K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 12 2017

nhanh 1 phút chậm cả đời

10 tháng 12 2017

 Đi xe không mũ, lãnh đủ tang thương.

- Giành khách lấn đường, Diêm Vương mừng đón.

- Xe không có thắng, chạy thẳng vào hòm.

- Lấn chiếm vỉa hè, áp phe với... xà bần, rác thải.

- Phóng càn phóng đại, ắt phải đến... toà!

- Chở ẩu chở bừa, người ưa bị phạt.

- Chạy xe trái luật, địa ngục chực chờ.

- Chiếm dụng lòng đường, khôn lường tai hoạ.

- Đua xe đường phố là bố tử thần.

- Lao thí băng càn là bạn vàng của trại giam, án phạt.

- Coi thường luật lệ là mẹ của tai nạn giao thông.

- Vượt ẩu phóng nhanh là anh của thương đau, tang tóc.

- Vòng vèo lạng lách là khách của âm cung.

- Chạy xe nghênh ngông là ông của quan tài, nạng gỗ.

- Đi hàng ba hàng bảy là bạn tri kỷ của thảm hoạ, đoạn trường.

12 tháng 4 2017

Đã từ lâu, an toàn giao thông luôn là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Những năm gần đây, số tai nạn giao thông xảy ra ở nước ta ngày càng nhiều. Số người chết vì tai nạn giao thông theo từng giờ, từng ngày đã lên đến mức báo động.

Vậy chúng ta, nhất là những người trẻ, có suy nghĩ và hành động như thế nào để góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông?

Trước hết, ta cần hiểu tai nạn giao thông là như thế nào? Khi tham gia giao thông trên đường, bất ngờ ta bị tai nạn do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Nhẹ thì chỉ thiệt hại về tài sản, nặng thì để lại thương tật suốt đời hoặc thậm chí là mất cả tính mạng, để lại biết bao đau thương, tiếc nuối cho những người thân. Từ khi con người sáng chế ra những phuơng tiện để di chuyển thì cũng đồng nghĩa với việc xuất hiện tai nạn giao thông, dù là ở nhiều hình thức khác nhau. Có thể nói, cứ mười lần bước ra đường phố thì đã nhìn thấy hết bảy lần xảy ra tai nạn giao thông. Vậy tại sao lại có được một con số thật khó tưởng tượng, vì đâu mà tai nạn giao thông lại xảy ra một cách quá phổ biến? Có nhiều lý do để giải thích, như đã nói ở trên là do khách quan và chủ quan mà nguyên nhân chủ quan lại chiếm đa số.

Nguyên nhân đầu tiên là do sự thiếu hiểu biết. Số đông dân chúng còn có quan niệm rằng tai nạn nói chung và tai nạn giao thông nói riêng là do số mệnh con người quyết định. Họ không thấy rằng phần lớn tai nạn giao thông là có thể phòng tránh được. Thứ hai là có hiểu biết về luật giao thông nhưng do ý thức kém nên đã không chấp hành: uống rượu bia vượt quá nồng độ cho phép khi lái xe, không đội mũ bảo hiểm ở phần đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm, chở trên ba người phóng nhanh vượt ẩu… Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất, làm đau đầu các nhà quản lí. Một phần nữa vì không có biện pháp kiểm soát, bắt nóng ngay khi phạm luật nên mọi người cứ vô tư phạm luật khi không thấy có cảnh sát giao thông. Xét về nguyên nhân khách quan, cơ sở hạ tầng của rất nhiều tuyến đường kém chất lượng đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người tham gia giao thông.

Tất cả những nguyên nhân gây ra tai nạn đều bắt nguồn từ ý thức của người dân. Nếu như họ biết quý bản thân mình, biết tuân thủ luật lệ giao thông, biết nghĩ đến sự an toàn cho người lưu thông thì sẽ chẳng có những điều thương tâm và đáng tiếc. Hồi chuông cảnh báo luôn rung lên, nhắc nhở mọi người hãy biết chấp hành giao thông, vì sự an toàn của bản thân và xã hội. Để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông thì mọi người đều phải chấp hành nghiêm luật giao thông, đi đúng tốc độ, đúng phần đường, không điều khiển xe khi đã uống rượu bia, đi trên đường không nên ganh đua với người khác…

