K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 1 2018

Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao!

17 tháng 1 2018

Đoạn văn Sông nước Cà Mau trích từ chương XVIII trong tác phẩm Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi. Qua câu chuyện lưu lạc của một thiếu niên thành phố vào vùng rừng u Minh, tác giả đã đưa người đọc đến với thiên nhiên hoang dã và cuộc sống chân chất của con người ở vùng đất cực Nam của Tổ quốc trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Có thể xem đây là một bàivăn miêu tả khá hoàn chỉnh. Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống ở vùng đất mũi Cà Mau hiện lên vừa cụ thể, vừa khái quát thông qua cảm nhận trực tiếp và vốn hiểu biết phong phú của nhà văn.

   Mở đầu đoạn văn, tác giả nêu lên cảm giác của nhân vật chính trước vùng đất Cà Mau xa lạ; sau đó miêu tả cụ thể các kênh rạch và con sông Năm Căn rộng lớn cùng cảnh chợ Năm Căn họp ngay trên mặt sông, đông vui và nhiều màu sắc độc đáo.

   Vị trí của người kể chuyện (nhân vật An) trong bài này là ỏ trên con thuyền xuôi theo các kênh rạch chằng chịt rồi đổ ra sông Năm Căn và cuối cùng dừng lại ở chợ Năm Căn. Suốt cuộc hành trình, nhân vật có điều kiện quan sát một vùng thiên nhiên rộng lớn.

   Cảm giác đầu tiên là màu xanh tràn ngập khắp nơi: xanh trời, xanh nước, xanh cây. Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá. Trong cảnh sắc tràn ngập màu xanh ấy là tiếng rì rào vọng về của hơi gió muối - tức là âm thanh và hơi thở mặn mòi của miền sông nước Cà Mau.

   Chúng ta có thể hình dung những hình ảnh trong bài văn hiện lên như trong một cuốn phim, lúc nhanh, lúc chậm. Có đoạn đặc tả cận cảnh, có đoạn lùi xa bao quát toàn cảnh.

   Trước hết là cách đặt tên cho các dòng sông, dòng kênh của người dân ở vùng này. Người ta không dùng những danh từ mĩ lệ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên:Chẳng hạn như gọi rạch Mái Giầm, vì hai bên bờ rạch mọc toàn những cây mái giầm cọng tròn xốp nhẹ, trên chỉ xoà ra độc một cái lá xanh hình chiếc bơi chèo nhỏ; gọi là kênh Bọ Mắt vì ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng...; gọi kênh Ba Khía vì ở đó hai bên bờ tập trung toàn những con ba khía, chúng bám đặc sệt quanh các gốc cây... Còn như xã Năm Căn thì nghe nói ngày xưa trên bờ sông chỉ độc có một cái lán năm gian của những người tới đốn củi hầm than dựng nên, cũng như Cà Mau là nói trại đi theo chữ "tức khơ mâu", tiếng Miên nghĩa là "nước đen".

   Cách đặt tên ấy cho thấy thiên nhiên ở đây rất hoang dã và con người sống gần gũi với thiên nhiên nên rất giản dị, chất phác.

   Sau khi đi qua các dòng kênh, con thuyền thoát ra kênh Bọ Mắt đổ vào con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng... Hai bên bờ sông, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

   Trạng thái hoạt động của con thuyền ở mỗi cảnh được diễn tả bằng những từ ngữ chính xác và tinh tế. Thoát qua là ý nói con thuyền vượt qua một nơi khó khăn, nguy hiểm; đổ ra diễn tả con thuyền từ kênh nhỏ ra dòng sông lớn; xuôi về diễn tả con thuyền nhẹ xuôi theo dòng nướcở nơi dòng sông êm ả.

   Màu xanh của rừng đước được tả qua ba sắc độ khác nhau: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ. Những sắc độ ấy chỉ màu xanh của các lớp cây đước từ non đến già tiếp nối nhau loà nhoà ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai.

   Ở đoạn trước, tác giả đặc tả cảnh sông nước Năm Căn; đến đoạn này, ông miêu tả cuộc sống của con người trên sông nước. Chợ Năm Căn rộng lớn, tấp nập, hàng hoá phong phú, thuyền bè san sát: những đống gỗ cao như núi... những bến vận hà nhộn nhịp dọc dài theo sông... những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng-sông chiếu rực trên mặt nước như những khu phố nổi...

