K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 11 2017

                     Chủ đề xanh đồi trọc                                                   Những năm gần đây rừng - tai sản chung đã bị mọi người phá hoại. Nếu không có rừng thì lũ lụt .Lở đất đã cướp đi mạng sống của hàng triệu người .Vì vậy em muốn mọi người chung tay trồng cây gây rừng.

28 tháng 11 2017

phủ kín rừng trọc nghĩa là trồng cây vào rừng ít cây ý

26 tháng 11 2018

rở à viết đến mai chắc

14 tháng 7 2018

Sáng nay trường em thật rộn rịp. Học sinh từng nhóm, từng nhóm chỉnh tề, gọn gàng, đầy đủ cả về sĩ số, trang phục và dụng cụ lao động. Tất cả tập trung ở sân trường, tuân theo sự phân công của các thầy, cô giáo chủ nhiệm, chúng em đi trồng cây. Bạn nào khuôn mặt cũng bừng lên niềm phấn khởi. Theo suốt bờ rào khuôn viên trường, chúng em trồng lại những cây đã chết khô hoặc cằn cỗi. Những chỗ còn trống thì chúng em trồng tiếp thêm các loại cây cho bóng mát như cây bàng, cây phượng vĩ… Chúng em đánh tơi xốp đất ở các hố đã đào sẵn, trồng vào đó các loại cây giống mới đưa về. Chúng em trồng rất cẩn thận. Sau khi cho thêm phân rác vào hố, chúng em còn đắp cho gốc cây đủ đất và chống thêm bằng cọc tre. Cứ như vậy cây mới vững gốc mà sinh trưởng.

17 tháng 11 2021

bạn sao chép trên loigiaihay

23 tháng 11 2017

Tình hình thời tiết diễn biến rất phức tạp. Hiện tượng mưa lũ ngày càng tăng, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của mọi người. Địa phương em tổ chức đợt trồng cây với quy mô lớn nhằm phủ xanh đồi trọc. Chỉ trong thời gian ngắn, rừng cây đã lên cao, tạo thành ngọn đồi xanh mướt. Đây là một giải pháp ngăn lũ vô cùng hiệu quả.   

 

23 tháng 11 2017

Ngày nay , trong bộ giáo dục đã day học dinh rất nhiều về việc bảo vệ môi trường . Đã có không ít học sinh tuân thủ luật , nhưng vẫn còn có nhiều bạn học sinh không tuân thủ theo mà giờ ra chơi các bạn mua quà vặt ăn xong rồi là xả rác bừa bãi . Làm mất đi câu nói " Trường em xanh - sạch - đẹp " mà không những như vậy các bạn còn xả rác ở nhgững nơi công cộng khác . Không muốn tình trạng tiếp diễn , em và mọi người trong lớp đã nhắc nhở nhau và làm gương cho các em lớp nhỏ dưới . Và nhắc mọi người thân xung quanh . Chỉ sau vài tuần , ở thôn em đã bớt rác đi , rồi trở nên sạch sẽ rất nhiều . Mọi người trong lớp em còn định sẽ xin nhà trường trồng thêm cây xanh để  giúp trường có không khí trong lành , xanh tươi , đẹp đẽ , có nhiều bóng mát cho các ban học sinh hoc tập và vui chơi .

5 tháng 4 2019

Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố có tỉ lệ dân cư đông đúc, xếp vào hàng cao nhất nước ta. Thế nhưng, ở một thành phố sầm uất như vậy, tình trạng xả rác bừa bãi vẫn còn tiếp diễn. Đi dọc theo các con đường, ta dễ dàng thấy những bọc ni-lon, những mảnh giấy báo vứt bừa bãi. Thậm chí trong công viên, hay ở trạm chờ xe buýt, bã kẹo cùng với vỏ chai đầy rẫy. Trong khi đó, những thùng rác công cộng không phải là ít. Hi vọng trong thời gian tới, cùng với chiến dịch làm sạch thành phố và phong trào phát động người dân nâng cao ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh công cộng, mỗi người dân phải tự thấy được vai trò của mình trong công việc chung ấy - để thành phố xanh tươi hơn, đẹp và sạch hơn.

29 tháng 11 2021

Năm nay nữ ạ:))

27 tháng 11 2017

Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị văn minh, hiện đại nhất Việt Nam nhưng hiện nay một bộ phận người dân thành phố vẫn chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh chung. Chỉ cần đi ra ngoài đường, chúng ta sẽ bắt gặp vài người vô tư vứt rác bữa bãi nơi công cộng, hay chủ các hàng quán đổ nước bẩn lênh láng khắp lề đường. Các hiện tượng xả rác, đổ nước bẩn, phóng uế bừa bãi đều là những hành vi xấu, kém văn minh và đáng bị phê phán. Không những làm mất vẻ mỹ quan đô thị, những hành vi đó còn gây ra ô nhiễm môi trường, trở thành những nguyên nhân gieo rắc mầm bệnh. Hơn nữa, ý thức kém của người dân như thế sẽ tạo nên ấn tượng không tốt về người Việt Nam trong mắt các du khách nước ngoài. Vậy chúng ta nên làm gì để nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh chung của mọi người? Nhà nước cùng các cơ quan, đoàn thể phải có kế hoạch tuyên truyền, giáo dục ý thức của mọi người dân. Bên cạnh việc giáo dục, Nhà nước nên đề ra các biện pháp xử phạt thật nặng đối với những người vi phạm. Để góp phần giữ hình ảnh đẹp của thành phố chúng ta, mỗi học sinh nên hưởng ứng phong trào giữ gìn trường lớp sạch đẹp và luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng.

