K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 11 2017

Đề 1:                                                            Bài làm:

An-đéc-xen là một nhà văn nổi tiếng trên toàn thế giới. Ông được biết dến qua những câu chuyện kể dành cho trẻ em. Đến với “Cô bé bán diêm”- một câu chuyện cổ tích đượm buồn, ta thấy sáng lên tấm lòng yêu thương con người của nhà văn xứ Bắc Âu. Tác phẩm đã truyền cho ta lòng thương cảm sâu sắc với những kiếp đời đau khổ bất hạnh. Hình ảnh cô bé bán diêm trong truyện cô bé bán diêm của An - Đéc - Xen Đêm giao thừa, đó là cái đêm mà ai cũng háo hức, chờ mong, là đêm mà Chúa trời ban phúc lành tới muôn nơi: “Trong phố sực nức mùi ngỗng quay”, nhà nhà rực sáng ánh đèn, khung cảnh đẹp xiết bao! Nhưng có ai hay chăng ngoài trời mưa tuyết trắng xóa kia, một em bé đang lầm lũi bước đi, đầu trần chân đất, bụng đói cật rét. Từng câu chữ chan chứa những giọt lệ của nhà văn. Lòng ta không khỏi se lại, xót xa, ngậm ngùi. Lời mời chào tha thiết đến như cầu khẩn, van xin mua diêm của em chẳng khiến cho bao người qua đường động lòng trắc ẩn. Sự vô tình của người đời còn tàn nhẫn hơn cả giá rét. Cái đói cái lạnh đang hành hạ em bé tội nghiệp nhưng đó mới chỉ là nỗi đau về thể xác, còn nỗi đau về tinh thần mà em phải chịu đựng còn nghiệt ngã hơn nhiều. Ở cái tuổi hồn nhiên nhất, em đã phải nói lời tạm biệt với người mẹ yêu quý. Ngay cả bà ngoại- chỗ dựa tinh thần duy nhất của em cũng không còn trên cõi đời này. Đói khát, nghèo khổ cứ bám riết lấy em, người cha suốt ngày chửi mắng, đánh đập em. Chính vì thế mà em phải bươn trải, vật lộn với sóng gió cuộc đời. Chao ôi! Cái xã hội cao sang giàu có đã đày đọa những kiếp người, những kiếp đời nhỏ bé vào hố sâu khốn cùng. Một xã hội mà ai cũng chỉ có biết đến mình thì khác chi đâu “địa ngục trần gian”. Một đoạn văn không dài nhưng đã vẽ lên hai bức tranh đối lập khiến cho những con chữ tựa như những lời tố cáo. Những ngọn lửa diêm sáng lung linh đã xua tan sự cô dơn, lạnh lẽo đang ngự trị trong tâm hồn em bé, đưa em tới thế giới thần tiên. Lần quẹt diêm thứ nhất chỉ là vô thức, ngẫu nhiên. “Em hơ đôi tay trên que diêm sáng rực như than hồng”, trước mắt em hiện lên chiếc lò sưởi đang” tỏa ra hơi nóng dịu dàng”. Nhưng đên khi diêm tắt thì mọi thứ lạ trở về với hiện thực phũ phàng. Em chợt nhận ra mình đang mộng tưởng. Lần quẹt diêm thứ hai đưa em tới một bàn ăn thịnh soạn, “trên bàn toàn bát đĩa bắng sứ quý giá và có cả một con ngỗng quay”. Kì diệu hơn, “ ngỗng ta nhảy ra khỏi đĩa và mang cả dao ăn, phuốc-sét cắm trên lưng” tiến về phía em. Điều này thật ngộ nghĩn nhưng cũng dễ hiểu thoi vì em đang đói mà. Que diêm thứ hai tắt, mang đi mong ước nhỏ nhoi của em, chỉ còn cảnh” phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trứng xáo, gió bấc vi vu” và vài người đến nơi hẹn hò. Họ đều cuốn theo cuộc sống của riêng mình, hạnh phúc của riêng mình. Em quẹt tiếp một que diêm nữa, cây thông xanh tươi, lộng lẫy bỗng hiện ra. Cây thông Nô-en là biểu tượng của sự sum họp, hạnh phúc và cũng chính là điều mà em đang ao ước, nó giúp em bớt đi cảm giác cô dơn. Nhưng rồi cây thông cũng tan biến theo vết khói diêm mỏng manh, tất cả các ngọn nến trang trí “bay lên, bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên trời”. “ Khi có một vì sao đổi ngôi là có một linh hòn bayleen trời với Thượng Đế”, đọc đến đây ta cảm nhận dược tâm hồn trong sáng của em, em đâng nghĩ tới nhứng gì lung linh, cao đẹp nhất. Em quẹt tiếp que diêm thứ tư và hiện lên trước mắt em là bà ngoại. Em reo lên sưng sướng, tiếng reo xé tan màn đêm băng giá, gây xúc động lòng người. Em đòi theo bà, em hiểu được lò sưởi, ngỗng quay hay cây thông ban nãy và thậm chí cả người bà của em chỉ là hư ảo mà thôi. Nhưng em chỉ còn biết trông mong vào ngọn lửa diêm kia. Và quả thực đó