K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 12 2017

1. Văn bản này thuộc thể văn gì? Có mấy đoạn văn? Mỗi đoạn nói gì?
BL: - Văn bản này thuộc loại văn tự sự - truyện cổ trung đại.
- Truyện có 2 đoạn :
+ Đoạn 1: Kể chuyện giữa một con hổ và một và đỡ
+ Đoạn 2: Kể chuyện giữa một con hổ và bác tiều phu. 
2. Với văn bản này, biện pháp nghệ thuật cơ bản, bao trùm được sử dụng là biện pháp gì? Tại sao lại dựng lên chuyện "con hổ có nghĩa" mà không phải là "Con người có nghĩa"?
BL: - Biện pháp là mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người. 
- Nhằm mục đích đề cao ân nghĩa trong đạo làm người. 

2 tháng 1 2017

- Câu chuyện thứ nhất: bà đỡ Trần giúp hổ cái đang khó sinh, bà giúp hổ đẻ được và hổ vui mừng, đào bạc lên trả ơn cho bà, đưa bà ra tận cửa rừng.

- Câu chuyện thứ hai: bác tiều phu giúp hổ lấy chiếc xương bò mắc trong cổ họng, hổ săn nai về cảm tạ ơn. Lúc bác tiều mất, hổ xót thương, cứ tới dịp giỗ lại mang lễ vật về.

- Các chi tiết thú vị:

     + Bà đỡ Trần được hổ đực cảm tạ ơn bằng nén bạc

     + Con hổ nghe lời bác tiều nằm phục xuống, há miệng vẻ cầu cứu

- Chuyện con hổ với bác tiều so với chuyện con hổ với bà đỡ Trần có thêm ý nghĩa: thể hiện tư tưởng nhân nghĩa, sự trả ơn nghĩa suốt đời.

23 tháng 10 2019

Biện pháp nghệ thuật chủ yếu: nhân hóa

- Mượn hình ảnh con hổ có nghĩa để nói về con người có nghĩa.

    + Con hổ là loài cầm thú hung dữ mà còn sống có nghĩa, có tình thì lẽ nào con người lại sống thiếu ơn được

     + Đây là cách diễn giải gián tiếp về con người.

9 tháng 12 2018

Con hổ thứ nhất với bà đỡ Trần

  • Các hành động:
    • Gõ cửa cổng bà đỡ
    • Cầm tay bà, nhìn hổ cái nhỏ nước mắt.
    • Mừng rỡ, đùa giỡn với con.
    • Đào cục bạc tặng bà đỡ.
    • Vẫy đuôi, vẻ tiễn biệt, rất chu đáo, có lễ nghi. Con hổ hết lòng yêu thương vợ con, đền ơn và cư xử thắm tình ân nhân với bà đỡ.

Con hổ thứ hai với bác tiều phu

  • Các hành động:
    • Mắc xương, lấy tay móc họng.
    • Nằm ngục xuống, há miệng nhìn bác tiều phu cầu cứu.
    • Tạ ơn một con nai.
    • Hơn mười năm sau, khi bác tiều chết. Hổ đến trước mộ nhảy nhót, đầu dụi vào quan tài, gầm lên ai oán và chạy quanh quan tài.

Những chi tiết cảm động

  • Câu chuyện thứ nhất: hổ cầm tay bà, nhìn hổ cái nhỏ nước mắt, khi hổ cái đẻ được, hổ đực mừng rỡ đùa giỡn với con giống y như con người, như một người cha hạnh phúc. Hổ đực biết lo lắng chăm sóc cho vợ.
  • Câu chuyện thứ hai có thêm nét đặc biệt: Con hổ trán trắng rất tình nghĩa và có tình cảm ân nghĩa thuỷ chung sâu sắc giống như con người. Khi bác tiều phu mất nó tới dụi đầu vào quan tài, gầm lên, chạy chung quanh như để nói lời tiễn biệt. Rồi hàng năm hổ còn mang dê hoặc lợn đến để giỗ bác.
2 tháng 4 2018

Câu chuyện thứ hai có thêm nét đặc biệt: Con hổ trán trắng rất tình nghĩa và có tình cảm ân nghĩa thuỷ chung sâu sắc giống như con người. Khi bác tiều phu mất nó tới dụi đầu vào quan tài, gầm lên, chạy chung quanh như để nói lời tiễn biệt. Rồi hàng năm hổ còn mang dê hoặc lợn đến để giỗ bác

25 tháng 12 2016

Con hổ thứ nhất chỉ trả ơn bà đỡ Trần một lần ( đào lên cho bà một cục bạc) , con hổ thứ hai mang ơn nghĩa và trả ơn suốt đời ,ngay cả khi bác tiều phu mất (hằng năm đều đến giỗ bác tiều).

 

 

25 tháng 12 2016

là sao bạn

mk ko hỉu câu hỏi

26 tháng 4 2019

Biện pháp nghệ thuật cơ bản, bao trùm được sử dụng trong truyện là: tưởng tượng hư cấu.

I. Trắc nghiệm:( 3,0 điểm)          Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái trước phương án trả lời đúng.          Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều. Một đêm nọ nghe tiếng gõ cửa, bà mở cửa nhìn thì chẳng thấy ai, một lát, có con hổ chợt lao tới cõng bà đi. Ban đầu, bà sợ đến chết khiếp, khi tỉnh, thấy hổ dùng một chân ôm lấy bà chạy như bay, hễ gặp...
Đọc tiếp

I. Trắc nghiệm:( 3,0 điểm)

          Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái trước phương án trả lời đúng.

          Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều. Một đêm nọ nghe tiếng gõ cửa, bà mở cửa nhìn thì chẳng thấy ai, một lát, có con hổ chợt lao tới cõng bà đi. Ban đầu, bà sợ đến chết khiếp, khi tỉnh, thấy hổ dùng một chân ôm lấy bà chạy như bay, hễ gặp bụi rậm, gai góc thì dùng chân trước rẽ lối chạy vào rừng sâu. Tới nơi, hổ thả bà xuống. Thấy một con hổ cái đang lăn lộn, cào đất, bà cho là hổ định ăn thịt mình, run sợ không dám nhúc nhích. Lúc sau hổ đực cầm tay bà nhìn hổ cái, nhỏ nước mắt. Bà nhìn kĩ bụng hổ cái như có cái gì động đậy, biết ngay là hổ sắp đẻ. Sẵn có thuốc mạng theo trong túi, bà liền hòa với nước suối cho uống, lại xoa bóp bụng hổ. Lát sau, hổ đẻ được. Hổ đực mừng rỡ đùa giỡn với con, còn hổ cái thì nằm phục xuống, dáng mệt mỏi lắm. Hổ đực quỳ xuống bên một gốc cây, lấy chân đào lên một cục bạc. Bà đỡ biết hổ tặng mình, cầm lấy. Hổ đực đứng dậy đi, quay nhìn bà, bà theo hổ ra khỏi rừng. Được mấy bước, trời sắp sáng, bà giơ tay nói:" Xin chúa rừng quay về". Hổ vẫn cúi đầu vẫy đuôi, làm ra vẻ tiễn biệt. Bà đi khá xa, hổ liền gầm lên một tiếng rồi bỏ đi.

                                                                   ( Con hổ có nghĩa)

1. Phương thức biểu đạt chính của truyện Con hổ có nghĩa là:

A. Tự sự

B. Biểu cảm

C. Nghị luận

D. Miêu tả

 

2. Người kể trong đoạn văn trên ở ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất số ít

B. Ngôi thứ nhất số nhiều

C. Ngôi thứ hai

D. Ngôi thứ ba

 

3. Dòng nào dưới đây cho biết truyện Con hổ có nghĩa thuộc loại truyện giáo huấn đạo đức?

A. Truyện kể về tấm gương trung nghĩa

B. Truyện nêu bài học về đạo đức, lối sống

C. Truyện kể lại một sự thật lịch sử

D. Truyện kể về một tấm gương nhân hậu

 

4. Nhân vật chính trong đoạn trích trên là:

A. Bà đỡ Trần

B.Con hổ đực

C. Con hổ đực và con hổ cái

D. Bà đỡ Trần và con hổ đực

 

5. Lúc bị hổ cõng đi, bà đỡ Trần cảm thấy như thế nào?

A. Sợ đến chết khiếp

B. Run sợ không dám bước đi

C. Ngạc nhiên không hiểu nổi

D. Bình tĩnh nhìn xung quanh

 

6. Nếu liệt kê những chi tiết nói về ân nghĩa của con hổ với bà đỡ Trần thì chi tiết nào sau đây là không phù hợp?

A. Hổ đực mừng rỡ đùa giỡn với con, còn hổ cái thì nằm phục xuống

B. Hổ đực quỳ xuống bên một gốc cây, lấy tay đào lên một cục bạc

C. Hổ vẫn cúi đầu vẫy đuôi, làm ra vẻ tiễn biệt

D. Bà đi khá xa, hổ gầm lên một tiếng rồi bỏ đi

 

7. Dòng nào dưới đây không đúng với ý nghĩa câu chuyện về con hổ đáp nghĩa bà đỡ Trần?

A. Biết ơn khi được giúp đỡ

B. Trả ơn ngay người đã giúp mình

C. Trả ơn khi người đã giúp mình còn sống

D. Trả ơn khi người giúp mình đã qua đời

 

8.Câu chuyện về con hổ đáp nghĩa bà đỡ Trần gần gũi với thành ngữ nào sau đây:

A. Cứu vật vật trả ơn

B. Thương người như thể thương thân

C. Một miếng khi đói bằng một gói khi no

D. Ở hiền gặp lành

 

9. Câu nào sau đây có sử dụng phép so sánh?

A. Bà mở cửa nhìn thì chẳng thấy ai

B.Bà sợ đến chết khiếp

C. Hổ dùng một chân ôm lấy bà chạy như bay

D. Hổ liền gầm lên một tiếng rồi bỏ đi

 

10. Dòng nào dưới đây không phải là từ láy?

A. gai góc

B. nhúc nhích

C. động đậy

D. sắp sáng

 

11. Xét về cấu tạo, cụm động từ nào dưới đây có đủ cả 3 thành phần?

A. Nghe tiếng gõ cửa

B. Chẳng nhìn thấy một ai( Chẳng thấy ai)

C. Sợ đến chết khiếp

D. Mừng rỡ đùa giỡn với con

 

12. Dòng nào dưới đây là cụm danh từ?

A. Một con hổ cái

B. Nằm phục xuống

C. Mệt mỏi lắm

D. Gầm lên một tiếng

 

II. Tự luận(7,0 điểm)

1. Đọc câu văn sau thực hiện yêu cầu ở dưới  (1,0 điểm):

" Trong vườn nhà em có một cây to là cây mít rất to."

a. Hãy cho biết câu văn trên mắc lỗi gì?

b. Hãy viết lại câu văn cho đúng.

2. Đặt một câu có từ chân được dùng với nghĩa chuyển. ( 1,0 điểm)

3. Hãy kể về một người em yêu thương nhất.  ( 5,0 điểm)

0