Riêng về phần học sinh chúng ta, ngay bây giờ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hãy tích cực tham gia các hoạt động thiết thực do Đoàn trường tổ chức để tuyên truyền luật giao thông cho mọi người và gia đình, chấp hành nghiêm luật giao thông, đội mũ bảo hiểm khi đi trên xe gắn máy, xe đạp điện, đặc biệt là sau khi các bạn đã kí cam kết thực hiện an toàn giao thông. Không phải thực hiện theo cách đối phó mà hãy thực hiện vì chính sự an toàn của bản thân mình. Ở trường ta, đa số các bạn học sinh thực hiện tốt luật an toàn giao thông đường bộ, tuy nhiên còn một số bộ phận không nhỏ các bạn học còn chưa thực hiện tốt, thiếu ý thức, thiếu văn hóa giao thông như khi tan học còn tụ tập trước khu vực cổng trường gây ùn tắc giao thông, đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, đội mũ không cài quai, đi dàn hàng ngang trên đường.

Trên địa bàn huyện Thanh Hà chúng ta, toàn dân cũng đang hướng ứng tháng an toàn giao thông vào tháng 10 này, các lực lượng công an giao thông sẽ thường xuyên tuần tra kiểm soát, xử phạt người vi phạm. Nếu các bạn học sinh bị xử lí vi phạm khi tham gia giao thông nghĩa là bạn đã vi phạm pháp luật.

Bản thân tôi cũng sẽ có gắng chấp hành luật giao thông thật tốt, góp một phần nhỏ nào đó làm giảm thiểu tai nạn giao thông, đem lại an toàn cho chính bản thân và những người xung quanh.

Tóm lại, tai nạn giao thông là một vấn đề bức bách cần giải quyết. Vấn đề này cần sự ý thức trách nhiệm và hành động cụ thể của từng cá nhân trong xã hội này. Hy vọng là một ngày gần đây, tình trạng tai nạn giao thông sẽ giảm thiểu tối đa, đem lại nhiều niềm vui cho những ai tham gia giao thông.

Và thông điệp tôi muốn gửi tới các bạn sau bài viết này là “ Bạn và tôi hãy cùng nhau thực hiện tốt luật an toàn giao thông như chúng ta đã cam kết”.

7 tháng 1 2018

1. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

- Nghĩa của câu: tháng năm đêm ngắn, tháng mười ngày ngắn. Suy ra tháng năm ngày dài, tháng mười đêm dài. Nhấn mạnh đặc điểm ngắn của đêm tháng năm và ngày tháng mười.

- Áp dụng kinh nghiệm này, người ta chú ý phân bố thời gian biểu làm việc cho phù hợp. Chú ý khẩn trương khi làm việc, bố trí giấc ngủ hợp lí,...

- Câu tục ngữ giúp con người có ý thức về thời gian làm việc theo mùa vụ.

2.Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

- Nghĩa của câu: khi trời nhiều (dày) sao sẽ nắng, khi trời không có hoặc ít (vắng) sao thì mưa.

- Là kinh nghiệm để đoán mưa nắng, rất cần cho công việc sản xuất nông nghiệp và mùa màng. Trời ít mây nên nhìn thấy nhiều sao, nhiều mây nên nhìn thấy ít sao.

- Nhìn sao có thể đoán trước được thời tiết để sắp xếp công việc.

7 tháng 1 2018

3.Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.

- Nghĩa là khi có ráng mỡ gà, sẽ có mưa bão lớn. Vì vậy phải chú ý chống bão cho nhà cửa.

- Câu tục ngữ nhắc nhở ý thức phòng chống bão lụt.

4.Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.

- Vào tháng bảy, nếu thấy kiến di chuyển (bò) thì khả năng sắp có mưa lớn và lụt lội xảy ra.

- Kiến là loại côn trùng nhạy cảm. Khi sắp có mưa lụt, chúng thường di chuyển tổ lên chỗ cao, vì vậy chúng bò ra khỏi tổ.

- Câu tục ngữ được đúc kết từ quan sát thực tế, nó nhắc nhở về ý thức phòng chống bão lụt, loại thiên tai thường gặp ở nước ta.

5.Tấc đất tấc vàng

- Đất được coi quý ngang vàng.

- Đất thường tính bằng đơn vị mẫu, sào, thước (diện tích). Tính tấc là muốn tính đơn vị nhỏ nhất (diện tích hay thể tích). Vàng là kim loại tính đếm bằng chỉ, bằng cây (dùng cân tiểu li để cân đong). Đất quý ngang vàng (Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu).

