K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 1 2018

Bài làm

Nếu có người hỏi bạn rằng “Mục đích học tập của bạn là gì?” thì bạn sẽ trả lời như thế nào? Thực ra mục đích học tập của mỗi người tuy không giống nhau ở cái đích đến nhưng giống nhau ở quá trình. Mỗi người trong quá trình học tập và rèn luyện của mình đều có một mục đích chung và chia nhỏ thành nhiều mục đích riêng. Vậy mục đích học tập là gì?

Lê nin từng nói “Học, học nữa, học mãi” có ý nghĩa quan trọng đối với việc học, ông muốn nhấn mạnh đến sự học, rằng học không bao giờ là đủ, là thừa, học đến suốt cuộc đời chúng ta vẫn thấy có quá nhiều điều mà bản thân mình không biết.

nghi-luan-xa-hoi-muc-dich-hoc-tapthuyết trình về mục tiêu học tập của học sinh 

Mục đích học tập chính là kết quả cuối cùng của quá trình học tập, khi bạn học thì bạn mong muốn nhận lại được gì từ việc học này. Đó chính là mục đích học tập

Học để biết cũng chính là một mục đích và là mục đích đầu tiên của mỗi người khi tiếp xúc với việc học. Những kiến thức về văn hóa, xã hội, kinh tế cơ bản, khái quát nhất là những điều mà mỗi người có thể nắm được sau khi học. Khi biết được kiến thức thì bạn sẽ tự tin khi mọi người hỏi về vấn đề đó.

Học để làm là mục đích sau khi đã biết được kiến thức. Học để làm người, làm việc, làm giàu cho gia đìnhvà xã hội đều là những mục đích của quá trình học tập. Bạn sẽ nhận ra rằng mình có thể làm được gì, theo đuổi được gì từ khi thu nhận được những kiến thức trên ghế nhà trường và trong cuộc sống này.

Học để chung sống, để hòa đồng, để bắt nhịp được với cuộc sống đang xoay vần chuyển nhịp từng ngày. Bạn sẽ nhận ra nếu như không chịu khó học tập, tìm hiểu thì bạn sẽ trở thành người luôn đi phía sau, tụt hậu, bị lãng quên. Như vậy mục đích này sẽ khiến cho bạn có thêm động lực để học, để rèn luyện từng ngày.

Mục đích của học tập rất rộng, nếu bạn không biết được mục đích của sự học là gì thì bạn sẽ không thể tìm ra được phương pháp học tập đúng đắn và phù hợp nhất. Khi nhận ra đâu là mục đích chính thì bạn sẽ không phải loay hoay và tìm ra được định hướng cho tương lai.

Việc xác định mục đích học tập vô cùng quan trọng, nó giúp cho bạn không những có định hướng mà còn rút ngắn thời gian đi tìm câu trả lời học để làm gì. Thông thường những người biết xác định mục đích học tập là những người sẽ thành công sớm hơn.

Việc bạn học đại học, chọn một ngành học phù hợp với khả năng và với đam mê của mình chính là việc bạn đã biết xác định được mục đích sau này bạn sẽ làm được gì.

Bên cạnh đó, có không ích người không biết mình học làm gì, bởi họ đang “học cho người khác”, vì gia đình, vì khuôn khổ mà học theo ý người khác để rồi đánh mất đi nhiều điều quan trọng nhất.

Bởi vậy mục đích học tập rất quan trọng, bạn cần phải tìm cho mình một con đường riêng của việc học để theo đuổi giác mơ của mình.

5 tháng 1 2018

- Mục đích học tập của học sinh là :

+ Học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt, trở thành con người chân chính, có đủ khả năng lao động để tự lập nghiệp và góp phần xây dựng quê hương, đất nước, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

+ Mục đích học tập đúng đắn là không chỉ học tập vì tương lai của bản thân mà phải học vì tương lai của dân tộc.

