K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 11 2017

Xuống tàu ra đi tìm đường cứu nước

“Trong khi còn học ở Trường Sát–xơ–lúp Lô–ba (Chasseloup–Laubat) tôi gặp một người thanh niên ở Trung bộ vào Sài Gòn ở nhà một người bạn. Vì cùng một lứa tuổi, cho nên chúng tôi lập tức trở nên đôi bạn thân. Tôi đưa anh đến trước tiệm cà phê của Pháp xem đèn điện, xem chiếu bóng và máy nước.

Những cái đó trước kia anh chưa hề thấy.

Một hôm tôi mời anh ăn kem. Anh rất lạ. Lần đầu tiên anh mới nếm mùi kem.

Sau ít hôm, anh đột nhiên hỏi tôi.

“Anh Lê, anh có yêu nước không?”

Tôi ngạc nhiên và đáp: “Tất nhiên là có chứ!”

“Anh có thể giữ bí mật không?”

“Có”.

“Tôi muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng nếu đi một mình, thật ra cũng có điều mạo hiểm, ví như khi đau ốm… Anh muốn đi với tôi không?”

“Nhưng bạn ơi, chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi?”

“Đây, tiền đây” – Anh bạn của tôi vừa nói vừa giơ hai bàn tay – “Chúng ta sẽ làm việc. Chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi. Thế thì anh cùng đi với tôi chứ?”

Bị lôi cuốn vì lòng hăng hái của anh, tôi đồng ý.

Nhưng sau khi suy nghĩ kỹ  về cuộc phiêu lưu, tôi không có đủ can đảm để giữ lời hứa.

Vài ngày sau, tôi không gặp lại anh bạn nữa. Tôi đoán là anh ta đã đi ngoại quốc. Anh ta đi bằng cách nào? Tôi không biết. Về sau, tôi chỉ biết người thanh niên yêu nước đầy nhiệt huyết ấy là Cụ Nguyễn Ái Quốc, là Hồ Chủ tịch của chúng ta ngày nay”.

Chính ông Mai ở Hải Phòng, nhân viên cũ trên một chiếc tàu Pháp của hãng

“Vận tải hợp nhất” đã cho chúng tôi biết những điều mà ông Lê không rõ.

Ông Mai kể lại:

“Vào khoảng cuối năm 1911 hay 1912 – tôi không nhớ đúng nữa – tôi làm việc ở phòng ăn của các sĩ quan trên tàu. Tàu chúng tôi cặp bến Sài Gòn để lấy hàng và đón khách. 

Công việc làm bồi tàu

Một buổi trưa, một người trai trẻ lên tàu. Sau một phút ngập ngừng, anh ta hỏi xin việc.

Chúng tôi trả lời là  không có việc và có chăng nữa, chúng tôi cũng không có quyền nhận anh ta.

Chúng tôi cười vì chàng trai có vẻ một anh học trò, không phải là  người lao động như chúng tôi. Chúng tôi nói nhỏ  với nhau: “Một người như thế có thể  làm được công việc gì trên tàu?”.

Tôi không hiểu tại sao tôi thấy thương hại anh ta và tôi nói: “Đi theo tôi, tôi sẽ  dẫn anh đến gặp chủ tàu. Có lẽ ông ta sẽ  có việc cho anh làm”.

Chủ tàu hỏi: “Anh có  thể làm việc gì?”

“Tôi có thể làm bất cứ việc gì!” – Chàng trai trả lời.

“Được, ta sẽ lấy anh làm phụ bếp. Sáng mai anh đến đây nhận việc”.

Chàng trai ấy xưng tên là  Ba. Vì tôi đã giúp anh ta việc nhỏ ấy, cho nên anh ta rất thân với tôi, và cũng vì anh ta rất dễ mến tôi cũng rất thân với anh ấy. Việc gì  tôi làm được là tôi cố làm để giúp anh ta, vì anh ta chưa biết gì cả. Vả lại, anh ấy có can đảm và nhẫn nại. Phụ bếp trên tàu, mỗi ngày anh ta phải làm từ bốn giờ  sáng, quét dọn sạch sẽ nhà bếp lớn trên tàu, tối đốt lửa trong các lò. Sau đó đi khuân than, rồi xuống hầm lấy rau, thịt cá, nước đá v.v. Công việc khá nặng nhọc vì dưới bếp rất nóng và  trong hầm rất rét. Nhất là khi vừa phải vác một bao nặng vừa leo lên những bậc thang trong khi tàu tròng trành.

Xong công việc ấy, phải dọn cho bọn chủ bếp Pháp ăn. Sau đấy, nhặt rau, rửa chảo nồi và đun lò lại. Công việc kéo dài suốt ngày.

Nhà bếp lo cho bảy, tám trăm người cả nhân viên và hành khách. Có nhiều cái chảo bằng đồng lớn và nặng quá, đến nỗi anh Ba phải kéo lê trên sàn.

Và những cái nồi cao quá, anh phải leo lên ghế để chùi nồi. Luôn luôn nghe tiếng:

“Ba, đem nước đây!”

“Ba, dọn chảo đi!”

“Ba, thêm than chỗ này, thêm than chỗ kia!”

Suốt ngày, anh Ba đẫm nước, hơi và mồ hôi, mình đầy bụi than. Người ta thấy anh Ba phải dùng hết tinh thần và sức lực để làm cho xong công việc. Và hơn nữa vì chưa quen việc, anh phải gọt xong đống củ cải và khoai tây. Anh không biết làm thế nào. Tôi dạy cho anh.

