K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 7 2018

Thời gian trôi đi nhanh thật đấy, mới ngày nào đó em còn bỡ ngỡ nép sau lưng mẹ đi dự lễ khai giảng năm học mới hồi lớp 1; vậy mà giờ đây em sắp phải nói lời tạm biệt mới mái trường này rồi.

Năm năm trôi qua, rất nhiều kỉ niệm buồn vui lẫn lộn với bạn bè, thầy cô dưới mái trường này. Chúng em không thể đếm được bước chân của thời gian đang trôi, và sợ rằng đến một ngày nào đó chúng em không còn được học ở đây nữa, không được nghe tiếng cô giảng bài, không được nghịch mấy trò mà chỉ có học sinh tiểu học mới làm nữa.j

Khi tiếng ve sắp kêu, mùa hoa phượng nở rực rỡ, bác trống trường nằm im lìm một góc là lúc chúng em phải nói lời tạm biệt với tất cả. Sau khi bước ra khỏi cánh cổng trường ấy, em sẽ bước sang một môi trường học tập mới. Nhưng em không nỡ chia tay, không nỡ xa mọi thứ, vì nó đã quá gần gũi và thân thuộc suốt 5 năm qua.

Mọi thứ kỉ niệm cứ chực trào ra không thể kìm nén được. Em nhớ cách đây 5 năm, cũng vào mùa thu, bạn nào cũng bỡ ngỡ, nhút nhát, khúm núm ngồi một góc lắng nghe tiếng cô giáo hiệu trưởng phát biểu lễ khai giảng. Khi ấy chúng em bước vào lớp 1, và khi ấy, mọi thứ quá xa lạ. Còn bây giờ, khi tất cả đã trở nên thân thiết là lúc chúng em không thể ở lại đây được nữa.

Em sẽ rất nhớ những lần trốn học đi chơi bị cô giáo phạt đứng góc bảng bê chậu nước to dùng. Nhớ những khoảnh khắc cùng lũ bạn leo lên cây phượng hái hoa cho các bạn gái. Nhớ tiếng cô giáo giảng bài còn văng vằng đâu đây nhưng ngày mai em không còn được nghe nữa. Nhớ những mùa hè trước đây, chia tay còn gặp lại nhau nơi đây. Nhưng sau mùa hè nay chúng em có thể sẽ gặp lại nhau nhưng là một nơi khác, một môi trường học tập khác.

Có lẽ bạn nào cũng có cùng tâm trạng với em trước khi sắp phải nói lời tạm biệt đối với nơi này. Sang môi trường mới, em sẽ phải cố gắng rất nhiều, học tập nhiều hơn nữa. Có cơ hội em sẽ trở lại thăm ngôi trường đã trang bị cho em rất nhiều kiến thức, cho em hiểu thế nào là tình bạn, tình thầy trò. Em sẽ luôn khắc ghi những kỉ niệm êm đẹp đó. Mãi nhớ.

      Thời gian thấm thoắt thoi đưa. Thế là đã 5 năm rồi. Con vẫn nhớ như in, cũng những ngày hè như thế này, lần đầu tiên con được mẹ đưa đến trường Tiểu học Lê Quý Đôn, vào lớp học dành cho những học sinh vừa tốt nghiệp mẫu giáo. Con đã ấn tượng ngay với sân trường rộng và thư viện thật nhiều sách. Chúng con rụt rè, ngơ ngác trong ngày khai giảng đầu tiên giữa ngôi trường rộng lớn, xa lạ. Nhưng cũng chính ngày đầu tiên đó, ánh mắt trìu mến, thân thương của cácthầy các cô làm cho con cảm thấy gần gũi, tự tin. Miệt mài bao tháng ngày, thầy cô đã dìu dắt chúng con qua từng khó khăn, từng thử thách. Thầy cô đã cầm tay chúng con, uốn từng nét chữ nắn nót đầu đời. Lời thầy giảng dễ hiểu, giọng cô đọc ấm áp. Rồi những lần chúng con bị điểm kém, những lần chúng con nô đùa, nghịch dại khiến thầy cô phải phiền lòng, thầy cô vẫn luôn nhẹ nhàng cổ vũ, động viên. Chúng con cảm nhận được từng ngày, trong từng bài giảng của thầy cô, không chỉ là kiến thức, mà là sự tận tụy, hết lòng vì học sinh thân yêu. Những giải thưởng và những thành tích mà chúng con đạt được, trên hết là công sức, là tấm lòng của các thầy các cô. Từ những con chữ đầu tiên thầy cô truyền dạy, giờ đây chúng con đã có một hành trang kiến thức, tự tin bước tiếp chặng đường dài. Chúng con trân trọng cảm ơn và tri ân các thầy các cô! Lúc này, mỗi giây mỗi phút trôi qua, con đều muốn níu giữ. Năm năm học, mái trường Lê Quý Đôn đã trở nên thân thương quá đỗi, chúng con đã có biết bao kỉ niệm ở nơi đây.

