K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 12 2017

Truyền thuyết Hồ Gươm kể lại chuyện Lê Lợi được Long Quân cho mượn gươm thần để đánh giặc, đất nước được giải phóng, lên làm vua, Lê Lợi đã trả lại gươm thần cho Long Quân. 

Ngoài việc giải thích tên Hồ Hoàn Kiếm, nhân dân ta còn ca ngợi, khẳng định một địa danh, một thắng cảnh của Thăng Long ngàn xưa là vô cùng thiêng liêng rất đáng tự hào, ai cũng có nghĩa vụ bảo tồn, làm cho Hồ Gươm ngày một thêm đẹp. 

Hai chữ "Thuận Thiên" khắc trên lưỡi gươm báu nghĩa là thuận theo ý trời. Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn đánh giặc Minh để cứu dân, cứu nước. Hành động ấy rất cao cả, chính nghĩa, trên thì hợp ý trời, dưới thì hợp lòng người, được lòng dân. 

Đức Long Quân không cho Lê Lợi mượn thanh gươm thần ngay từ lúc đầu. Trước hết chỉ cho mượn lưỡi gươm. Sau một thời gian mới cho mượn chuôi gươm nạm ngọc. Phải chăng Long Quân muôn thử chí khí và tài trí Bình Định Vương như "Bình Ngô đại cáo" đã viết: 

"Trời thử lòng trao cho mệnh lớn 

Ta gắng chí khắc phục gian nan 

Nhân dân bốn cõi một nhà 

Dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới; 

Tướng sĩ một lòng phụ tử, 

Hòa nước sông chén rượu ngọt ngào " 

(Nguyễn Trãi) 

Câu nói của Lê Thận khi dâng gươm báu cho Lê Lợi, vị lãnh tụ lỗi lạc của nghĩa quân đã nói lên sức mạnh đoàn kết chiến đấu của toàn dân, của tướng sĩ. Ý trời và lòng dân là một, làm nên sức mạnh nhân nghĩa vô địch của Đại Việt, vì thế Lê Lợi mới đánh đâu thắng đó: 

"Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, 

Lấy chí nhân để thay cường bạo". 

Lam Sơn là nơi Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm thần. Hồ Tả Vọng là nơi Lê Lợi trả lại gươm báu cho Long Quân. Lam Sơn, Hồ Tả Vọng là linh địa. Có vay có trả là tình nghĩa, ân nghĩa thủy chung. Tâm hồn Việt Nam rất đẹp .

3 tháng 12 2017

Truyền thuyết Hồ Gươm kể lại chuyện Lê Lợi được Long Quân cho mượn gươm thần để đánh giặc, đất nước được giải phóng, lên làm vua, Lê Lợi đã trả lại gươm thần cho Long Quân. 

Ngoài việc giải thích tên Hồ Hoàn Kiếm, nhân dân ta còn ca ngợi, khẳng định một địa danh, một thắng cảnh của Thăng Long ngàn xưa là vô cùng thiêng liêng rất đáng tự hào, ai cũng có nghĩa vụ bảo tồn, làm cho Hồ Gươm ngày một thêm đẹp. 

Hai chữ "Thuận Thiên" khắc trên lưỡi gươm báu nghĩa là thuận theo ý trời. Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn đánh giặc Minh để cứu dân, cứu nước. Hành động ấy rất cao cả, chính nghĩa, trên thì hợp ý trời, dưới thì hợp lòng người, được lòng dân. 

