K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 8 2017

c, Miêu tả lũy tre bao quanh làng

- Từ đầu… màu của lũy: giới thiệu về lũy làng

- Tiếp … lúc nào không rõ: miêu tả các vòng của lũy

- Còn lại: cảm nghĩ về tình cảm của thảo mộc

3 tháng 4 2020

câu 1: bài văn miêu tả cảnh thiên nhiên vùng sông nước vùng cà mau .tác giả miêu tả theo trình tự :tả cảnh thiên nhiên rồi sau là cảnh sinh hoạt của con ng .Dựa vào trình tự miêu tả ta chia đoạn văn làm 2 đoạn :

Đoạn thứ nhất :từ đầu đến .... khói sóng ban mai. Đoạn này miêu tả quang cảnh thiên nhiên của vùng sông nc cà mau .

Đoạn thứ hai là phần còn lại tả cảnh sinh hoạt của con ng ở vùng cà mau.

Câu 2: ấn tượng đó là :

Sông ngòi, kênh rạch chi chít như mạng nhện .Trên trời  thì xanh , dưới thì nước xanh ,xung quanh cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá . Cái âm thanh đơn điệu triền miên của tiếng sóng biển dội vào .ấn tượng này đc diễn tả qua thị giác và thính giác

                                       FROM Hải Anh WITH LOVE<3 Chúc Bạn Học Tốt

1 tháng 9 2016

Trong truyện cổ dân gian, sự xuất hiện của Thần, Tiên, Bụt, Phật... đã tạo nên yếu tố hoang đường, kì ảo. Những nhân vật siêu nhiên ấy nhằm giúp đỡ, độ trì người nghèo, bênh vực kẻ yếu, ban phép lạ cho người tốt, và trừng phạt những kẻ xấu xa, gian ác. Truyện cổ Sự tích bánh chưng bánh giày cũng có hai nhân vật Thần. Thần xuất hiện trong giấc mộng, mách bảo Lang Liêu làm bánh đề 1ễ Tiên Vương. Nói rằng: Nhờ có Thần mách bảo mà Lang Liêu mới được nối ngôi vua tuy đúng, nhưng chưa thật đầy đủ. Đó là vì ý kiến ấy chưa đề cập đến yếu tố con người, vai trò con người. Đó là Lang Liêu và nhà vua.

Lang Liêu là một ông hoàng chỉ chăm lo việc đồng áng trồng lúa, trồng khoai.... Đó là một ông hoàng giàu lòng nhân đức, rất cần cù, sống gần dân, biết trọng nghề nông là nghề căn bản của dân tộc. Ỏng mồ côi mẹ, vì thế mà trở thành một ông hoàng bị "lép vế" trong hoàng tộc nên mới được Thần hiến kế và độ trì. Chuyện kể Lang Liêu gặp Thần trong giấc mộng, có nghĩa là Lang Liêu được lòng dân, bởi lẽ: Thần bảo như nhân bảo.

Lang Liêu là một con người rất sáng tạo. Thần chỉ nói về giá trị của gạo, và mách bảo Lang Liêu nên lấy gạo để làm bánh, chứ không chỉ vẽ cách thức cụ thể làm bánh ra sao — Thế nhưng Lang Liêu đã biết lấỵ gạo nếp đem vo sạch, lấy đỗ đãi và thịt lợn làm nhân, lấy lá giong gói thành bánh hình vuông đem nấu chín; biết đồ gạo nếp, giã nhuyễn, nặn thành hình tròn. Lang Liêu đã sử dụng chất liệu sẵn có của nhà nông, của quê hương xứ sở, sáng tạo thành hai thứ bánh rất ngon. Anh rất xứng đáng nhận mọi phần thưởng cao quý.

Bánh của Lang Liêu sáng tạo nên không chỉ ngon mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu xa, tốt đẹp. Bánh giày tượng Trời; bánh chưng tượng Đất. Thịt mỡ, đậu xanh, lá giong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài. Có thể nói đó là sự hoà hợp giữa con người với đất trời, thiên nhiên tạo vật. Lá giong bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau. Vua Hùng qua chiếc bánh chưng xanh gói bằng lá giong mà nêu cao bài học thương yêu, đoàn kết. Nhà vua ngầm nhắc các hoàng tử và quần thần bài học giữ nước. Bánh chưng bánh giày với biểu tượng cao quý ấy đã thể hiện cái tâm và cái tài, nhất là lòng trung hiếu của Lang Liêu. Lang Liêu đã làm vừa ý vua cha, biết nối chí vua cha, xứng đáng dược vua Hùng truyền ngôi báu, có Tiên Vương chứng giám.

