K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 4 2017

Đáp án: A

- Một bài văn tự sự cần có đầy đủ cả 3 phần: mở, thân, kết bài

28 tháng 9 2016

MB:Ngày em còn bé, mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, mẹ em lại thì thầm kể cho em nghe một câu chuyện cổ tích, mẹ kể bằng trí nhớ của mẹ nên những câu chuyện ấy nó như thêm lung linh, huyền ảo, nó không diễn ra đều đều, mà đôi khi nó còn được tạo thêm những tình tiết mới, những nhân vật mới, nhưng vẫn không làm mất đi nội dung của nó. Em rất thích cách kể chuyện của mẹ, thích trí tưởng tượng của mình như cũng đang bay bổng trong thế giới cổ tích ấy, và hôm nay trí tưởng tượng ấy đã bay từ quá khứ, từ truyền thuyết về hiện tại.

KB:Nhưng hàng năm, khi tập trung thêm được lực lượng, Thủy Tinh lại dâng nước lên mong đánh bại được Sơn Tinh, trong khi đó mỗi năm con người lại cũng góp tay với Thủy Tinh tàn phá thiên nhiên, tàn phá những cánh rừng phòng hộ, hủy hoại bầu khí quyển… Nếu con người vẫn chưa có ý thức được sự cần thiết của việc bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống của mình, biết đâu có ngày Thủy Tinh sẽ thắng?
 

28 tháng 9 2016

Mình chọn truyện TRUYỀN THUYẾT Thánh Gióng

Mở bài :

Truyện lấy bối cảnh thời Hùng Vương thứ 18 kén rể. Ông có một cô con gái tên gọi Mỵ Nương có nghĩa là '' duyên dáng, xinh đẹp '', yêu quý như thánh nữ. Văn hóa của người Việt thời đại này nói riêng và phong kiến nói chung vẫn chưa hoàn chỉnh (thậm chí chưa có Nho giáo). Ông mở hội kén rể và có 2 chàng trai nổi bật nhất: Sơn Tinh và Thủy Tinh. Sơn Tinh là sơn thần núi Tản Viên, còn Thủy Tinh là chúa thủy cung, với tài năng ngang ngửa nhau. Điều này Vua Hùng không thể chọn ai, đành lựa chọn cuộc thi giữa 2 người, ai đem đầy đủ sính lễ đến nhanh hơn sẽ là phò mã.

Kết bài :

Từ đó, khi phục hồi sức mạnh như cũ, Thủy Tinh cứ hàng năm lại dâng nước và kéo quân tấn công Sơn Tinh, gây ngập lụt vùng dân sinh sống. Nhưng lần nào Thủy Tinh cũng thua trận. Phe Sơn Tinh cũng chịu nhiều tổn thất (chủ yếu là người dân) để ngăn lũ lụt, nhưng vẫn đẩy lùi buộc Thủy Tinh rút quân về.

12 tháng 4 2017
STT Các phần Tự sự Miêu tả
1 Mở bài Giới thiệu về đối tượng sự vật được kể. Giới thiệu về sự vật, đối tượng được miêu tả.
2 Thân bài Kể chuỗi sự kiện liên quan tới nhân vật. Miêu tả đặc điểm, tính chất sự vật theo trình tự nhất định (từ khái quát tới cụ thể, hoặc ngược lại).
3 Kết bài Kết quả, suy nghĩ. Nhận xét, cảm nghĩ
20 tháng 2 2022

Tham Khảo

Mở bài :

Cây khế là một câu chuyện cổ tích rất hay và ý nghĩa.

Kết bài :

Qua câu chuyện, chúng ta nhận được bài học ý nghĩa mà ông cha gửi gắm “ở hiền gặp lành, gieo gió gặt bão”. Câu chuyện cổ tích ấy không chỉ để giải trí mà còn là những bài học giáo dục đầu đời của bao thế hệ trẻ em nước ta.

20 tháng 2 2022

Tôi là nhân vật người em trong truyện Cây khế - một câu chuyện hay trong kho tàng truyện cổ nước ta. Sau đây, tôi xin kể lại câu chuyện ấy cho các bạn cùng nghe.

12 tháng 6 2019

a, Chủ đề truyện:

- Biểu dương sự trung thực, thẳng thắn không ham của cải vàng bạc của người lao động

- Phê phán, chế giễu thói tham lam, ích kỉ của bọn quan lại trong triều

- Sự việc tập trung làm nổi bật chủ đề:

     + Biểu dương việc: Một người nông dân tìm được viên ngọc quý muốn dâng nhà vua”

     + Người nông dân tố cáo sự tham lam của viên quan cận thần

- Phê phán: “ Được, tôi sẽ đưa anh vào gặp nhà vua với điều kiện… nếu không thì thôi!”

b, Ba phần của truyện:

- Mở bài : Câu đầu tiên

- Thân bài : từ “Ông ta” đến “hai mươi nhăm roi”

- Kết bài : phần còn lại

c, Truyện “Phần thưởng” giống với truyện “Tuệ Tĩnh” ở phần cấu tạo ba phần.

- Khác nhau ở chủ đề:

     + Chủ đề truyện Tuệ Tĩnh: Tấm lòng nhân từ của bậc lương y

     + Chủ đề truyện Phần Thưởng: Sự trung thực

d, Sự việc Thân bài thú vị ở chỗ:

- Phần thưởng mà người nông dân đề nghị “thưởng cho hạ thần năm mươi roi”

- Việc chia phần thưởng bất ngờ hơn, ngoài dự kiến của viên quan