   Chợ Năm Căn tập trung đặc điểm của các chợ họp trên sông của vùng sông nước Cửu Long. Những con thuyền bán hàng len lỏi mọi nơi, người ta có thể cập thuyên lại, bước sang gọi một món xào, món nấu Trung Quốc hoặc một đĩa thịt rừng nướng ướp kiểu địa phương kèm theo vài cút rượu, ngoài ra còn có thể mua từ cây kim cuộn chỉ, những vật dụng cần thiết, một bộ quần áo may sản hay một món nữ trang đắt giá chẳng hạn, mà không cần phải bước ra khỏi thuyền.

   Chợ còn là sự đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người bán, kẻ mua thuộc nhiều dân tộc: người Việt, người Hoa, người Khơ-me, người Chà Châu Giang. Những người con gái Hoa kiều bán hàng xởi lởi, những người Chà Châu Giang bán vải, những bà cụ già người Miên bán rượu, với đủ các giọng nói líu lô, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo, hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau.

   Phải là người sống và gắn bó thân thiết với mảnh đất Cà Mau, nhà văn mới cảm nhận và viết được những đoạn văn miêu tả tinh tế, đặc sắc như thế.

   Bằng ngòi bút miêu tả sắc nét, vừa bao quát, vừa cụ thể, sinh động, qua đoạn văn Sông nước Cà Mau, nhà văn Đoàn Giỏi đã giúp cho người đọc tưởng tượng ra trước mắt cảnh thiên nhiên kì thú của sông nước Cà Mau và càng thêm yêu mến con người ở mảnh đất tận cùng của Tổ quốc.

Em đã được xem phim Đất Phương Nam dựa theo truyện Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi. Quãng đời lưu lạc của bé An- nhân vật chính trong phim đã làm cho em vô cùng cảm phục. Còn hình ảnh sông nước Cà Mau, đặc biệt là cảnh sắc chợ Năm Căn nằm trên mảnh đất cuối cùng cực nam của Tổ quốc thì mãi mãi tới tận hôm nay, sau khi học xong văn bản Sông nước Cà Mau mới để lại trong tâm trí em những ấn tượng vô cùng mới lạ, qua tài năng quan sát tinh tế và nghệ thuật miêu tả điêu luyện của nhà văn Đoàn Giỏi.

Một đoạn văn không dài (chỉ nửa trang văn) mà tác giả đã làm sống lại như thật trước mắt người đọc cảnh sắc của cái chợ ở vùng sông nước Cà Mau một vẻ đẹp riêng, vừa trù phú vừa độc đáo làm sao!

Dưới ngòi bút miêu tả đặc sắc của nhà văn, lần đầu tiên em được “thưởng thức” một cảnh chợ nằm sát bên bờ dòng sông Năm Căn. Với những túp lều lá thô sơ kiểu cổ xưa nằm bên cạnh  những ngôi nhà gạch văn minh hai tầng... Phải chăng đó là kiểu cấu trúc vừa mang dáng dấp của thời đại vừa giữ được truyền thống dân tộc: Vẫn là quang cảnh quen thuộc của một xóm chợ vùng rừng cận biển thuộc tỉnh Bạc Liêu. Nhưng không, đó là một sự “ồn ào, đông vui, tấp nập”. Không những thế, “Năm Căn còn có cái bề thế của một trấn "anh chị rừng xanh” đứng kiêu hãnh phô phang sự trù phú của nó trên vùng đất cuối cùng của Tổ quốc”. Sự trù phú của nó được thể hiện qua khung cảnh rộng lớn tấp nập, hàng hoá phong phú, thuyền bè san sát: những đống gỗ cao như núi, những bến vân hà nhộn nhịp dọc dài theo dòng sông, những ngôi nhà bè... Với 12 điệp từ những trong đoạn văn, có thể nói Đoàn Giỏi đã thành công trong biện pháp liệt kê gây ấn tượng về sự trù của chợ Năm Căn.

Trù phú thôi chưa đủ! Chợ còn có vẻ đẹp, một vẻ đẹp độc đáo mà chẳng thể có nơi nào có được. Chợ họp ngay trên sông nước với những nhà bè như những khu phố nổi và những con thuyền bán hàng len lỏi ở mọi nơi. Khách mua hàng có thể mua mọi thứ mà không phải bước ra khỏi thuyền. Chợ lại họp cả ban đêm nữa mới thích chứ! Những ngôi nhà lá ban đêm ánh đèn măng sông chiểu rực trên mặt nước như những khu phố nổi, và ở nơi đây người ta có thể cập thuyền lại... Đọc đến đây khiến em liên tưởng đến một hội hoa đăng trên sông nước, hay là một bầu trời đầy sao in hình xuống dòng sông Năm Căn lung linh, lấp lánh như một “thiên cung”. Đẹp làm sao! Em đã phải thầm thốt lên trong tâm trí của mình.