       Thầy cô ơi! Chúng con phải xa thầy cô thật sao? Hành trang của chúng con khi bước vào trường cấp hai và trên những chặng đường đời, sẽ là hình ảnh thân thương của các thầy cô giáo. Chúng con sẽ nhớ lắm cái xoa đầu của thầy, nhớ giọng nói trìu mến của cô. Chúng con sẽ nhớ lắm bóng dáng thầy cô trên bục giảng. Chúng con quên sao được những lễ khai giảng rộn ràng, náo nức, những hoạt động ngoại khóa lý thú, hứng khởi. Chúng con quên sao được những tiếng cười, những giọt nước mắt, của bạn bè, thầy cô… Chúng con nhớ lắm, không thể nào quên…

       Các bạn học sinh ơi! Có bao điều mới lạ và thú vị vẫn đang chờ chúng mình ở phía trước. Nhưng chúng mình sẽ luôn có trong tim hình ảnh thân thương của các thầy cô và những năm tháng đầu tiên của quãng đời học sinh ở Trường Tiểu học Lê Quý Đôn yêu quý, phải không các bạn?

       Chúng con cũng xin gửi lời tri ân tới các bậc phụ huynh, bằng yêu thương và tin tưởng, đã dành cho chúng con những gì tốt đẹp nhất!

                                                                                      Khi hoa phượng nở

                                                                                   Ve kêu râm ran

                                                                                   Tiếng trống vang lên

                                                                                    Năm học kết thúc.

                                                                                     Ngày đầu vào lớp 

                                                                                     Lạ lẫm, ngỡ ngàng 

                                                                                     Giờ lại xốn xang 

                                                                                     Xa thầy, xa bạn. 

                                                                                     Khi vào trường mới 

                                                                                    Con sẽ không quên 

                                                                                    Những bài toán hay 

                                                                                    Những con chữ đẹp  

                                                                                    Nhớ mãi dáng thầy

                                                                                    Nhớ mãi lời cô 

                                                                                    Bao kỷ niệm đẹp 

                                                                                    Một thời ấu thơ!

       Con kính chúc các thầy cô ở lại mạnh khỏe, vững tay chèo lái con thuyền đến những bến bờ tri thức, chúc các em học sinh khối 1, 2, 3, 4 chăm ngoan, học giỏi, làm rạng danh ngôi trường mang tên nhà bác học hiền tài Lê Quý Đôn.