Học tập trên tàu

Tôi còn nhớ một lần gọt măng tây. Đây là lần đầu tiên anh Ba thấy măng tây. Anh ta bắt đầu gọt trơ trụi, thì vừa lúc tôi đến. Tôi hối hả quẳng xuống bể tất cả măng đã gọt và tôi bày cho anh ta phải làm như thế nào. Nhờ thế không xảy ra việc gì. Mỗi ngày, chín giờ tối, công việc mới xong. Anh Ba mệt lử. Nhưng trong khi chúng tôi nghỉ hoặc đánh bài, anh Ba đọc hay viết đến mười một giờ hoặc nửa đêm. Về thứ  bậc, anh Ba là người dưới chúng tôi, chúng tôi là  những người có chức vị, còn anh Ba chỉ là người phụ bếp. Nhưng vì anh Ba hiểu biết  – anh giúp những người bạn mù chữ của tôi viết thư về cho gia đình họ và anh không bao giờ nói tục, vì vậy anh Ba được tất cả chúng tôi yêu mến.

Một lần, dọc đường, anh Ba suýt chết đuối. Biển nổi sóng. Làn sóng to như những quả núi chồm lên đổ xuống. Hầu hết mọi người say sóng. Như mọi ngày, anh Ba đi lên đi xuống từ bếp đến hầm. Không thể vác những rổ rau lên vai vì tàu tròng trành, anh phải buộc rổ rau vào dây sắt để kéo đi, chuyến thứ hai một ngọn sóng lớn thình lình phủ lên sàn tàu và cuốn xuống biển mọi vật trên sàn tàu. Cả những rổ rau và anh Ba nữa. Anh bị  đẩy vào giữa cột buồm và dây xích, nhờ vậy mà thoát chết.

Cái gì đối với anh Ba cũng mới, anh phải học tất cả. Ví dụ mới đầu anh không ăn được bánh mì và bơ. Ăn xúp thì anh dùng nĩa.

Vài ngày sau tàu rời bến, có  hai hành khách – hai người lính trẻ tuổi giải ngũ về Pháp. Tôi không hiểu tại sao hai anh này đã trở nên bạn thân của anh Ba. Họ giúp anh nhặt rau và buổi tối họ cho anh mượn những quyển sách nhỏ, dạy cho anh đọc và viết. Và anh Ba lại dạy họ quốc ngữ và thỉnh thoảng dấm dúi cho họ cốc cà phê. Anh nói với tôi với một vẻ ngạc nhiên: “Anh Mai, cũng có những người Pháp tốt, anh ạ”.

Gặp Bùi Quang Chiêu 

Hồi ấy, Bùi Quang Chiêu, kỹ sư canh nông vào làng Tây, đi tầu hạng nhất cùng gia đình. Ông ta đưa con sang Pháp học. Trông thấy Ba, ông ta gọi anh lại và thân mật bảo:

“Tại sao con lại làm cái nghề khó nhọc này? Bỏ nghề đi. Con nên chọn một nghề khác, danh giá hơn…” Anh Ba lễ phép cảm ơn ông Chiêu, nhưng không nói đồng ý hay không.

Đến Mác–xây, chúng tôi lĩnh lương mỗi nhân viên Việt Nam được từ một trăm đến hai trăm quan, thêm vào đấy tiền thưởng của hành khách. Anh Ba là phụ bếp, chỉ được mười quan.

Anh ta được ít lương, nhưng anh học được nhiều chuyện mới lạ. Coi tôi là  bạn thân thiết nhất, anh ta nói với tôi tất cả những điều anh trông thấy và suy nghĩ.

“Ơ! Ở Pháp cũng có người nghèo như bên ta!”. 

Trông thấy những gái điếm đến làm tiền trên tàu, Ba nói với tôi: “Tại sao người Pháp không “khai hoá” đồng bào của họ trước khi đi “Khai hoá” chúng ta, sao thế anh Mai?”

Tàu điện đối với anh Ba là một chuyện kỳ lạ.

Lần đầu tiên anh ta trông thấy những “cái nhà biết chạy” ấy. Cái gì  cũng làm anh ta chú ý, vì cái gì đối với anh ta cũng mới cả. Luôn luôn anh ta nói:

“Lần đầu tiên, tôi mới thấy cái này…”

Công việc trong ngày xong, tôi cho anh ta mượn bộ áo quần, và chúng tôi đi  đến tiệm cà phê ở đường Ca–nơ–bia. Không cần phải nói, đây là lần đầu tiên anh ta vào tiệm cà phê và cũng là lần  đầu tiên người Pháp gọi anh bằng “ông”.

Sau những ngày đầu tiên  ở Mác–xây, anh Ba tóm tắt cảm tưởng của mình bằng mấy chữ:

“Người Pháp ở Pháp tốt, lễ phép hơn người Pháp ở Đông dương”.

Chúng tôi đi theo tàu lên Ha–vơ–rơ (Havre) để sửa chữa. Chúng tôi được  đưa sang làm việc ở một chiếc tàu khác, trở  về Đông Dương. Anh Ba không muốn trở về.  Ông chủ đem anh về nhà. Từ đấy, tôi không được tin tức gì của anh Ba nữa…

Đến Pháp và làm bồi bàn trên tàu đi vòng quanh châu Phi

Tôi ở với ông chủ của tôi ở Xanh A–đơ–ret (Saint–Adresse), một ngoại ô của Ha–vơ–rơ, một hôm, ông chủ  già dẫn về một người trẻ tuổi, gầy yếu, quần áo lôi thôi nhưng có vẻ lanh lợi. Tên anh ta là Ba. Ở nước ngoài mà gặp được một người đông hương thì lập tức người ta dễ trở thành bạn thân. Chúng tôi cũng vậy.

Chúng tôi ở một biệt thự có vườn hoa. Ông chủ già khi rảnh việc thì ở câu lạc bộ thành phố. Bà  chủ thường đến nhà người con gái, vợ một nhân viên của công ty. Một bà nấu bếp, một người tốt, nếu anh khéo nịnh thì bà ta cho anh ăn ngon, nhưng khi bà ta cáu thì như một mụ yêu tinh. Một cô sen xinh xinh hay làm dáng, có một  “bà mẹ hay ốm” – “Bà mẹ  ốm” chính là một chàng thủy thủ. Để  đi gặp tình nhân, chị ta lừa chúng tôi luôn và  nói là đi thăm mẹ ốm. Trong nhà tất cả  là sáu người.