Chợ Năm Căn đã đẹp lại còn đẹp hơn bởi sự tô điểm về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người bán hàng của rất nhiều các dân tộc: những người con gái Hoa kiều bán hàng xởi lởi, những người Chà Châu giang bán vải, những bà cụ già người Miền bán rượu với đủ các giọng nói líu lô, đủ cách ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau. Chợ Năm Căn còn “khêu gợi” hấp dẫn du khách bởi những hương vị của các “món xào”, món nấu Trung quốc rất mới lạ, hoặc những món ăn dân dã không kém phần thú vị: một đĩa thịt rừng nướng ướp kiểu địa phương kèm theo vài cút rượu. Thật tài hoa! Nhà văn như “hội tụ” được những hương vị đậm đà của đời thường vào ngòi bút của mình để rồi “toả” ra trên những trang viết làm ngất ngây lòng người.

Cảnh chợ Năm Căn là một bức tranh vô cùng sống động. Một bức tranh được vẽ bằng ngôn ngữ văn chương có đường nét, hình khối, có màu sắc âm thanh, và đặc biệt còn có cả hương vị đậm đà mà chỉ một vùng đất cuối cùng của Tổ quốc mới có được. Nhờ có bức tranh này mà chợ Năm Căn được hiện lên với những màu sắc độc đáo cùng với sự tấp nập của nó. Tuy chưa được đặt chân lên vùng đất xa xôi này nhưng những trang văn đã giúp em vừa hình dung được cụ thể, vừa có những hiểu biết rộng lớn hơn để yêu mến mảnh đất ở tận cùng phía nam của đất nước. Học xong bài Sông nước Cà Mau bỗng nhiên trong em ấp ủ một ước mơ khát vọng: sau này khi đã trưởng thành, em sẽ được đến mảnh đất yêu thương này để được tận mắt chiêm ngưỡng và đóng góp một phần trí tuệ, sức lực của mình xây dựng và bảo tồn những nét văn hoá đẹp cúa chợ Năm Căn.



 

Thầy Ha-men là hình ảnh tiêu biểu nhất cho nỗi đau của một người dân mất nước. Vẫn như mỗi lần, thầy Ha-men đi đi lại lại với cây thước sắt khủng khiếp kẹp dưới nách. Không phải ngày lễ phát phần thưởng hoặc có thanh tra đến trường, nhưng thầy Ha-men vẫn ăn mặc rất trang trọng. Lớp học của trường làng, trước đây ồn ào, vui vẻ thế, nhưng hôm nay trở nên trang trọng khác thường. Ngoài lũ học trò quen thuộc, buổi học hôm nay còn có nhiều bà con dân làng đến dự, và ai nấy đều có vẻ buồn rầu.

Thầy Ha-men với giọng dịu dàng và trang trọng thông báo cho mọi người biết lệnh từ Béc-lin là từ nay, chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát và Lo-ren... Thầy giảo mới ngày mai sẽ đến. Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con. Phrăng vô cùng choáng váng khi nghe thầy nói. Tất nhiên, thầy Ha-men càng xót xa hơn khi nói lên sự thật mà bất cứ người con nào của vùng An-dát và Lo-ren cũng đều không mong muốn. Thầy đã gắn bó với ngôi trường này gần 40 năm, thầy đã phụng sự cho quê hương, hết lòng với Tổ quốc. Bà con đến với trường trong buổi học cuối cùng là để tạ ơn thầy Ha-men trước khi thầy rời xa mái trường thầy nhiều năm gắn bó. Thầy nói lên một cách chân thành, xúc động về sự coi nhẹ học hành, thầy cho rằng đó là một trong những nguyên nhân làm nước Pháp thất bại. Thầy cũng nhẹ nhàng phê phán Phrăng nhiều lần về việc em không chăm chỉ học hành. Bài học yêu nước từ việc chăm chỉ học hành đã được thầy nối lên một cách chân thành và giản dị.

