽ thành công trong cuộc sống. Có đôi lúc tôi đã làm mẹ phiền lòng. Những lời mắng nhỏ nhẹ của mẹ không khiến tôi cảm thấy ghét mẹ mà những lời đó tôi cảm thấy tình yêu thương là nhiều hơn. Mẹ quan tâm chăm sóc cho tôi từ bữa ăn đến giấc ngủ, mẹ là ánh nắng trên cao, là ánh sáng trăng sao, ru vỗ và di dưỡng tâm hồn nhỏ bé của tôi, mẹ đã truyền cho tôi niềm tin để tôi có thể chắp cánh bay cao, bay xa hơn. Tôi nhớ có lần tôi bị ốm, mẹ lo lắng cho tôi đến gầy rộc cả người, đôi mắt thì thâm quầng bởi mẹ thức đêm để canh cho tôi ngủ.

Tôi rất yêu quý mẹ. Mẹ sẽ mãi là niềm tự hào của tôi để mỗi lần tôi cũng chỉ muốn nói rằng: “ Con yêu mẹ rất nhiều, mẹ có biết không?”

Bài làm

~ Bạn kb với tôi tôi cx chả thèm chấp nhận đâu, còn 205 lời mời tao chưa chấp nhận kìa. ~

Ngày còn nhỏ, tôi luôn ước mẹ mình là một cô giáo. Tôi muốn một lần được trải cảm giác có mẹ là giáo viên, được hạnh diện với các bạn trong lớp. Nhưng càng lớn, tôi càng yêu mẹ hơn, dù mẹ chỉ là một nông dân bình thường.

Mẹ tôi quanh năm lam lũ, vất vả, lúc nào cũng tất bật. Vì vậy, dù mới hơn ba mươi tuổi nhưng trông mẹ như già hơn tuổi rất nhiều. Nơi khóe mắt mẹ đã hằn những vết chân chim nhưng vẫn không làm mờ đi đôi mắt sáng với ánh nhìn hiền hòa. Mỗi lần anh em tôi mắc lỗi, đôi mắt ấy lại nhìn chúng tôi đầy nghiêm khắc. Và cũng đôi mắt ấy đã thức trắng bao đêm mỗi lần tôi bị ốm. Bao giờ cũng vậy, luôn là tình yêu đong đày dành cho chúng tôi. Đôi mắt ấy cũng là thứ duy nhất tôi được thừa hưởng từ mẹ. Mỗi lần có người khen tôi có đôi mắt giống mẹ, tôi cảm thấy vô cùng tự hào, hãnh diện. Tôi là con gái của mẹ mà! Trên da mặt mẹ còn có nhiều vết nám. Đó là dấu ấn của bao ngày dãi nắng dầm mưa. Nghe ngoại kể, này trẻ, da mẹ đẹp lắm, má lúc nào cũng trắng hồng. Tôi cảm thấy đáng tiếc vô cùng vì tôi lại giống bố ở làn da ngăm ngăm.

Nhưng cái mà mẹ luôn tự hào nhất, chăm chú nhất về bản thân lại là mái tóc. Dù vất vả từ ngày nhỏ nhưng mái tóc của mẹ dường như không có tuổi. Nó dài, đen, óng mượt mà ngay cả những thiếu nữ cũng phải mơ ước. Tôi rất thích ngắm mẹ hong tóc, nắng tràn lên mái tóc mẹ, nhảy nhót, lung linh. Mùi hương hoa bưởi cứ phảng phất, thơm nồng. Dáng người của mẹ nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn, hoạt bát. Lúc nào mẹ bước đi cũng vội vã, thoăn thoắt. Mọi người thường nói mẹ có dáng đi vất vả. Thì cũng phải thôi, bởi bố đi bộ đội xa nhà, một mình mẹ chăm sóc ông bà nội, nuôi nấng anh em chúng tôi. Bao gánh nặng dồn lên đôi vai bé nhỏ của mẹ, bao công việc để chăm sóc gia đình khiến mẹ không thể thông thả, khoan thai. Hai bàn tay của mẹ gầy gầy, xương xương. Nhưng với tôi nó đẹp như bàn tay cô giáo. Đôi bàn tay ấy đã lo cho tôi từng bữa ăn, giấc ngủ, ôm ấp tôi khi tôi còn ẵm ngửa, dắt tôi đi những bước chập chững đầu tiên.

