K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 11 2017

Một cây làm chẳng nên non 
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. 

Công cha như núi Thái Sơn 
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. 

Trên đồng cạn, dưới đồng sâu 
Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa 

Chồng em áo rách em thương 
Chồng người áo gấm xông hương mặc người 

Bán anh em xa mua láng giếng gần 

Ai ơi muối mặn gừng cay 
Những nơi cay đắng là nơi thật thà. 

Cá không ăn muối cá ươn 
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư. 

Chẳng tham nhà ngói ba toà 
Tham vì một nỗi mẹ cha hiền lành. 
...................... 
Rất nhiều, bạn tìm đọc cuốn "Ca dao tục ngữ Việt Nam" của Vũ Ngọc Phan.

7 tháng 11 2017

Bầu ơi thương lấy bí cùng . Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn 

 Nhiễu điều phủ lấy giá gương 
Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Thuận vợ thuận chồng tác biển đông cũng cạn 

6 tháng 11 2016

Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy.

***

Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy
Nghĩ sao cho bố những ngày ước mong.

***

Ơn thầy soi lối mở đường
Cho con vững bước dặm trường tương lai

***

Gươm vàng rớt xuống Hồ Tây
Ơn cha nghĩa trọng công thầy cũng sâu.

***

Mấy ai là kẻ không thầy
Thế gian thường nói đố mày làm nên.

***

Vua, thầy, cha, ấy ba ngôi

Kính thờ như một, trẻ ơi ghi lòng.

***

Mười năm rèn luyện sách đèn

Công danh gặp bước, chớ quên ơn thầy.

***

Mẹ cha công đức sinh thành
Ra trường thầy dạy học hành cho hay.

***

Ơn Thầy không bằng gốc bễ,
Nghĩa Thầy Gánh vác cuộc đời học sinh.

 

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa.

***

Công cha, áo mẹ, chữ thầy

Gắng công mà học có ngày thành danh.

***

Bẻ lau làm viết chép văn
Âu Dương có mẹ dạy răn như thầy.

***

Dốt kia thì phải cậy thầy

Vụng kia cậy thợ thì mày làm nên.

***

Đến đây viếng cảnh viếng thầy

Không say mùi đạo cũng khuây mùi trần.

***

Ở đây gần bạn gần thầy

Có công mài sắt có ngày nên kim.

***

Tạ ơn thầy đã dẫn con vào rừng trí thức
Cảm nghĩa cô đã dắt trò đến biển yêu thương

***

Con ơi ham học chớ đùa
Bữa mô ngày Tết thỉnh bùa thầy đeo.

***

Con hơn cha là nhà có phúc
Trò hơn thầy là đất nước yên vui.

***

Con ơi ghi nhớ lời này
Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên.

***

Chữ thầy trong cõi người ta
Dặm dài hoa nắng trời xa biển đầy

***

Thời gian dẫu bạc mái đầu
Tim trò vẫn tạc đậm câu ơn thầy

***

Dạy con từ thuở tiểu sinh
Gần thầy gần bạn tập tành lễ nghi
Học cho "cách vật trí tri"
Văn chương chữ nghĩa nghề gì cũng thông.

***

Ai người đánh thức đêm trường mộng
Ai soi đường lồng lộng ánh từ quang
Ai thắp lửa bồ đề toả sáng
Đạo vô vi sưởi ấm cả trần gian

6 tháng 11 2016

thơ thì có chứ ca dao tục ngữ toàn về thầy k à

28 tháng 12 2020

ăn cháo đá bát

26 tháng 2 2018

Bác Hồ là vị Cha chung

Là sao Bắc Đẩu, là vầng Thái dương.

Tự hào biết mấy Bác ơi

Bác cho con cả cuộc đời tự do

Đố ai đếm hết vì sao

Đố ai đếm được công lao Bác Hồ.

háp Mười đẹp nhứt bông sen

Nước Nam đẹp nhứt có tên Cụ Hồ

Bông sen thì để lễ chùa

Cụ Hồ thì để tôn thờ trong tâm.

Thằng Tây có trăm máy bay

Cũng không bằng cái móng tay Cụ Hồ.,....