Đồ đồng đánh bóng, đồ đạc lau xong, bàn ghế sạch bụi, thế là ông chủ bà chủ bằng lòng và rất tốt, luôn mồm một điều “con” hai điều “con”. Nhưng phần lớn công việc do cô sen làm. Chị ta muốn cho chóng xong để đi gặp “bà mẹ ốm”.

Vì vậy chúng tôi có  rất nhiều thì giờ rảnh. Anh Ba dùng thì giờ chăm bón hoa với người làm vườn hoặc giở những tờ báo có ảnh trong tủ sách ra xem. Sau khi đến được ba ngày, anh hỏi tôi: “Anh Dân, anh có  biết chữ quốc ngữ không?”.

Tôi hơi thẹn nhưng trả lời thành thật: “Không, tôi không biết”. Anh Ba liền giảng giải và khuyến khích tôi học. Tôi làm theo lời anh. Anh Ba cũng thế, anh học tiếng Pháp với cô  sen. Ngày nay tôi đọc được và viết được chính là nhờ anh Ba. Để trả ơn, thỉnh thoảng tôi dẫn anh Ba đi xem chiếu bóng hoặc xem xiếc.

Chúng tôi ở với nhau được một tháng. Một buổi chiều người chủ già  đi làm về, nói với anh Ba: “Có một chuyến tàu đi vòng quanh châu Phi. Không có hành khách. Chỉ có hàng hoá. Anh có muốn nhận làm bồi cho các sĩ quan trên tàu ấy không? Họ không đông lắm đâu, và đều là những người tốt, anh sẽ  thấy anh không đến nỗi vất vả ở trên tàu. Đồng ý chứ?”

Anh Ba vui vẻ nhận lời. Sau tôi nói với anh: “Ba ơi, khí hậu ở châu Phi rất nóng, nóng hơn ở bên ta. Và một chiếc tàu chở hàng rất tròng trành, rất dễ làm cho anh say sóng. Đi như thế anh dại dột lắm, nhất là một thân một mình, bầu bạn không có…”. Anh Ba nói với tôi: “Anh không nên nói như thế. Tôi là thanh niên, tôi khỏe, tôi chịu được khổ. Và tôi muốn đến xem các nước”.  

Ngày hôm sau anh Ba đáp tàu đi, anh có viết thư cho tôi hai ba lần, kể cho tôi nghe vô số chuyện, nói  đến người da đen, người Ả-rập, nói đến xứ Tê–nê–ri–pho, xứ Lít–bon, đến những con vẹt…. Anh cũng cho biết là người nấu bếp trên tàu cũng là một đồng hương tên là Bốn…

… … …

Chiếc tàu nhỏ rời Ha–vơ–rơ. Đỗ lại ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, An Giê  Ri, Tuy Ni Di và những cửa bể Đông châu Phi cho đến Công Gô. Đến đâu anh Ba cũng để ý xem xét. Mỗi lần tàu cập bến, thế nào anh Ba cũng kiếm cách đi thăm thành phố. Khi trở về, anh có những ảnh và những hộp diêm đầy túi. Anh thích thu thập những thứ ấy.

Đến Đa-ca, biển nổi sóng rất dữ. Tàu không thể vào bờ. Cũng không thể thả ca–nô xuống vì sóng rất to. Để liên lạc với tàu, bọn Pháp trên bờ bắt những người da đen Pháp phải bơi ra chiếc tàu. Một, hai, ba, bốn người da đen nhảy xuống nước. Người này đến người kia, họ bị sóng biển cuốn đi.

Cảnh tượng ấy mọi người coi là thường. Nhưng điều đó làm cho anh Ba hết sức cảm động, anh khóc. Ngạc nhiên,anh Bốn hỏi tại sao? Anh Ba buồn rầu trả lời tôi: “Những người Pháp ở Pháp phần nhiều là tốt. Song những người Pháp thực dân rất hung ác, vô nhân đạo. Ở đâu chúng nó cũng thế. Ở ta, tôi cũng thấy chuyện như thế xảy ra ở Phan Rang. Bọn Pháp cười sặc sụa trong khi đồng bào ta chết đuối vì chúng nó. Đối với bọn thực dân, tính mạng của người thuộc địa, da vàng hay da đen cũng không đáng một xu.”

Chiếc tàu của chúng tôi chở  rượu ngon của Boóc–đô và An–giê–ri cho những thuộc địa khác. Tất cả mọi người trên tàu dùng rượu đó. Vì rượu rất nhiều. Các thủy thủ say rượu suốt chuyến tàu. Chỉ cần dùi một lỗ nhỏ vào thùng rượu, ấn một ống cao su nhỏ vào đấy, hút thật mạnh để đầu ống kia vào một cái chai. Và như thế tha hồ mà uống. Nhưng anh Ba không bao giờ uống rượu và khuyên anh Bốn không nên làm như thế.

Anh Ba rất tốt với mọi người và không bao giờ cãi cọ với ai. Nhưng anh Ba hơi khác thường. Mỗi ngày, anh dậy thật sớm để xem mặt trời mọc. Và trong những đêm trăng, anh hầu như không ngủ, anh đi đi lại lại trên tàu, ngắm trời ngắm bể. Chúng tôi đậu lại ở Tê–nê–rít–pho vào lúc hoàng hôn, biển lặng sóng, hòn đảo giống như một cái chụp đèn khổng lồ để trên mặt biển, phía trên lóng lánh, phía dưới xanh xanh. Chỉ có thế thôi, mà anh Ba ngây người. Anh nhắc đi nhắc lại: “Bốn, anh nhìn kìa! Đẹp quá! Hùng vĩ  quá!” 