Giờ Ngữ pháp, thầy phân tích và giảng giải để nâng cao lòng tự hào trong mỗi học sinh về một ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sángnhất.Thầy nhấn mạnh về nghĩa vụ bảo vệ và giữ gìn tiếng Pháp đối với mỗi công dân. Yêu tiếng Pháp chính là yêu nước Pháp, yêu nước Pháp đểtiến đến giải phóng đất nước ra khỏi cảnh bị đô hộ. Thầy nhấn mạnh vai trò của chừ viết trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và sức mạnh trong cuộc đấu tranh chống ách nô lệ: Một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù. Có thế nói buổi học cuối cùng là buổi học về lòng yêu nước mà trước hết là yêu tiếng Pháp, bảo vệ và giữ gìn tiếng Pháp. Bài học ấy thiêng liêng biết bao, nhât là đôi với thầy Ha-men, đối với Phrăng và các cô cậu khác, đối với cụ già, Hô-de và bao người dân vùng An-dát trong những năm tháng đau thương.

Hình ảnh người thầy trong buổi học cuối cùng thật trang trọng nhưng cũng thật cảm động. Những gì thầv nói ra đều xuất phát từ tận đáy lòng thầy, đó là lòng yêu nước nồng nàn, yêu quê hương tha thiết và yêu tiếng mẹ đẻ của mình. Thầy cố gắng truyền tải lòng yêu nước của mình đến với thế hộ trẻ, những người sẽ gánh trách nhiệm giải phóng quê hương, giữ gìn nhừng giá trị truyền thống cua dân tộc.

6 tháng 4 2020

Qua văn bản “Buổi học cuối cùng” hình ảnh người thầy giáo yêu nước Ha-men hiện lên thật nghiêm khắc mà mẫu mực – người thầy đã dành trọn bốn mươi năm tâm huyết cho nghề nhà giáo cao quí, bốn mươi năm tâm huyết để truyền dạy tiếng mẹ đẻ cho các thế hệ trẻ vùng An-dát biên giới xa xôi. Để rồi một ngày, thầy nhận được lệnh từ Béc-lin: “từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát, Lo-ren…” thế là các kỉ niệm đau đớn như ùa về với thầy đem theo sự hối hận tận cùng…Thầy nhớ như in những ngày thầy bắt học trò tưới vườn thay vì học hành, rồi những ngày thầy đã không ngại ngùng cho học trò nghỉ học khi muốn đi câu cá hương. Nhưng tình yêu nước tha thiết đã trỗi dậy trong thầy vào buổi học tiếng Pháp cuối cùng: thầy mặc chiếc áo Gơ-đanh-gốt vốn chỉ dùng trong những hôm quan trọng, giọng nói thầy tha thiết hơn bao giờ hết và chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến vậy. Người thầy tội nghiệp như muốn truyền hết tri thức của mình và một lúc nhét hết nó vào đầu tụi học trò thơ ngây. Đồng hồ đã điểm mười hai giờ, thầy đứng trên bục, người thầy tái nhợt, bất lực ra hiệu cho tụi học trò: “Kết thúc rồi…đi đi thôi!”. Tuy nhiên, trong điểm tột cùng của sự đau xót, thầy Ha-men đã có một hành động thật anh dũng, cao cả thể hiện tấm lòng yêu nước, yêu thiết tha tiếng mẹ đẻ đó là cầm phấn dằn hết sức, thầy cố viết thật to:
“NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”

Qua văn bản “Buổi học cuối cùng” hình ảnh người thầy giáo yêu nước Ha-men hiện lên thật nghiêm khắc mà mẫu mực – người thầy đã dành trọn bốn mươi năm tâm huyết cho nghề nhà giáo cao quí, bốn mươi năm tâm huyết để truyền dạy tiếng mẹ đẻ cho các thế hệ trẻ vùng An-dát biên giới xa xôi. Để rồi một ngày, thầy nhận được lệnh từ Béc-lin: “từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát, Lo-ren…” thế là các kỉ niệm đau đớn như ùa về với thầy đem theo sự hối hận tận cùng…Thầy nhớ như in những ngày thầy bắt học trò tưới vườn thay vì học hành, rồi những ngày thầy đã không ngại ngùng cho học trò nghỉ học khi muốn đi câu cá hương. Nhưng tình yêu nước tha thiết đã trỗi dậy trong thầy vào buổi học tiếng Pháp cuối cùng: thầy mặc chiếc áo Gơ-đanh-gốt vốn chỉ dùng trong những hôm quan trọng, giọng nói thầy tha thiết hơn bao giờ hết và chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến vậy. Người thầy tội nghiệp như muốn truyền hết tri thức của mình và một lúc nhét hết nó vào đầu tụi học trò thơ ngây. Đồng hồ đã điểm mười hai giờ, thầy đứng trên bục, người thầy tái nhợt, bất lực ra hiệu cho tụi học trò: “Kết thúc rồi…đi đi thôi!”. Tuy nhiên, trong điểm tột cùng của sự đau xót, thầy Ha-men đã có một hành động thật anh dũng, cao cả thể hiện tấm lòng yêu nước, yêu thiết tha tiếng mẹ đẻ đó là cầm phấn dằn hết sức, thầy cố viết thật to:
“NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”

