K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 11 2017

cái đó

10 tháng 11 2017

cái đầu gối

16 tháng 9 2023

Bài làm:

"Người con gái Nam Xương" là một trong những tác phẩm văn học nổi tiếng của Việt Nam, được viết bởi nhà văn Nam Cao. Tác phẩm này đã giúp định hình hình ảnh về xứ sở Nam Xương - một nơi được coi là xứ sở của cái đẹp - và khám phá các khía cạnh về cái đẹp trong văn hóa và xã hội của người Việt Nam.
Xứ sở Nam Xương trong truyện là một nơi tưởng tượng, nơi có những cô gái xinh đẹp và duyên dáng nhất. Điều này thể hiện sự mơ mộng và mong ước về cái đẹp tinh thần trong cuộc sống. Xứ sở Nam Xương không chỉ là nơi về vẻ đẹp bề ngoại, mà còn là biểu tượng cho sự thuần khiết, trong sáng và tinh tế của vẻ đẹp nội tâm.
 Xứ sở Nam Xương, nhà văn Nam Cao đã khám phá và thể hiện nhiều khía cạnh về cái đẹp. Nhân vật chính trong câu chuyện, cô gái tên là Mùa, được miêu tả như một hình mẫu của vẻ đẹp tinh thần, với lòng tử tế, đạo đức và tình yêu thương con người. Nhờ vào sự hiện diện của Mùa, các nhân vật khác trong truyện trở nên nhận thức được ý nghĩa của cái đẹp trong cuộc sống và khao khát được làm người tốt.
Nhưng qua cảnh tượng tưởng tượng của xứ sở Nam Xương, Nam Cao cũng tương tương và phê phán nhiều khía cạnh của xã hội và cuộc sống thực tế. Câu chuyện của Mùa, Mây, Hương và nhiều nhân vật khác là một bức tranh phản ánh cuộc sống của người nông dân Việt Nam thời đó, với những khó khăn, cực khổ và xung đột gia đình. Nhà văn Nam Cao đã sử dụng xứ sở Nam Xương và những nhân vật của mình để thể hiện ý nghĩa và giá trị của cái đẹp trong mọi khía cạnh của cuộc sống.
Khép lại trang sách , câu trích dẫn "Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp" có thể được hiểu là nhà văn chân chính muốn thông qua việc viết về xứ sở Nam Xương và những người con gái ở đó, họ có thể tìm kiếm và thể hiện cái đẹp ở nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống, từ vẻ đẹp nội tâm cho đến vẻ đẹp trong tình thân, tình bạn và tình yêu.

16 tháng 9 2023

Nguyễn Xuân Thành sao chép trên google luôn =))

22 tháng 5 2016

1. Các câu trên đều là câu đơn để thể hiệ sự nhanh trong nhịp văn càng nhấn mạnh sự nguy hiểm mà nơi họ làm việc.

2. Cuộc sống của họ vô cùng khó khăn gian khổ( đường bị đánh lở loét, hai bên đường không có lá xanh nhấn mạnh nơi đây không có sự sống...) Chính tình đồng chí đồng đội, lòng yêu nước, trách nhiệm cao với công việc đá khiến họ vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ.  

27 tháng 12 2017

Tiếp:Cái kem,sư tử,con gái=thần tiên=tiền thân=trước khỉ=con dê

27 tháng 12 2017

Con cua xanh về trc,cái bàn chải đánh răng,cái lưỡi

27 tháng 12 2017

cua đỏ khong chạy đua được

27 tháng 12 2017

1:con cua màu xanh

2: cái cây bàn chải đánh răng

3: cái đó là đôi mắt

4: cây kem

5: a) con sư tư

9 tháng 12 2019

1. Yêu cầu nội dung :

- Đề bài yêu cầu người viết làm rõ giá trị nghệ thuật chi tiết nghệ thuật trong câu chuyện.

- Cái bóng trong câu chuyện có ý nghĩa đặc biệt vì đây là chi tiết tạo nên cách thắt nút, mở nút hết sức bất ngờ.

   + Cái bóng có ý nghĩa thắt nút câu chuyện vì :

Đối với Vũ Nương: Trong những ngày chồng đi xa, vì thương nhớ chồng, vì không muốn con nhỏ thiếu vắng bóng người cha nên hàng đêm, Vũ Nương đã chỉ bóng mình trên tường, nói dối con đó là cha nó. Lời nói dối của Vũ Nương với mục đích hoàn toàn tốt đẹp.

Đối với bé Đản: Mới 3 tuổi, còn ngây thơ, chưa hiểu hết những điều phức tạp nên đã tin là có một người cha đêm nào cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng nín thin thít và không bao giờ bế nó.

Đối với Trương Sinh: Lời nói của bé Đản về người cha khác (chính là cái bóng) đã làm nảy sinh sự nghi ngờ vợ không thuỷ chung, nảy sinh thái độ ghen tuông và lấy đó làm bằng chứng để về nhà mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ N-ương đi để Vũ Nương phải tìm đến cái chết đầy oan ức.