- Để đạt được mục đích đề ra, học sinh cần :

+ Tu dưỡng đạo đức, học tập tốt, tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội để phát triển toàn diện nhân cách.

chúc bạn học tốt

5 tháng 1 2018

* Mục đích học tập của học sinh:

Là nỗ lực học tập để trở thành con ngoan trò giỏi, người công dân tốt, phát triển toàn diện, góp phần xây dựng gia đình, xã hội.
* Ý nghĩa:

Xác định được mục đích học tập đúng đắn
Ứng dụng được kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
* Trách nhiệm học sinh:

Phải tu dưỡng đạo đức, hoc tập tốt
Tích cực học ở lớp, ở trường và tự học
Tránh lối học vẹt, học lệch các môn…

13 tháng 12 2018

Cậu đọc học để lsmf gì học cho ai ik

9 tháng 4 2022

Mục tiêu học tập của em là phải có một phương pháp học tập đúng đắn tốt cho bản thân. Trong quá trình học tập, chúng ta có thể có rất nhiều phương pháp học tập, nghiên cứu khác nhau. Khi có được một phương pháp đúng đắn, người học không chỉ tiết kiệm được thời gian, mà còn nâng cao hiệu quả học tập. Bên cạnh học tập ở trường học, việc chú ý nghe giảng, ghi chép các nội dung chính khoa học. Thì việc học hỏi thông qua quá trình trao đổi giữa học sinh và giáo viên, giữa học sinh và học sinh cũng vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, mỗi người cũng cần nâng cao tinh thần tự học. Bởi vì khối tri thức của nhân loại giống như một đại dương vô cùng rộng lớn. Việc chủ động tìm tòi, học hỏi sẽ giúp chúng ta nâng cao được hiểu biết, rèn luyện được các kĩ năng cần thiết cho bản thân. Đồng thời, việc tự học cũng giúp cho mỗi người trở nên năng động, sáng tạo hơn khi rèn luyện được lối tư duy của chính mình. Học tập không phải là con đường duy nhất giúp con người đến với thành công. Nhưng học tập lại là con đường ngắn nhất để đạt được điều đó. Chính vì vậy, mỗi người hãy tìm cho mình một phương pháp học tập, nghiên cứu đúng đắn, phù hợp. Hãy tin ở tôi , càng có mục tiêu học tập tốt thì bạn sẽ càng giỏi hơn.

24 tháng 11 2018

hành vi ấy thể hiện một tính lười nhác , hay ỷ lại nguoi khác

mục đích học tập của học sinh là phải giúp đỡ , nghe lời ông bà cha mẹ thầy cô giáo , .....

25 tháng 11 2018

a) Hành vi của bạn A là 1 hành vi thể hiện :

+ Không tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa .

+ Lười nhác , đùn đẩy trách nhiệm cho người khác .

+ Lừa dối bạn bè , nói dối để mình được nghỉ làm việc . 

b) Không phải là cha mẹ đưa ta đến trường chỉ để chơi đùa mà họ còn có mong muốn mở mang kiến thức cho chính những đứa con của mình , với mong muốn là khiến con trưởng thành hơn . Là học sinh , ta cần phải học tập thật tốt , có đức tính tốt để cho bố mẹ và thầy cô giáo được hài lòng . 

+ Mục đích học tập của mình : Để có nghề nghiệp tốt , báo hiếu cho bố mẹ sau này .

Chúc bạn học tốt !

20 tháng 12 2018

a ) mục đích học tập của An là sai

b ) theo em, học tập cho thêm nhiều kiến thức, điểm không quan trọng, quan trọng là phải biết siêng năng và cố gắng

mình làm không chắc lắm, nhưng chúc bạn làm bài tốt nha

20 tháng 12 2018

a, Theo mình thì mục đích học tập của An là sai vì : học tập thì chủ yếu là để lấy kiến thức, giúp gia tăng trí thông minh và mở mang đầu óc và trí tuệ còn điểm số như thế nào không quan trọng chỉ cần mình có đầy đủ kiến thức là được.

b, Mình rất coi trọng học tập , khi bị điểm kém thì mình sẽ cố gằng học hơn để được điểm số cao hơn nữa.