19 tháng 1 2021

" Sông nước Cà Mau" đã làm nổi bật vẻ đẹp của bức tranh thiên nnhiên và cuộc sống con người nơi đây.Đây là một vùng sông ngòi kenh rạch rất nhiều, chằng chịt như mạng nhện, có một màu xanh riêng biệt cùng âm thanh rì rào của sóng, gió, rừng vỗ triễn miên. Thiên nhiên còn hoang sơ, đầy hấp dẫn và bí ẩn. Sông ngòi, kênh rạch được đặt tên theo đặc điểm riêng biệt của nó, dân dã, mộc mạc, thiên nhiên gắn bó với cuộc sống của con người. Cảnh chợ, cảnh sinh hoạt của con người ở vùng sông nước vừa quen thuộc lại vừa lạ lùng. Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập - nơi tập trung đặc điểm của những chợ nổi họp trên mặt sông của vùng đồng bằng miền Tây Nam Bộ. Bên cạnh những ngôi nhà gạch văn minh hai tầng, những đống gỗ cao như núi chất dựa bờ, những cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn dập dềnh trên sóng...Các dân tộc Việt, Hoa, Miên, Chà Châu Giang... chung sống thành một cộng đồng đoàn kết với đủ mọi giọng nói líu lo, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo, hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau.

 
13 tháng 1 2018

 Sông nước Cà Mau được trích trong tác phẩm Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi. Mở đầu của văn bản là một cảnh sông nước Cà Mau, cảnh quan mảnh đất tận cùng của Tổ quốc trên một vùng sông nước mênh mông, sông ngòi bủa giăng chi chít như mạng nhện và tất cả được bao trùm bởi màu xanh cây lá. Màu xanh của trời, nước và rừng cây bất tận. Màu xanh đã lấn chiếm không gian nên nó trở thành đơn điệu, không hài hòa màu sắc thiên nhiên. Cùng với màu xanh ấy là âm thanh từ rừng cây, sóng biển. Nó triền miên rì rào trong hơi gió muối, một thứ âm thanh ngày đêm không ngớt vọng về. Tiếp theo là kênh rạch ở Cà Mau được tác giả kể lại qua những cái tên lạ và những lời giải thích thú vị. Qua cách đặt tên, ta thấy thiên nhiên ở đây còn rất hoang dã nhưng phong phú, con người rất gần gũi thiên nhiên, biết được đặc điểm của từng nơi, từng vùng, từng con kênh, bờ rạch. Nổi bật ở đây là dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên, hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Ôm lấy dòng sông là rừng đước bạt ngàn, rừng đước dựng lên cao ngất như dãy trường thành vô tận. Bức tranh hiện lên với vẻ hùng vĩ, trù phú nhưng cũng còn cái vẻ hoang sơ. Vẻ hoang sơ ấy ẩn chứa trong rừng được trải dài theo bãi, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia cùng với nhiều cung bậc màu xanh tiếp nối. Quả thật là một sự quan sát tinh tế của nhà văn. Bằng sự cảm nhận của thị giác và thính giác, tác giả đã mở ra trước mắt người đọc những vẻ đẹp riêng biệt và độc đáo của vùng sông nước Cà Mau. Qua các động từ “thoát qua”, “đổ ra”, “xuôi giữa dòng” mà tác giả sử dụng đã giúp chúng ta hình dung được cảnh sông nước ở đây. Muốn tới dòng sông Năm Căn rộng lớn ấy phải qua những con kênh rạch nhỏ rất khó khăn, trắc trở. Hình ảnh xuôi dòng đã diễn tả con thuyền đang nhẹ nhàng xuôi theo dòng nước êm ả sau những phút thăng trầm nơi kênh, rạch. Nghệ thuật miêu tả của tác giả thật đặc sắc, tài tình. Nghệ thuật miêu tả của nhà văn không chỉ dừng lại ở dòng sông Năm Căn mênh mông, rộng lớn ngàn thước, chợ Năm Căn hiện lên thật sinh động. Chợ nằm sát bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập. Chợ họp ngay trên sông nước với những ngôi nhà bè như khu phố nổi. Bằng các chi tiết liệt kê: những đống gỗ cao như núi, những bến vân hà nhộn nhịp dọc dài theo sông; những thuyền đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn dập dềnh trên sóng… Đoạn văn đã sử dụng nhiều chữ “những” để thể hiện sự trù phú của chợ Năm Căn, nó như kiêu hãnh phô phang sự độc đáo của mình trên vùng đất cuối cùng của Tổ quốc. Chợ Năm Căn có những nét riêng biệt, hấp dẫn. Đó là những con thuyền bán hàng len lỏi mọi nơi, có thể mua được mọi thứ mà không cần bước ra khỏi thuyền. Những người con gái Hoa kiều bán hàng lởi xởi, những người Chà Châu Giang bán vải, những cụ già người Miên bán rượu, với đủ các giọng nói líu lô, đủ kiểu ăn vận sặc sở, đã điểm cho Năm Căn một màu sắc tươi vui, không còn cái dáng vẻ lặng lẽ một màu xanh đơn điệu nữa. 
Văn bản được khép lại sau cảnh cho Năm Căn và đã gợi ra những suy nghĩ cho người đọc. Tác giả đã đưa chúng ta đến với cảnh thiên nhiên hoang dã mà rất phong phú, sống động, đã truyền cho chúng ta một tình yêu đất nước, yêu mảnh đất tận cùng của Tổ quốc Việt Nam.