18 tháng 12 2016

Cơn gió lạnh thổi qua, những chiếc lá rập rờn theo, vài chiếc rơi lả tả xuống gốc. Chợt như thấy bước chân của nàng xuân đang về, cũng ngập ngừng e ấp,cũng thẹn thò, rụt rè. Chúng chưa đủ làm nên một mùa xuân ngập tràng hương sắc nhưng cũng đủ để tâm hồn người xao động, chờ mong.
Trong bốn mùa, mùa xuân có thể nói là một mùa đẹp nhất, không phải chỉ vì những nét yêu kiều diễm lệ của nó như cây lá xanh tươi, nghìn hoa đua nở, chim chóc véo von, mà còn cả vì cái khí tiết ôn hòa và ấm áp.
Mùa xuân mới đang dần tới, sắc xuân rực rỡ trên những phố phường, cây cỏ dang cành lá quấn quít với gió xuân, lòng ta tràn ngập niềm vui sướng trong sự thanh bình, chợt lặng lại, bồi hồi nghe những lời ca chân thành của người nhạc sĩ đa tài luôn tin vào những giá trị chân thật của cuộc sống con người. Một điệu valse nhẹ nhàng, êm ái thật thích hợp khi trời đất đang bẽn lẽn khoác lên mình chiếc áo rực rỡ của mùa xuân.
Mùa xuân dặt dìu theo con én lượn về, mênh mang, mơ màng. Tưởng chừng như xuân thật đơn giản với tiếng gà gáy xa xa khi những giọt nắng trưa vàng cùng những sợi khói bềnh bồng len nhè nhẹ qua vòm cây, kẽ lá song lại có sức biểu cảm, lay động lòng người. Người người hớn hở trước cảnh mùa xuân tươi.
Mùa xuân là mùa của đất trời giao hòa, mùa của hy vọng và ước mơ, mùa của mùa màng no ấm và xum họp. Mùa xuân là mùa của sức sống mãnh liệt, mùa để cây lá đâm chồi nảy lộc, mùa của những mầm non xanh mơn mởn thoát khỏi lớp vỏ bọc xù xì để vươn vai đón chào những tia nắng ấm áp diệu kì. Mùa xuân mang lại cho con người thêm một tuổi. Đối với thiếu nhi mùa xuân là mùa của sự trưởng thành về thể chất lẫn tâm hồn. Mùa xuân là sự mở đầu cho một năm mới, kế hoạch, một dự định mới, tương lai mới. Mùa xuân là mùa của sự đoàn tụ gia đình.
Ai có tâm hồn yêu cái đẹp chẳng từng một lần thấy rung động trước vẻ đẹp của mùa xuân. uân tới, hồi sinh sức sống cho muôn loài, xuân tươi vui từ cái nắng vàng hửng lên, từ cái lá cây xanh biếc, từ chồi non mơn mởn, từ cơn mưa phùn lất phất, từ những loài hoa đua nhau khoe sắc đến màu nâu mỡ màng của đất, cái màu nâu giản dị mộc mạc ấy nhưng lại nuôi sống muôn loài...
Tôi thích ngắm nhìn những cành hoa mai trong một ngày nắng tạnh, tiết xuân ấm áp và trong trẻo. Khi ấy vừa vui sướng hạnh phúc mà trong lòng lại thấy nuối tiếc một điều gì đó, chỉ sợ xuân sẽ qua và ngày xanh của mình cũng đang dần trôi đi mất không gì có thể níu giữ nổi và không tài nào có thể lấy lại được. Cho nên cứ mãi phân vân giữa niềm vui và nỗi buồn. Tất cả là sự lưng chừng, một nửa...
Hôm nay, ngọn gió xuân ấm áp đã thổi qua hồn tôi. Yêu xuân lắm đấy xuân có biết không!

j mà dai thế, có mạng ko đấy Nguyễn Đức Huy

3 tháng 10 2016

dàn ý:

Mở bài:

– Thời gian kể chuyện cho bố mẹ nghe (sau bữa cơm tối, trước khi đi ngủ hoặc lúc đang ngồi xem ti vi).

– Giới thiệu truyện mình sẽ kể (truyện biểu cảm, truyện cười hay cảm động).

Thân bài:

– Đưa ra thời gian, địa điểm chính xác câu chuyện em sắp kể (bao giờ, ở đâu).

– Những nhân vật trong câu chuyện là gi? Em có mặt trong đấy không hay chỉ chứng kiến và kể lại?

– Diễn biến của câu chuyện. Trong truyện có các tình tiết cảm động, vui, buồn hoặc gây cười hay không?

– Kết thúc câu chuyện em rút ra bài học gì? Em có suy nghĩ gì về câu chuyện đó không?

– Ghi lại thái độ của bố mẹ? Bố mẹ có lời khuyên gì hay không?

Kết bài:

– Không khí gia đình sau khi nghe câu chuyện em kể.

– Nêu cảm xúc và suy nghĩ của bạn thân.