Truyện cổ tích này đã giải thích nguồn gốc và tính nhân văn của bánh chưng, bánh giầy. Truyện đã biểu lộ niềm tự hào về một nét tuyệt đẹp: hương vị của đất nước ta rất phong phú, hương vị Tết cổ truyền dân tộc rất dậm đà. Đó chính là bản sắc tốt đẹp của nền văn hiến Việt Nam.

Sâu xa hơn nữa, Sự tích bánh chưng, bánh giày còn thể hiện ý thức lấy nước, lấy dân làm gốc, coi trọng nghề nông, quý hạt gạo, biết ơn tổ tiên, kính Trời, Đất với tất cả tấm lòng hồn hậu, chân thành của con người Việt Nam chúng ta.

2 tháng 9 2016

bạn Trân Cao Thanh Triết ơi bạn trả lời chẳng liên quan .Mình cũng muốn hỏi bài này,ai giúp mình với bucminhbucminhbucminh

12 tháng 4 2023

bài nào bạn , phần câu hỏi hả ??

12 tháng 4 2023

loading...loading...loading...

Bài này bạn,bạn giải giúp mình nha!hihi

26 tháng 1 2018

câu 1: - Lịch sử loài người cho ta biết những sự việc diễn ra trong đời sống con người kể từ khi nó xuất hiện trên Trái Đất. Khoa học, đặc biệt là Khảo cổ học và Cổ sinh học, đã tìm được bằng cứ nói lên sự phát triển lâu dài của sinh giới, từ động vật cấp thấp lên động vật cấp cao. Đỉnh cao của quá trình này là sự chuyển biến từ vượn thành người.
Ở chặng đầu của quá trình hình thành loài người, có một loài vượn cổ, sống khoảng 6 triệu năm trước đây, đã có thể đứng và đi bằng hai chân, dùng tay để cầm nắm, ăn hoa quả, lá và cả động vật nhỏ. Xương hoá thạch của chúng được tìm thấy ở Đông Phi, Tây Á và cả ở Việt Nam.

- Trên đà tiến triển, vượn cổ chuyển biến thành người tối cổ, bắt đầu từ khoảng 4 triệu năm trước đây. Di cốt Người tối cổ được tìm thấy ở Đông Phi, Gia-va (Inđônêxia), Bắc Kinh (Trung Quốc) v.v… Ở Thanh Hoá (Việt Nam), tuy chưa thấy di cốt nhưng lại thấy công cụ đá của người cổ đó.

Người tối cổ hầu như đã hoàn toàn đi đứng bằng hai chân. Đôi tay được tự do để sử dụng công cụ, kiếm thức ăn. Cơ thể của họ đã có nhiều biến đối: tuy trán còn thấp và bợt ra sau, u mày còn nổi cao, nhưng hộp sọ đã lớn hơn của loài vượn cổ và đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.

Tuy chưa loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể mình, Người tối cổ đã là người. Đây là hình thức tiến triển nhảy vọt từ vượn thành người, là thời kỳ đầu tiên của lịch sử loài người.

- Cuối thời kỳ này, khoảng 4 vạn năm trước đây, con người hoàn thành quá trình tự cải biến mình, đã loại bỏ hết dấu tích vượn trên người, trở thành Người tinh khôn hay còn gọi là Người hiện đại.

Người tinh khôn có cấu tạo cơ thể như chúng ta ngày nay: xương cốt nhỏ hơn Người tối cổ; bàn tay nhỏ, khéo léo, các ngón tay linh hoạt; hộp sọ và thể tích não phát triển, trán cao, mặt phẳng; cơ thể gọn và linh hoạt, tạo nên tư thế thích hợp với các hoạt động phức tạp của con người. Di cốt Người tinh khôn được tìm thấy ở khắp các châu lục.

Đây là bước nhảy vọt thứ hai, sau bước nhảy từ vượn thành Người tối cổ. Cũng từ đấy, khi lớp lông mỏng trên người không còn nữa, ở Người tinh khôn lại xuất hiện những màu da khác nhau, chia thành da vàng, da đen và da trắng. Đó là ba chủng tộc lớn.