Đức Long Quân không cho Lê Lợi mượn thanh gươm thần ngay từ lúc đầu. Trước hết chỉ cho mượn lưỡi gươm. Sau một thời gian mới cho mượn chuôi gươm nạm ngọc. Phải chăng Long Quân muôn thử chí khí và tài trí Bình Định Vương như "Bình Ngô đại cáo" đã viết: 

"Trời thử lòng trao cho mệnh lớn 

Ta gắng chí khắc phục gian nan 

Nhân dân bốn cõi một nhà 

Dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới; 

Tướng sĩ một lòng phụ tử, 

Hòa nước sông chén rượu ngọt ngào " 

(Nguyễn Trãi) 

Câu nói của Lê Thận khi dâng gươm báu cho Lê Lợi, vị lãnh tụ lỗi lạc của nghĩa quân đã nói lên sức mạnh đoàn kết chiến đấu của toàn dân, của tướng sĩ. Ý trời và lòng dân là một, làm nên sức mạnh nhân nghĩa vô địch của Đại Việt, vì thế Lê Lợi mới đánh đâu thắng đó: 

"Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, 

Lấy chí nhân để thay cường bạo". 

Lam Sơn là nơi Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm thần. Hồ Tả Vọng là nơi Lê Lợi trả lại gươm báu cho Long Quân. Lam Sơn, Hồ Tả Vọng là linh địa. Có vay có trả là tình nghĩa, ân nghĩa thủy chung. Tâm hồn Việt Nam rất đẹp .

15 tháng 9 2018

Nhận gươm ở Thanh Hóa là nhận gươm ở nơi xuất phát của cuộc khởi nghĩa. Trả gươm ở Đông Đô là trả gươm nơi cuộc khởi nghĩa thắng lợi. Chỉ khi cuộc khởi nghĩa thắng lợi thì Long Quân mới đòi gươm. Nếu trả gươm ở Thanh Hóa thì có nghĩa là cuộc khởi nghĩa thất bại (vì Lê Lợi không vào được Đông Đô để lên ngôi vua). Truyền thuyết sẽ có ý nghĩa phê phán Lê Lợi không làm tròn sứ mạng.

bạn tham khảo nha

15 tháng 9 2018

Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hóa nhưng lại trả gươm ở Hồ Gươm - Thăng Long. Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa thì ý nghĩa của truyền thuyết này sẽ bị giới hạn. Bởi vì lúc này, Lê Lợi đã về kinh thành Thăng Long là thủ đô, tượng trưng cho cả nước. Việc trả gươm diễn ra ở hồ Tả Vọng của kinh thành Thăng Long mới thể hiện hết được tư tưởng yêu hòa bình và tinh thần cảnh giác của cả nước, của toàn dân.

17 tháng 7 2018

Lê Lợi mượn gươm ở Thanh Hóa nhưng trả gươm ở Hồ Gươm- Thăng Long:

- Cảnh trả gươm diễn ra trên hồ Tả Vọng:

     + Long Quân sai Rùa Vàng nổi lên đòi lại gươm

     + Khi Rùa Vàng nổi lên thấy gươm động đậy, Lê Lợi hiểu ý, nhà vua trả gươm

     + Rùa Vàng ngậm gươm và chìm xuống nước

- Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa thì truyền thuyết bị thay đổi:

     + Không thể hiện được sự thay đổi tên gọi của hồ Tả Vọng thành Hồ Gươm

     + Vua Lê Lợi thống nhất đất nước thì vị trí của nhà vua phải ở kinh đô- hợp lí

8 tháng 9 2016

Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hoá nhưng lại trả gươm ở Hồ Gươm - Thăng Long, đó là một chủ ý của tác giả dân gian. Việc trả gươm ở Hồ Gươm vừa giải thích về tên gọi Hồ Gươm (hồ Hoàn Kiếm) vừa như là một sự báo công của Lê Lợi với Long Quân. Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh hoá thì chắc chắn một phần ý nghĩa của truyền thuyết (phần giải thích tên gọi) sẽ không có điều kiện được nêu ra.