Mẹ tôi ăn mặc cũng rất giản dị. Bao nhiêu năm rồi, vẫn những chiếc áo bà ba đã sơn màu. Mẹ thường đùa rằng mặc như thế vừa thoải mái, vừa đẹp. Chỉ khi nào có dịp đặc biệt, mẹ mới mặc những chiếc áo mới bố mua tặng mỗi dịp về thăm nhà. Ngày nào cũng vậy, mẹ luôn là người dậy sớm nhất nhà. Mẹ chuẩn bị bữa sáng cho anh em tôi, cho lợn gà ăn và dọn nhà cửa. Mẹ chăm sóc cho chúng tôi từng li từng tí. Dù bận rộn đến đâu, mỗi buổi tối, mẹ vẫn dành thời gian để kèm anh em tôi học bài. Mẹ chính là cô giáo đặc biệt của chúng tôi. Mẹ còn dạy chúng tôi cách cư xử trong cuộc sống, dạy chúng tôi những bài đồng dao mà mẹ còn nhớ được.

Mẹ cứ lặng lẽ đi bên cuộc đời của tôi và anh tôi. Tôi lớn lên trong tình yêu thương bao la của mẹ. Trong câu hát mẹ ru tôi, có nước mắt của sự yêu thương và hi vọng. Tôi không thể nói hết được tình yêu dành cho mẹ. Chỉ biết rằng mình phải cố gắng thật nhiều để mẹ vui.

Cô giáo em nói: “Trong tất cả các kì quan thì trái tim người mẹ là kì quan vĩ đại nhất”. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để mẹ luôn cười mẹ nhé. Mẹ à! Con yêu mẹ.

# Học tốt #

6 tháng 5 2019

 KB NHA

MIK KO BAO GIỜ CHÉP MẠNG(MIK LÀ NGƯỜI KO BIẾT NÓ DỐI, XIN THỀ)

E RẤT IU MẸ E.

MẮT MẸ E SÁNG NHƯ CÁI ĐÈN PHA Ô TÔ. ĐẦU MẸ TO BẰNG QUẢ BƯỞI. MÔI MẸ ĐỎ NHƯ QUẢ ỚT CHÍN.MẸ HAY NÓI:

-ĐẦU MÀY NHƯ ĐẦU CÓ NÃO LÀ QUẢ ÓC CHÓ ẤY!

MỖI KHI E ĐƯỢC ĐIỂM 5 THÌ MẸ LẠI NÓI THẾ MÀ LÚC E ĐƯỢC ĐIỂM 9,10 MẸ RÊN LÊN:

-ỐI, CON MẸ GIỎI QUÁ!

 VÌ VẬY, E RẤT IU MẸ E.

AHIHI, HAY THÌ ỦNG HỘ MIK MẤY CÁI K NHA!

15 tháng 5 2018

Chùa Phật Tích nằm trên một địa bàn diễn ra sự gặp gỡ, giao thoa, hội nhập giữa Phật giáo Ấn Độ và tín ngưỡng dân gian Việt cổ từ đầu Công nguyên. Trên cơ sở đó hình thành trung tâm Phật giáo đầu tiên của đất nước, trung tâm Dâu – Luy Lâu.

1

Chùa Phật Tích

Đến thời Lý, Phật giáo đã phát triển đến đỉnh cao trong lịch sử Phật giáo ở nước ta. Bắc Ninh và Phật Tích nói riêng, đều nằm trên quê hương nhà Lý, được vua Lý cho xây dựng nhiều chùa, tháp, phần nhiều là các đại danh lam. Phật Tích do đó cũng được xây dựng với quy mô to lớn.