Đến lúc trở về Ha–vơ–rơ, nhớ lời khuyên của anh Ba, Bốn không đến thăm cô gái nhảy nữa. Bốn còn đi một vài chuyến, dành được ít tiền thì trở về nước, mở một cửa hàng nhỏ, và lấy vợ.

Đến Luân – đôn, học tiếng Anh, câu chuyện cào tuyết, về ông già Ét-cốp-phie

KS anh
Khách sạn Carlton ở Thủ đô London, vương quốc Anh nơi Nguyễn Tất Thành
 vừa làm thuê vừa tự học tiếng Anh trong những năm 1914-1917.

 Còn anh Ba sau đó rời chiếc tàu nói đi Anh. Anh xin vào làm việc ở tiệm ăn Các–lơ–tông, một tiệm sang có tiếng ở Luân Đôn.

Người làm bếp độ trăm người đủ các hạng. Có cả người Pháp, người Anh, người Đức, người Nga, người châu Á và tôi người Việt Nam. Chính ông Ét-cốpphi-e, ông vua đầu bếp, được huân chương danh dự, điều khiển nhà bếp.

Về ông Ét-cốt-phi-e, có một chuyện đáng kể lại: Tài nấu bếp của ông ta, thế giới đều biết. Những chủ quán lớn nhất trên thế giới trả tiền rất nhiều để mời ông ta làm chủ bếp. Khi có những yến tiệc lớn, người ta mời ông đến làm thức ăn và  điều khiển nhà bếp. Lần vua Đức sang thăm Luân Đôn, vua Anh mời ông Ét-cốtphi-e phụ trách bữa tiệc. Và tất nhiên với một số lương rất hậu. Ông già Ét-cốtphi-e kiêu hãnh trả lời: “Tôi là người Pháp. Tôi không nấu cho kẻ thù của dân tộc tôi”.

“Vâng, bây giờ chúng ta nói chuyện anh Ba. Vào khoảng một năm trước đại chiến, một hôm, tôi gặp ở phòng lau chùi thìa, nĩa, một người Á Đông trẻ tuổi.

Tôi không để ý đến anh ấy vì tôi tưởng anh ấy là người Trung Quốc. Đến ngày thứ ba, chính anh ấy đến nói chuyện với tôi bằng tiếng Việt Nam. Cố nhiên tôi rất sung sướng được gặp một người đồng hương. Từ ngày ấy, chúng tôi trở nên đôi bạn thân.

“Ai đưa anh đến đây, đến nước Anh?” – Tôi hỏi anh Ba.

“Tôi đến đây một mình để học tiếng Anh”.

“Hay đấy, nhưng tiếng Anh rất khó học. Đã hai năm tôi ở thành phố này mà không biết hơn, ngoài hai chữ Yes và No (vâng và không).”

“Phải học chứ. Chúng ta sẽ cùng nhau học.”

“Trước khi đến đây, anh làm ở đâu?”

“Hôm thứ nhất, tôi nhận việc cào tuyết trong một trường học. Một công việc rất mệt nhọc. Mình mẩy tôi đẫm mồ hôi mà tay chân thì rét cóng. Và cuốc được đống tuyết cũng rất khó khăn vì tuyết trơn. Sau tám giờ làm công việc này, tôi mệt lử và đói bụng. Tôi đành phải bỏ việc. Ông Hiệu trưởng là một người tốt.

Ông ấy trả cho tôi cả ngày làm việc sáu đồng và vừa nói vừa cười: “Chính thế, công việc này quá sức anh”.

Hai ngày sau tôi tìm được một việc khác. Lần này thì phải đốt lò. Từ  năm giờ sáng, một người nữa với tôi chui xuống hầm để nhóm lửa. Suốt ngày chúng tôi đổ than thay than trong lò. Ở đây thật đáng sợ. Luôn luôn ở trong cảnh tranh tối tranh sáng. Tôi không biết người ta làm cái gì ở tầng trên, vì  không bao giờ tôi lên đấy. Người bạn tôi là  một người âm thầm, có lẽ anh ta câm. Suốt hai ngày làm việc, anh ta không hề nói một tiếng. Anh vừa làm việc vừa hút thuốc. Khi nào anh ta cần tôi làm việc thì anh ta ra hiệu. Nhưng không nói một tiếng. Trong hầm hết sức nóng, ngoài trời hết sức rét, và không có đủ quần áo, tôi luôn bị cảm. Vì  vậy, tôi nghỉ việc luôn hai tuần lễ. Với số  tiền để dành, tôi trả tiền phòng, tiền bơ và bánh mì, và sáu bài học chữ Anh. Khi chỉ còn sáu hào nữa, tôi đến sở tìm việc ở  Sô–hô, và người ta đưa tôi đến đây”.

Công việc làm từ tám giờ đến mười hai giờ và chiều từ năm giờ đến mười giờ.

Hàng ngày, buổi sáng sớm và buổi chiều, anh Ba ngồi trong vườn hoa Hay–đơ (Hyde), tay cầm một quyển sách và một cái bút chì. Hàng tuần vào ngày nghỉ, anh đi học tiếng Anh với một giáo sư người Ý. Ba thường khuyên tôi nên học như Ba, nhưng tôi hết sức lười, bây giờ tôi mới tiếc.

Mỗi ngày có một người dọn dẹp đồ đạc. Những người phục vụ, sau khi dọn chỗ khách ăn, phải dọn bát đĩa bỏ  tất cả chén bát và thức ăn lẫn lộn vào trong một cái thang điện đưa xuống bếp. Lúc bấy giờ người dọn dẹp phải để đồ đạc riêng một bên, bát đĩa để riêng một bên để người ta đem đi rửa. Khi đến lượt anh Ba, anh làm rất cẩn thận. Đáng lẽ vứt thức ăn thừa vào một cái thùng, đôi khi còn cả phần tư con gà, những miếng bít-tết to tướng v.v... thì anh giữ gìn sạch sẽ và đưa lại cho nhà bếp. Chú ý  đến việc này, ông già Ét-cốp–phi–e hỏi anh:

“Tại sao anh không quẳng thức ăn thừa vào thùng, như những người kia?”