   + Cái bóng cũng là chi tiết mở nút câu chuyện. Chàng Trương sau này hiểu ra nỗi oan của vợ cũng chính là nhờ cái bóng của chàng trên tường được bé Đản gọi là cha. Bao nhiêu nghi ngờ, oan ức của Vũ Nương đều được hoá giải nhờ cái bóng.

- Chính cách thắt, mở nút câu chuyện bằng chi tiết cái bóng đã làm cho cái chết của Vũ Nương thêm oan ức, giá trị tố cáo đối với xã hội phong kiến nam quyền đầy bất công với người phụ nữ càng thêm sâu sắc hơn.

2. Yêu cầu hình thức:

- Trình bày bằng văn bản ngắn.

- Dẫn dắt, chuyển ý hợp lí.

- Diễn đạt lưu loát.

28 tháng 10 2021

Tham khảo:

 

Nhà thơ Huy Cận từng viết:

 

Chị em tôi tỏa nắng vàng lịch sử

Nắng cho đời nên cũng nắng cho thơ

 

Có thể nói, ngày nay, vị trí của người phụ nữ đã được đề cao, tôn vinh. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiện diện ở nhiều vị trí trong cuộc đời và đã để lại nhiều hình ảnh bóng sắc trong văn thơ hiện đại. Nhưng thật đáng tiếc thay, trong xã hội cũ người phụ nữ lại phải chịu một số phận đầy bi kịch và đáng thương:

 

Đau đớn thay thân phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

 

Câu thơ trên đã hơn một lần xuất hiện trong sáng tác của đại thi hào Nguyễn Du giống như một điệp khúc rùng rợn. Chả thế mà chị em miền núi lại than rằng "Thân em chỉ là thân con bọ ngựa, chao chược mà thôi!", còn chị em miền xuôi lại thân mình như con ong cái kiến. Đây không phải là một lời nói quá mà điều này lại được thể hiện khá phổ biến trong văn học Việt Nam, đặc biệt là trong hai tác phẩm "Truyện Kiều" của Nguyễn Du và "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ.

 

Trong một xã hội phong kiến suy tàn và thối nát lúc bấy giờ, số phận của người phụ nữ thật bé nhỏ, long đong lận đận. Văn học thời ấy cũng đã nhắc nhiều đến kiếp đời của người phụ nữ, mà có lẽ điển hình trong số ấy là nhân vật Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương".

 

Tục ngữ có câu "Gái có công thì chồng chẳng phụ" thế nhưng công lao của Vũ Nương chẳng những không được biết đến mà chính nàng còn phải hứng chịu những phũ phàng của số phận. Nàng phải một mình một bóng âm thầm nuôi già dạy trẻ, những nỗi khổ về vật chất đề nặng lên đôi vai mà nàng phải vượt qua hết. Những tưởng khi giặc tan, chồng về, gia đình được sum vầy thì không ngờ giông bão đã ập đến, bóng đen của cơn ghen đã làm cho Trương Sinh lú lẫn, mù quáng. Chỉ nghe một đứa trẻ nói những lời ngây thơ mà anh đã tưởng vợ mình hư hỏng. Trương Sinh chẳng những không tra hỏi mà đánh đập phũ phàng rồi ruồng rẫy đuổi nàng đi, không cho nàng thanh minh. Bị dồn vào bước đường cùng, Vũ Nương phải tìm đến cái chết để kết thúc một kiếp người.

 

Bên cạnh Vũ Nương, một hình ảnh nổi bật nữa là nhân vật Thuý Kiều của Nguyễn Du. Thật hiếm có người phụ nữ nào trong văn học có một số phận "đoạn trường" như Vương Thuý Kiều trong “Truyện Kiều”. Ngay từ đầu tác phẩm, nhận định của tác giả "Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen" đã dự báo cho điều đau đớn này. Thuý Kiều mang một vẻ đẹp đằm thắm, mảnh mai là thế, tài sắc lại vẹn toàn hiếu nghĩa, đáng ra nàng phải được sống hạnh phúc, êm ấm, vậy mà do một biến cố trong gia đình nên đã bị bán đi với cái giá ngoài bốn trăm lạng vàng. Bất hạnh này mở đầu cho hàng loạt bất hạnh khác mãi cho tới khi nàng tìm tới sông Tiền Đường để tự vẫn. Dẫu biết kết chuyện Thúy Kiều được về sum họp với gia đình nhưng cả một kiếp người trôi nỗi truân chuyên ấy đã vùi dập cả một trang sắc nước hương tài. Độc giả đã khóc cho bao lần chia phôi vĩnh viễn, những tháng ngày sống không bằng chết trong lầu Ngưng Bích, những nỗi tủi nhục vò xé thân mình của Thuý Kiều. Số phận bi đát ấy của người con gái đã khiến muôn đời sau phải thốt lên "Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều".