- Đất quý như vàng vì đất nuôi sống con người, tiềm năng của đất là vô hạn, khai thác mãi không bao giờ vơi cạn.

- Người ta sử dụng câu tục ngữ này để đề cao giá trị của đất, phê phán việc lãng phí đất (bỏ ruộng hoang, sử dụng đất không hiệu quả).

9 tháng 12 2021

Tham khảo:

Trên đường hành quân xa,

Dừng chân bên xóm nhỏ.

Tiếng gà ai nhảy ổ:

"Cục tác...tác, cục ta"

Nghe xao động nắng trưa,

Nghe bàn chân đỡ mỏi.

Nghe gọi về tuổi thơ.

Trong bài tiếng gà trưa của thi sĩ Xuân Quỳnh, tôi thích nhất là khổ thơ đầu tiên. Nó được bắt đầu bằng những câu thơ bình dị, nhẹ nhàng, thủ thỉ như kể về một câu chuyện hết sức bình thường. Người chiến sĩ trên đường hành quân mệt mỏi dừng chân bên một xóm nhỏ, anh nghe tiếng gà gáy trưa để rồi những cảm xúc của tuổi thơ chợt ùa về. Ở đây, điệp từ "nghe" mở rộng về chiều sâu cảm xúc của nhân vật. Mỗi lần từ "nghe" lặp lại, âm thanh của tiếng gà như lan tỏa thêm. Và cả những câu thấm đẫm linh hồn trẻ thơ của chiến sĩ hổi còn bé. Và, tuy tiếng gà đang là âm thanh của thực tại, nhưng nó lại vang vọng về được tận miền ký ức xa xôi, đánh thức những cảm xúc luôn giấu kín mà tưởng như con người đã quên.

21 tháng 1 2017

Mùa đông mưa dầm gió bấc, mùa hè hè mưa to gió lớn, mùa thu sương sa nắng gắt.
- Đầu năm sương muối , cuối năm gió bấc.
- Tháng giêng rét dài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng Bần.
- Mặt trời có quầng thì hạn, mặt trăng có tán thì mưa.
- Vàng mây thì gió, đỏ mây thì mưa.
- Thâm đông, trống bắc, hễ nực thì mưa..
- Tháng chín mưa rươi, tháng mười mưa cữ.
- Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa.
- Động bể Xuân né, xúc thóc ra phơi; động bể Đại bằng đổ thóc vào rang.
- Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt.
- Mỡ gà thì gió, mỡ chó thì mưa.
- Nước chảy đá mòn.
- Mưa chẳng qua ngọ, gió chẳng qua mùi.
- Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
- Chớp thừng chớp bão, chẳng bão thì mưa.
- Tháng mười sấm rạp, tháng chạp sấm động.- Bao giờ đom đóm bay ra
Hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng.
- Lúa chiêm nép ở đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.
- Tua rua thì mặc tua rua
Mạ già ruộng ngấu không thua bạn điền.
- Trồng trầu đắp nấm cho cao
Che cho sương nắng khỏi vào gốc cây
Nửa năm bén rể bén dây
Khôn dầu bã đậu bón tay cho liền.
- Ai ơi nhớ lấy lời này
Nuôi tằm ba lứa, ruộng cày ba năm
Nhờ trời hoà cốc phong đăng
Cấy lúa lúa tốt, nuôi tằm tằm tươi
Được mùa dù có tại trời
Chớ thấy sóng cả mà rời tay co.
- Cơm ăn một bát sao no
Ruộng cày một vụ sao cho đành lòng
Sâu cấy lúa, cạn gieo bông
Chẳng ươm được đỗ thì trồng ngô khoai.
- Dưa gang một, chạp thì trồng
Chiêm cấy trước tết thì lòng đỡ lo
Tháng hai đi tậu trâu bò
Cày đất cho ải mạ mùa ta gieo.
- Gỗ kiền anh để đóng cày
Gỗ lim gỗ sến anh nay đóng bừa
Răng bừa tám cái còn thưa
Lưỡi cày tám tấc đã vừa luống tơ
Muốn cho lúa nảy bông to
Cày sâu bừa kĩ phân tro cho nhiều
Lập thu mới cấy lúa mùa,
Khác nào hương khói lên chùa cầu con.