là người bạn duy nhất của em trên cõi đời này. Cũng chính ngọn lửa diêm đã đưa bà đến bên em, bà sẽ trao cho em vòng tay ấm áp, những yêu thương như buổi hôm nào. Thế là tất cả những que diêm còn lại trong bao được thắp sáng, em muốn níu bà ở lại. Và bà dến bên “cầm lấy tay em”, che chở cho đứa cháu nhỏ rồi cả hai bây vụt lên cao, cao mãi. Em đã về với thượng đế chí nhân và có những chuỗi ngày hạnh phúc nồng đượm tình bà cháu. Có thể nói những que diêm là hình ảnh tượng trưng cho các mong ước nhỏ nhoi, bình dị của trẻ thơ: được ăn ngon, được vui chơi, được sống trong tình thương gia đình. Còn nhớ trong bài thơ truyện cổ tích về loài người”, Xuân Quỳnh đã viết: “Trời sinh ra trước nhất Chỉ toàn là trẻ con” Rồi sau đó, vì những nhu cầu phát triển của trẻ mà cha, mẹ, thầy giá, ông mặt trời… mới ra đời. Cách viết độc đáo ấy nhấn mạnh trẻ em là đối tượng cần được quan tâm, yêu thương nhiều nhất. Vậy nhưng trong câu chuyện này lại ngược lại. Em bé chỉ có được sự quan tâm yêu thương từ những mộng tưởng. Và cũng qua sự đối lập giữa mộng tưởng và hiên tại, nhà văn An-đéc-xen đã gián tiếp lên á, vạch trần xã hội Đan mạch đen tối lúc bấy giờ. Đồng thời ông ca ngợi những con người nghèo khổ nhưng có tâm hồn trong sáng như cô bé bán diêm. Chi tiết em bé chết cóng mà” đôi má ửng hồng và đôi môi đang mỉm cười” gợi cho ta bao ý nghĩa. Em bé ra đi thật thanh thản bởi thế gian này chẳng còn gì níu kéo em ở lại. Kết thúc câu chuyện tuy bi kịch nhưng vẫn rất có hậu. Háy để linh hồn em được ra đi còn hơn là phải sống trong sự thờ ơ của xã hội. Cũng qua đây, phải chăng nhà văn đã gióng lên hồi chương cảnh tỉnh con người? Lời nhắn nhủ phải chăng là đừng lạnh lùng trước nỗi đau của đồng loại? Bằng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, truyện “Cô bé bán diêm” đã truyền cho chúng ta lòng thương cảm sâu sắc với em bé bất hạnh. Và An-đéc-xen xứng đáng là người kể chuyện tài ba, người bạn tâm tình, gắn bó với tuổi thơ bốn phương.An-đéc-xen là một nhà văn nổi tiếng trên toàn thế giới. Ông được biết dến qua những câu chuyện kể dành cho trẻ em. Đến với “Cô bé bán diêm”- một câu chuyện cổ tích đượm buồn, ta thấy sáng lên tấm lòng yêu thương con người của nhà văn xứ Bắc Âu. Tác phẩm đã truyền cho ta lòng thương cảm sâu sắc với những kiếp đời đau khổ bất hạnh. Hình ảnh cô bé bán diêm trong truyện cô bé bán diêm của An - Đéc - Xen Đêm giao thừa, đó là cái đêm mà ai cũng háo hức, chờ mong, là đêm mà Chúa trời ban phúc lành tới muôn nơi: “Trong phố sực nức mùi ngỗng quay”, nhà nhà rực sáng ánh đèn, khung cảnh đẹp xiết bao! Nhưng có ai hay chăng ngoài trời mưa tuyết trắng xóa kia, một em bé đang lầm lũi bước đi, đầu trần chân đất, bụng đói cật rét. Từng câu chữ chan chứa những giọt lệ của nhà văn. Lòng ta không khỏi se lại, xót xa, ngậm ngùi. Lời mời chào tha thiết đến như cầu khẩn, van xin mua diêm của em chẳng khiến cho bao người qua đường động lòng trắc ẩn. Sự vô tình của người đời còn tàn nhẫn hơn cả giá rét. Cái đói cái lạnh đang hành hạ em bé tội nghiệp nhưng đó mới chỉ là nỗi đau về thể xác, còn nỗi đau về tinh thần mà em phải chịu đựng còn nghiệt ngã hơn nhiều. Ở cái tuổi hồn nhiên nhất, em đã phải nói lời tạm biệt với người mẹ yêu quý. Ngay cả bà ngoại- chỗ dựa tinh thần duy nhất của em cũng không còn trên cõi đời này. Đói khát, nghèo khổ cứ bám riết lấy em, người cha suốt ngày chửi mắng, đánh đập em. Chính vì thế mà em phải bươn trải, vật lộn với sóng gió cuộc đời. Chao ôi! Cái xã hội cao sang giàu có đã đày đọa những kiếp người, những kiếp đời nhỏ bé vào hố sâu khốn cùng. Một xã hội mà ai cũng chỉ có biết đến mình thì khác chi đâu “địa ngục trần gian”. Một đoạn văn không dài nhưng đã vẽ lên hai bức tranh đối lập khiến cho những con chữ tựa như những lời tố cáo. Những ngọn lửa diêm sáng lung linh đã xua tan