“Không nên vứt đi. Ông có thể cho người nghèo những thứ ấy.”

“Ông bạn trẻ của tôi ơi, anh nghe tôi.” Ông Ét-cốt–phi–e vừa nói vừa cười và có vẻ bằng lòng. “Tạm thời anh hãy gác ý nghĩ cách mạng của anh lại một bên, và tôi sẽ dạy cho anh cách làm bếp. Làm ngon và anh sẽ được nhiều tiền. Anh bằng lòng chứ?”

Và ông Ét-cốt–phi–e không để cho anh Ba phải rửa bát nữa mà đưa anh vào chỗ làm bánh, với một số lương cao hơn.

Thật là một việc lớn xảy ra trong nhà bếp, vì chính là lần đầu tiên mà ông “vua bếp” làm như thế. 

Anh Ba rất giàu tình cảm. Một hôm tôi gặp anh cầm tờ báo và chảy nước mắt. Tôi hỏi anh vì sao buồn thế. Anh đưa cho tôi tờ báo và giải thích: “Anh xem đây. Đây là tin tức ông Thị trưởng Coóc (Cook), một nhà đại ái quốc Ailen. Ông ta bị bắt và bị người Anh bỏ tù. Ông ta tuyệt thực. Không những ông không ăn uống, mà còn không nói năng, không cử động nữa. Ông nằm nghiêng một phía im lìm như thế hơn bốn mươi ngày. Da thịt và áo quần phía ấy thối hết. Và ông chết, chết vì tổ quốc. Can đảm biết bao! Dũng cảm biết bao! Một dân tộc có những người như ông Coóc sẽ không bao giờ đầu hàng.

Chúng ta cũng thế, chúng ta có những người cản đảm như ông Thị trưởng Coóc.

Anh có biết chuyện cụ Tống Duy Tân không? Tôi kể cho anh nghe: Cụ Tống Duy Tân là một nhà đại trí thức, đấu tranh dũng cảm chống bọn xâm lược Pháp.

Cụ bị bắt và nhốt vào trong một cái cũi để gửi đến Bộ Tổng Tư lệnh Pháp. Ngồi trong cũi, Cụ vẫn làm thơ yêu nước. Khi hết giấy, cụ bẻ gẫy quản bút, lấy cật tre làm dao, và mổ bụng, cắt ruột tự tử. Trong những tờ giấy tìm thấy trong cũi, cuối những bài thơ, người ta còn đọc những chữ: “Thà chết còn hơn đầu hàng”.

Tôi tôn kính tất cả những Tống Duy Tân. Tôi sùng kính tất cả Thị trưởng Coóc. Cái chết của họ làm cho tổ quốc họ  sống lại, lòng can đảm của họ bất diệt.”

Thế giới đại chiến bùng nổ. Người Pháp ở Luân Đôn nhận lệnh động viên. Nhiều người khóc, nhất là những người đàn bà Pháp.

Người Đức bị bắt nhốt vào Trại Tập trung. Họ cũng khóc. Lính Anh bị đưa ra mặt trận, cha mẹ, vợ con họ đều khóc.

Anh Ba đến nói với tôi:

“Xin từ biệt anh Nam.”

“Anh đi đâu?”

“Tôi đi Pháp.”

“Không nói chơi chứ? Nước Pháp đang có chiến tranh. Anh đến Pháp làm gì?”

“Tôi đi xem. Tôi sẽ viết thư cho anh.”

Dựa vào ý nghĩa  và bài học truyện GẶP BÁC Ở HỒ CHỨA NƯỚC SUỐI HAI Ý NGHĨA:Câu chuyện nêu lên một đức tính tốt của Bác Hồ: tiết kiệm nhưng cũng phải đầu tư vào những việc cần thiết. Mọi người đều quan tâm tới cái lợi trước mặt chứ ai suy nghĩ sâu xa? Bác là người quan tâm đến người lao động nên việc gì cũng đặt người dân lên đầu, đâu thể suốt ngày quan tâm tới lãnh...
Đọc tiếp

Dựa vào ý nghĩa  và bài học truyện GẶP BÁC Ở HỒ CHỨA NƯỚC SUỐI HAI

 

Ý NGHĨA:
Câu chuyện nêu lên một đức tính tốt của Bác Hồ: tiết kiệm nhưng cũng phải đầu tư vào những việc cần thiết. Mọi người đều quan tâm tới cái lợi trước mặt chứ ai suy nghĩ sâu xa? Bác là người quan tâm đến người lao động nên việc gì cũng đặt người dân lên đầu, đâu thể suốt ngày quan tâm tới lãnh đạo mà quên đi người dân. Những việc tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng ai biết có thể làm một tỉnh trở nên giàu có. Việc Bác nói phải trồng nhiều cây xanh quanh những kênh mương, chứng tỏ Bác suy nghĩ rất sâu xa: thứ nhất để tiện lợi vì gần các kênh mương nên nước được sử dụng hợp lí, thứ hai làm cho cảnh quan thiên nhiên thêm hài hòa.