Tháng Chạp thì mắc trồng khoai,
Tháng Giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà.
Tháng Ba cày bở ruộng ra,
Tháng Tư bắc mạ, thuận hoà mọi nơi.
Tháng Năm gặt hái vừa rồi,
Bước sang tháng Sáu, nước trôi đầy đồng.
Nhà nhà vợ vợ chồng chồng,
Đi làm ngoài đồng, sá kể sớm trưa...
Tháng Sáu, tháng Bảy, khi vừa,
Vun trồng giống lúa, bỏ chừa cỏ tranh.
Tháng Tám lúa giỗ đã đành,
Tháng Mười cắt hái cho nhanh kịp người.
Khó khăn làm mấy tháng trời,
Lại còn mưa nắng thất thời khổ trông!
Cắt rồi nộp thuế nhà công,
Từ rày mới được yên lòng ấm no.

Tháng giêng là tháng ăn chơi,
Tháng hai trồng đậu, trồng khoai, trồng cà.
Tháng ba thì đậu đã già,
Ta đi ta hái về nhà phơi khô.
Tháng tư đi tậu trâu bò,
Để ta sắm sửa làm mùa tháng năm.
Sáng ngày đem thóc ra ngâm,
Bao giờ mọc mầm, ta sẽ vớt ra.
Gánh đi ta ném ruộng ta,
Đến khi lên mạ thì ta nhổ về.
Sắp tiền mượn kẻ cấy thuê.
Cấy xong rồi mới trở về nghỉ ngơi.
Cỏ lúa dọn đã sạch rồi,
Nước ruộng vơi mười còn độ một, hai.
Ruộng thấp đóng một gầu giai,
Ruộng cao thì phải đóng hai gầu sòng
Chờ cho lúa có đòng đòng,
Bây giờ ta sẽ trả công cho người.
Bao giờ cho đến tháng mười,
Ta đem liềm hái ra ngoài ruộng ta.

Gặt hái ta đem về nhà,
Phơi khô quạt sạch ấy là xong công.


__________________________________
Ca dao về thời tiết


Sấm động, gió tan

Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa
Tháng ba mưa đám, tháng tám mưa cơn.
Gió heo may, chẳng mưa dầm thì bão giật.

Tháng bảy kiến đàn đại hàn hồng thuỷ.

Lạy ông nắng lên
Cho trẻ nó chơi,
Cho già bắt rận,
Cho tôi đi cày.

Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước.

Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão


Mồng chín tháng chín có mưa,
Thì con sắm sửa cày bừa làm ăn.
Mồng chín tháng chín không mưa,
Thì con bán cả cày bừa đi buôn.

Đêm trời tang, trăng sao không tỏ,
Ấy là điềm mưa gió tới nơi.
Đêm nào sao sáng xanh trời,
Ấy là nắng ráo yên vui suốt ngày.
Những ai chăm việc cấy cầy,
Điềm trời trông đó, liệu xoay việc làm.
Nhiều chống càng tốt, nhiều cột càng bền

Kiến đen tha trứng lên cao,
Thế nào cũng có mưa rào rất to

Chuc ban hoc tot!yeu
6 tháng 2 2017
1. Gió thổi là chổi trời.
2. Nước chảy đá mòn.
3. Trăm rác lấy nác làm sạch.
4. Rắn già rắn lột, người già người chột.
5. Qua giêng hết năm, qua rằm hết tháng.
6. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng.
7. Ngày tháng mười chưa cười đã tối
8. Đông chết se, hè chết lụt.
9. Đầu năm sương muối, cuối năm gió nồm
10. Tháng giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng Bân.
11. Tháng ba bà già chết rét.
12. Tháng bảy mưa gãy cành tràm.
13. Tháng tám nắng rám trái bưởi.
14. Tháng bảy ngâu ra, mồng ba ngâu vào.
15. Sáng mưa, trưa tạnh.
16. Mưa chẳng qua ngọ, gió chẳng qua mùi.
17. Sáng bể chớ mừng, tối rừng chớ lo.
18. Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa.
19. Mống đông vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật.
20. Ráng mỡ gà thì gió, ráng mỡ chó thì mưa.
21. Gió bấc hiu hiu sếu kêu thì rét.
22. Chớp đông nháy nháy, gà gáy thì mưa.
23. Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa.
24. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
25. Trời đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa.
26. Tháng bảy kiến đàn, đại ngàn hồng thủy.
27. Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão.
28. Én bay thấp mưa ngập cầu ao.
29. Én bay cao mưa rào lại tạnh.
30. Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa.
31. Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước
32. Nắng chóng trưa, mưa chóng tối.
33. Mưa tháng ba hoa đất.
Mưa tháng tư hư đất.
34. Tấc đất, tấc vàng.
35. Năm trước được cau, năm sau được lúa.
36. Được mùa lúa, úa mùa cau
Được mùa cau, đau mùa lúa
37. Được mùa quéo, héo mùa chiêm.
38. Tỏ trăng mười bốn được tằm.
Tỏ trăng hôm rằm thì được lúa chiêm.
39. Trăng mờ tốt lúa nỏ, trăng tỏ tốt lúa sâu.