sự cô dơn, lạnh lẽo đang ngự trị trong tâm hồn em bé, đưa em tới thế giới thần tiên. Lần quẹt diêm thứ nhất chỉ là vô thức, ngẫu nhiên. “Em hơ đôi tay trên que diêm sáng rực như than hồng”, trước mắt em hiện lên chiếc lò sưởi đang” tỏa ra hơi nóng dịu dàng”. Nhưng đên khi diêm tắt thì mọi thứ lạ trở về với hiện thực phũ phàng. Em chợt nhận ra mình đang mộng tưởng. Lần quẹt diêm thứ hai đưa em tới một bàn ăn thịnh soạn, “trên bàn toàn bát đĩa bắng sứ quý giá và có cả một con ngỗng quay”. Kì diệu hơn, “ ngỗng ta nhảy ra khỏi đĩa và mang cả dao ăn, phuốc-sét cắm trên lưng” tiến về phía em. Điều này thật ngộ nghĩn nhưng cũng dễ hiểu thoi vì em đang đói mà. Que diêm thứ hai tắt, mang đi mong ước nhỏ nhoi của em, chỉ còn cảnh” phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trứng xáo, gió bấc vi vu” và vài người đến nơi hẹn hò. Họ đều cuốn theo cuộc sống của riêng mình, hạnh phúc của riêng mình. Em quẹt tiếp một que diêm nữa, cây thông xanh tươi, lộng lẫy bỗng hiện ra. Cây thông Nô-en là biểu tượng của sự sum họp, hạnh phúc và cũng chính là điều mà em đang ao ước, nó giúp em bớt đi cảm giác cô dơn. Nhưng rồi cây thông cũng tan biến theo vết khói diêm mỏng manh, tất cả các ngọn nến trang trí “bay lên, bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên trời”. “ Khi có một vì sao đổi ngôi là có một linh hòn bayleen trời với Thượng Đế”, đọc đến đây ta cảm nhận dược tâm hồn trong sáng của em, em đâng nghĩ tới nhứng gì lung linh, cao đẹp nhất. Em quẹt tiếp que diêm thứ tư và hiện lên trước mắt em là bà ngoại. Em reo lên sưng sướng, tiếng reo xé tan màn đêm băng giá, gây xúc động lòng người. Em đòi theo bà, em hiểu được lò sưởi, ngỗng quay hay cây thông ban nãy và thậm chí cả người bà của em chỉ là hư ảo mà thôi. Nhưng em chỉ còn biết trông mong vào ngọn lửa diêm kia. Và quả thực đó là người bạn duy nhất của em trên cõi đời này. Cũng chính ngọn lửa diêm đã đưa bà đến bên em, bà sẽ trao cho em vòng tay ấm áp, những yêu thương như buổi hôm nào. Thế là tất cả những que diêm còn lại trong bao được thắp sáng, em muốn níu bà ở lại. Và bà dến bên “cầm lấy tay em”, che chở cho đứa cháu nhỏ rồi cả hai bây vụt lên cao, cao mãi. Em đã về với thượng đế chí nhân và có những chuỗi ngày hạnh phúc nồng đượm tình bà cháu. Có thể nói những que diêm là hình ảnh tượng trưng cho các mong ước nhỏ nhoi, bình dị của trẻ thơ: được ăn ngon, được vui chơi, được sống trong tình thương gia đình. Còn nhớ trong bài thơ truyện cổ tích về loài người”, Xuân Quỳnh đã viết: “Trời sinh ra trước nhất Chỉ toàn là trẻ con” Rồi sau đó, vì những nhu cầu phát triển của trẻ mà cha, mẹ, thầy giá, ông mặt trời… mới ra đời. Cách viết độc đáo ấy nhấn mạnh trẻ em là đối tượng cần được quan tâm, yêu thương nhiều nhất. Vậy nhưng trong câu chuyện này lại ngược lại. Em bé chỉ có được sự quan tâm yêu thương từ những mộng tưởng. Và cũng qua sự đối lập giữa mộng tưởng và hiên tại, nhà văn An-đéc-xen đã gián tiếp lên á, vạch trần xã hội Đan mạch đen tối lúc bấy giờ. Đồng thời ông ca ngợi những con người nghèo khổ nhưng có tâm hồn trong sáng như cô bé bán diêm. Chi tiết em bé chết cóng mà” đôi má ửng hồng và đôi môi đang mỉm cười” gợi cho ta bao ý nghĩa. Em bé ra đi thật thanh thản bởi thế gian này chẳng còn gì níu kéo em ở lại. Kết thúc câu chuyện tuy bi kịch nhưng vẫn rất có hậu. Háy để linh hồn em được ra đi còn hơn là phải sống trong sự thờ ơ của xã hội. Cũng qua đây, phải chăng nhà văn đã gióng lên hồi chương cảnh tỉnh con người? Lời nhắn nhủ phải chăng là đừng lạnh lùng trước nỗi đau của đồng loại? Bằng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, truyện “Cô bé bán diêm” đã truyền cho chúng ta lòng thương cảm sâu sắc với em bé bất hạnh. Và An-đéc-xen xứng đáng là người kể chuyện tài ba, người bạn tâm tình, gắn bó với tuổi thơ bốn phương.

