K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 5 2021

B LÀ VIẾT CÂU CA DAO KHÁC ĐỒNG NGHĨA HAY VIẾT BÀI VĂN Ạ?

31 tháng 5 2021

A/Từ hai hình ảnh ví von gợi cảm đó, người xưa muốn nêu lên một lời khuyên: Là người trong một nước ta phải biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là trong lúc hoạn nạn, khó khăn.

Phân tích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách 2Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: "Lá lành đùm lá rách".Như đã nói ở trên,...
Đọc tiếp

Phân tích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách 2

Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: "Lá lành đùm lá rách".

Như đã nói ở trên, truyền thống yêu thương con người, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau lúc khó khăn là một trong những truyền thống lâu đời nhất của dân tộc ta.

Về câu tục ngữ, câu này có hai lớp nghĩa, xét về lớp nghĩa đen là lớp nghĩa mà ta có thể thấy nó hiện ngay trong từng chữ mà chúng ta không cần phải suy luận gì. Lớp nghĩa này có thể hiểu là trong một cây, những chiếc lá lành có thể "che chở" cho những chiếc lá rách nát không lành lặn để cùng nhau vượt qua một trận mưa bão mà chiếc lá rách kia không bị rụng xuống. Từ lớp nghĩa đen này, ta có thể suy ra lớp nghĩa bóng của câu tục ngữ – là lớp nghĩa không hiển thị trực tiếp và người đọc phải tự suy luận ra dựa trên lớp nghĩa đen. Với câu tục ngữ này ta có thể hiểu nghĩa bóng của nó là nói về tình yêu thương, tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những người giàu thì giúp đỡ người nghèo, người đầy đủ thì giúp đỡ người túng thiếu. Cũng có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về tinh thần này như câu: "Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn", hay "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng".

Câu tục ngữ đã trở thành một lối sống cao đẹp của nhân dân ta từ xưa đến nay và luôn được gìn giữ, phát huy qua từng thế hệ. Điều này được thể hiện qua những hành động thiết thực và ý nghĩa như chương trình "Vì người nghèo", "Lục lạc vàng", "Vượt lên chính mình" với nội dung đều là giúp đỡ những người nghèo vượt qua khó khăn, thử thách.

Trường em cũng có rất nhiều hoạt động với nội dung này như là khuyên góp quần áo, sách vở ủng hộ những bạn có hoàn cảnh khó khăn ở những vùng dân tộc khó khăn hay vùng sâu vùng xa. Mỗi dịp Tết đến xuân về thì học sinh trong trường và các thầy cô góp tiền để mua quà Tết cho những bạn thuộc diện khó khăn của trường. Đây đều là những hành động nhỏ nhưng rất thiết thực, giúp đỡ một phần nào khích lệ động viên tinh thần giúp họ vững tin hơn trong cuộc sống.

Câu tục ngữ có ý nghĩa rất sâu sắc, đó là tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn, đây là một truyền thống tốt đẹp cần được gìn giữ và phát huy.

0
22 tháng 4 2022

Đây. 

Nhiễu điều phủ lấy giá gương - Người trong một nước phải thương nhau cùng. Từ xưa đến nay ông cha ta đã luôn dùng câu ca dao này để dạy bảo con cháu sống phải có lòng nhân ái, biết yêu thương, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau. Dù đã trải qua nhiều thế hệ nhưng đây vẫn là chân lí, là phương châm sống cho mỗi người chúng ta.

24 tháng 4 2022

Bằng những kinh nghiệm trong vốn sống của mình, người xưa đã nhắn nhủ với con cháu rất nhiều điều thông qua những câu ca dao. Cho đến nay, những câu ca dao ấy vẫn tiếp tục được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Trong số những câu ca dao ấy, có một câu ca dao mà hẳn nhiều người đã thuộc nằm lòng rằng: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

 

Đọc câu ca dao lên, chúng ta bắt gặp ngay một hình ảnh đẹp đó là “nhiễu điều phủ lấy giá gương”. Trong xã hội xưa kia, nhiễu điều là một loại vải có màu đỏ và có nhiều giá trị. Ai có tấm vải này thì thường là những người phú quý và sang trọng. Lấy tấm vải quý ấy phủ lên bài vị của tổ tiên là để chỉ sự bao bọc cho “giá gương” trước những bụi bặm của trần gian. Hình ảnh này khiến người đọc liên tưởng đến sự đùm bọc giữa con người với con người, là sự yêu thương lẫn nhau mà đời đời, kiếp kiếp con người cần phải lưu giữ.