40. Thiếu tháng hai mất cà, thiếu tháng ba mất đỗ.
41. Thiếu tháng tám mất hoa ngư.
Thiếu tháng tư mất hoa cốc.
42. Mồng tám tháng tám không mưa
Bỏ cả cầy bừa mà nhổ lúa đi.
43. Tháng chín mưa rươi, tháng mười mưa mạ.
44. Gió đông là chồng lúa chiêm
Gió bấc là duyên lúa mùa.
45. Chiêm xấp tới, mùa đợi nhau.
46. Lúa chiêm đứng nép đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.
47. Đói thì ăn ráy, ăn khoai
Chớ thấy lúa trỗ tháng hai mà mừng.
48. Ăn kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa.
49. Mạ chiêm ba tháng không già
Mạ mùa tháng rưỡi ắt là không non

50. Lúa mùa thì cấy cho sâu
Lúa chiêm thì gẩy cành dâu mới vừa.
51. Một lượt cỏ thêm giỏ thóc.
52. Nhất nước, nhì phân, tam cần tứ giống.
53. Hòn đất nỏ bằng giỏ phân.
54. Người đẹp về lụa, lúa tốt về phân.
55. Tốt quá hóa lốp.
56. Xanh nhà hơn già đồng.
57. Ruộng cao trồng mầu, ruộng sâu cấy chiêm.
58. Trồng khoai đất lạ, gieo mạ đất quen.
59. Bốc mả kiêng ngày trùng tang
Trồng khoai lang kiêng ngày gió bấc.
60. Chuối sau, cau trước.
61. Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa.
62. Nắng sớm thì đi trồng cà
Mưa sớm ở nhà phơi thóc.
63. Gió heo may mía bay lên ngọn.
64. Đom đóm bay ra, trồng cà tra đỗ
Tua rua bằng mặt cất bát cơm chăm.
65. Ba tháng trông cây không bằng một ngày trông quả.
66. Chắc rễ bền cây.
67. Cây chạm lá, cá chạm vây.
68. Tháng giêng trồng trúc, tháng lục trồng tiêu.
Nắng đan đó, mưa gió đan gầu.
69. Con trâu là đầu cơ nghiệp.
70. Tháng chín ăn rươi, tháng mười ăn ruốc
71. Một tiền gà, ba tiền thóc.
72. Chuồng gà hướng đông cái lông chẳng còn.
73. Làm ruộng ba năm không bằng chăm tằm một lứa.
74. Làm ruộng ăn cơm nằm, chăm tằm ăn cơm đứng.
75. Tằm đói một bữa bằng người đói nửa năm.
76. Một nong tằm là năm nong kén
Một nong kén là chín nén tơ.
77. Tháng ba dâu trốn, tháng bốn dâu về.
78. Ao sâu tốt cá
Nước cả cá to.
ăn đưa xuống , uống đưa lên
Đánh chó không nể chủ
Đói ăn vụng túng làm càn
Đêm nằm năm ở
Đi hỏi về chào
Đứt dây động rừng
Cái khó bó cái khôn
Có tật giật mình
Chưa nóng nước đã đỏ gọng
Của biếu của lo của cho của nợ
Của chồng công vợ
Con sâu làm rầu nồi canh
Gà cỏ trở mỏ về rừng
Gà tức nhau tiếng gáy
Gần đâu xâu đấy
Giàu bán ló ( lúa) , khó bán con
Giận mắng lặng thương
Lo bò trắng răng
Một năm làm nhà , ba năm trả nợ
Mèo già hoá cáo
Ném đá giấu tay
Rẻ tiền mặt đắt tiền chịu
Thương nhau lắm cắn nhau đau
Trong nhà chưa tỏ ngoài ngõ đã hay
Việc nhà thì nhác việc chú bác thì siwng
Xởi lởi trời gửi của cho , bo bo trời co của lại
Xấu hay nói tốt , *** hay nói chữ
Yêu trẻ , trẻ đến nhà , yêu già già để tuổi cho
Về Đoàn kết :
Một người đàn ông không làm nổi nhà , một người đàn bà không làm nổi khung dệt
Về Bố mẹ :
ăn cá mới biết cá có xương , nuôi con mới biết thương bố mẹ
Về Anh em :
Anh em liền khúc ruột
Làm em thì dễ làm anh thì khó
Về Người già :
Nói dối người già , mọc nhọt ở mắt
Với khách :
Khách đến nhà không đánh chó , khách đến ngõ không mắng mèo
Khách đến nhà không gà cũng lợn
Về Giàu nghèo :
Giàu giữa làng , sang giữa mường
Sự Hổ thẹn :
Ai ăn trộm ngỗng cổ người ấy cao
Về Danh dự :
Bò chết để da, người già chết để để tiếng để lời
Về Ân tình :
ăn cây đào , rào cây đào
Về Bản tính :
Sinh con không ai sinh lòng, sinh muông thú không sinh sừng
Với Bạn bè :
Bạn xa quê cũng thương , bạn trong mường cũng nhớ
Nói về cái ác:
Kẻ ác có lông hùm treo trong bụng
Về Thói kiêu ngạo:
Qua truông buông gây
Qua truông đám ***** cho cọp
Bạn tham khảo nha!!
25 tháng 9 2018