Câu 2: 

Soạn bài: Vượt thác (Võ Quảng)

Xem thêm: Tóm tắt: Vượt thác

Câu 1 (trang 40 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Bố cục văn bản:

- Phần 1 (từ đầu ... thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước): Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi tới chân thác

- Phần 2 (tiếp ... thuyền vượt qua khỏi thác Cổ Cò): Con thuyền vượt qua khỏi đoạn sông có nhiều thác dữ

- Phần 3 (còn lại): Con thuyền ở đoạn sông đã qua thác dữ

Câu 2 (trang 40 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Cảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả ở trong bài theo trình tự tuyến tính (hành trình của con thuyền)

    + Tả cảnh ở vùng đồng bằng êm đềm, thơ mộng, không gian mở ra rộng lớn, phóng khoáng

    + Cảnh sắp đến đoạn nguy hiểm có nhiều thác ghềnh thì sự vật hiện ra đột ngột “ núi cao như đột ngột hiện ra chắn trước mặt”

    + Đến đoạn vượt thác đặc tả cảnh dữ dội, nguy hiểm của địa hình

- Vị trí của người kể: trên con thuyền nhìn ra dòng sông và cảnh vật đôi bờ

-> Vị trí này thuận lợi cho việc miêu tả chân thực cảnh thiên nhiên và con người.

Câu 3 (trang 40 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

- Cảnh con thuyền vượt sông:

    + Sự chuẩn bị của con người: nấu cơm ăn để chắc bụng, chuẩn bị sào tre bịt đầu sắt

    + Dòng nước dữ dội, hung hãn: nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng

- Hình ảnh Dượng Hương Thư nổi bật:

    + Ngoại hình rắn rỏi, chắc khỏe

    + Động tác dứt khoát, nhanh, mạnh mẽ

- Sử dụng câu so sánh miêu tả cảnh vượt thác của Dương Hương Thư:

    + Sử dụng thành ngữ dân gian, so sánh ngang bằng: “động tác thả sào, rút sào nhanh như cắt”, “như một pho tượng đúc bằng đồng”

    + Lối tả cường điệu hóa: “giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ.

    + Đối lập hình ảnh Dượng Hương Thư nói năng nhỏ nhẹ, nhu mì khi ở nhà

=> Hình ảnh con người lao động khiêm tốn, hiền lành trong đời thường, nhưng lại dũng mãnh, quyết liệt, nhanh nhẹn khi vượt qua thử thách

Câu 4 (trang 40 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Những hình ảnh so sánh miêu tả cây cổ thụ ven sông:

    + Dọc sông những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt… nhìn xuống nước.

-> Nhân hóa (chuyển nghĩa ẩn dụ) diễn tả thiên nhiên cũng như con người lo lắng trước những thử thách sắp phải đương đầu

    + Dọc sườn núi, những cây to mọc…tiến về phía trước.

-> Biện pháp so sánh diễn tả thiên nhiên vui mừng, phấn khích trước niềm vui chinh phục của con người.

Câu 5 (trang 40 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Tác phẩm miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn đoạn từ trước địa phận Phường Rạch đến Trung Phước.

- Bằng các biện pháp nghệ thuật tả cảnh, tả người qua hình ảnh so sánh, nhân hóa, nổi bật lên hình ảnh con người trên khung cảnh thiên nhiên vừa mơ mộng vừa dữ dội

    + Đồng thời ca ngợi phẩm chất của người lao động dũng cảm, dung dị.

Câu 3: 

1. "Trông anh nhôm nhoam, luộm thuộm và lúc nào cũng tất tả, nhếch nhác như [...] vừa từ một thửa ruộng ngấu bùn nào đó bước lên."

Câu văn trên của nhà thơ Trần Đăng Khoa tả nhà văn Lê Lựu đã bị lược đi mấy chữ. Em lựa chọn hình ảnh nào trong các hình ảnh sau để thay vào chỗ có dấu ba chấm cho hợp lí :

A - một người nông dân

B - một người công nhân

C - một gã thợ cày

D - một anh thanh niên

2. Đây là đoạn văn của Ngô Văn Phú :

"Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy... "

a) Những hình ảnh sau đây so sánh mầm măng khác với cách so sánh của Ngô Văn Phú. Theo em, hình ảnh nào trong số những hình ảnh sau có thể vận dụng được để so sánh trong câu : Măng trồi lên nhọn hoắt...

A - như một cây mác khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy

B - như một pháo đài xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy

C - như một mũi tên khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy

D - như một viên đạn khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy

b) Hãy cho biết vì sao em lại chọn hình ảnh ấy để so sánh và vì sao những hình ảnh kia lại không dùng được.