7 tháng 12 2017

Noo làm hay,dài thật đó.Khâm phục

25 tháng 11 2017

An-đéc-xen là một nhà văn nổi tiếng trên toàn thế giới. Ông được biết dến qua những câu chuyện kể dành cho trẻ em. Đến với “Cô bé bán diêm”- một câu chuyện cổ tích đượm buồn, ta thấy sáng lên tấm lòng yêu thương con người của nhà văn xứ Bắc Âu. Tác phẩm đã truyền cho ta lòng thương cảm sâu sắc với những kiếp đời đau khổ bất hạnh. Hình ảnh cô bé bán diêm trong truyện cô bé bán diêm của An - Đéc - Xen Đêm giao thừa, đó là cái đêm mà ai cũng háo hức, chờ mong, là đêm mà Chúa trời ban phúc lành tới muôn nơi: “Trong phố sực nức mùi ngỗng quay”, nhà nhà rực sáng ánh đèn, khung cảnh đẹp xiết bao! Nhưng có ai hay chăng ngoài trời mưa tuyết trắng xóa kia, một em bé đang lầm lũi bước đi, đầu trần chân đất, bụng đói cật rét. Từng câu chữ chan chứa những giọt lệ của nhà văn. Lòng ta không khỏi se lại, xót xa, ngậm ngùi. Lời mời chào tha thiết đến như cầu khẩn, van xin mua diêm của em chẳng khiến cho bao người qua đường động lòng trắc ẩn. Sự vô tình của người đời còn tàn nhẫn hơn cả giá rét. Cái đói cái lạnh đang hành hạ em bé tội nghiệp nhưng đó mới chỉ là nỗi đau về thể xác, còn nỗi đau về tinh thần mà em phải chịu đựng còn nghiệt ngã hơn nhiều. Ở cái tuổi hồn nhiên nhất, em đã phải nói lời tạm biệt với người mẹ yêu quý. Ngay cả bà ngoại- chỗ dựa tinh thần duy nhất của em cũng không còn trên cõi đời này. Đói khát, nghèo khổ cứ bám riết lấy em, người cha suốt ngày chửi mắng, đánh đập em. Chính vì thế mà em phải bươn trải, vật lộn với sóng gió cuộc đời. Chao ôi! Cái xã hội cao sang giàu có đã đày đọa những kiếp người, những kiếp đời nhỏ bé vào hố sâu khốn cùng. Một xã hội mà ai cũng chỉ có biết đến mình thì khác chi đâu “địa ngục trần gian”. Một đoạn văn không dài nhưng đã vẽ lên hai bức tranh đối lập khiến cho những con chữ tựa như những lời tố cáo. Những ngọn lửa diêm sáng lung linh đã xua tan sự cô dơn, lạnh lẽo đang ngự trị trong tâm hồn em bé, đưa em tới thế giới thần tiên. Lần quẹt diêm thứ nhất chỉ là vô thức, ngẫu nhiên. “Em hơ đôi tay trên que diêm sáng rực như than hồng”, trước mắt em hiện lên chiếc lò sưởi đang” tỏa ra hơi nóng dịu dàng”. Nhưng đên khi diêm tắt thì mọi thứ lạ trở về với hiện thực phũ phàng. Em chợt nhận ra mình đang mộng tưởng. Lần quẹt diêm thứ hai đưa em tới một bàn ăn thịnh soạn, “trên bàn toàn bát đĩa bắng sứ quý giá và có cả một con ngỗng quay”. Kì diệu hơn, “ ngỗng ta nhảy ra khỏi đĩa và mang cả dao ăn, phuốc-sét cắm trên lưng” tiến về phía em. Điều này thật ngộ nghĩn nhưng cũng dễ hiểu thoi vì em đang đói mà. Que diêm thứ hai tắt, mang đi mong ước nhỏ nhoi của em, chỉ còn cảnh” phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trứng xáo, gió bấc vi vu” và vài người đến nơi hẹn hò. Họ đều cuốn theo cuộc sống của riêng mình, hạnh phúc của riêng mình. Em quẹt tiếp một que diêm nữa, cây thông xanh tươi, lộng lẫy bỗng hiện ra. Cây thông Nô-en là biểu tượng của sự sum họp, hạnh phúc và cũng chính là điều mà em đang ao ước, nó giúp em bớt đi cảm giác cô dơn. Nhưng rồi cây thông cũng tan biến theo vết khói diêm mỏng manh, tất cả các ngọn nến trang trí “bay lên, bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên trời”. “ Khi có một vì sao đổi ngôi là có một linh hòn bayleen trời với Thượng Đế”, đọc đến đây ta cảm nhận dược tâm hồn trong sáng của em, em đâng nghĩ tới nhứng gì lung linh, cao đẹp nhất. Em quẹt tiếp que diêm thứ tư và hiện lên trước mắt em là bà ngoại. Em reo lên sưng sướng, tiếng reo xé tan màn đêm băng giá, gây xúc động lòng người. Em đòi theo bà, em hiểu được lò sưởi, ngỗng quay hay cây thông ban nãy và thậm chí cả người bà của em chỉ là hư ảo mà thôi. Nhưng em chỉ còn biết trông mong vào ngọn lửa diêm kia. Và quả thực đó là người bạn duy nhất của em trên cõi đời này. Cũng chính ngọn lửa diêm đã đưa bà đến bên em, bà sẽ trao cho em vòng tay ấm áp, những yêu thương như buổi hôm nào. Thế là tất cả những que diêm còn lại trong bao được thắp sáng, em muốn níu bà ở lại. Và bà dến bên “cầm lấy tay em”, che chở cho đứa cháu nhỏ rồi cả hai bây vụt lên cao, cao mãi. Em đã về với thượng đế chí nhân và có những chuỗi ngày hạnh phúc nồng đượm tình bà cháu. Có thể nói những que diêm là hình ảnh tượng trưng cho các mong ước nhỏ nhoi, bình dị của trẻ thơ: được ăn ngon, được vui chơi, được sống trong tình thương gia đình. Còn nhớ trong bài thơ truyện cổ tích về loài người”, Xuân Quỳnh đã viết: “Trời sinh ra trước nhất Chỉ toàn là trẻ con” Rồi sau đó, vì những nhu cầu phát triển của trẻ mà cha, mẹ, thầy giá, ông mặt trời… mới ra đời. Cách viết độc đáo ấy nhấn mạnh trẻ em là đối tượng cần được quan tâm, yêu thương nhiều nhất. Vậy nhưng trong câu chuyện này lại ngược lại. Em bé chỉ có được sự quan tâm yêu thương từ những mộng tưởng. Và cũng qua sự đối lập giữa mộng tưởng và hiên tại, nhà văn An-đéc-xen đã gián tiếp lên á, vạch trần xã hội Đan mạch đen tối lúc bấy giờ. Đồng thời ông ca ngợi những con người nghèo khổ nhưng có tâm hồn trong sáng như cô bé bán diêm. Chi tiết em bé chết cóng mà” đôi má ửng hồng và đôi môi đang mỉm cười” gợi cho ta bao ý nghĩa. Em bé ra đi thật thanh thản bởi thế gian này chẳng còn gì níu kéo em ở lại. Kết thúc câu chuyện tuy bi kịch nhưng vẫn rất có hậu. Háy để linh hồn em được ra đi còn hơn là phải sống trong sự thờ ơ của xã hội. Cũng qua đây, phải chăng nhà văn đã gióng lên hồi chương cảnh tỉnh con người? Lời nhắn nhủ phải chăng là đừng lạnh lùng trước nỗi đau của đồng loại? Bằng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, truyện “Cô bé bán diêm” đã truyền cho chúng ta lòng thương cảm sâu sắc với em bé bất hạnh. Và An-đéc-xen xứng đáng là người kể chuyện tài ba, người bạn tâm tình, gắn bó với tuổi thơ bốn phương

Đề 1: Nếu là người được chứng kiến cuộc trò chuyện của bà cô với bé Hồng trong đoạn trích "Trong lòng mẹ" của Nguyên Hồng, em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thế nào? Đề 2: Nếu là người được chứng kiến cuộc gặp gỡ đầy cảm động giữa bé Hồng và người mẹ trong đoạn trích "Trong lòng mẹ" của Nguyên Hồng, em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thế ? Đề 3:Đóng vai chị Dậu, kể...
Đọc tiếp

Đề 1: Nếu là người được chứng kiến cuộc trò chuyện của bà cô với bé Hồng trong đoạn trích "Trong lòng mẹ" của Nguyên Hồng, em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thế nào?
Đề 2: Nếu là người được chứng kiến cuộc gặp gỡ đầy cảm động giữa bé Hồng và người mẹ trong đoạn trích "Trong lòng mẹ" của Nguyên Hồng, em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thế ?
Đề 3:Đóng vai chị Dậu, kể lại việc đứng lên chống trả tên cai lệ và người nhà lí trưởng trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" của nhà văn Ngô Tất Tố.
Đề 4: Nếu là người được chứng kiến cảnh Lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo trong văn bản "Lão Hạc" của Nam Cao, em sẽ kể lại câu chuyện đó như thế nào?
Đề 5: Vào vai nhân vật Giôn-xi kể lại câu chuyện "Chiếc lá cuối cùng" của O.Hen-ri.