2 tháng 8 2017
Sau những tháng ngày nghỉ hè xa cách, chúng con rất háo hức với buổi gặp mặt lớp đầu năm học chuẩn bị cho buổi khai giảng. Vừa đến trường, chúng con đã vội vàng đi tìm nhau để kể cho nhau nghe về kì nghỉ hè của mình và còn để nói chuyện vì nhớ nhau quá. Chính vì quá say mê "buôn" chuyện như thế mà chúng con đã gây ra một chuyện rất buồn cười trong trường: nhận nhầm lớp học. Đúng tám giờ, Ban Giám hiệu nhà trường triệu tập cán bộ lớp các lớp để họp mặt và phổ biến một số thông báo đầu năm như phòng học của các lớp, lịch tập diễu hành, lịch khai giảng... Khi nghe tiếng loa gọi của thầy hiệu trưởng con cùng hai bạn lớp phó tiếc rẻ cuộc nói chuyện trong lớp, cứ chùng chình mãi rồi mới đi. Vừa đi chúng con vừa tranh thủ nói chuyện tiếp. Khi vào phòng họp, ba đứa chọn bàn cuối phòng rồi thì thầm kể chuyện và khúc khích cười với nhau. Cuộc họp tan, thầy hiệu trưởng cất tiếng hỏi lớn: "Các em đã nắm rõ những thông tin trên chưa?" ba đứa con giật mình, đáp có rất to hoà cùng tiếng trả lời của các bạn lớp khác. Khi chúng con về đến hàng của lớp dưới sân trường thì cũng là lúc thầy tổng phụ trách nhắc nhở các cán bộ lớp đưa lớp về phòng học như Ban giám hiệu đã phổ biến. Ba chúng con ngớ ra hỏi nhau: Phòng học lớp mình ở đâu? Từng lớp, từng lớp một đi về phòng học của lớp mình rất nhanh. Ba đứa con lo lắng nhìn nhau. Chẳng đứa nào dám đi hỏi lại vì sợ bị mắng. Phía dưới hàng đã có tiếng giục của các bạn: "Về lớp nhanh lên không nắng lớp trưởng ơi". May sao, ngay lúc ấy bạn Bình lớp phó gọi về phòng học, phòng nào trống thì đó là phòng của lớp. Ba đứa khấp khởi mừng chia nhau theo dõi các phòng học. Cuối cùng thấy dư ra hai phòng: một phòng nằm sát phòng thí nghiệm tầng hai, một phòng nằm ngay tầng một. Chúng con hội ý rất nhanh: phòng tầng hai có lẽ dùng để các thầy cô trao đổi sau khi làm thí nghiệm hoặc cho các lớp học lý thuyết trước khi thực hành. Vậy là chúng con đưa lớp về phòng học tầng một. Cả lớp đang lao xao ổn định chỗ ngồi thì bất ngờ thầy hiệu phó bước vào. Thầy nghiêm khắc nhìn cả lớp khiến chúng con thoáng giật mình. - Thầy không nghĩ là năm nay, số học sinh lưu ban của trường lại nhiều như vậy. Trời ơi. Chuyện gì thế này? Thầy là thầy hiệu phó phụ trách kỉ luật mới chuyển công tác về trường con. Có lẽ có nhầm lẫn gì đó ở đây. Con chưa kịp giơ tay hỏi thầy đã nhắc nhở. - Em áo xanh ngồi trật tự! Các em vô kỉ luật như vậy, bị lưu ban là điều thật dễ hiểu. Ngay lúc ấy, bỗng cô giáo chủ nhiệm lớp con thoáng ngoài cửa sổ Thầy hiệu phó bước ra ngoài. Lớp con, người thì ngơ ngác, người thì phá lên cười “Chắc thầy mới nên nhầm nhọt ấy mà!”. Nhiều người còn khúc khích “cá cược” xem thầy sẽ xử lí chuyện này thề nào để tránh bị “mắc cỡ”! Lát sau, thầy hiệu phó bước vào. Ánh mắt thầy nhìn lớp đã dịu đi nhưng giọng nói vẫn còn rất nghiêm: - Thầy rất tiếc đã trách lầm các em. Các em phần lớn đều là những học sinh ngoan, không phải là học sinh lưu ban như thầy lầm tưởng. Lớp con ồ lên cười. - Nhưng! Cả lớp lại nín thinh nghe thầy nói: - Đây là phòng dành cho Ban Giám hiệu trao đổi với học sinh lưu ban của trường về tình hình của em ấy trong năm học tới. Vào năm học, đây sẽ là phòng tiếp phụ huynh học sinh! Cán bộ lớp đâu? Ba đứa chúng con mặt tái mét nhìn nhau run run đứng dậy. Con lấy hết can đảm: - Thưa thầy, chúng em xin lỗi thầy ạ. Chúng em đưa lớp về nhầm phòng. Chúng em xin rút kinh nghiệm lần sau ạ... Có lẽ lúc ấy nhìn điệu bộ ba đứa chúng con đáng thương quá nên thầy phải hạ giọng để chúng con đỡ lo lắng: - Nhầm lẫn là chuyện bình thường các em ạ. Nhưng lần sau các em phải chú ý hơn kẻo lớp toàn học sinh khá giỏi lại bị mắng là lưu ban, là vô kỉ luật thì oan lắm! Chúng con gượng cười, cái cười méo xệch, vì vừa buồn cười lại vừa xấu hổ, lo lắng. Cả lớp lí nhí chào thầy rồi lục tục đi lên tầng hai. Thì ra khi nãy, cô chủ nhiệm lên lớp không thấy chúng con đâu liền hỏi các thầy cô khác thì được chỉ xuống phòng “học sinh lưu ban”. Nghe vậy, cô vội đi xuống ngay, e rằng giữa một thầy hiệu phó nghiêm khắc, thẳng thắn với một lớp học sinh hiếu động, nông nổi lại bị “đặt tiếng oan” sẽ “xảy ra chuyện”! Các bạn lớp khác nhìn qua cửa sổ chỉ trỏ lớp con rồi cười một cách. . khó hiểu. Buổi gặp mặt đầu năm kết thúc. Câu chuyện lan nhanh đi đến nỗi lúc tan trường, ai nhìn thấy ba đứa con cũng đùa: - Tớ nghe nói lãnh đạo lớp ấy đang đưa cả lớp tiến lên lưu ban hết à! Con cũng cười đáp lại nhưng trong lòng thì xấu hổ vô cùng. Chỉ vì ham nói chuyện riêng mà con đã làm lỡ chuyện của cả lớp lại còn khiến lớp bị trêu cười. Từ nay, con càng phải cố gắng là một lớp trướng mẫu mực, một học sinh gương mẫu để những thành tích của lớp và của con khiến mọi ngươì quên đi câu chuyện hôm nay...
19 tháng 9 2018