 

Trở lại thời khởi thuỷ của chúng ta, hẳn mọi người còn nhớ đến truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ với cái bọc trăm trứng. Vốn dĩ người Việt Nam đều là con rồng, cháu tiên. Chính vì vậy mà sau này người ở rừng, người ở biển thì cũng vẫn là anh em một nhà, cần phải yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Nhiều người cho rằng đó chỉ là truyền thuyết và không có thật. Nhưng thông qua truyền thuyết ấy, chúng ta thấy được rằng người xưa đã gửi gắm mong ước về một sợi dây vô hình gắn kết giữa con người với con người. Người xưa đã mong ước như vậy và chúng ta, thế hệ con cháu sau này đã và đang thực hiện lời nhắn nhủ ấy.

Không biết ở nơi bạn sống thế nào nhưng ở nơi tôi sinh ra và lớn lên, mọi người sống với nhau gần gũi như anh em một nhà. Khi nhà người này gặp chuyện khó khăn, người khác sẽ sẵn sàng giúp đỡ. Mới đây thôi, ông Tý ở gần nhà tôi mất đi người con trai. Vợ ông đã mất từ lâu do chết cháy, con gái ông thì bị tâm thần đang ở trong trại. Giờ đây ông chỉ còn có một mình. Tuổi đã cao, sức đã yếu, ông chẳng còn biết trông cậy vào ai ngoài những người hàng xóm của ông. Nhờ bà con hàng xóm xung quanh, rồi những người không thân thích nhưng hay tin ông gặp khó khăn đề sẵn lòng giúp sức. Chính mẹ tôi mỗi ngày đã nấu cơm và mang sang cho ông. Gia đình tôi tuy không có họ hàng với ông nhưng vì tấm lòng của mẹ tôi, ông đã gọi mẹ tôi là con và xưng bố.

Ở trường tôi mỗi năm đều có rất nhiều cuộc vận động ủng hộ người nghèo, ủng hộ đồng bào bão lũ. Qua ti vi, báo đài, tôi nhận thấy rằng trên đất nước ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh quá. Tôi sinh ra trong một gia đình tương đối đủ đầy. Tôi được đến trường mỗi ngày, tôi có cơm ăn, có áo mặc. Nhưng nhiều bạn nhỏ cũng như tôi lại không được đến trường và dường như chẳng có bữa cơm nào được no bụng. Tôi và các bạn thường gom quần áo không mặc đến hay sách vở đã dùng xong để gửi cho các em nhỏ ở vùng núi cao, những hoàn cảnh còn thiếu thốn. Với chúng tôi đó chỉ là những món đồ nhỏ nhưng với những người cần, tôi tin rằng nó thật sự có giá trị.

Bản thân tôi cũng luôn nên cao tinh thần giúp đỡ người khác từ những việc nhỏ nhặt nhất. Chẳng hạn như khi gặp một cụ già đang muốn qua đường, tôi sẽ giúp cụ đi sang đường. Có lần gặp một em nhỏ đang đứng khóc vì lạc mẹ ở trong trung tâm thương mại, tôi đã dắt em đến gặp các chú bảo vệ và nhờ các chú loa báo giúp. Ngay sao đó, mẹ của em đã đến đón em. Cô cảm ơn tôi nhưng tôi thấy đó là việc làm mà bất cứ ai ở trong hoàn cảnh như tôi cũng sẽ làm.

Có thể nói, lời khuyên mà người xưa gửi gắm thông qua câu ca cao là hoàn toàn đúng đắn. Việc giúp đỡ người khác không chỉ có ý nghĩa với người được giúp đỡ mà bản thân người giúp đỡ cũng sẽ thấy vui và hạnh phúc ở trong lòng.

Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: "Lá lành đùm lá rách".Như đã nói ở trên, truyền thống yêu thương con người, tinh thần...
Đọc tiếp

Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: "Lá lành đùm lá rách".

Như đã nói ở trên, truyền thống yêu thương con người, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau lúc khó khăn là một trong những truyền thống lâu đời nhất của dân tộc ta.

Về câu tục ngữ, câu này có hai lớp nghĩa, xét về lớp nghĩa đen là lớp nghĩa mà ta có thể thấy nó hiện ngay trong từng chữ mà chúng ta không cần phải suy luận gì. Lớp nghĩa này có thể hiểu là trong một cây, những chiếc lá lành có thể "che chở" cho những chiếc lá rách nát không lành lặn để cùng nhau vượt qua một trận mưa bão mà chiếc lá rách kia không bị rụng xuống. Từ lớp nghĩa đen này, ta có thể suy ra lớp nghĩa bóng của câu tục ngữ – là lớp nghĩa không hiển thị trực tiếp và người đọc phải tự suy luận ra dựa trên lớp nghĩa đen. Với câu tục ngữ này ta có thể hiểu nghĩa bóng của nó là nói về tình yêu thương, tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những người giàu thì giúp đỡ người nghèo, người đầy đủ thì giúp đỡ người túng thiếu. Cũng có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về tinh thần này như câu: "Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn", hay "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng".

Câu tục ngữ đã trở thành một lối sống cao đẹp của nhân dân ta từ xưa đến nay và luôn được gìn giữ, phát huy qua từng thế hệ. Điều này được thể hiện qua những hành động thiết thực và ý nghĩa như chương trình "Vì người nghèo", "Lục lạc vàng", "Vượt lên chính mình" với nội dung đều là giúp đỡ những người nghèo vượt qua khó khăn, thử thách.

Trường em cũng có rất nhiều hoạt động với nội dung này như là khuyên góp quần áo, sách vở ủng hộ những bạn có hoàn cảnh khó khăn ở những vùng dân tộc khó khăn hay vùng sâu vùng xa. Mỗi dịp Tết đến xuân về thì học sinh trong trường và các thầy cô góp tiền để mua quà Tết cho những bạn thuộc diện khó khăn của trường. Đây đều là những hành động nhỏ nhưng rất thiết thực, giúp đỡ một phần nào khích lệ động viên tinh thần giúp họ vững tin hơn trong cuộc sống.

Câu tục ngữ có ý nghĩa rất sâu sắc, đó là tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn, đây là một truyền thống tốt đẹp cần được gìn giữ và phát huy.

1
14 tháng 6 2021

Đề bài là gì vậy chị?????????

10 tháng 4 2021

Em tham khảo nhé !

 Dân tộc ta vốn có truyền thống đoàn kết, yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Để diễn đạt tình nghĩa tha thiết này, ca dao có câu:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.”

       Những hình ảnh trong câu ca dao thật dễ hiểu nhưng ý nghĩa của nó thì thật là sâu sắc. “Nhiễu điều” là tấm vải đỏ; “giá gương” là giá đỡ tấm gương. Hình ảnh “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” có nghĩa đen là tấm vải đỏ che phủ, giữ cho sạch và làm đẹp cho giá gương cùng cả tấm gương. Hai tiếng “phủ lấy” nhắc nhở, thể hiện sự gắn bó không tách rời giữa giá gương và nhiễu điều. Hình ảnh đó còn gợi lên nghĩa bóng đó là sự yêu thương, đùm bọc, che chở. Lấy nghĩa bóng đó, dân gian muốn nhắn nhủ mọi người trong cùng một cộng đồng cần phải biết yêu thương, đùm bọc, che chở cho nhau: “Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Đó là một lời khuyên nhủ đậm đà tình nghĩa.