 

4
13 tháng 12 2016

Gia đình tôi vốn thuộc dạng cùng đinh nghèo túng nhất cái làng này, đã không có đủ cơm ăn áo mặc, lại thiếu nhà nước một suất sưu…Mấy hôm nay tôi phải chạy vạy ngược xuôi để kiếm tiền nộp thuế cho chồng – anh Dậu. Đã đến ngày nộp sưu mà tôi vẫn chưa có đủ tiền, thế là cai lệ và người nhà lí trưởng đến đòi nợ và xông vào nhà bắt chồng tôi đang ốm trên giường lôi ra đình…

“Ôi trời ơi!” – tôi thất thần thốt lên một cách đau đớn. Chồng tôi được người ta trả về rũ rượi như một cái xác chết. Tôi hoảng sợ và đau đớn hơn khi gọi mãi nhưng anh ấy chẳng tỉnh, may sao nhờ có bà con xung quanh đến cứu giúp, chồng tôi đã từ từ mở mắt. Nước mắt tôi lăn dài trên má, không hiểu sao người ta lại đối xử với nhau tàn nhẫn như thế.


Bà lão hàng xóm thương tình mang đến cho tôi bát gạo để nấu cháo. Được miếng ăn, tôi luống cuống đi nấu cháo và mang ra cho chồng mình vì anh ấy đã kiệt sức do đòn roi và mấy ngày qua cũng chưa có miếng gì trong bụng. Sức đâu mà chịu nổi. Tôi thầm nghĩ nếu húp xong bát cháo này thì anh Dậu sẽ khỏe lại thôi.

Nhưng cuộc đời quả thật trớ trêu, khi chồng tôi bưng bát cháo lên chưa kịp húp miếng nào thì…”Sầm” – tiếng đập cửa cai lệ và người nhà lí trưởng hùng hổ xông vào nhà. Trước sự hung hăng và dữ tợn ấy, chồng tôi hoảng quá, để bát cháo xuống và lăn đùng ra phản, không nói được câu gì. Nhìn mà xót cho anh ấy, tôi bỗng cảm thấy mình có lỗi….Che giấu sự hoang mang lo sợ của mình, tôi cố gắng bình tĩnh…run run van xin cho mình được khất nợ:

- Nhà cháu đã túng lại còn phải đóng suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất…

Tôi chưa kịp nói hết câu, tên cai lệ đã trợn ngược hai mắt, thật ghê tởm và đáng sợ, hắn quát xối xả vào mặt tôi như để hả giận. Vì chồng mình, tôi vẫn thiết tha cầu xin, chỉ mong cho mình được khất nợ, qua ngày hôm nay thôi đối với tôi lúc bấy giờ cũng thật nhẹ nhỏm…Tên cai lệ vẫn bỏ ngoài tai lời van xin cầu khẩn của tôi, giọng hầm hè hù dọa rồi ra lệnh cho tên người nhà lí trưởng :

- Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia!

Tên người nhà lí trưởng hắn cứ lóng ngóng ngơ ngác, hình như ko dám hành hạ một ng` đang đau ốm, sợ xảy ra chuyện gì... Bỗng đùng đùng, tên cai lệ giật phắt cái sợi dây thừng sầm sập chạy ngay đến chỗ chồng tôi đang nằm định trói gô anh Dậu lại. Tôi vô cùng hoảng sợ và xám mặt, vội vàng chạy lại đỡ lấy tay hắn mà cầu xin:

- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!

Bất ngờ hắn bịch vào ngực tôi mấy phát đau đớn và nói như hét:

- Tha này! Tha này!

Dường như chưa đủ để thỏa mãn thói tàn ác,hành hạ người khác, hắn lại sấn đến để trói chồng tôi. Đối với tôi, chồng con là tất cả, tôi có thể chịu đau đớn tủi nhục đến mấy cũng được nhưng không thể đứng nhìn chồng con bị hành hạ tàn nhẫn như thế. Tức quá không thể nhịn được, tôi đành liều mạng cự lại:

- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

Hắn vẫn không vừa, liền tát vào mặt tôi một cái mạnh như búa bổ rồi cứ sấn đến chỗ anh Dậu…Bị dồn nén đến mức đường cùng,đã đến nước này rồi, tôi không thể chịu được nữa, dùng cái tình để van xin cũng không được, dùng cái lý cũng không thể nào khất nợ dù chỉ một ngày…Tôi thấy mình đã quá cam chịu nhẫn nhục, nghiến hai hàm răng, tôi quát:

- Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!

Tên cai lệ vẫn hung hãn bước tới chỗ chồng tôi. Bất giác, tôi túm lấy cổ hắn ấn dúi ra cửa, bịch cho mấy phát vào bụng. Tôi vớ được cây gậy của hắn, hai bên giằng co nhau, áp vào vật nhau rối túm tóc lẳng cho một cái, ngã ngào ra thềm. Dường như sức lẻo khoẻo của những người nghiện ngập lại không bằng được với sức của người đàn bà lực điền như tôi, nhất là trong khi lòng ngập nổi oan ức, căm phẫn.

Tôi vẫn chưa nguôi cơn giận, cứ nghĩ đến cảnh chồng mình sắp bị hành hạ là ruột gan cứ như nóng lên, bất chấp hậu quả ra sau tôi cũng không sợ, lúc này tôi không còn thấy sợ, dẫu tôi cũng thừa biết rằng đụng tới cai lệ và người nhà lí trưởng cứ như đụng với “trời”, sẽ không sống được bình yên nhưng biết làm sao đây! Tôi đã nhịn quá nhiều và đã đến lúc không thể nhịn được nữa…

Chồng tôi thấy vậy cũng sợ, hình như anh ấy đang định nói điều gì với tôi nhưng vì mệt quá, ngồi lên lại nằm xuống vừa run vừa kêu:

- U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội.

Tôi thẳng thừng và dứt khoát mãnh liệt:

- Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được.

13 tháng 12 2016

Tôi choàng tỉnh giấc, dậy từ khi mặt trời còn chưa treo ngọn tre. Đó là một thói quen bình thường của người làm nghề nông. Cả cái làng Vũ Đại này, có ai không làm nghề nông chỉ trừ ông Bình giáo ra. Ông ấy là người học rộng lại hiểu sâu, chính vì vậy mà tôi định đến nhà ông giáo để viết một số giấy tờ nhà đất.