a. nhưng

b. nên

25 tháng 9 2018

Câu a là "nhưng"

Câu b là"nên"

14 tháng 11 2017

2 câu trên là 2 câu nèo bn😮😮😮

7 tháng 11 2018

Phép đối ở 2 câu cuối là sự trở về trong tâm hồn nhà thơ

-''Ngẩng đầu'' là cái nhìn hướng ngoại

-''Cúi đầu'' là cái nhìn hướng nội

→Hai cái nhìn trái chiều ây có mối quan hệ với nhau,Trăng sáng vừa là hình ảnh thực, vừa là cầu nối về quê hương, nối QK vs HT

7 tháng 11 2018

MIK DANG CAN GAP . CAM ON MOI NGUOI NHIEU

câu 1

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

Bạn sẽ có thể kiếm 40 triệu đồng mỗi ngày khi học được mẹo này

Uống trước khi ngủ để tống khứ kí sinh trùng trong cơ thể

Cách tốt nhất để kiếm tiền ở việt nam

Hôi miệng sẽ biến mất nếu bạn uống thứ này trước giờ ngủ

Hai câu đầu trong bài thơ ” Cảnh khuya” đã vẽ nên cảnh núi rừng Việt Bắc rất tài tình. Ngay đầu bài thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh tiếng suối chảy êm đêm với “tiếng hát xa” của con người. Nghệ thuật lấy động tả tĩnh đặc sắc làm nổi bật lên cảnh rưng khuya tĩnh lặng, yên ả nhưng không heo hút, hoang vu. Phép so sánh đã làm cho tiếng suối thêm vui tươi, đầy sức sống. Đây là lấy con người  làm chủ đã làm cho khung cảnh núi rừng thêm gần gũi, thân mật với con người.

Câu thơ thứ hai đã gợi lên hình ảnh vầng trăng tươi sáng, điệp ngữ lồng được điệp lại ba lần thật là hay, thật đắt. Ta như xao xuyến, bồi hồi trước bức tranh đêm trăng lung linh, huyền ảo với nhiều tầng bậc cao thấp, sáng tối hòa hợp, quấn quýt. Tuy chỉ có hai màu trắng – đen nhưng ta đã tưởng tượng ra trăm nghìn màu sắc. Bức tranh được thêu dệt bởi tầm cao của trăng, tầng trung của vòm cổ thụ cùng tầng thấp của lá, hoa. Cảnh rừng Việt Bắc thật sinh động, tươi sáng và là niềm vui sống của con người.

Hai câu thơ đã thể hiện tâm hồn cao đẹp của nhà thơ, của nghệ sĩ Hồ Chí Minh, yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên. Ta thấy như thế thì sẽ có tâm hồn thanh cao đang sống những phút giây thần tiên ở chiến khu Việt Bắc.

4 tháng 1 2018

Cau tra loi cua bn ko hop cau hoi cua mik cho lam.