26 tháng 11 2017

Thế giới của chúng ta đang bị đe đoạ. Nguồn đất, nguồn nước, nguồn không khí đang bị ô nhiễm rất nặng nề. Một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng đó là hành động xả rác bừa bãi của con người. Là những công dân của thế kỉ XXI, bạn nghĩ gì về hành động đó? Chúng ta cần phải làm gì để trong sạch hoá hành tinh của chúng ta? Đó là vấn đề mà chúng ta phải giải quyết trước nhất để cứu vãn sự sống này.

Quá trình sinh hoạt và sản xuất của con người trên trái đất này tạo ra vô vàn các loại rác thải. Nếu không có quy trình xử lí kịp thời và hợp lí sẽ gây tác hại đến môi trường sống. Nhưng làm thế nào để kiểm soát được lượng rác thải? Đó là cả một vấn đề. Thực tế cho thấy ý thức giữ gìn vệ sinh chung của một bộ phận dân cư còn kém. Nhà cửa của mỗi người thường được quét dọn sạch sẽ. Họ không bao giờ vứt rác bừa bãi trong gia đình mà luôn có ý thức thu gọn lại để xả ra ngoài đường, để miễn sao cho gia đình mình được sạch sẽ. Hiện tượng này phổ biến ở những thành phố nhỏ, thị xã và thị trấn... Có lẽ vì thế mà trên những đoạn đường vắng, chúng ta thường thấy những túi rác, bao rác, đống rác vứt ngổn ngang ở ven đường, ở vỉa hè, thậm chí là ngay trên mặt đường, gây khó khăn cho việc đi lại. Có những vụ tai nạn thương tâm đã xảy ra chỉ vì một bao rác mà ai đó đã cố ý đánh rơi trên đường. Có lẽ chẳng ai ngờ một bao rác lại có thể gây chết người nhưng trớ trêu thay đó lại là sự thật.

Không chỉ riêng gì nơi đô thị đông dân mới ô nhiễm mà ngay trên những miền quê thuần phác tôi cũng đã nhận ra dấu hiệu của sự ô nhiễm. Quanh nhà tôi ở có mấy cái ao khá rộng. Ngày trước nước ao rất trong mát, là nơi bơi lội thoả thích của lũ trẻ con ở làng trong những ngày nóng nực. Vậy mà nay không ai còn dám ngâm mình xuống đó nữa. Mặt nước ao giờ là nơi sinh sống của những đám bèo và cỏ dại. vẫn những túi ni lông, những bao tải to chứa đầy rác bẩn nổi lềnh bềnh cùng với những con cá chết trắng cả mặt nước đen sánh. Tôi thiết nghĩ, một miền quê thuần phác như quê tôi mà còn bị rác thải làm ô nhiễm đến thế này thì những thành phố lớn, những khu công nghiệp khói bụi suốt ngày đêm thì còn đáng sợ đến mức nào?

Trong những năm gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đưa tin về nạn ô nhiễm và cảnh báo hiện tượng trái đất đang bị huỷ hoại dần. Là một phần của sự sống chúng tà hãy cùng nhau giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp. Hãy tích cực tham gia các hoạt động vì môi trường, tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân để mọi người hiểu được vai trò to lớn của môi trường sống. Tích cực đóng góp ý kiến, sáng kiến cải tạo và giữ gìn sự trong lành của tự nhiên, làm cho cuộc sống của chúng ta ngày càng thêm sạch đẹp, văn minh và tiến bộ.



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/noi-ve-hien-tuong-xa-rac-bua-bai-va-neu-suy-nghi-cua-minh-c36a2324.html#ixzz4zUqBix6v

13 tháng 12 2021

Tham khảo

Cá, tôm và rất nhiều loại hải sản khác của biển không chỉ là nguồn thực phẩm dinh dưỡng cần thiết cho cuộc sống con người mà còn là nguồn tài nguyên vô giá mang đến thu nhập cho con người, đặc biệt là người dân ven biển. Tuy nhiên, những năm gần đây, qua ti vi, báo đài đưa rất nhiều tin về tình trạng đánh bắt hải sản bằng mìn nổ. Để đánh bắt được nhiều loại tôm, cá quý hiếm, vì lợi ích cá nhân mà nhiều người đã sử dụng mìn nổ gây cá chết hàng loạt, hành động này rất đáng lên án không chỉ gây hại cho các loại cá, tôm, thủy sản mà còn gây ô nhiễm môi trường biển, ô nhiễm nước, gây mất cân bằng sinh thái, nếu không cẩn trọng mìn nổ có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng con người.

13 tháng 12 2021

tham khảo

Đánh cá bằng mìn là một phương pháp có tính hủy diệt khác mà ngư dân sử dụng để đánh bắt cá nhỏ bằng thuốc nổ. Phương pháp này có ưu điểm là nhanh chóng bắt được cá, nhưng hậu họa khôn lường, nó là thảm họa đối với hệ sinh thái, nguồn lợi cá, cũng như sự an toàn của người sử dụng và những người khác. Đây là kiểu đánh bắt phổ biến ở Việt Nam.