Khác với một số chùa được xây dựng cùng thời, chùa Phật Tích được sự quan tâm đặc biệt của vương triều Lý và triều đại nhà Trần cũng như các triều đại sau này.

Theo văn bia “Vạn Phúc đại thiền tự bi” dựng năm 1686 thì: Vua thứ ba nhà Lý (tức vua Lý Thánh Tông) năm Long Thuỵ Thái Bình thứ IV (1057) cất lên cây tháp quý cao ngàn trượng, lại tạo pho tượng mình vàng cao 6 thước, cấp hơn trăm thửa ruộng, xây chùa hẳn trăm gian. Trên đỉnh núi mở ra một toà nhà đá, bên trong điện tự nhiên sáng như ngọc lưu ly. Điện ấy đã rộng, lại to, sáng sủa và lớn. Trên bậc thềm đằng trước có bây 10 con thú, phía sau có ao rồng, góc cao vẽ chim phượng và sao Đẩu lấp lánh, lầu rộng và cao, tay rồng với tận trời cao,..

Theo “Đại Việt sử ký toàn thư” năm Tân Hợi niên hiệu Thần Võ năm thứ III (1071) Lý Thánh Tông về thăm chùa Phật Tích và đã viết tặng nhà chùa chữ “Phật” dài 6 thước (khoảng 2,4m) rồi cho thợ khắc vào đá để ở núi Tiên Du. Ngày nay chữ “Phật” ngàn vàng không còn nữa.

Đến thế kỷ XIV dưới triều đại nhà Trần, Phật Tích vẫn là một ngôi chùa lớn, một đại danh lam thắng cảnh. Thời kỳ này Nho học đã được quan tâm do vậy các vua Trần đã cho xây dựng chùa Vạn Phúc, một thư viện lớn do danh nhân Trần Nhân Tông làm viện trưởng. Thư viện này còn gọi là cung Bảo Hoà, theo sử cũ năm Quý Hợi niên hiệu Xương Phù thứ XVIII (1383), Thượng hoàng Trần Nghệ Tông đến thăm cung Bảo Hoà và hỏi han bầy tôi vể lịch sử, về thơ văn, về danh nhân, lương tướng…rồi cho chép thành sách, đặt tên la “Báo Hoà dư bút” gồm 8 quyển; Năm sau, năm Giáp tý (1384), ông tổ chức cuộc thi thái học sinh (tức thi tiên sĩ) trên quy mô toàn quốc ở chùa Phật Tích.

Đến đời Lê – Trịnh (1623–1657) Đệ nhất cung tần của Thanh Đô vương Trịnh Tráng là Trần Thi Ngọc Am đã cho tu sửa lại chùa với quy mô kiến trúc điêu khắc đẹp đẽ, nằm hài hoà với cảnh sắc thiên nhiên.

Chùa được xây dựng ở sườn núi phía nam, toạ lạc trên khu đất cao, bao gồm ba bậc nền thềm có kè bằng đá tảng dựng đứng như bức tường dài 58m, cao từ 3–5m, ở khoảng giữa tường là lối đi bằng đá rộng 5m có 80 bậc. Trước khi lên bậc cấp dẫn đến tầng nền thứ nhất ta bắt gặp một cái giếng đá tròn, nước rất trong. Tương truyền dưới đáy giếng có đầu rồng đá phun nước, giếng được che mát bởi cây đa cổ thụ. Hai đầu của con đường nhỏ dẫn lên chùa là hai ao hình chữ nhật.