Bài làm 

Thấm thoát đã hơn bốn năm học trôi qua dưới mái trường thân yêu, vậy mà giờ đây những kỉ niệm buồn vui của năm tháng học trò cũng sắp trôi đi. Ngôi trường vẫn còn đó, vẫn lặng lẽ dõi theo từng lũ học trò chúng em học hành, đùa giỡn và cùng em bước đi trên con đường học tập.

Nhìn từ xa, ngôi trường như được khoác lên mình một chiếc áo màu màu vàng nhạt nhưng khi ánh nắng chiếu xuống làm cho chiếc áo ấy trở nên rực rỡ hơn. Mái tôn màu cam hòa lẫn với màu sơn hồng đậm của những bức tường tạo nên một phong cảnh đầy màu sắc. Khi đến gần, chúng ta sẽ bắt gặp ngay dòng chữ: "Trường tiểu học Nguyễn Văn Hưởng" được làm bằng đá hoa cương. Dù đã nhiều năm trôi qua, hứng chịu biết bao trận mưa rào, bao cái nắng nóng chói chang, vậy mà ngôi trường chẳng thay đổi là bao. Chiếc cổng sắt màu xám lúc nào cũng dang tay, mở rộng như vòng tay của một người mẹ lúc nào cũng sẵn sàng đón chào những đứa con thân yêu vào trường. Đối với em, ngôi trường này không nguy nga và tráng lệ như một tòa lâu đài mà chỉ đơn sơ nhưng vẫn giữ đầy nét trang nghiêm và thân thiện lạ thường. Sân trường được lát bằng đan, các bạn có biết, nơi đây chúng mình có thể chạy thỏa thích mà không sợ trượt chân đấy. Hai hàng cây xanh xoè tán rộng, làm bóng râm cho những bạn học sinh đứng chờ bố mẹ. Những chú chim từ phương nào bay đến đậu trên những cành cây hót líu lo chờ nắng sớm ban mai của ông mặt trời. Hàng ghế đá xếp dài gần các lớp học dể chúng em ngồi tâm sự với nhau sau mỗi tiết học căng thẳng, mệt mỏi. Sân trường còn là nơi các bạn học sinh và thầy cô sinh hoạt với nhau trong lễ chào cờ. Dãy hành lang xây dựng giống hình chữ U. Dọc các dãy hành lang, các lớp học được trang trí những hình ảnh ngộ nghĩnh và dễ thương. Các tủ sách di động được thầy Hiệu trưởng đặt để các em được đọc những quyển truyện rất hay và hấp dẫn. Mỗi phòng học được trang trí đẹp với nhiều sáng tạo và mang phong cách riêng của mỗi lớp. Lớp thì treo những chậu cây lơ lửng trên cửa sổ, lớp thì trang trí những bông hoa và những hình dáng con cá trên bức tường tạo nên một bức tranh sắc màu rực rỡ làm cho ngôi trường thân thuộc đến lạ kì.

Em yêu ngôi trường này lắm. Mỗi ngày đến trường là một niềm vui. Những kỉ niệm, những khoảnh khắc đáng nhớ về ngôi trường về bạn bè, thầy cô không bao giờ em quên. Rồi một ngày em sẽ phải đến một ngôi mái trường mới nhưng ngôi trường Nguyễn Văn Hưởng vẫn không phai nhòa trong tâm trí em.

Ngôi trường của em đang học có nhiều bóng mát cây xanh và ghế đá ở sân trường, em yêu quý trường của em và em đến lớp mỗi ngày.