       Vậy thì tại sao người trong một nước phải yêu thương giúp đỡ lẫn nhau? Trong tâm thức mỗi người Việt Nam đều tin các dân tộc trên đất nước ta là anh em. Con người cùng một nước, có cùng chung một nguồn gốc lịch sử. Mọi người trong cùng cộng đồng, cùng làng, cùng nước,… đời sống vật chất, tinh thần luôn gắn bó với nhau, rất cần đến sự quan tâm động viên giúp đỡ lẫn nhau; nhất là lúc có ai đó gặp khó khăn hoạn nạn. Hơn nữa, không ai có thể sống lẻ loi trong xã hội mà phải hoà nhập vào cộng đồng.

       Thương yêu, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau là lẽ sống của mỗi người, nó đã trở thành một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. Tình cảm yêu thương đoàn kết tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần sẽ giúp con người vượt qua bao khó khăn, chiến thắng kẻ thù và thiên tai, đi tới cuộc sống tốt đẹp hơn. Có thể kể đến các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của nhân dân ta. Rồi những tấm lòng hảo tâm đóng góp vào các quỹ từ thiện đã giúp nhiều người nghèo khó, bệnh tật khắc phục được hoàn cảnh, vượt qua bệnh tật hiểm nghèo trở về với cuộc sống bình thường.

Mỗi con người khi sinh ra đều có cho mình một Tổ Quốc, một quê hương. Là một người con của dân tộc ấy, ai cũng cần thực hiện và đảm bảo vai trò, nghĩa vụ của mình, trong đó, cần biết đoàn kết, đùm bọc với chính đồng loại, những người trong cùng một đất nước với mình. Điều này đã được ông cha ta thể hiện rất rõ qua câu ca dao “Nhiễu điều phủ lấy giá gương / Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

Trước hết ta cần hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ. “Nhiễu điều” ở đây là một tấm vải dùng để phủ lên gương để tránh bụi bẩn, giữ cho gương luôn sáng bóng và “giá gương” chính là vật dụng mà cần có tấm “nhiễu điều” để bảo vệ. Từ hai hình ảnh trên, ông cha ta đã liên tưởng sâu xa đến tình cảm của những người dân trong cùng một dân tộc, cùng một nước, đã chảy chung một dòng máu quê hương, có mục đích chung thì cần biết thương yêu nhau, đùm bọc, gắn bó, sẻ chia , giúp đỡ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh để cùng vượt qua khó khăn, thử thách, có như thế mới giúp đất nước phát triển và đi lên.

Quan niệm của ông cha ta là hoàn toàn đúng đắn và sâu sắc. Trước hết, mỗi người đều có cội nguồn, đều có một Tổ Quốc thiêng liêng mà thân thương như là nhà, là nơi vững chãi để con người ta sống và hoạt động. Từ xa xưa, truyền thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh ra chiếc bọc trăm trứng đã thể hiện sự liên kết, mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa người với người trong cùng một dân tộc, có chung nhau tổ tiên, nguồn cội, có chung dòng máu dân tộc trong huyết quản. Vậy nên, sự đoàn kết, gắn bó là điều không thể thiếu trong cuộc sống. Nó chính là nguồn sức mạnh để một đất nước đi lên vững chãi, là nguồn sức mạnh mà trong quá khứ, khiến bao kẻ thù xâm lăng đã ngã gục trên mảnh đất quê ta, cũng là nguồn sức mạnh để con người cùng nhau xây dựng đất nước, xây dựng cuộc sống mới. Một đất nước có phát triển là một đất nước có sự đồng lòng, đoàn kết của mọi người dân trong đất nước ấy, mà để có được điều ấy, trước hết con người với con người phải biết yêu thương, chở che, đùm bọc lẫn nhau.

 

Xã hội của chúng ta hôm nay vẫn còn tồn tại rất nhiều những hoàn cảnh, những mảnh đời khó khăn, bất hạnh, không nơi nương tựa cần sự giúp đỡ từ chính những người dân cùng chung dòng máu với mình. Và nhìn chung, dù là thời trước hay thời nay, nhân dân ta vẫn đã và đang phát huy tốt tinh thần “lá lành đùm lá rách” với đồng bào. Nếu khi xưa, Bác Hồ vận động kêu gọi lập hũ gạo cứu đói trong giai đoạn 1945 với khẩu hiệu “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, thì hôm nay, thế hệ con cháu vẫn phát huy tốt truyền thống ấy bằng việc tổ chức các hoạt động thiện nguyện, các tổ chức từ thiện từ quy mô nhỏ đến lớn nhằm giúp các hoàn cảnh sống nghèo khổ, khó khăn, giúp đỡ bà con đồng bào miền núi, vùng lũ lụt...Nhờ đó mà chất lượng cuộc sống được cải thiện, đất nước có thể xóa đói giảm nghèo, tập trung vào những lĩnh vực trọng điểm.