Tháp Mười đẹp nhất bông sen 
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ 

Dù ai nói ngã nói nghiêng 
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân 
Dù ai rào giậu ngăn sân 
Lòng ta vẫn giữ là dân Cụ Hồ 
Miền Nam là của Việt Nam 

Miền Nam là của giang sơn Lạc Hồng 

Miền Nam chỉ có một lòng 

Miền Nam chỉ viết một dòng chữ thôi 

Một dòng chữ sáng muôn đời 

Một dòng chữ có vạn người mến thương 

Một dòng chữ sáng muôn phương 

Cần, kiệm, liêm, chính tấm gương chói lòa 

Tay để lòng nở trăm hoa 

Đây là dòng chữ: Cha Hồ Chí Minh. 
Chiều chiều lại nhớ chiều chiều 

Nhớ câu Bác dặn, nhớ điều Bác khuyên. 

Những lời vàng ngọc không quên 

Con đường thống nhất càng bền đấu tranh. 


Cắt tấm lụa đào em đề ba chữ 

Chữ trung với Bác, chữ hiếu với mẹ, chữ nghĩa với anh. 

Dù xa xôi em vẫn giữ lòng thành 

Có Bác chỉ đường dẫn lối thì hai đứa mình sẽ gặp nhau. 



Hình ảnh nước non và hình ảnh của Bác trong tâm trí người dân miền Nam hòa quyện lẫn nhau trong vần ca dao Quảng Ngãi- Bình Định: 

- Đồng nào cao bằng đồng Thi Phổ 

Thổ nào cao bằng thổ Ba Tơ 

Ơn nào sâu bằng ơn Cụ Hồ 

Nguồn bao nhiêu nước ơn Cụ Hồ bấy nhiêu 

Nước sông Trà in hình núi Ấn 

Dừa Trung Lương soi bóng Lại Giang 

Nhìn lên cờ đỏ sao vàng 

Lòng dân ơn Bác muôn vàn Bác ơi. 



Hình ảnh nước non và hình ảnh của Bác trong tâm trí người dân miền Nam hòa quyện lẫn nhau trong vần ca dao Quảng Ngãi- Bình Định: 

- Đồng nào cao bằng đồng Thi Phổ 

Thổ nào cao bằng thổ Ba Tơ 

Ơn nào sâu bằng ơn Cụ Hồ 

Nguồn bao nhiêu nước ơn Cụ Hồ bấy nhiêu 

Nước sông Trà in hình núi Ấn 

Dừa Trung Lương soi bóng Lại Giang 

Nhìn lên cờ đỏ sao vàng 

Lòng dân ơn Bác muôn vàn Bác ơi. 


Hình ảnh nước non và hình ảnh của Bác trong tâm trí người dân miền Nam hòa quyện lẫn nhau trong vần ca dao Quảng Ngãi- Bình Định: 

- Đồng nào cao bằng đồng Thi Phổ 

Thổ nào cao bằng thổ Ba Tơ 

Ơn nào sâu bằng ơn Cụ Hồ 

Nguồn bao nhiêu nước ơn Cụ Hồ bấy nhiêu 

Nước sông Trà in hình núi Ấn 

Dừa Trung Lương soi bóng Lại Giang 

Nhìn lên cờ đỏ sao vàng 

Lòng dân ơn Bác muôn vàn Bác ơi. 

P/s : tham khảo nha

5 tháng 9 2018

+Khéo co thì ấm 
+Tốt gỗ hơn tốt nước sơn 
+Hữu xạ tự nhiên hương 
+Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm 
+... 
Trung thực: 
+Cọp chết để da, người ta chết để tiếng 
+Giấy rách phải giữ lấy lề 
+Chồng em áo rách em thương 
Chồng người áo gấm xông hương mặc người 
+Trời cho sao hưởng vậy 
+Nói gần nói xa chẳng qua nói thật 
+...