Con đường làng dài và hẹp. Gió thổi vi vu khiến cho những rặng tre xào xạc, đung đưa. Quanh nhà ông giáo, những hàng râm bụt lá vàng úa vẫn còn tồn tại sau trận bão khủng khiếp. Vừa thấy tôi, ông giáo liền nói: “Chào bác”. Tôi đáp lại:
- Vâng, chào anh! Hôm nay tôi sang đây là muốn nhờ anh viết một số giấy tờ đất đai!
- Vậy mời bác vào nhà nhà xơi nước cái đã!
Ông giáo mời tôi ngồi trước thềm nhà, chúng tôi đang bàn bạc thì bỗng đâu có tiếng nói hớt hải vọng tới:
Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!
A! Thì ra là lão Hạc, lão mặc bộ quần áo xộc xệch, đầu tóc rồi bù trông có vẻ kham khổ lắm. Lão là người hàng xóm của tôi. Vợ lão chết, con lão thì đi làm đồn điền cao su không biết khi nào về. Lão cứ sống như vậy cô đơn, thui thủi một mình ngày này qua ngày khác. Nhưng có điều khiến tôi thấy rất lạ. Hôm trước, tôi còn sang xin nhà lão mấy củ gừng về pha nước thì thấy lão cưng nựng ***** lắm kia mà; Một điều “Cậu” này, hai điều “cậu” nọ. Khi ăn thỉnh thoảng lão còn gắp thức ăn cho ***** của lão. Vậy mà giờ lại phải bán nó đi sao? Ông giáo hỏi:
- Thế nó cho bắt à?
- Lúc bấy giờ thì mắt lão Hạc đã ầng ậc nước. Những nếp nhăn sô vào với nhau, ép cho nước mắt chảy ra, trông lão giờ già đi đến hơn chục tuổi.
- Khốn nạn! nó có biết gì đâu ông giáo ơi! Nó thấy tôi gọi thì chạy ra. Cùng lúc đó thì chúng nó tóm gọn ***** rồi lôi đi xềnh xệch.
Tôi bắt đầu hiểu ra câu chuyện của lão Hạc và mườn tượng cảnh thằng Mục, thằng Xiên dốc ngược ***** lên, trói chân, trói tay nó lại rồi mang đi. Lão Hạc mếu máo nói:
- Lúc đấy thì cu cậu mới biết là cu cậu chết! Mắt nó long sòng sọc rồi dại đi. Nó cứ ăng ẳng nhìn tôi như thể nó nói: A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão thế nào mà giờ lão xử tôi như vậy hả.
- Cụ cứ khéo tưởng tượng đấy chứ nó có biết gì đâu. Vả lại! Ai nuôi chó mà chẳng để giết thịt. Ta giết nó chính là hóa kiếp cho nó đấy chứ! ông giáo nói.
Lão Hạc chua chát bảo:
- Ông giáo nói phải! Ta hóa kiếp cho nó để nó được đầu thai thành kiếp khác may ra có là kiếp người. Như ông với tôi chẳng hạn!
Tôi nghe mà không kìm được nước mắt. Tôi cảm thấy đau khổ và xót thương cho lão Hạc quá! Lão chỉ có mỗi ***** để bầu bạn hằng đêm. Có ***** đó cũng đỡ buồn và bù đắp được cho sự thiếu thốn tình cảm của lão. Vậy mà giờ lão phải bán nó đi để lấy tiền để dành cho con sao! Lão Hạc quả là một con người tốt và có tình thương yêu con sâu sắc mà hiếm ai có được. Ông giáo nói:
- Không có kiếp gì là sướng cả!Để tôi vào nhà pha ấm nước chè rồi ba ông con mình vừa rít thuốc lào vừa uống, thế là sướng!
- Ông giáo dạy phải! nhưng giờ tôi có việc gấp phải đi bây giờ ông giáo ạ!
- Còn sớm mà, cụ hẵng ở lại chơi với chúng tôi cái đã!
- Ông giáo cho tôi xin khất chứ hôm nay thì nhất quyết không được.
Vậy là lão Hạc lại lạng chạng ra về trong sự ái ngại của tôi và ông giáo. Thuốc lào đã được vo viên mà không ai thèm đụng đến. Tôi nghĩ đến lão Hạc, một con người đầy tình thương và giàu lòng tự trọng. Một người vì con mà sẵn sàng bán đi thứ yêu quý nhất, kỷ vật của mình. Một người mà đã mếu máo, khóc hu hu như trẻ con vì nỡ lừa một con chó. Một người đáng kính như vậy mà phải sống khổ, sống sở như vậy sao? Cuộc đời thật bất công đối với những con người tốt, chỉ toàn khổ đau, bất hạnh. Tôi từ biệt ông giáo đi về mà lòng đau như cắt.

Tôi, ông giáo và lão Hạc, những người nông dân nghèo khổ, bị xã hội dồn đến đường cùng mà vẫn phải sống, vẫn phải tồn tại trên cái thế giới này. Cảm ơn lão Hạc, lão đã cho tôi hiểu được tình thương và lòng tự trọng quý giá của một con người. tôi sẽ mãi khắc sâu bài học này trong tâm can và ý chí của mình đến cuối đời!