RÚT RA BÀI HỌC:
Đọc xong câu chuyện chúng ta rút ra bài học sâu sắc: đừng vì cái lợi trước mắt mà bỏ bê những việc quan trọng, dù chúng nhỏ bé nhưng dẫn đến sự thành công, biến những vùng đất nghèo thành những vùng đất phồn vinh

 

 

Nêu việc rèn luyện thực tế cần áp dụng cho cuộc sống

1
18 tháng 10 2018

Tiết kiệm là tốt nhưng cần phải chi tiêu nữa nên những điều Mèo rèn luyện trong cuộc sống là:Không xài hoan phí,đầu tư vào những cái không cần thiết,đừng để cái lợi che khuất tầm mắt của chúng ta,những cái không phải của ta thì nó sẽ không phải là của ta,bt quý trọng lúa gạo và luôn nhớ ơn người nông dân đã làm ra nó kể cả những thứ chúng ta ăn hằng ngày,  không phải thấy nó có lợi thì ta sẽ hại người dân ta để kiếm ra những đồng tiền dơ bẩn,yêu thiên nhiên để bảo vệ thiên nhiên trước cái nạn chặt phá rừng để kiếm lợi nhuận,....

Mong bạn sẽ đóng góp cho mình qua tin nhắn nhớ nói lí do về bài này chứ không mình quên mình lại hỏi lại nha

 Có một con ve thấy bác nông dân nọ làm việc miệt mài, từ sáng đến tối chẳng lúc nào ngơi, liền tò mò hỏi: - Bác làm việc quần quật như thế để làm gì? Bác nông dân đáp: - Tôi làm việc cho cả ba thời nên không thể ngừng tay. (…) Và bác nông dân ôn tồn giảng giải: - Trước hết, tôi phải làm việc để nuôi thân. Đó là làm việc cho hiện tại. Nhà tôi có bố mẹ già. Làm việc để...
Đọc tiếp

 Có một con ve thấy bác nông dân nọ làm việc miệt mài, từ sáng đến tối chẳng lúc nào ngơi, liền tò mò hỏi: - Bác làm việc quần quật như thế để làm gì? Bác nông dân đáp: - Tôi làm việc cho cả ba thời nên không thể ngừng tay. (…) Và bác nông dân ôn tồn giảng giải: - Trước hết, tôi phải làm việc để nuôi thân. Đó là làm việc cho hiện tại. Nhà tôi có bố mẹ già. Làm việc để phụng dưỡng bố mẹ là làm vì quá khứ. Còn làm để nuôi con là dành dụm cho tương lai. Sau này tôi già, các con tôi lại nuôi tôi như bây giờ tôi đang phụng dưỡng cha mẹ. 

1.Có thể hoán đổi vị trí của từ " nuôi " và từ " phụng dưỡng " trong hai câu văn " Làm việc để phụng dưỡng bố mẹ là làm vì quá khứ. Còn làm để nuôi con là dành dụm cho tương lai." hay không? Vì sao?

2. Lời giảng giải của bác nông dân với con ve cho chúng ta thấy bác là người như thế nào? Từ câu chuyện của bác nông dân, em dút ra bài học gì cho mình?

1
11 tháng 7 2020

1. Ko thể hoán đổi vì nếu dùng từ "nuôi" để thay thế từ "phụng giưỡng" trong câu đầu thì sẽ tỏ sự thiếu tôn trọng đối với người lớn hơn.Ngược lại,nếu dùng từ "phụng dưỡng" thay cho từ nuôi ở câu sau thì sẽ có ý nghĩa là đề cao người ít tuổi hơn,đó là sai.

2. Lời giảng giải của bác nông dân đối với con ve cho thấy bác là một người biết lo xa,tôn trọng cha mẹ và chăm chút chu đáo cho con cái.Từ câu chuyện của bác nông dân,em rút ra đc bài học rằng phải biết lo xa và phải có trách nhiệm với cha mẹ,yêu thương con cái

      Chúc bạn học tốt!

22 tháng 5 2019

* Giống nhau: đều nói về tình cảm yêu quý, gắn bó thân thiết của bạn học sinh đối với con đường.

* Khác nhau:

- Không mở rộng: khẳng định con đường rất thân thiết đối với học sinh.

- Mở rộng: vừa nói về tình cảm yêu quý con đường, vừa ca ngợi công ơn của các cô bác công nhân vệ sinh đã giữ sạch con đường, đồng thời thể hiện ý thức giữ cho con đường luôn sạch, đẹp.

Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khỏang rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát. Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm...
Đọc tiếp

Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khỏang rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát. Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói. Mấy đứa nhỏ nhất, con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm ấp lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó.

Nếu gặp bác Lê, em sẽ nói gì với bác?

1
2 tháng 1

hbhbhbhghghfjhfjhvbnvnbvnmφyuy7767yukkknnnmmmmmmmmmmnnhhhhbgvfgcfxdfz           mbngcnc vc v

 

Tả người bố thân yêu của emko quá 1986 chữ MẪUEm là học sinh lớp 5, rất khỏe mạnh và hiểu biết rất nhiều điều. Ngoài việc em nỗ lực học tập, còn nhờ công chăm sóc rất chu đáo của, sự dạy dỗ của mẹ em.Năm nay mẹ em đã bốn mươi mốt tuổi. Nhan sắc của mẹ không đẹp, nước da rám nắng. Đôi mắt mẹ đen láy, thể hiện sự thông minh của mẹ. Mái tóc của mẹ đen như gỗ mun,...
Đọc tiếp

Tả người bố thân yêu của em

ko quá 1986 chữ 

MẪU

Em là học sinh lớp 5, rất khỏe mạnh và hiểu biết rất nhiều điều. Ngoài việc em nỗ lực học tập, còn nhờ công chăm sóc rất chu đáo của, sự dạy dỗ của mẹ em.

Năm nay mẹ em đã bốn mươi mốt tuổi. Nhan sắc của mẹ không đẹp, nước da rám nắng. Đôi mắt mẹ đen láy, thể hiện sự thông minh của mẹ. Mái tóc của mẹ đen như gỗ mun, được cắt ngắn rất gọn gàng. Dáng người mẹ tầm thước. Mẹ hiện đang làm việc ở Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.