Qua 30 bậc đá ta sẽ tới gác chuông (tam quan) dài 13m, rộng 11m dẫn khách lên chùa. Tới tầng nền thứ hai ta thấy chiều dài 30m của tầng này được kè đá tảng, chiều rộng của tầng nền thứ hai khoảng 70m và cách so với tầng nền thứ nhất là 5m. Đứng tại tầng nền thứ hai ta quan sát được hai phần, một phần là chùa, một phần là vườn chùa – nơi trước kia trồng hoa mẫu đơn để đầu xuân mở hội xem hoa, cũng ở nơi đây đã lưu truyền mối tình duyên trong truyền kỳ “Từ Thức gặp tiên”, ở giữa tầng nền là dấu tích của những toà nhà gồm 11 gian tiền đường, 3 gian thiêu hương, 5 gian thượng điện, 9 gian hậu cung, hai bên là hai dãy hành lang, mỗi bên 7 gian. Tất cả toà nhà này được bố trí theo kiểu “nội Công, ngoại Quốc”

Bên phải những toà nhà này là miếu Tiên chúa thờ Trần Ngọc Am. Miếu Tiên chúa còn để lại dấu vết trên móng kiểu chữ “Đinh”, lớp trước 4 gian ngang, lớp sau 4 gian dọc. Phía trước miếu có dựng một ngọn tháp Linh Quang xây năm Chính Hoà XX (1699).

hình

Miếu Tiên chúa thờ Trần Ngọc Am

Bên trái có dấu vết của nhà phương trường 5 gian và đằng trước là nhà tổ đệ nhất với 5 gian trước và 3 gian điện phía sau. Cũng tại tầng nền thứ 2 này người ta còn thấy tấm bia “Vạn Phúc Đại Thiền Tự Bi” dựng năm Chính Hoà VII (1686) đã bị gãy đôi, nay vẫn còn một nửa tấm bia lưu giữ ở chùa. Trong gian thương điện có thờ một pho tượng A Di Đà nổi trên toà sen. Các cột của thương điện được đặt trên các chân tảng bằng đá hình hộp vuông mỗi cạnh rộng 0,83m.

Tầng nền thứ ba được kè đá phẳng phiu như hai tầng dưới, lối đi lên giữa tầng nền hai và tầng nền ba bằng hai cửa nhỏ hai bên. Tại nền thứ ba này có một ao nhỏ hình chữ nhật có chiều dài 7m, rộng 5m, sâu 2,2m gọi là ao Rồng (Long Trì), bốn bờ ao được kè đá tảng, thẳng đứng với đáy ao. Đáy có thềm đá hình bán nguyệt đường kính 3,8m, chỗ nhô cao nhất là 1,9m ở môi bên nửa trên đá có chạm nổi một con rồng khá lớn, trên cạnh giữa chạm nổi hình sóng nước nhô cao (thuỷ ba) cho biết đây là ao thời Lý. Đường xuống ao Rồng có cầu thang bằng đá rộng 2m với 13 bậc. Phía trên cầu thang là toà nhà đá này còn dấu vết của nền nhà bằng đá hình chữ nhật dài 4,25m, rộng 3m.

Cũng tại nền thứ ba này là một vườn tháp được dựng bằng đá xanh và đất nung, cả vườn tháp có tới 32 ngọn tháp lớn nhỏ nằm chen vào núi đá nhấp nhô, một số tháp có ghi năm dựng và tên tháp như “Tháp Phổ Quang”, dựng năm cảnh trị thứ II (1664) Tháp cao 4 tầng và cấu trúc tròn, khắc hình bát quái, ba mặt tháp chạm bảy tượng Phật ngồi trên toà sen, “Tháp Viên Dung” dựng năm kỷ Mùi (1679) cao 4 tầng, mặt trước của tầng thứ hai chạm nổi hình tròn, trên có hình vuông để biểu thị trời tròn, đất vuông. “Tháp Hiển Quang” dựng năm Vĩnh Trị thứ V (1680). “Tháp Viên Quang” dựng nam Chính Hoà thứ V (1684) đều cao hai tầng.

hình 5

Tháp Phổ Quang

“Tháp Bảo Nghiêm” dựng năm Chính Hoà thứ XIII (1692) với 4 tầng, mặt tháp có chạm tượng Phật ngồi trên toà sen và nhà sư đã ngồi nhập định, còn mọt số tháp như Viên Minh, Tông ý Bồ Đề đều không rõ năm dựng. Sườn núi bên Phật Tích còn một số hàng gạch nhỏ, mỗi cây tháp đều giữ xá lị của một vị hoà thượng đắc đạo. Với số lượng tháp ở Phật Tích đã chứng tỏ chùa Phật Tích là nơi có nhiều nhà tu hành về đây tu luyện.