Nằm ở quận Tân Bình, ngôi trường em đang học dù giản dị nhưng với em có biết bao kỷ niệm ở ngôi trường này. Ngôi trường tuy không mới nhưng có haimặt sân với rất nhiều cây xanhbóng mát như đại bàng, phượng,...  trong sân có những khu trò chơi như cầu trượt, bập bênh để chúng em có thể thỏa thích vui chơi trong giờ nghỉ giải lao.Giữa sân làcột cờtreo cờ Tổ quốc phần phật bay trong gió.

Ngôi trường của em đang học mới xây rất đẹp, các dãy phòng học cùng bảng viết, bàn ghế đều mới tinh, sạch bóng... Trường của em đang học gồm hai tòa nhà haitầng, trang bị đầy đủ các dụng cụ học tập cho chúng em.Trong các lớp học đều có treo các biển hiệu: "Học, học nữa, học mãi"của Lê – nin. Các bàn ghế trong lớp học đều được sắp xếp trongbốn hàng, rất gọn gàng, ngăn nắp.

Tạingôi trường này, chúng em đãđượchọc đượcnhiều điều hay, khám phá nhiều điều mới mẽ.Có lẽ, sau này khi em lớn lên,đi nhiều nơi, học ở các trường khác nhưng hình ảnh thân yêucủa ngôi trường em đang học vẫn in đậm trong tim em.

Chúng em đi học ngoan và chấp hành rất tốt nội quy và quy định của trường, và chúng em không ăn bánh kẹo và xả rác làm dơ lớp học.

Mỗi lần đến ngôi trường của em đang học, thầy cô giáo cho chúng em học bài, khám phá nhiều điều mới lạ. Tuần nào ba mẹ cũng đưa em đến trường, em được gặp nhiều bạn bè.

19 tháng 10 2016

- Chi tiết chia tay của Thủy với lớp học làm cô giáo bàng hoàng:

+ Cô giáo tặng Thủy quyển số và chiếc bút máy nắp vàng nhưng: “Em không dám nhận… Em không đi học nữa”. “Nhà bà ngoại em ở xa trường học lắm. Mẹ em bảo sẽ sắm cho em một thúng hoa để ra chợ ngồi bán”.

+ Ý nghĩa: Sự đau xót của số phận tuổi thơ, Thủy phải mất mát quá lớn: xa bố, xa anh, thiếu thốn tình thương. Phải chịu cảnh thất học. Phải lăn lộn vào đường đời để kiếm sống lúc còn quá nhỏ.

19 tháng 10 2016

bn có thể giúp mk viết thành một đoạn văn đc ko

mk cảm ơn

21 tháng 2 2022

Tham khảo

 

Càng lớn, ta càng nhận ra cuộc đời luôn không ngừng biến chuyển tuần hoàn và có nhiều thứ dần biến mất đi theo thời gian. Trưởng thành, ta mất đi sự vô lo vô nghĩ, mất đi sự hồn nhiên ngây thơ thuở nào. Thời gian qua đi khiến ta mất đi tuổi xuân, mất đi quãng thời gian đẹp đẽ nhất đời mình, rồi nhiều thứ hơn nữa cứ nối đuôi nhau mà mất đi. Đúng vậy, ai trong chúng ta cũng chịu nhiều tổn thương mất mát, thế nhưng mất mát cũng có lớn nhỏ tùy thuộc vào tầm quan trọng của thứ mà bạn đánh mất. Điều ấy hoàn toàn đúng với câu: "Mất tiền là mất nhỏ, mất danh dự là mất lớn, mất can đảm là mất hết".

       

Để sống trong xã hội ngày nay thì bạn cần một thứ quan trọng không thể thiếu đó là tiền. Tiền là thứ mà bất cứ ai cũng cần đến để duy trì một cuộc sống ổn định, hằng ngày chúng ta sử dụng tiền để trang trải cuộc sống, lo cho bản thân và gia đình. Chúng ta nỗ lực lao động cả ngày mục đích cũng chỉ để kiếm miếng cơm manh áo, cha mẹ đi làm kiếm tiền nuôi con cái ăn học, trang trải nợ nần và phục vụ đời sống. Suốt cả đời người chúng ta cực nhọc làm việc suy cho cùng cũng chỉ vì đồng tiền, tiền dường như trở thành đích đến của cuộc sống con người khiến người ta có động lực để phấn đấu lao động sản xuất hơn, thế nhưng tiền cũng là gánh nặng với con người. Không có tiền con người sẽ dễ dàng bị coi thường, gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, không có tiền bạn cũng không thể duy trì cuộc sống của mình. Vì mọi thứ đều được mua bằng tiền, nhờ có tiền mà cuộc sống của chúng ta trở nên dễ dàng hơn. Không làm được chúng ta có thể mua hoặc thuê người khác làm thay mình, tiền giúp cho cuộc sống của con người trở nên dễ dàng hơn nhưng ở một khía cạnh nào đó nó lại khiến con người trở nên ích kỷ, phụ thuộc và kém tính sáng tạo.