7 tháng 4 2020

Chao ôi!( thán từ) Sống trong cảnh đáng bồn vậy nhưng lão vẫn có tấm lòng vị tha, nhân hậu. với cậu vàng lão yêu quý nó như “một bà mẹ hiếm hoi yêu quý đứa con cầu tự”. Lão cưng nựng vỗ về nó thậm chí chó nó ăn cơm như nhà giàu ăn cơm bát và hơn phần não. Lão coi nó như người bạn, ngày ngày tâm sự, trò chuyện. Còn đối với cậu con trai thì lão yêu quý gấp vạn lần. chỉ vì nghèo, không cưới được vợ cho con, làm con quẫn chí bỏ đi đồn điền cao su. Chính( trợ từ) vì vậy mà lão dằn vặt chính bản thân, quyết chí giữ lại mảnh vườn để lúc con về mà còn có cái mà cưới vợ. Lão nói với cậu Vàng nhưng lại như nói với chính con mình. Mỗi lần lão ốm nhưng không dám động đến tiền dành dụm vì lão sợ ăn đụng vào tiền cảu con trai mình. Điều này làm lão khổ tâm hết sức. hành động lão gửi ông giáo mảnh vườn thể hiện mọi suy nghĩ đều hướng đến con trai, thậm chí cái chết của lão cũng vì con. Tình yêu lão dành cho con thật đặc biệt. không ồn ào, sôi nổi, không thể hiện qua hành động lời nói mà chỉ lặng lẽ yêu con trong tâm tưởng. tình yêu thương của lão con khiến chúng thật vô cùng cảm động( câu ghép). Lão Hạc còn mang tấm lòng tự trọng cao quý. Lòng tựu trọng với mọi người xung quang, với con trai lão, với chính cậu Vàng, và cả chính bán thân lão. Lão nhớ ánh mắt đầy uất hận của cậu Vàng khi bị bắt trói. Lão đã rơi lệ và khổ tâm, “mếu máo như một đứa trẻ”, dằn vặt vì dám lừa một con chó vốn rất tin tưởng lão. Còn với con trai lão còn khổ tâm hơn. Đến cả trận ốm kéo dài đằng đẵng, lão cũng không dám đụng đến số tiền dành dụm, không dám bán đi mảnh vườn mà vợ chồng lão cố công kiếm để dành cho cậu con trai. Và cuối cùng, chỉ vì đói kém, ốm đau, vì sự mạt hạng của cái xã hội thối nát đã đẩy lão đến con đường tìm đến cái chết. Thế nhưng đến chết lão cũng chết đầy đau khổ, phải tự ăn bả chó, chết như một con chó không ai hay không ai rõ. Thế nhưng cái chết đó lại là minh chứng rõ nhất cho tấm lòng tự trọng cao quý của tâm hồn đó. Lão chấp nhận chọn cái chết để khỏi phải để cái đói ăn mòn lương tâm, chọn cái chết để bắt đầu một kiếp mới, chọn cái chết để bảo tròn cho tâm hồn trong sáng không vấy bẩn của lão. Thật đáng khâm phục.

18 tháng 10 2021

Bạn tham khảo nha:

   Một trong những nhà văn gắn liền tuổi thơ với trẻ em toàn thế giới mà chúng ta không thể không nhắc đến chính là nhà văn Đan Mạch nổi tiếng An-dec-xen. Và chắc hẳn trong chúng ta đều nhớ đến hình ảnh cô bé bán diêm, dường như khắc sau tấm trí mỗi người. Cô bé bán diêm nhưng chất chứa trong nhân vật ấy là những bài học đầy giá trị về cuộc sống và con người.

   Nhân vật cô bé bán diêm là hình ảnh trung tâm, xuyên suốt toàn tác phẩm. nhà văn dựa vào đó mà truyền tải những thông điệp về cuộc sống đến người đọc

   Nhà văn đã thành công khi xây dựng nên nhân vật điển hình cùng với bối cảnh trong tác phẩm một cách rất sinh động. Đó là hình ảnh ám ảnh về một cô bé tội nghiệp không nơi nương tự trong bầu không khí giá lạnh cắt da giữa đường phố tuyết, và càng cô độc hơn khi cô được đặt cạnh bầu không khí sum vầy của các gia đình.

   Trong không gian "Mọi nhà đều sang rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay" ấy thì cô bé bán diêm lại hồi tưởng lại những ngày sống trong quá khứ, khoảng thời gian bà còn sống, có dây thường xuân bám quanh ngôi nhà gợi lên sự ấm áp, hạnh phúc. Và cuộc sống ngày xưa đó hoàn toàn đối lập với cuộc sống hiện tại em trải qua, cuộc sống với người cha đầy sự tối tăm và mùi của địa ngục. Dù lạnh đấy, đói đấy em rất muốn về nhà nhưng lại sợ bị cha đánh đòn vì chưa bán được hộp diêm nào. Cô bé hiện lên với đầy sự trẻ thơ nhưng sớm sống trong cảnh thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần. Chính thực tại đối lập ấy khiến em càng khao khát mãnh liệt một sự sum vầy đầm ấm trong những ngày đông : "chà! Bây giờ mà được quẹt một que diêm để sưởi ấm cho đỡ buốt nhỉ". Đối với ta đó chỉ một ước mơ nhỏ nhoi giữa chốn phồn hoa đô thị ngoài kia, nhưng chính chi tiết ấy cũng đủ để lấy đi nước mắt vì xót xa cho một đứa trẻ thơ mà bất hạnh. Và em đánh liều quẹt một que diêm "lúc đầu xanh lam,dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sang chói trông đến vui mắt", thứ ánh sang nhỏ nhoi ấy làm em hạnh phúc phần nào. Nhưng sự khắc nghiệt của cái giá lạnh đã dập tắt đi ngọn lửa nhỏ đó.

   Em tiếp tục quẹt que thứ hai với ước muốn có cuộc sống ấm no. khung cảnh "hàng ngọn lửa nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong tủ hàng" hiện lên tươi đẹp nhưng vẫn bị thời tiết kia làm lụi tàn mất.

   Chỉ là một ngọn lửa bé nhỏ để sưởi ấm, chỉ là một chút ước mơ bé nhỏ để cuộc đời em có chút hi vọng nhưng tất cả đều bị chính môi trường bên ngoài, xã hội ngoài kia cùng với cái xô bồ...tất cả đã nhẫn tâm mà tước đi niềm hạnh phúc nhỏ nhoi ấy. thật xót thương cho số phận trẻ thơ sớm đã phải lớn, sớm phải chịu cảnh đày đọa của cuộc sống. và cuối cùng thì em chỉ muốn được tin tưởng dựa dẫm vào chính người bà tin yêu đã mất của mình. Que diêm thứ ba xuất hiện chính là hình ảnh người bà cùng cánh tay đang chào đón em. Và em đã đi cùng bà về một miền của sự hạnh phúc, đi để không phải bị cuộc đời này vùi dập nữa. đó chính là giây phút em từ giã trần đời, nhà văn An-dec-xen đã nhân hóa, phóng đại hóa cái chết của em cũng chính là tấm lòng xót thương, xúc động, tình cảm thương mến dành cho em, dành cho bao đứa trẻ thơ bất hạnh ngoài cuộc đời kia nữa.

   Bằng lối viết văn rất giản dị, ngôn ngữ trong sang mà nhà văn thiếu nhi An-dec-xen đã xây dựng thành công nhân vật cô bé bán diêm với tất cả niềm xót thương, yêu mến. Qua đó ta thêm hiểu hơn, biết trân trọng hơn về hạnh phúc dành cho con trẻ ngày nay.