3. Để miêu tả nhân vật hoàng tử và công chúa trong các câu chuyện cổ theo trí tưởng tượng của bản thân, một bạn đã liệt kê ra các chi tiết đặc sắc sau đây :

A - Thân hình mảnh dẻ

B - Đôi mắt sáng

C - Gầy gò, yếu ớt

D - Gương mặt vuông vức, cương nghị

Đ - Cưỡi ngựa, vai đeo cung, tay cầm gươm

E - Dáng đi lật đật, vội vã

G - Da trắng như tuyết

H - Đôi mắt tinh quái

I - Khuôn mặt dịu dàng, thanh thản

K - Người cao lớn, cường tráng

L - Tiếng cười hồn nhiên, trong sáng

M - Chân đi hài

N - Hàm răng đen nhánh

a) Từ sự tưởng tượng của mình, em hãy chỉ ra các chi tiết phù hợp với nhân vật hoàng tử và công chúa.

b) Theo em, những chi tiết nào không phù hợp với cả hai nhân vật trên ? Vì sao ?

Gợi ý làm bài

3. b) Trong các chi tiết nêu ở bài tập này, có những chi tiết không phù hợp với cả hai nhân vật hoàng tử và công chúa : chẳng hạn, chi tiết mái tóc bạc trắng thường dùng để chỉ người già, cao tuổi,... còn công chúa và hoàng tử thì rất trẻ, chưa thể có mái tóc bạc trắng được. Theo cách này, em hãy tìm các chi tiết không phù hợp còn lại trong bài tập.

con cuối là 1000000

Đề 1: TK#

 

Sân trường em trồng rất nhiều loại cây bóng mát nhưng em yêu nhất là cây bàng ở góc sân.

Cây bàng cao chừng ba mét. Tán cây xòe rộng như một chiếc ô khổng lồ. Thân cây to bằng một vòng tay em. Vỏ cây xù xì, màu nâu sẫm. Trên lớp vỏ màu nâu ấy có những u cục nổi lên như người bị bướu. Nhưng mấy ai biết được đằng sau lớp gỗ màu nâu xấu xí ấy là dọng nhựa mát lành đang cuồn cuộn chảy để nuôi cây. Cành cây như những cánh tay khổng lồ đang vươn ra để đón lấy ánh nắng mặt trời. Lá bàng hình bầu dục. Có lá to bằng bàn tay người lớn, có lá chỉ nhỏ bằng bàn tay em. Màu của lá cũng phục thuộc vào kích thước của lá. Lá bàng to thường có mầu sẫm hơn những lá bàng non mới nhú. Quả bàng to bằng viên bi lu, càng về sau càng thon lại. Khi chín, quả có màu vàng trong rất đẹp mắt. Lũ học trò chúng em thường rủ nhau hái những trái bàng, đạp nát lớp vỏ bên ngoài để tìm đến phần tinh túy rất thơm và bùi ở bên trong. Chẳng biết từ bao giờ quả bàng đã trở thành một trong những món ăn bỏ túi của học trò chúng em. Có lẽ người ta hay thấy lá bàng và quả bàng, mà ít ai biết rằng cây bàng cũng ra hoa. Hoa bàng có màu trắng hơi xanh, không lộ rõ, không có cánh hoa. Chúng mọc trên các nách lá hoặc ở đầu cành. Phải thật tinh mới nhìn thấy những bông hoa bàng duyên dáng ẩn núp sau những tán lá rậm rạp.

 

Mùa đông, cây bàng khẳng khiu trụi lá. Khi xuân về lại như thay da đổi thịt. Những mầm non sau một kì đông được ấp ủ hé ánh mắt tinh nghịch đón chào nàng xuân ấm áp. Và khi hè sang, cả cây bàng bừng lên một màu xanh thẫm, tỏa bóng râm mát khắp một vùng rộng lớn. Khi những cơn mưa rào đã đi xa, những chiều gió se lạnh tràn đến, ấy là lúc thu đã vào mùa. Cả cây bàng nhuộm một màu vàng rực rỡ. Sắc vàng của lá thấm đẫm gió sương từ cuối thu sang đông, biến thành một màu đỏ ối. Những lúc ấy, cây bàng thật đẹp như một ngọn lửa sưởi ấm tiết trời giá lạnh của nàng Đông buốt giá.

Dưới gốc bàng tuổi thơ ấy, em đã có biết bao nhiêu kỉ niệm vui buồn bên thầy cô, bạn bè và mái trường. Rồi đây, mai này, khi lớn khôn, cây bàng nơi sân trường vẫn sẽ mãi là một tình yêu trong em, một nốt trầm để gợi nhớ về những năm tháng đầu đời đẹp đẽ.