Ngoài quy mô về không gian của chùa Phật Tích, du khách còn tìm thấy ở đây các công trình điêu khắc cổ đặc sắc về nghệ thuật tạo hình của dân tộc Việt, đó là tượng Phật A Di Đà bằng đá, chân tảng đá, tượng 10 con vật bằng đá có niên đại thời Lý. Có thể khẳng định những tác phẩm tượng thú có quy mô lớn và lâu đời nhất của nước ta chính là hàng tượng thú trước sân chùa Phật Tích.

Ngoài các tác phẩm điêu khắc nghệ thuật bằng đá thời Lý nói trên, chùa Phật Tích còn được biết đến qua một pho tượng không kém phần đặc sắc bởi hình thức thể hiện của pho tượng này, đó chính là pho tượng Chuyết Chuyết công sư tổ được bó cốt (xương) còn gọi là “Nhục thân Bồ tát”. Đó chính là “Chân dung kết tủa của Thiền sư Lý Thiên Tộ pháp danh Hải Trừng” hiệu Viên Văn, sinh năm 1590 ở quận Thanh Chương tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc), ông là học trò của vua Minh Thế Tông phong chi là Khuông Quốc Đại sư.

Thiền sư Chuyết Chuyết Lý Thiên Tộ thuộc thế hệ 34 dòng Lâm Tế, mất vào rằm tháng bảy năm Giáp Thân (1644) thọ 55 tuổi tại chùa Phật Tích được vua Lê Chân Tông phong hiệu Minh Việt phổ giác quảng tế đại đức Thiền sư. Sau khi Thiền sư viên tịch, các tín đồ đã dùng dây để dựng khung xương theo thế ngồi thiền rồi tạo tượng phủ ngoài xương bằng chất bôi mà chủ yếu là sơn ta, vải, mạt cưa. Do thời gian và sự bảo quản không tốt nên pho tương bị hư hại. Sau này pho tượng được phục hồi nguyên trạng với chiều cao 67,3em, nặng 10kg (từ ngày 12/01/1993 đến 01/05/1993).

Có thể nói, pho tượng Thiền sư Chuyết Chuyết Lý Thiền Tổ là một trong ba pho tượng táng quý hiếm trên đất nước ta về nghệ thuật ướp xác, bó cốt, điêu khắc chân dung nhân vật lịch sử của người Việt.

Chùa Phật Tích tồn tại, trải qua biết bao biến động của lịch sử, của thời gian. Đến năm 1948 chùa bị phá hoại hoàn toàn, chỉ còn lại những công trình kiên trúc điêu khắc đá và một số các di tích khác như tượng người, chim, vườn tháp, ao rồng, bia Vạn Phúc đại thiền từ bi, pho tượng Thiền sư Chuyết Chuyết.

245

Chùa Phật Tích tồn tại, trải qua biết bao biến động của lịch sử, của thời gian

Năm 1958, để bảo vệ các di vật quý giá này, Bộ Văn hoá cho làm lại ba gian chùa nhỏ. Tuy để lại những di sản không nhiều nhưng rất độc đáo, những hiện vật vô cùng quý giá ấy đã chứng minh cho sự xuất hiện sớm và phát triển nhanh, mạnh mẽ, liên tục của một trong những trung tâm Phật giáo của nước ta. Đồng thời qua những hiện vật, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về trình độ văn minh, trình độ khoa học kỹ thuật của ông cha ta thưở trước và công sức tài nghệ của những người thợ chạm khắc đá, kiến trúc xây dựng chùa. Chính những di sản văn hoá quý báu đó là tài liệu sống động, đầy sức thuyêt phục trong hành trình về cội nguồn dân tộc nói chung và mỹ thuật chùa chiền nói riêng.