 

Tiền rất quan trọng và cần thiết với cuộc sống của con người, vì vậy, mất tiền chắc chắn sẽ khiến chúng ta đau xót thế nào khi đồng tiền mà mình góp nhặt, cực nhọc bao ngày mới có được nay lại không cánh mà bay. Đó là mồ hôi xương máu của bạn, là cái mà bạn đã dành thời gian và công sức, thậm chí có cả máu và nước mắt để tích góp được. Mất mát đó thực sự khiến con người ta tổn thương, dằn vặt, tự oán trách bản thân. Thế nhưng, mất tiền không phải là mất tất cả, mất tiền chúng ta vẫn có thể kiếm lại được bởi sau cũng tiền cũng chỉ là thứ vật chất giúp duy trì cuộc sống của chúng ta. Một khi còn khỏe mạnh, chúng ta vẫn có thể kiếm lại được số tiền ấy và thậm chí là nhiều hơn trước đó. Bởi vậy, "mất tiền là mất nhỏ".

Khác với tiền là thứ vật chất hữu hình thì danh dự lại là thứ trừu tượng chỉ có thể định nghĩa chứ không thể cầm nắm được. Vậy nhưng, cái thứ vô hình ấy cũng có thể bị mất. Danh dự khác với tiền vì để có được danh dự con người ta phải nỗ lực, cống hiến rất nhiều mới được người khác công nhận, coi trọng những đóng góp của mình. Qua thời gian con người ta tự gây dựng được uy tín cho bản thân mình rồi hơn nữa là danh dự cho gia đình, dòng họ. Nếu tiền là thành quả lao động của bạn được trả công sau mỗi tháng làm việc cực nhọc thì danh dự lại là thứ mà người ta phải dành cả cuộc đời mới có thể có được. Thứ phải dành ra cả đời để có được vậy nhưng nó cũng là thứ dễ dàng mất, nếu bạn không có chuẩn mực đạo đức và hành động đúng đắn thì mọi công sức gây dựng của mình sẽ trở nên uổng phí. Tiền có thể kiếm lại nhưng danh dự một khi đã mất sẽ để lại tiếng xấu muôn đời. Bạn mất tiền sẽ được mọi người đồng cảm và thương xót thế nhưng khi bạn tự làm mất danh dự, nhân phẩm của mình, chắc chắn sẽ bị người đời chê bai và khinh bỉ. Danh dự là thứ quan trọng như thế, là uy tín của bản thân mỗi người vậy nên khi "mất danh dự sẽ là mất lớn", nhưng mất danh dự chưa phải là mất tất cả.

 

Để có thể thành công trong cuộc sống, chắc chắn ai trong chúng ta cũng cần có lòng can đảm, cần nghị lực và ý chí kiên cường để đối đầu với phong ba bão táp của cuộc sống. Như đã nói ở trên, mất tiền có thể kiếm lại, mất danh dự cũng có thể gây dựng lại nhưng lại cần một sự nỗ lực và cố gắng không tưởng để rồi qua thời gian bạn có thể gây dựng lại uy tín, sự coi trọng của mọi người dành cho mình. Thế nhưng, nếu bạn đánh mất can đảm thì đồng nghĩa với việc bạn đánh mất tất cả. Không có lòng can đảm chúng ta sẽ không đủ dũng cảm để vượt qua mọi thử thách của cuộc sống, bản thân sẽ dễ dàng ngã gục vì nhu nhược, lười biếng. Dòng đời xô bồ muôn vàn cám dỗ nếu không có lòng can đảm, không có nghị lực làm sao chúng ta có thể vượt lên chính mình để mà đạt được thành công như mong đợi. Nếu không có can đảm, ta sẽ không có sức mạnh, không có sức mạnh, bản lĩnh, vậy làm sao có thể lấy lại tất cả "tiền bạc, danh dự" đã mất của bản thân đây?. Bởi vậy mới nói "Mất can đảm là mất hết"!