Nhớ tk mk nha

13 tháng 1 2018

Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao!

Bạn tham khảo nha (nếu quá dài thì bạn cố gắng rút gọn nha)

Văn bản Vượt thác được trích từ chương XI truyện Quê nội (1974) của Võ Quảng - nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi. Đoạn trích đưa ta về cảnh thiên nhiên sông nước trên sông Thu Bồn trong một cuộc vượt thác gian nan, vất vả của con người.

Vượt thác đã đưa bạn đọc cùng với hành trình của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy, từ vùrg đồng bằng trù phú, vượt qua những thác ghềnh ở vùng núi để tới thượng nguồn lấy gỗ về dựng trường học cho làng Hoà Phước sau Cách mạng 1945 thành công.

Vượt thác là bức tranh thiên nhiên trên dòng sông Thu Bồn. Bức tranh đó được miêu tả có sự thay đổi theo từng chặng đường của con thuyền, theo điểm nhìn của tác giả. Nhà văn đã chọn vị trí quan sát là ở trên thuyền nên có thể nhìn thấy cảnh quan hai bên bờ cũng như dòng nước trên sông: con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Có thể nói đó là một vị trí quan sát thích hợp nhất để tả cảnh. Tác giả đã tìm ra được những nét tiêu biểu, đặc sắc của từng vùng con thuyền đã đi qua: vùng đồng bằng êm đềm thơ mộng, trù phú bao la với những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít; đoạn sông có nhiều thác dữ thì từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Khi con thuyền vượt qua thác dữ thì nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra.

Ở đây, cảnh vật được nhân hoá, so sánh khiến cho bức tranh thiên nhiên sông nước có hồn, sinh động và gợi cảm. Con thuyền như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp... Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn... Rồi thuyền vượt qua khỏi thác cổ Cò. Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. Nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa là hình ảnh những cây cổ thụ trên bờ sông mà tác giả đã miêu tả đến hai lần ở đoạn đầu và cuối bài văn. Khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến chỗ có nhiều thác dữ thì dọc bờ sông hiện ra những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước như là cảnh báo con người: phía trước là khúc sông có nhiều thác dữ, cần phải chuẩn bị tinh thần để vượt qua. Đến khi con thuyền vượt qua nhiều thác dữ thì dọc sườn núi lại hiện ra Những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô con cháu tiến về phía trước. Một hình ảnh so sánh đầy sức sáng tạo nhưng vẫn không mất đi độ chính xác và gợi cảm. Trong cách nhìn của người vượt thác, những cây to so với những cây thấp nhỏ lại giống như những cụ già đang hướng về phía con cháu họ mà động viên, thúc giục họ tiến về phía trước. Ẩn sau cách nhìn ấy là tâm trạng phấn chấn của những con người vừa vượt qua nhiều khó khăn, nguy hiểm.