 

Đề 2: TK#

 

Trong cuộc sống, chắc hẳn ai cũng đều có một người bạn thân để chia sẻ, giãi bày tâm sự. Và em cũng có một người bạn như thế. Khánh Tú bằng tuổi em, nhà hai đứa lại ở gần nên chúng em chơi thân với nhau từ hồi còn học mẫu giáo.

Ở Tú toát lên vẻ hóm hỉnh, hài hước rất dễ mến. Mái tóc màu cà phê, được cắt gọn gàng. Bạn bảo màu tóc đặc biệt đó là được thừa hưởng từ mẹ. Dù là con trai, hay phơi nắng phơi mưa cùng tụi bạn trong xóm nhưng nước da Tú vẫn trắng hồng, cộng với gương mặt bầu bĩnh, trông thật là dễ thương. Cặp mắt to tròn, đen láy như hai hòn bi ve, lúc nào cũng mở lớn, ánh lên vẻ thông minh, lanh lợi. Đôi lông mày rậm cùng chiếc mũi thẳng nên ngoài những lúc cười thì trông Tú rất nghiêm nghị. Khuôn miệng luôn cười tạo thành hình trái tim, phô ra hai hàm răng trắng bóng. Đặc biệt Khánh Tú còn có hai má lúm đồng tiền. Mẹ em thường trêu rằng: “Tú hội tủ đủ mọi nét đẹp của con gái”. Tuy vậy, nhìn Tú vẫn ra dáng một cậu con trai nghịch ngợm mà đa tài.

Tú rất hiếu động, không lúc nào yên chân, yên tay. Giờ ra chơi, chỗ nào huyên náo nhất là chỗ đó có Tú. Cậu bạn thân của em có trí nhớ rất tốt, lại ham đọc sách nên thường kể lại cho chúng em nghe những gì cậu ấy đọc được. Nhờ khiếu kể chuyện cùng với lối pha trò tinh nghịch khiến mấy đứa chúng em, đứa nào cũng bò lăn ra mà cười. Tú luôn nghĩ ra những trò chơi thú vị. Trong các buổi diễn văn nghệ, Tú thường bắt chước tiếng kêu và hành động của các con vật, làm người xem lúc nào cũng thích thú.

 

Nghịch ngợm là thế nhưng khi chơi thể thao, cậu bạn ấy lại tỏ ra chín chắn, nghiêm nghị như người lớn. Khánh Tú chơi rất giỏi môn đánh cầu lông và thường xuyên được nhà trường chọn đi thi đấu các giải quan trọng của tỉnh, của thành phố. Ở trên lớp, Tú còn là một học sinh giỏi. Bạn khá các môn tự nhiên nên thường kèm các bạn khác học bài. Vì thế, qua các kì thi, điểm của mọi người khá dần lên và cuối học kỳ I vừa rồi, lớp em đã đạt được danh hiệu “Lớp xuất sắc”.

Hai đứa chúng em chơi với thân từ lúc còn học mẫu giáo nên từ sở thích, sở trường, sở đoản chúng em đều hiểu rõ của nhau. Em và Tú gắn bó với nhau như hình với bóng, mặc dù tính cách trái ngược nhau nhưng điều đó lại khiến chúng em khắc phục nhược điểm của bản thân và dễ dàng chia sẻ mọi tâm tư, tình cảm. Tú hay sang nhà em chơi, giúp em học bài và cùng tập tành sáng tác thơ văn, sáng tác nhạc. Em có một cây đàn ghi-ta cho anh trai tặng nhân dịp sinh nhật. Mỗi buổi chiều, chúng em lại ra hiên ngồi, nghêu ngao hát. Những giây phút ấy, tuy hai đứa không nói câu nào nhưng vẫn để lại trong em nhiều cảm xúc khó quên.

Khánh Tú, cậu bạn đáng mến của em. Em rất yêu quý và ngưỡng mộ Tú vì bạn không chỉ là một người con ngoan mà còn là trò giỏi, là tấm gương sáng để mọi người noi theo.

18 tháng 10 2016

Mk chỉ nhớ đề của bài tập làm văn thôi

Hãy kể cảm nghĩ của em về 1 nhân vật mà em đã học

19 tháng 10 2016

mình cần bài văn số 2 cơ thôi dù sao cũng cảm ơn bạn nha!!!Bài viết số 2 - Văn lớp 6

22 tháng 10 2016

mình là kể một lần mắc lỗi hoặc một lần làm việc tốt của em

mà cậu học trường nào đấy,mình học trường Trung Học Cơ Sở Tây Mỗ lớp 6A3thanghoaleuleu

21 tháng 10 2016

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6
Thời gian làm bài 90 phút

I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm, 16 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm).

Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng.

1.Văn bản“Bài học đường đời đầu tiên” được kể bằng lời của nhân vật nào?

A. Người kể chuyện

B. Chị Cốc

C. Dế Mèn

D. Dế Choắt

2. Tác giả của văn bản “Sông nước Cà Mau” là ai?

A. Tạ Duy Anh

B. Vũ Tú Nam

C. Tô Hoài

D. Đoàn Giỏi

3. Nét độc đáo của cảnh vật trong“Sông nước Cà Mau” là gì?

A. Kênh rạch bủa giăng chi chít

B. Rừng đước rộng lớn, hùng vĩ

C. Chợ nổi trên sông

D. Kết hợp cả A, B và C.

4. Điểm giống nhau giữa hai đoạn trích “Vượt thác” và “Sông nước Cà Mau” là:

A. Tả cảnh sông nước

B. Tả người lao động

C. Tả cảnh sông nước miền Trung

D. Tả cảnh vùng cực Nam của Tổ quốc.

5. Nhân vật chính trong truyện ngắn “Buổi học cuối cùng” là ai?

A. Chú bé Phrăng

B. Thầy giáo Ha – men

C. Chú bé Phrăng và thầy giáo Ha – men

D. Chú bé Phrăng, thầy giáo Ha–men, bác phó rèn Oat–tơ và cụ Hô-de.

6. Ý trả lời nào sau đây đúng nhất cho câu hỏi: Tại sao khi nhìn thầy Ha – men đứng dậy “người tái nhợt”, chú bé Phrăng lại cảm thấy “thầy vô cùng lớn lao”?

A. Vì Phrăng rất yêu quý và kính trọng thầy

B. Vì em chợt nhận ra phẩm chất cao quý của thầy

C. Vì em vừa xúc động, vừa cảm phục phẩm chất cao quý của thầy

D. Vì từ nay trở đi, Phrăng không được học thầy nữa

Đề tham khảo học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm học 2014-2015

Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2015 trường THCS Tân Thịnh, Yên Bái

Đề thi thử học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm học 2014-2015

7. Yêú tố nào thường không có trong thể ký?

A. Sự việc

B. Lời kể

C. Người kể chuyện

D. Cốt truyện

8. Văn bản “Cây tre Việt Nam” thuộc thể loại gì?

A. Kí

B. Hồi kí

C. Truyện ngắn

D. Truyện thơ

9. Câu: “Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam” có mục đích gì?

A. Định nghĩa

B. Đánh giá

C. Giới thiệu

D. Miêu tả

10. Vị ngữ câu: “Tre là cánh tay của người nông dân” có cấu tạo như thế nào?

A. là + một cụm danh từ

B. là + một cụm động từ

C. là + một cụm tính từ

D. là + một kết cấu chủ vị

11. Câu: “Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái chùa cổ kính.” thuộc loại câu đơn nào?

A. Đánh giá

B. Định nghĩa

C. Miêu tả

D. Tồn tại

12. Phó từ là những từ chuyên đi kèm với:

A. Động từ và danh từ

B. Động từ và tính từ

C. Động từ và số từ

D. Động từ và lượng từ

13. Phó từ“đã” trong cụm từ “đã từ lâu đời” có ý nghĩa gì?

A. Chỉ quan hệ thời gian

B. Chỉ sự tiếp diễn tương tự

C. Chỉ mức độ

D. Chỉ khả năng

14. Trong hai câu thơ:

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng

Tác giả dùng kiểu so sánh ngang bằng. Đúng hay sai ?

A. Đúng

B. Sai

15. Dòng thơ “Người Cha mái tóc bạc” đã sử dụng nghệ thuật gì?

A. So sánh

B. Nhân hoá

C. Hoán dụ

D. Ẩn dụ

16. Câu văn: “Năm 1945, với sự thành công của cách mạng Tháng Tám, đã được đổi tên thành cầu Long Biên.” mắc lỗi gì?

A. Sai về nghĩa

B. Thiếu chủ ngữ

C. Thiếu vị ngữ

D. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ

II. Tự luận (6 điểm)

Chọn một trong hai đề sau:

Đề 1. Tả một người mà em yêu thương.

Đề 2. Tả một khu vườn trong buổi sáng đẹp trời.