Tinh thần đoàn kết, sự sẻ chia, đùm bọc lẫn nhau sẽ giúp một tập thể, một dân tộc cùng nhau đi lên, cùng nhau phát triển vì một mục đích chung. Là một người con của mảnh đất hình chữ S này, mỗi người cần tự ý thức được vai trò và trách nhiệm của chính mình không chỉ đối với sự phát triển của đất nước mà còn là trách nhiệm đối với chính những mảnh đời xung quanh ta, cần biết sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia, cho đi để rồi nhận lại, không sống vô cảm, thờ ơ với các hoàn cảnh sống khó khăn, mở rộng lòng mình bằng một trái tim vàng son luôn đập rộn ràng với cuộc sống xung quanh.

Là những trái bầu và trái bí trên cùng một giàn cây, cũng giống như những người trong cùng một dân tộc, tuy có thể khác biệt về hình thức, giọng nói, tính cách, nơi sống,..thế nhưng một điều vĩnh viễn không thể phủ nhận đó là mỗi người đều có chung duy nhất một cội nguồn dân tộc, một Tổ Quốc vẫy gọi. Sự yêu thương, sẻ chia, đùm bọc sẽ giúp con người xích lại gần nhau hơn, tạo thành một khối trụ vững bền.

22 tháng 4 2022

TK:

Như vậy “nhiễu điều phủ lấy giá gương” ý chỉ lấy tấm vải đỏ che phủ, bao bọc, bảo vệ gương. Đến vế câu thứ hai là “Người trong một nước phải thương nhau cùng” - những người cùng chung nòi giống, sống trong cùng một đất nước hãy yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.

26 tháng 3 2020

Như mỗi chúng ta đã biết tình yêu thương con người là một trong những truyền thống quý báu của nhân dân ta từ xưa đến nay.Hiện nay đại dịch Covid đang bùng nổ mãnh liệt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới và làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và kinh tế của nhiều đất nước.Và đất nước ta cũng không bị ngoại lệ.Ta cũng có rất nhiều bệnh nhân nhiễm bệnh ảnh hưởng đến kinh tế của đất nước.Nhưng không vì vậy mà Đảng và nhà nước bỏ mặc nhân dân,mới đây nhất thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề nghị cho hãng hàng không Vietnam Airlines bay thẳng đến tâm dịch của Covid 19 là Châu Âu để đón người dân Việt Kiều qua hành động và quyết định trên của thủ tướng đã khiến cho nhiều người phải cảm động.Không chỉ riêng thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mà phó thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đã nói trong cuộc họp với cách lãnh đạo:"Nếu người Việt Nam đi làm ở nước ngoài trong trường hợp thực sự cần thiết phải về nước thì Đảng và nhà nước sẽ luôn luôn giúp đỡ bà con.Đó nghĩa là đồng bào." qua những lời nói của phủ tướng đã khiến chúng ta càng cảm động hơn và cảm phục trước những con người không chỉ tài giỏi mà còn giàu lòng nhân ái họ đã lãnh đạo đất nước chúng ta đi lên.Qua đây ta đã hiểu được tình yêu thương con người nhân dân ta đã thể hiện rất sâu sắc.Cũng từ đây ta rút ra được bài học rằng:Không nơi đâu chào đón ta,luôn mở rộng vòng tay ra để đỡ đần,chở che chúng ta khi vấp ngã tốt bằng quê hương.Nơi ta chôn rau cắt rốn,nơi chúng ta cất tiếng khóc đầu đời.Từ đây chúng ta càng phải yêu đất nước hơn.Bây giờ mỗi học sinh như chúng ta càng phải cố gắng học tập để xây dựng một đất nước vững mạnh.