Mẹ không giỏi nấu nướng, làm việc nhà, chăm em bé nhưng vì thương con, mẹ đã học hỏi và vượt qua những khó khăn đó. Năm ấy, em gái em mới hai tuổi, rất hay ốm đau. Nhiều đêm mẹ phải thức trắng để trông em. Mẹ là trụ cột gia đình, nên ngoài việc làm ở nhà xuất bản, mẹ còn phải làm rất nhiều công việc khác. Nhiều đêm, mẹ phải thức đến hai, ba giờ sang để làm việc.

Thương mẹ, em nghỉ các lớp học thêm và hứa với mẹ tự học và học giỏi để giảm bớt gánh nặng kinh tế cho mẹ. Tuy bận nhiều công việc nhưng mẹ luôn quan tâm đến việc học của em, nhắc nhở em làm bài đầy đủ. Những ngày khai giảng hoặc ngày hội của trường, mẹ đều có mặt. Mẹ còn chụp ảnh cho em để làm kỉ niệm. Trong cuộc sống hàng ngày, mẹ rèn em cách ăn nói, cử xử với ông bà, cô dì, chú bác, các anh chị và bạn bè.

Vào ngày chủ nhật, mẹ đưa chúng em đi ăn sáng, đi chơi. Vào dịp nghỉ hè, mẹ cho chúng em đi nghỉ mát, về quê nội, quê ngoại. Mẹ rất thương em gái em nên sáng nào mẹ cũng dậy sớm, cho em ăn và đưa em đi học. Đêm đến, mẹ ôm hai anh em, ba mẹ con cùng hát ru bài “Bé ơi, ngủ ngoan”.Chẳng mấy chốc ba mẹ con đã chìm vào giấc ngủ.

“Dù con đếm được cát sông
Cũng không đếm được tấm lòng mẹ cha”.

Qua hai câu thơ trên, em luôn ghi lòng tạc dạ tình yêu của mẹ đối với em. Tuy nhiên, người mẹ em kể trên không phải là mẹ em mà là bố em. Ngày mẹ em rời bỏ em, em thấy đất trời như sụp đổ, em là người bất hạnh nhất. Lúc đó em mới học lớp hai, em gái em hai tuổi. Bố em là người vĩ đại nhất. Bố đã yêu thương, che chở cho em vượt qua những ngày giông bão ấy.

Bố vừa là bố vừa là mẹ. Bố có sự dịu dàng chu đáo của mẹ lại có tính nghiêm khắc, bao dung của bố. Những ngày đau khổ đã qua. Năm nay em học lớp 5, em gái em đã vào lớp 1. Bình minh đã trở về với bố con em, em đã thấy bố cười rất tươi. "Bố ơi, con yêu bố! Ngày 18 tháng 8 là ngày sinh nhật bố. Con chúc bố mạnh khỏe, vui vẻ, hạnh phúc bên chúng con!".

4
28 tháng 6 2020

hết câu hỏi rồi tuần sau sẽ có !!!

tui đang ôn thi 

HẾT

28 tháng 6 2020

Tả người bố thân yêu của em

ko quá 2389 chữ 

tui lộn 

19 tháng 6 2018

1, Người đi tìm hình của nước

Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi 
Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác! 
Khi bờ bãi dần lui, làng xóm khuất, 
Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre. 

Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ ? 
Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương! 
Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở, 
Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương! 

Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp 
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con! 
Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp! 
Một mái nhà yêu rủ bóng xuống tâm hồn. 

Trǎm cơn mơ không chống nổi một đêm dày 
Ta lại mặc cho mưa tuôn và gió thổi 
Lòng ta thành con rối, 
Cho cuộc đời giật dây! 

Quanh hồ Gươm không ai bàn chuyện vua Lê 
Lòng ta đã thành rêu phong chuyện cũ 
Hiểu sao hết những tấm lòng lãnh tụ 
Tìm đường đi cho dân tộc theo đi. 

Hiểu sao hết Người đi tìm hình của Nước 
Không phải hình một bài thơ đá tạc nên người 
Một góc quê hương, nửa đời quen thuộc, 
Hay một đấng vô hình sương khói xa xôi... 

Mà hình đất nước hoặc còn hoặc mất 
Sắc vàng nghìn xưa, sắc đỏ tương lai 
Thế đi đứng của toàn dân tộc 
Một cách vinh hoa cho hai mươi lǎm triệu con người. 

Có nhớ chǎng, hỡi gió rét thành Ba Lê ? 
Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa bǎng giá 
Và sương mù thành Luân Đôn, ngươi có nhớ 
Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya ? 

Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể 
Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mỹ, châu Phi, 
Những đất tự do, những trời nô lệ, 
Những con đường cách mạng đang tìm đi. 

Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước 
Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà 
Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc 
Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa. 

Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây? 
Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử? 
Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ 
Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây? 

Rồi cờ sẽ ra sao? Tiếng hát sẽ ra sao? 
Nụ cười sẽ ra sao? 
Ơi, độc lập! 
Xanh biếc mấy là trời xanh Tổ quốc 
Khi tự do về chói ở trên đầu. 

Kìa mặt trời Nga bừng chói ở phương Đông 
Cây cay đắng đã ra mùa quả ngọt 
Người cay đắng đã chia phần hạnh phúc 
Sao vàng bay theo liềm búa công nông. 

Luận cương đến với Bác Hồ. Và Người đã khóc 
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin. 
Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp 
Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin. 

Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc: 
"Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!" 
Hình của Đảng lồng trong hình của Nước. 
Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười, 

Bác thấy: 
Dân ta bưng bát cơm mồ hôi nước mắt 
Ruộng theo trâu về lại với người cày 
Mỏ thiếc, hầm than, rừng vàng, biển bạc... 
Không còn người bỏ xác bên đường ray. 