‘”Vạn Phúc Tự” nằm trong chốn bồng lai tiên cảnh gắn liền với những truyện dân gian “Từ Thức gặp Tiên”, “Man Nương Tố Nữ”, “Tiều Phu Vương Chất”… đầy tính huyền thoại và lãng mạn càng tăng thêm tâm lý sùng kính của khách thập phương về văn cảnh chùa và lễ Phật. Với những giá trị tiêu biểu đó, ngày 28/04/1962. Nhà nước đã công nhận Phật Tích là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Từ đó đến nay chùa đã từng bước được tu sửa lại vườn tháp, ao Rồng, bậc lên xuống chùa, xây mới 5 gian phía tây để làm nơi tiếp khách, dựng 4 toà nhà gồm: tam bảo, tiền đường, 2 nhà tố, sửa 3 gian hậu đường… Tổng cộng, tới nay chùa có 22 gian. Đường dẫn tới chùa được trải nhựa, đường lên chùa là các đá tảng gồm 50 bậc, Chùa Phật Tích cũng đã mở lại hội “Khán hoa” (xem hoa) được tổ chức vào ngày mồng 4 tháng Giêng. Tất cả sự cố gắng trên nhằm bảo vệ, giữ gìn những di sản văn hoá dân tộc, cũng là tạo sự thuận lợi cho khách thập phương tới lễ Phật, văn cảnh chùa.

  •  
15 tháng 5 2018

Dài quá nên mik cho bn link nha!

https://123doc.org//document/3464684-bai-gioi-thieu-chua-phat-h-bac-ninh.htm

nhớ k mik!

6 tháng 6 2018

M ra nhiều đề ra rứa thì ai rảnh mà ghi hả huyền 

15 tháng 5 2018

À mà các bn này,chiều nay mk phải nộp cả  4 bài đó rồi,giúp mk nha...!

23 tháng 4 2016

Thế giới thần tiên trong trí tưởng tượng của trẻ em Việt Nam là một thế giới đầy màu sắc. Ở nơi thiên đường đó có cô Tấm dịu hiền, có anh Khoai chăm chỉ, cần cù và chàng Thạch Sanh khoẻ mạnh, dũng cảm. Nhưng người mà những đứa trẻ chúng tôi thích nhất lại là ông Tiên – cụ già tốt bụng, luôn mang đến những điều ước màu nhiệm.

Trong trí tưởng tượng của tôi, ông tiên chắc cũng chẳng khác gì ông nội là mấy. Ông cũng có mái tóc trắng, búi củ tôi như các cụ ngày xưa. Ông có đôi mắt to, tròn nhìn hết cả thế gian xem ai khó khăn, đau khổ thì giúp đỡ. Đôi mắt ấy rất hiền hậu, nhân từ như chính con người ông. Ông tôi ngày xưa có chùm râu dài đến rốn, bạc trắng nên tôi nghĩ bụt cũng vậy thôi. Da dẻ bụt hồng hào, trắng trẻo vì ăn nhiều đào tiên trên thiên đình. Ông tiên hay đi giúp đỡ người khác. Mỗi lần ông xuất hiện là lại có những đám khói trắng xoá ở đâu hiện ra mà chúng tôi thường gọi là "cân đẩu vân" của ông. Xung quanh ông tiên, những luồng ánh sáng có thể soi sáng cả thế gian. Ông thường mặc bộ quần áo màu vàng, đôi guốc mộc trông giản dị và gần gũi như ông mình. Giọng nói của ông ấm áp và ôn tổn xoa dịu hết mọi nỗi đau. Nhưng điều làm tôi yêu ông nhất chính là tấm lòng của ông. "Ông tiên tốt bụng", "cụ già mang đến nhiều điều ước" là những cái tên mà tôi đặt cho ông. Ông tiên giúp đỡ chị Tấm gặp được nhà Vua. Khi chị Tấm không có quần áo đi dự hội, ông đã hoá phép biến đống xương cá ở bốn chân giường thành bộ quần áo đẹp, thành đôi hài đỏ dễ thương và thành con ngựa hồng để chị Tấm đi dự hội. Ông tiên đã dạy cho anh Khoai hai câu thần chú để trị tội tên địa chủ và cưới được con gái hắn. Trong câu chuyện cổ tích “Bông cúc trắng” ông tiên đã chỉ đường cho cô bé hái được hoa cúc mang về chữa bệnh cho mẹ. Ông còn đến tận nhà khám bệnh, chữa trị cho mẹ cô bé hiếu thảo kia… Vậy đấy! Với cây phất trần trong tay ông đã đi khắp mọi nơi, gặp đủ hạng người, tốt có, xấu có. Nhưng chỉ những người tốt, những đứa bé ngoan ngoãn, học giỏi và hiếu thảo mới gặp được ông tiên, được ông giúp đỡ và cho điều ước. Còn những đứa trẻ hư, những người xấu sẽ phải chịu hình phạt thích đáng.