Học tốt

20 tháng 12 2018

a) mục đích học của An không đúng 

Vì kiến thức chính là nền tảng để ta có điểm tốt . Ngoài ra kiến thức cho ta cơ hội đẻ trả lời những câu hỏi, bài tập khác . Khi có kiến thức ta có thể biến bài tập khó thành bài tập dễ, cũng từ kiến thức ta biết thêm nhiều điều. Kiến thứ càng nhiều thì ta cảm thấy tự tin khi giao tiếp

b) thái độ của chúng ta đối với học tập là 

- Học ra học , chơi ra chơi , đã học hành thì phải nghiêm túc

- Khi học , ta cần tập trung chuyên môn

- Sắ xếp lịch học giữa các môn đồng đều

 Biết tôn trọng và giữ gìn kiến thức đã và đang học

7 tháng 12 2018

Mục đích em ngồi trên ghế nhà trường là để học và tìm hiểu hơn về thế giới xung quanh

7 tháng 12 2018

em học vì bác, vì tương lai

15 tháng 3 2018

Khi đất nước có giặc ngoại xâm, toàn thể Dân tộc đoàn kết, đồng lòng chống giặc cứu nước. Toàn dân đoàn kết bảo vệ, gìn giữ nền độc lập và chủ quyền dân tộc. Họ đã không ngần ngại gian khổ, hi sinh, quyết tâm chống giặc cứu nước. Trải qua mấy nghìn năm, tinh thần ấy không ngừng lớn mạnh trở phẩm chất cao quý của dân tộc.

Khi đất nước hòa bình, tinh thần đoàn kết thể hiện trong những hành động chung tay xây dựng tổ quốc. Trước hết là khắc phục những khăn của đất nước sau chiến tranh, từng bước khôi phục nền kinh tế. Tiếp theo là xây dựng cuộc sống văn hóa tốt đẹp, xã hội phồn vinh, hạnh phúc.

Tinh thần đoàn kết còn thể hiện trong lối sống hiền hòa, quý trọng tình nghĩa. Đoàn kết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau vượt lên trên nghịch cảnh. Dù còn nhiều khó khăn song tinh thần đoàn kết của dân tộc lúc nào cũng khẳng định được sức mạnh của nó.

Trong bối cảnh ngày nay, tinh thần ấy một lần nữa được khẳng định mạnh mẽ. Trên mặt trận chính trị, nhân dân cả nước đồng lòng chống lại mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù đich. Nhân dân đồng lòng nhất quyết không tiếp tay cho mọi hành động đi ngược lại với chủ trương của Đảng và nhà nước. Quyết chí bảo vệ biên cương, biển đảo trước âm mưu xâm chiếm cảu kẻ thù.

Trên mặt trận kinh tế, hợp tác chung tay xây dựng nền kinh tế vững mạnh. Ra sức thi đua sản xuất, ổn định lương thực, tăng cường xuất khẩu. Hành động chung tay góp sức ủng hộ, giúp đỡ đồng bào miền trung vượt qua bão lũ. Giúp đỡ cho đời sống ngư dân sau thảm họa ô nhiễm môi trường biển ở Hà Tĩnh. Cùng người nông dân giải quyết tiêu thụ nông sản, chuyển đổi quy trình sản xuất, nâng cao hiệu quả lao động… Từng bước đưa nước ta tiến lên sánh ngang với các cường quốc năm châu.
:d

Một tập thể lớp được hình thành nên từ rất nhiều thành viên. Mỗi người một tính cách khác nhau. Điều đó tạo nên sự đa dạng trong tập thể. Tuy nhiên, đôi khi chính sự khác biệt về tính cách, hoàn cảnh sống của mỗi người lại khiến tập thể lớp mất đi sự đoàn kết. Điều đó được thể hiện ở nhiều khía cạnh như bạn bè chia bè phái, nói xấu nhau, tẩy chay ai đó trong lớp hay đơn giản là chủ nghĩa cá nhân của thành viên trong lớp quá cao dẫn tới hoạt động tập thể không hiệu quả, ganh tỵ, tranh đua nhau…

T.Tùng (lớp 11) nói :“Năm sau là bọn mình ra trường rồi mà lớp chẳng có kỉ niệm nào. Suốt ngày chỉ chia bè phái nói xấu nhau. Nhất là mấy bạn nữ. Mình có cảm giác như họ chỉ muốn kẻ địch biến đi cho khuất mắt. Nhiều khi đến lớp thấy chán ghê. Còn một năm bên nhau nữa thôi nên mình rất muốn mọi người quan tâm, vui vẻ bên nhau để tạo được những kỉ niệm đẹp khi ra trường. Thế nhưng khó quá à”.