Giặc đuổi xong rồi. Trời xanh thành tiếng hát 
Điện theo trǎng vào phòng ngủ công nhân 
Những kẻ quê mùa đã thành trí thức 
Tǎm tối cần lao nay hóa những anh hùng. 

Nước Việt Nam nghìn nǎm Đinh, Lý, Trần, Lê 
Thành nước Việt nhân dân trong mát suối 
Mái rạ nghìn nǎm hồng thay sắc ngói 
Những đời thường cũng có bóng hoa che. 

Ôi! Đường đến với Lênin là đường về Tổ quốc 
Tuyết Matxcơva sáng ấy lạnh trǎm lần 
Trong tuyết trắng như đọng nhiều nước mắt 
Lênin mất rồi! Nhưng Bác chẳng dừng chân. 

Luận cương của Lênin theo Người về quê Việt 
Biên giới còn xa. Nhưng Bác thấy đã đến rồi 
Kìa! Bóng Bác đang hôn lên hòn đất 
Lắng nghe trong màu hồng, hình đất nước phôi thai. 

2, Tóm tắt quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1920. Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam phải theo con đường nào ?

– Từ năm 1911, Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước, hướng tới phương Tây, đến nước Pháp; rồi qua nhiều nước, nhiều châu lục khác nhau. Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu những người lao động cũng bị áp bức, bóc lột dã man.
– Cuối năm 1917, Nguyễn Ái Quốc từ Anh trở lại Pháp, hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước ở Pari; viết báo, truyền đơn, tham gia các buổi mít tinh…; gia nhập Đảng Xã hội Pháp (1919).
– Tháng 6 – 1919, Người gửi đến Hội nghị Vecxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam, đòi thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam.
– Giữa năm 1920, Người đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin, khẳng định con đường giành độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam.
– Tháng 12 – 1920, tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp (Đại hội Tua), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
– Nguyễn Ái Quốc khẳng định, muốn cứu nước và giải phóng dân tộc phải theo con đường cách mạng vô sản.

4, - Mặc dù rất khâm phục tinh thần yêu nước của các vị tiền bối nhưng Người không tán thành con đường cứu nước của các sĩ phu yêu nước. 
- Người nhận xét về con đường cứu nước của các vị tiền bối lúc đó như sau: Phan Bội Châu dựa vào Nhật để đánh Pháp thì khác gì "đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau", Phan Châu Trinh đề nghị Pháp cải cách thì chẳng khác gì "xin giặc rủ lòng thương" 
- Các nhà yêu nước thời chống Pháp là các sĩ phu phong kiến, mong muốn của họ là giải phóng dân tộc, thiết lập lại chế độ phong kiến hoặc đi theo con đường dân chủ tư sản. 
- Nguyễn Tất Thành đi sang phương Tây (nước Pháp) để tìm hiểu vì sao nước Pháp lại thống trị nước mình và thực chất của các từ "tự do bình đẳng, bác ái" để từ đó xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. 
- Cách làm của Người là chọn phương Tây, nơi được mệnh danh là có tư tưởng hòa bình, bác ái, Người đi vào cuộc sống của những người lao động, tìm hiểu họ và gắn kết họ lại với nhau. Người đề cao học tập và lí luận. Và ở đây Người đã bắt gặp chủ nghĩa Mác Lê nin và cuộc cách mạng tháng 10 Nga, từ đó tìm ra con đường cứu nước - con đường cách mạng vô sản.

(Mình chỉ biết câu 1, 2, 4 thôi)

12 tháng 3 2018

mik thấy rất hay nhưng mik lại

nghĩ bn nên cho ở chỗ "  Bác là tấm ......điềm đạm thì mik nghĩ bn nên

thay thành "Bác là tấm gương sáng cho chúng em noi theo và bác luôn là vị lãnh tụ điềm đạm 

trong em và mọi người "

để làm ko lắp lại nhiều dấu phẩy nhé !!

nhưng để như vậy cũng rất hay 

Chúc bn sẽ có nhiều bài văn hay như thế nhé !!

12 tháng 3 2018

Quá xuất sắc, 10 điểm luôn , k cho mình nhé

(1)Hồ Chi Minh sinh năm 1890 mất năm 1969. (2)Người hy sinh cả cuộc đời vì nước vìdân.(3)Trong buổi nói chuyện tại buổi lễ khai mạc trường Đại học nhân dân Việt Nam năm1955, Người nói: (4)"Nhiệm vụ của thanh niên không phải là đòi hỏi nước nhà đã cho mìnhnhững gì, mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà?(5) Mình phải làm thế nào cho íchnước, lợi nhà nhiều hơn?(6)Mình đã vì lợi...
Đọc tiếp

(1)Hồ Chi Minh sinh năm 1890 mất năm 1969. (2)Người hy sinh cả cuộc đời vì nước vì
dân.
(3)Trong buổi nói chuyện tại buổi lễ khai mạc trường Đại học nhân dân Việt Nam năm
1955, Người nói: (4)"Nhiệm vụ của thanh niên không phải là đòi hỏi nước nhà đã cho mình
những gì, mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà?(5) Mình phải làm thế nào cho ích
nước, lợi nhà nhiều hơn?(6)Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh, phấn đấu đến chừng
nào?...." (7)Có người nói: (8)"Bác đã ra đi mãi mãi!" (9)Không! (10)Bác vẫn sống, sống mãi
trong lòng chúng ta, là ngôi sao sáng mãi trên bầu trời muôn ngàn tinh tú kia!

(12) Bác chính

là niềm tự hào của cả dân tộc!
- Câu trần thuật :....................................... - Câu cầu khiến : .......................
- Câu nghi vấn :....................................... - Câu cảm thán :........................

1
10 tháng 2 2022

(1) (5) (6) (8) Câu trần thuật

(2) (3) Câu cầu khiến

(4) Câu nghi vấn

(7) Câu phủ định

(9) Câu cảm thán