TỪ câu chuyện "Cô bé bán diêm" hãy viết 1 đoạn văn diễn dịch nêu cảm nghĩ về giá trị của sự đồng cảm, sẻ chia trong cuộc sống. *Gợi ý -Câu chủ đề(câu chuyện cô bé bán diêm nhà văn An-đéc-xen đã để lại cho tôi những suy ngẫm về giá trị sự đồng cảm dẻ chia trong cuộc sống) -Giải thích +Đồng cảm: sự thấu hiểu, quan tâm và chia sẻ người khác -Sẻ chia: san sẻ những gì mình...
Đọc tiếp
TỪ câu chuyện "Cô bé bán diêm" hãy viết 1 đoạn văn diễn dịch nêu cảm nghĩ về giá trị của sự đồng cảm, sẻ chia trong cuộc sống. *Gợi ý -Câu chủ đề(câu chuyện cô bé bán diêm nhà văn An-đéc-xen đã để lại cho tôi những suy ngẫm về giá trị sự đồng cảm dẻ chia trong cuộc sống) -Giải thích +Đồng cảm: sự thấu hiểu, quan tâm và chia sẻ người khác -Sẻ chia: san sẻ những gì mình có, sẵn sàng giúp đỡ khi họ gặp khó khăn.... -Biểu hiện sự đồng cảm, sẻ chia đc thể hiện qua các mối quan hệ: +giữa người với người +____ các thành viên trong gđ +Qua các việc làm, hđ cụ thể •Quyên góp, ủng hộ •lắng nghe, thấu hiểu, thể hiện tình cảm với những người gặp khó khăn • Chung tay góp sức làm những việc có ích •....... -ý nghĩa đồng cảm, sẻ chia +những người gặp khó cảm thấy an ủi quan tâm... +Người biết đồng cảm sẽ nhẹ nhàng, thanh thản và sống tốt hơn... -Liên hệ: đồng cảm, sẻ chia làm người gần người hơn, yêu thương nhau hơn...
0

tham khảo:

Nhân vật cô bé bán diêm trong tác phẩm cùng tên của An-đéc-xen là một cô bé thật đáng thương. Cô bé nhà nghèo, mồ côi mẹ từ khi bà em mất, em phải sống cùng với người cha hay đánh đập, mắng nhiếc, chửi rủa. Em sống ở trên gác xép mái nhà lạnh lẽo và tối tăm. Em phải đi bán diêm để kiếm sống qua ngày. Trong một đêm giao thừa, một cô bé đầu trần, chân đất, bụng đói dò dẫm trong bóng tối. Suốt cả ngày hôm đó em không bán được bao diêm nào. Ngay cả có người nhìn thấy em rao hàng cũng không ai mua một cái và không ném cho em một đồng nào. Em ngồi nép trong một xó tường trong giá rét, nếu em không bán được bao diêm nào thì em sẽ bị cha mắng. Vì vậy em chẳng dám về nhà. Giữa trời giá rét đó em chỉ có một ước mơ duy nhất là có cuộc sống trước đây khi bà và mẹ em còn sống. Ước mơ chính đáng đó cũng là ước mơ chung của bao đứa trẻ bất hạnh khác. Nhưng thương thay, em đã đạt được hạnh phúc đó, khi em cùng bà lên thiên đường. Em hạnh phúc trước khi chết. Đôi má ửng hồng cùng nụ cười trên môi như chứng minh rằng em ra đi thật hạnh phúc. Cái chết của em đã tố cáo xã hội bất công vô cảm. Qua đó tác giả muốn khẳng định và tố cáo xã hội đương thời tàn nhẫn

 

6 tháng 11 2021

Cho xin 1 tick nhoaaa

       Thật tội nghiệp cho cô bé bán diêm. Em bị đối xử thật tàn nhẫn bởi người đời. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ. Từ nhân vật cô bé bán diêm, ta cảm thấy biết ơn và xót thương hơn cho những phận người kém may mắn trong xã hội. Chúng ta hãy cố gắng hoàn thiện nhân cách và trí tuệ để sau này có thể cứu giúp được những mảnh đời khó khăn trong cuộc sống này.

Chữ in đậm: Câu bị động

28 tháng 10 2020

bạn ơi cái này nhiếu và khó quá mình ko giúp dc nha 

1/ Trình bày nội dung nghệ thuật và ý nghĩa của các văn bản: trong lòng mẹ, Lão Hạc, Cô bé bán diêm, Chiếc lá cuối cùng, Tức nước vỡ bờ,...2/ Trình bày cách hiểu biết của em về nhan đề các văn bản: Tức nước vỡ bờ, Ôn dịch, thuốc lá.3/ Nhận xét, đánh giá về các nhân vật: Bé Hồng, Lão Hạc, chị Dậu, Cô bé bán diêm.4/ Nêu ý nghĩa tượng trưng của hai cây phong.5/ Trình bày những tác hại của bao bì ni lông?6/ Nắm...
Đọc tiếp

1/ Trình bày nội dung nghệ thuật và ý nghĩa của các văn bản: trong lòng mẹ, Lão Hạc, Cô bé bán diêm, Chiếc lá cuối cùng, Tức nước vỡ bờ,...

2/ Trình bày cách hiểu biết của em về nhan đề các văn bản: Tức nước vỡ bờ, Ôn dịch, thuốc lá.

3/ Nhận xét, đánh giá về các nhân vật: Bé Hồng, Lão Hạc, chị Dậu, Cô bé bán diêm.

4/ Nêu ý nghĩa tượng trưng của hai cây phong.

5/ Trình bày những tác hại của bao bì ni lông?

6/ Nắm khái niệm, tác dụng của nói quá, nói giảm nói tránh, thán từ, trợ từ, thán từ, câu ghép, từ tượng hình tượng thanh, dấu ngoặc kép.

7/ Tại sao có thể nói các văn bản Thông tin về ngày trái đất năm 2000, Ôn dịch, thuốc lá, Bài toán dân số” là những văn bản nhật dụng?

8/ Vì sao nói văn bản “Trong lòng mẹ” của nguyên Hồng thể hiện rõ bộ mặt xã hội phong kiến hà khắc, lạnh lùng?

0