Giống như Tùng, nhiều teen khác cũng cảm thấy lớp mình không đoàn kết. Do đó, khi thấy các lớp bên cạnh vui đùa bên nhau mà các bạn ấy thấy "thèm" vô cùng!

“Cấp 2 lớp mình không vui lắm nên mình rất mong lên cấp 3 mọi chuyện sẽ thay đổi. Thế nhưng vì xích mích, ganh ghét lẫn nhau mà lớp cứ tan rã dần khiến mình buồn quá. Ngày lễ 8/3, 20/10, Halloween thấy các lớp bên cạnh tổ chức liên hoan mà thèm thế. Ước gì lớp mình cũng đoàn kết như lớp họ”. bạn T.Thúy khao khát.

Để có thể gắn kết các thành viên trong lớp lại với nhau là điều rất khó nhưng cũng không phải không thể. Vai trò nặng nề này trước hết đặt lên vai các cán bộ lớp. Đó là tiếng nói của lớp nên lời nói của họ sẽ có trọng lượng hơn cả. 

Hiểu rõ nguyên nhân

Trước tiên, để tháo gỡ được nút thắt của vấn đề thì cần phải nắm bắt được nguyên nhân của nó. Do vậy, các bạn cần phải hiểu rõ tại sao lớp lại mất đoàn kết? Có nhiều nguyên nhân, có thể kể đến như mới vào học cùng nhau nên mọi người còn lạ lẫm, tính cách và môi trường sống khác nhau dẫn tới bất đồng quan điểm: người năng động, người trầm tính, người thích giao tiếp, người lại ít nói, thích thu hẹp mình. Hay ban đầu mới nhập học mọi người thường có xu hướng chơi theo bàn, tổ vì gần nhau. Nếu không có sự gắn kết của các cán bộ lớp thì lớp dễ dẫn tới tình trạng mạnh nhóm nào nhóm ấy chơi. Không ít trường hợp nguyên nhân lại rơi vào một số thành viên cá biệt trong lớp như một cô bạn xinh, học giỏi nhưng kiêu nên bị mọi người ghét, thế là chia bè chia phái, công kích “đá đểu” nhau. Họ cũng không ngại thể hiện sự công khai không ưa nhau nên lớp biến thành những chiến tuyến của những kẻ đối đầu với nhau…

Cách làm cho lớp mình đoàn kết lại

Cán bộ lớp – những người lãnh đạo hoạt động của lớp phải là người có năng lực và thành tích học tập tốt. Chỉ có như vậy, mới có thể trở thành tấm gương cho các bạn trong lớp noi theo. Lời nói nhờ đó cũng có trọng lượng hơn. Các thành viên sẽ lắng nghe ý kiến của bạn khi bạn tin tưởng ở năng lực của bạn.

Tiếp đó, ban cán sự lớp cũng cần phải hiểu rõ nguyện vọng của các thành viên trong lớp như muốn đoàn kết nhau lại, muốn giảng hòa mâu thuẫn, muốn bên sai phải xin lỗi hay đơn giản là muốn cả lớp cùng tham gia vào một trò chơi tập thể hay một chuyến du lịch…

Đồng thời, cũng phải khiến cho các thành viên trong lớp cảm thấy giá trị của mình. Không nên để ai trong tình trạng bị cả lớp ghét bỏ, kì thị, không chơi cùng. Khi mọi người nhận ra vai trò của mình trong một tập thể, họ sẽ ý thức được trách nhiệm của mình hơn.

Thành viên trong lớp đều phải có trách nhiệm với phong trào lớp. Lớp chỉ thực sự đoàn kết khi mọi người hiểu nhau. Do đó, hãy xóa bỏ hết những hiểu nhầm bằng một cuộc nói chuyện thẳng thắn. Hãy nói cho bạn bè mình biết điểm xấu của họ để họ sửa đổi và ngược lại các bạn cũng phải lắng nghe ý kiến từ những người khác nữa. Có như vậy, mọi chuyện mới được giải quyết.

Cũng đừng quên thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể như đi tham quan, trò chơi để các thành viên có cơ hội hiểu và gắn kết với nhau hơn.
 

Tháng năm học trò là khoảng thời gian đẹp nhất của đời người. Khoảng thời gian lưu giữ những kỉ niệm đáng nhớ nhất, đáng trân trọng nhất.