 

Có lẽ bi kịch của Vũ Nương và Thúy Kiều không phải là trường hợp cá biệt mà là số phận của bao người phụ nữ, là kết quả của bao nhiêu nguyên nhân mà chế độ phong kiến đã sản sinh ra làm số phận của họ thật bi đát. Từ những kiếp đời bạc mệnh ấy, Nguyễn Dữ và Nguyễn Du đã góp phần khái quát lên thành lời chung, thành kiếp đau khổ chung của người phụ nữ, mà từ xa xưa số phận ấy cũng đã được thể hiện trong lời ca dao:

 

Thân em như hạt mưa sa

Hạt rơi xuống giếng, hạt ra đồng ngoài.

 

Đó không chỉ là tiếng kêu thương mà còn là lời tố cáo, vạch trần thực trạng xã hội đen tối, thế lực và tiền bạc lộng hành. Đồng thời cũng gián tiếp lên án thế lực phong kiến đã đẩy con người vào tình cảnh đau đớn. Với chế độ Nam quyền: “Trọng nam khinh nữ”, người phụ nữ đã bị tước đoạt mọi quyền lợi chính đáng, nhân phẩm họ bị dấu dúm. Họ bị ràng buộc bởi những lễ giáo phong kiến khắc nghiệt như đạo “tam tòng”, hay các quan niệm lạc hậu như "nữ nhân ngoại tộc". Số phận của người phụ nữ hoàn toàn bị phụ thuộc, chà đạp, thậm chí còn bị coi như món hàng. Tàn dư ấy của chế độ cũ vẫn còn rơi rớt cho đến ngày nay, trên nạn bạo hành đối với phụ nữ vẫn còn khá phổ biến. Nhất là ở nông thôn.

 

Phải chăng vì thế mà người xưa vẫn nói "Hồng nhan thì bạc phận" nhưng những lễ giáo khắc nghiệt, lạc hậu cũng đã lùi vào dĩ vãng. Người phụ nữ giờ đây đã được quyền bình đẳng, nhất là quyền tự do trong hôn nhân và quyền quyết định số phận của mình. Những hành vi xúc phạm nhân phẩm của người phụ nữ chắc chắn sẽ đều bị trừng trị một cách nghiêm khắc. Tuy ra đời cách đây gần hai thế kỉ nhưng những tác phẩm tâm huyết trên vẫn gây xúc động sâu xa, nhức nhối trong lòng người đọc. Với nhân vật Vũ Nương, Nguyễn Dữ đã xây dựng được một hình tượng rất đẹp, rất có ý nghĩa về người phụ nữ. Bởi trong tác phẩm Vũ Nương chỉ là một người phụ nữ bình thường như bao người phụ nữ khác, hơn nữa nàng lại xuất thân kẻ khó vậy mà lại trở thành nhân vật trung tâm, nhân vật thẩm mĩ, nhân vật lý tưởng. Còn riêng “Truyện Kiều” lại mang một cảm hứng nhân đạo rõ rệt - đây chính là sự kết tinh sức sống và tinh thần dân tộc Việt Nam. Chính cảm hứng này là kết tinh giá trị ưu tú nhất trong “Truyện Kiều”. Có được điều ấy không phải là do cái tài của Nguyễn Du mà là do tấm lòng yêu thương con người của Nguyễn Du.

 

Viết “Chuyện người con gái Nam Xương” và “Truyện Kiều”, Nguyễn Dữ cùng với Nguyễn Du đã góp một tiếng nói xúc động vào sự nghiệp giải phóng người phụ nữ.

12 tháng 11 2021

tham khảo

 

* Ý nghĩa:

- Chiếc bóng là một ẩn dụ cho số phận mong manh của người phụ nữ trong chế độ nam quyền.

-  góp phần tạo kịch tính và thúc đẩy sự phát triển của câu chuyện. Cái bóng tạo ra sự bất ngờ, tính hấp dẫn của tình huống, sự chặt chẽ cho cốt truyện, tạo sự thắt nút, mở nút rất hợp lí. 

12 tháng 11 2021

Chiếc bóng chính là hiện thân của sự cô đơn của Vũ Nương. Cùng với chiếc bóng của mình trên vách, Vũ Nương vừa làm mẹ, vừa làm cha. Một giá trị hiện thực thứ hai của chiếc bóng đó là chiếc bóng đã tố cáo hiện thực chiến tranh làm cho đôi lứa chia lìa và bé Đản phải sống những ngày không có cha, Vũ Nương sống những ngày không có chồng. Thứ hai, chiếc bóng còn chính là yếu tố dẫn đến nỗi hàm oan của Vũ Nương. Vì con trẻ non nớt, vì người chồng ít học lại còn hay ghen, chiếc bóng đã trở thành nguyên nhân khiến cho Vũ Nương bị chồng nghi là thất tiết. Chính chiếc bóng đã trở thành một trong những yếu tố dẫn đến nỗi oan và cái chết của Vũ Nương.