Tôi yêu ông tiên lắm. Tôi coi ông như ông ruột của mình ấy. Đã mấy nghìn năm nay, ông đi đủ mọi miền, giúp đỡ bao người. Từ hồi còn nằm nôi, tôi đã được các bà các mẹ kể về ông tiên. Đến trong mơ, tôi cũng nhìn thấy những việc mà ông đã làm để giúp đỡ bà con nghèo, người gặp hoạn nạn. Tôi không phải là một đứa trẻ ngoan. Đôi lúc tôi còn lười biếng và cãi lại mẹ nhưng tôi sẽ sửa chữa, tôi sẽ cố gắng chăm học hơn, ngoan ngoãn hơn để một lần được nhìn thấy ông tiên – cụ già tốt bụng và nhân hậu của tôi.

23 tháng 4 2016

Kí ức tuổi thơ như dòng thác mạnh mẽ, cuốn tôi về với miền cổ tích. Kỉ niệm tuổi thơ tôi gắn với lời kể của mẹ, của bà, với nàng tiên, ông bụt. Tuổi thơ tôi là những lần vấp ngã ngồi khóc rưng rức, mong chờ ông tiên hiện ra, ban cho một điều ước diộu kì. Và bây giờ, trong mơ tôi đang trôi về cái ngày trẻ con ấy để được gặp ông tiên hiền từ của tôi.

Giấc ngủ bồng bềnh, êm ái đưa tôi bay lên cao, cao hơn cả những nóc nhà, hàng cây im lìm bên dưới, chạm tói một tầng mây mềm và ấm: "Chào mừng con đến với thế giới của những ước mơ". Một giọng trầm ấm vang lên. Tôi ngước mắt nhìn.

Ồ, kia chẳng phải là ông Tiên sao? Làm sao tôi nhầm được hình bóng thân thương mà mẹ và bà vẫn thường hay kể. Ông cao và trông gầy gầy nhưng nước da hồng hào, khoẻ mạnh, gương mặt phúc hậu. Mái tóc trắng như cước được búi cao gần sát đỉnh đầu. Chòm râu cũng trắng hệt như mái tóc, dài tới tận đầu gối, trông xa như một dòng nước bạc. Ông vận một bộ quần áo màu vàng, có những đường vân trắng kéo thành vệt như sương và đi một đôi hài mũi hếch vàng, nhạt hơn bộ quần áo. Một dáng vẻ nhàn nhã, thanh tao.

Ông bước lại gần tôi, dáng đi nhanh nhẹn.

Tôi ngước lên để nhìn ông rõ hơn. Ánh mắt ông ấm áp, trìu mến. Đôi mắt nâu hiền từ. Đôi lông mày trắng và dài rủ xuống. Ông mỉm cười, để lộ hàm răng đen nhánh. 