Danh dự, lòng can đảm là những thứ quan trọng không thể thiếu trong cuộc đời của mỗi người nhưng trong cuộc sống ngày nay vẫn có những kẻ tự bán rẻ danh dự của mình, gạt bỏ lòng can đảm để đổi lấy tiền bạc. Với một số người tiền bạc là tất cả, suốt cả cuộc đời họ bị ám ảnh bởi tiền bạc để rồi tự thân xa vào vực thẳm của tội lỗi, đánh mất danh dự, đánh mất tất cả đâu hay.

Thật vậy, tiền bạc chỉ là thứ vật chất mà con người kiếm ra để phục vụ cuộc sống của mình, sau cùng tiền cũng chỉ để đảm bảo cuộc sống và dùng để trao đổi giữa con người với nhau. Vậy nên, nếu chẳng may bạn mất tiền cũng đừng có quá tuyệt vọng, mất tiền chưa phải là mất tất cả. Khi nào chúng ta còn sức khỏe, còn ý chí nghị lực và còn danh dự thì sau này chúng ta sẽ kiếm lại được số tiền ấy, hãy sống tích cực và lạc quan hơn nữa để đón nhận cuộc sống này, sống một cuộc đời không còn gì để tiếc nuối.

 

Sống trên đời ai mà chẳng phải trải qua mất mát, thế nhưng con người khác nhau ở chỗ là có người biết can đảm kìm nén nỗi đau để vượt qua trong khi người khác suy sụp trong mất mát, vì "Mất tiền là mất nhỏ, mất danh dự là mất lớn, mất can đảm là mất hết". Vậy nên dù cuộc sống của bạn có chông gai và chẳng hề như mong đợi thì hãy cứ mỉm cười, kiên cường vượt qua tất cả. Vì vấp ngã, thất bại và mất mát sẽ để lại cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm, có vấp ngã mới cứng cỏi và biết được bài học cuộc sống.

21 tháng 2 2022

cảm ơn nhiều nha , làm phiền bạn rồiyeu

 

21 tháng 7 2016

Bữa cơm chiều nay cả nhà sum họp. Em rất hào hứng kể cho bố mẹ nghe và anh của em nghe về một câu chuyện có thật, vô cùng cảm động đã xảy ra ở lớp em chiều hôm nay....

"... Ở lớp con có một bạn tên là Hưng, nhà bạn rất nghèo, hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn, nhưng bạn ấy lại học rất giỏi. Hiểu hoàn cảnh của bạn, cả lớp con đã bàn nhau góp tiền mua cho bạn một món quà nhân bạn vừa qua một đợt sốt cao, bây giờ mới đi học lại. Thực ra, chúng con chỉ gom đủ tiền để mua hai cân cam ngọt và một tập vở 20 quyển thôi, nhưng làm được việc này, cả lớp ai cũng cảm thấy yên lòng hơn một chút.

Đến giờ ra chơi, cả lớp cử bạn Hương ra tặng quà cho Hưng (vì bọn nó cho rằng bạn Hải lớp trưởng hay nói ầm ồ, không xuôi). Nhìn vẻ mặt của Hưng, cả lớp rất cảm động.Từ chỗ vô cùng ngạc nhiên, đến vui mừng và xúc động, vì bất ngờ và vì tình cảm chân thành của cả lớp. Bạn ấy đã khóc trong vòng tay của các bạn nam. Khai ai bảo ai, cả lớp cùng khóc.

Cô giáo chủ nhiệm lớp con mới biết tin sự kiện đáng nhớ này. Rất nhanh, cô đã có món quà ý nghĩa trong tay. Cô vào lớp, giọng cô vô cùng xúc động: "Quà này của cô về nhà con mới được mở ra nhé". Cô khen cả lớp đã biết quan tâm đến hoàn cảnh bạn bè quanh mình. Theo thói quen của người phụ trách thi đua, cô tuyên bố ca lớp được hành kiểm tốt trong tháng sáu này - tháng có sự việc đặc biệt. Chỉ có thế thôi, mà cả lớp reo lên sung sướng, nhất là mấy "ông tướng" nghịch ngợm, bị đưa ý kiến về gia đình... Câu chuyện chiều nay làm con cảm thấy gắn bó với tập thể lớp hơn, bố mẹ ạ! Không khí chiều nay thật sự đầm ấm như con đang được sống trong gia đình thứ hai...

Câu chuyện em kể đã xong rồi mà hình ảnh như cả vẫn ngồi in lặng, lắng nghe. Cuối cùng, mẹ em là người lên tiếng, giọng cảm động: "Cả nhà rất vui vì lớp các con biết yêu thương nhau và con cùng cả lớp đã làm được một việc tốt".

2 tháng 9 2016

/hoi-dap/question/82933.html

Xem ở đây bạn nhé!