Điều đặc sắc hơn là những cây cổ thụ đều được ví với người để biểu hiện thêm những tầng nghĩa mới. Song điều đặc biệt ở đây là mỗi hình ảnh so sánh đều có nét riêng độc đáo không gây sự nhàm chán. Cho nên, nếu hình ảnh ở đoạn cuối văn bản là một hình ảnh so sánh rõ ràng (có từ so sánh "như") thì hình ảnh ở đoạn trước (đầu văn bản) là một sự so sánh kín đáo, được thể hiện bằng một cách nhân hoá (qua cái dáng đứng trầm ngâm lặng nhìn - đặc điểm chỉ có ở con người để miêu tả cho những chòm cổ thu). Tạo được những hình, ảnh giàu sức biểu hiện như vậy là một thành công của Võ Quảng.

Khung cảnh thiên nhiên dù có đẹp đến đâu cũng chỉ là một cái nền để tôn vẻ đẹp của con người bởi con người bao giờ cũng là trung tâm của cảnh. Đó là chú Hai, vi tiêu biểu nhất, đẹp nhất là dượng Hương Thư ở cảnh vượt thác dữ. Nhà văn đã đặc tả nhân vật này với những chi tiết đầy ấn tượng thể hiện một quyết tâm lớn để chiến thắng hoàn cảnh. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cẩn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào, giống như một hiệp sĩ của Trường sơn oai linh hùng vĩ. Biện pháp so sánh được sử dụng nối nhau liên tiếp trong đoạn đã khắc hoạ vẻ đẹp rắn chắc, dũng mãnh của nhân vật, biểu thị sức mạnh, sự cố gắng hết sức tập trung tất cả tinh thần và nghị lực để chiến đấu với dòng thác. Người đọc ngỡ như hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc phi thường của những Đam San, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện ra trước mắt. Phải chăng thông qua nghệ thuật so sánh tài tình nhà văn làm nổi bật cái "thần" nhằm tôn vinh hình ảnh con người trước thiên nhiên rộng lớn.

Lại một so sánh tưởng chừng như lạc lõng: Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ, thực chất đã mang lại hiệu quả bất ngờ. Nó không những chỉ đối lập và thống nhất hai tư thế, hai hình ảnh khác nhau của cùng một con người mà còn hé mở cho người đọc biết thêm những phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc sống đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trong công việc, trong khó khăn thử thách.

Đoạn văn là sự thống nhất cao độ và thành công tột bậc giữa tả thiên nhiên và tả người, tả chân dung con người trong hoạt động, giữa kể và tả với hai biện pháp nghệ thuật phó biến: nhân hoá và so sánh.

Võ Quảng đã thành công trong việc thể hiện chủ đề của bài văn qua cảnh vượt thác của dượng Hương Thư, chú Hai và thằng Cù Lao. Nhà văn ca ngợi cảnh thiên nhiên miền trung đẹp, hùng vĩ, ca ngợi con người lao động Việt nam hào hùng mà khiêm nhường, giản dị.

15 tháng 4 2020

thanks buddy

6 tháng 5 2019

Cà Mau là mảnh đất rộng lớn, hùng vĩ, giàu sức sống hoang dã qua lăng kính của Đoàn Giỏi vùng sông nước ấy như gần ngay trước mắt người đọc bức tranh sống động mà gam màu chủ đạo là “màu xanh lặng lẽ”. Ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những con kênh, con rạch chằng chịt còn nguyên vẻ hoang sơ, huyền bí. Theo chân tác giả xuôi dòng kênh Bọ Mắt đổ ra kênh Cửa Lớn và ra sông Năm Căn, con nước nhiệt thành “nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác”, cũng vì thế mà tôm cá trù phú và đời sống của con người cũng vì thế mà ồn ào hơn. Bên cạnh vẻ đẹp hấp dẫn của cảnh sắc thiên nhiên là cảnh cuộc sống đông vui, tấp nập của chợ Năm Căn, nét văn hóa độc đáo của người dân vùng sông nước. Tất cả được nhà văn kể và tả bằng một giọng văn lôi cuốn, hấp dẫn vừa khái quát, vừa tỉ mỉ.