"Ông ơi, sao ông chỉ giúp đỡ người gặp khó khăn, bất hạnh thôi ạ? Sao con ngã đau, khóc mà ông không hiện lên?" – Tôi hỏi. Ông lại cười, nụ cười của ông sao giống nụ cười của ông ngoại tôi đã mất thế cơ chứ? Ông đưa ngón tay dài khẽ gạt sợi tóc con ra khỏi mặt tôi. Bàn tay ấm áp của ông vuốt má tôi "Tại vì ông hay bất cứ thần thánh nào khác cũng đều bước ra từ ước mơ và hi vọng của con người". 

Ánh mắt ông ngời sáng, chòm râu bạc khẽ rung rinh. – "Người bất hạnh gặp phải nhiều đau khổ nhưng khát vọng vươn lên tìm hạnh phúc, tìm công lí luôn rực cháy. Vì vậy, ông giúp đỡ để họ có thêm nghị lực. Việc giúp đỡ của ông chỉ như sự khích lệ, cổ vũ họ mà thôi".

À thì ra là như vậy!  

Ánh mặt tròi rọi qua cửa sổ, chiếu vào mặt làm tôi bừng tỉnh khỏi giấc mộng. Nhưng hình ảnh ông Tiên hiền từ và những lời ông nói vẫn vang vọng trong tôi. Ông ơi, con hiểu rồi ạ. Cổ tích không thể biến những giấc mơ thành sự thật nhưng nó sẽ tạo ra niềm tin, niềm hi vọng để ta cố gắng vươn lên.

25 tháng 6 2019

nhanh lên các bạn 

25 tháng 6 2019

Em đã được biết về Bác Hồ qua những bài hát, bài thơ, bài văn và những câu chuyện mà ông nội kể. Nhưng chủ nhật tuần trước em qua nhà bạn và được nhìn thấy tấm ảnh bác hồ rất to treo trên tường.

Bác Hồ trong tâm trí em vẫn luôn là một người hiền từ, có mái tóc bạc phơ, chòm râu trắng xóa, ánh mắt biết nói và nụ cười rất tươi. Ai cũng yêu quý Bác, cho dù Bác đã ra đi mãi mãi nhưng trong trái tim mỗi con người Việt nam đêu luôn nhớ tới vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc này.

Trong bức ảnh chụp bác hồ ngồi bên một chiếc bàn gỗ, và đang chăm chú viết một cái gì đó vào quyển vở đã cũ màu. Bức ảnh được chụp trực diện, đầu bác hơi cúi xuống quyển sổ và chăm chú ghi chép. Bức ảnh có gam màu đen trắng, vì đây là gam màu chủ đạo của thời bác đang sinh sống. Bác mặc một bộ đồ màu xanh áo lính, đây hình như là đồng phục theo bác suốt nhiều năm trời. Bác ngồi nghiêm túc vào chiếc bàn và mắt chăm chú nhìn vào quyển vở, bàn tay đang ghi chép điều gì đó. Đây có thể là nhật ký của bác, có thể là ghi lại tình hình chiến sự.

Tuy bác đang chăm chú làm việc nhưng em nhận ra nụ cười của bác đang rạng ngời, nét mặt thanh thoát toát lên vẻ hiền hậu. Nhòm râu dài và trắng vừa chạm chiếc bàn. Trán của bác có rất nhiều nếp nhăn, có lẽ bác phải bận rộn nhiều công việc, lo nghĩ cho chuyện quân sự.

Bác đi chiếc dép cao su màu xanh nhạt. Em chợt nhớ đến câu thơ “Chiếc dép cao su chiếc dép Bác Hồ”. Đôi dép này đã cùng bác xông pha bao trận chiến, đi đến nhiều mảnh đất, bước qua bao nhiêu giông bão của đất nước.

Hình ảnh bác hồ hiền hậu, giản dị và gần gũi khiến em cứ muốn nhìn mãi bức ảnh ấy. Bác Hồ trong trái tim em là một người vĩ đại. (Hết)

Nguồn : Tả Bác Hồ - Tả lại ảnh Bác Hồ kính yêu mà em thấy - Lập dàn ý bài làm