18 tháng 9 2016

Nếu Lê lợi trả gươm ở thanh hoá thì sẽ ko giải thích được tên gọi của Hồ Gươm(Hồ Hoàn Kiếm). Và cũng là để le lợi báo công với Long quân

28 tháng 3 2020

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ở Thanh Hóa, Lê Lợi nhận gươm thần ở đây là đúng. Nhưng trả gươm lại ở Thăng Long vì đây là cố đô, là thủ đô của đất nước. Nó là biểu tượng cho sự nghiệp xây dựng hòa bình phồn vinh cua toàn dân tộc trong giai đoạn thái bình. Việc tả gươm ở Thăng Long là một ngụ ý của Long Vương: yêu cầu vua phải trị nước trong thời bình để “thuận thiên”. Hai không gian là hai thời kì, hai sứ mệnh của Lê Lợi.

Nguồn: Nguyễn Bảo Trung (h.vn)

28 tháng 3 2020

cảm ơn <3

22 tháng 9 2017

(0,5 điểm)

Đáp án D

12 tháng 9 2018

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ở Thanh Hóa, Lê Lợi nhận gươm thần ở đây là đúng. Nhưng trả gươm lại ở Thăng Long bởi vì đây là cố đô, là thủ đô của đất nước. Nó là biểu tượng cho sự nghiệp xây dựng hòa bình phồn vinh của toàn dân tộc trong giai đoạn thái bình. Hai không gian là hai thời kì, hai sứ mệnh của Lê Lợi.

25 tháng 9 2016

Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hoá nhưng lại trả gươm ở Hồ Gươm – Thăng Long, đó là một chủ ý của tác giả dân gian. Việc trả gươm ở Hồ Gươm vừa giải thích về tên gọi Hồ Gươm (hồ Hoàn Kiếm) vừa như là một sự báo công của Lê Lợi với Long Quân. Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh hoá thì chắc chắn một phần ý nghĩa của truyền thuyết (phần giải thích tên gọi) sẽ không có điều kiện được nêu ra.

 

21 tháng 3 2021

Thì sẽ không có hồ Hoàn Kiếm :))))

21 tháng 10 2021

THAM KHẢO:

Lê Lợi nhận gươm trên đất Thanh Hóa nhưng lại trả gươm tại hồ Tả Vọng ở Thăng Long. Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa thì ý nghĩa của truyền thuyết này bị giới hạn bởi vì lúc này, Lê Lợi đã là vua và kinh thành Thăng Long là thủ đô, tượng trưng cho cả nước. Việc trả gươm diễn ra ở đây mới thể hiện hết được tư tưởng yêu hòa bình và tinh thần cảnh giác của toàn dân tộc.Sau việc Lê Lợi trả gươm cho Long Quân, hồ Tả Vọng được đổi tên là Hồ Gươm (hay hồ Hoàn Kiếm). Tên hồ Hoàn Kiếm (trả gươm) có ý nghĩa là gươm thần vẫn còn đó và nhắc nhở tinh thần cảnh giác đối với mọi người, răn đe những kẻ có tham vọng dòm ngó đất nước ta. Tên hồ đánh dấu và khẳng định chiến thắng hoàn toàn của khởi nghĩa Lam Sơn đối với giặc Minh, phản ánh tư tưởng yêu hòa bình đã thành truyền thống của dân tộc ta.Cái tên Hồ Gươm gắn liền với huyền thoại lịch sử ấy sẽ mãi mãi tồn tại với thời gian, với sự ngưỡng mộ của bao thế hệ Việt Nam yêu nước.

19 tháng 12 2018

Trả lời:

Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hóa nhưng lại trả gươm ở Hồ Gươm - Thăng Long. Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa thì ý nghĩa của truyền thuyết này sẽ bị giới hạn. Bởi vì lúc này, Lê Lợi đã về kinh thành Thăng Long là thủ đô, tượng trưng cho cả nước. Việc trả gươm diễn ra ở hồ Tả Vọng của kinh thành Thăng Long mới thể hiện hết được tư tưởng yêu hòa bình và tinh thần cảnh giác của cả nước, của toàn dân.