5 tháng 9 2018

- Ăn phải dành, có phải kiệm 
- Ăn chắc mặc bền 

10 tháng 10 2017

- Có chí thì nên 
- Hữu chí cánh thành.( nghĩa như câu trên ) 
- Có chí làm quan, có có gan làm giàu. 
- Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững. 
- Mưu cao chẳng bằng chí dày. 
- Thua keo này bày keo khác. 
- Trời sinh voi, trời sinh cỏ. 
- Hết cơn bĩ cực, đến kì thái lai. 
- Ai đội đá mà sống ở đời. 
- Ba cái vui thì trẻ, ba cái bẽ thì già. 
- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo. 
- Chớ vì nghẹn một miếng mà bỏ bữa bỏ ăn, chớ vì ngã một lần mà chân không bước. 
- Có cứng mới đứng được đầu gió. 
- Không vào hang hổ, sao bắt được hổ. 
- Mảng lo khó, bó không chặt. 
- Trăm bó đuốc cũng vớ được con ếch. 
- Kiến tha lâu đầy tổ. 
- Có công mài sắt có ngày nên kim. 
CA DAO: 
- Ngọc kia chuốt mãi cũng tròn, 
Sắt kia mài mãi cũng còn nên kim. 
- Dẫu rằng chí thiễn tài hèn 
Chịu khó nhẫn nại làm nên cơ đồ. 
- Ai ơi giữ chí cho bền 
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai. 
- Hãy cho bền chí câu cua, 
Dù ai câu chạch câu rùa mặc ai. 
- Người đời ai khỏi gian nan 
Gian nan có thuở thanh nhàn có khi. 
- Có bột mới gột nên hồ 
Tay không mà dựng cơ đồ mới ngoan. 
- Ai ơi giữ chí cho bền 
Dù ai đổi hướng xoay chiều mặc ai. 
- Trời nào có phụ ai đâu 
Hay làm thì giàu, có chí thì nên. 
- Non cao cũng có đường trèo 
Đường dù hiểm nghèo cũng có lối đi. 
- Non cao cũng có đường trèo 
Những bệnh hiểm nghèo có thuốc thần tiên.

10 tháng 10 2017

Có công mài sắt có ngày nên kim

11 tháng 12 2017

Câu 1 :  - Gọi dạ bảo vâng.

             - kính già, già để tuổi cho

             - Tiên học lễ, hậu học văn

              - Đi hỏi về chào

               - Lời chào cao hơn mâm cỗ

Câu 2 :     - Lời nói chẳng mất tiền mua

             Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

                - Ăn trông nồi , ngồi trông hướng.

                 - Chim khôn kêu tiếng dễ nghe

                Người khôn kêu tiếng dịu dàng dễ nghe

                 - Rượu nhạt uống mấy cũng say

                Người khôn nói mấy dẫu hay cũng nhàm

                  - Một sự nhịn, chín sự lành

11 tháng 12 2017

Câu 1 :

- Đi hỏi về chào. 
- Đi thưa về trình. 
- Đi thưa cho biết về trình cho hay. 
- Đi thưa về gửi. 
- Gọi dạ bảo vâng. 
- Lời chào cao hơn mâm cổ. 
- Tiếng mời thơm hơn mùi rượu. 
- Tiên học lễ hậu học học văn. 
- Muốn sang thì bắc cầu Kiều. 
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy. 
- Ăn coi nồi, ngồi coi hướng. 
- Yêu trẻ, trẻ đến nhà 
Kính già, già để tuổi cho

Câu 2 :

- Một sự nhịn, chín sự lành
- Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
- Đất xấu trồng cây khẳng khiu
Những người thô tục nói điều phàm phu.
- Rượu nhạt uống mấy cũng say
Người khôn nói mấy dẫu hay cũng nhàm.
- Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

29 tháng 12 2017

một ca làm chẳng ln nôn

29 tháng 12 2017

ai lm càng nhiều, càng đúng thì mk sẽ nha

19 tháng 1 2018

 “Muỗi kêu như sáo thổi 
Đỉa lội như bánh canh 
Cỏ mọc thành tinh 
Rắn đồng biết gáy” 

Cảnh 

“Rừng thiêng nước độc thú bầy 
Muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội đầy như bánh canh” 

Nét hoang sơ của thiên nhiên Nam Bộ buổi đầu khai phá thể hiện ở môi trường khắc nghiệt “rừng thiêng nước độc”: 

“Tháp Mười nước mặn, đồng chua 
Nửa mùa nắng cháy nửa mùa nước dâng” 

Sấu và Cọp là hai loại tượng trưng cho sức mạnh hoang dã luôn luôn đe dọa con người. 

Tục ngữ “xuống sông hớt trứng sấu, lên bờ xỉa răng cọp” và thành ngử “hùm tha, sấu bắt” khá phổ biến trong lời ăn tiếng nói của nhân dân mãi cho đến ngày nay. Ca dao nói nhiều về hai loài này. Trên cạn có cọp, “cọp đua”, “cọp um”. 

U Minh, Rạch Giá thị quá sơn trường 
Dưới sông sấu lội trên rừng cọp đua. 

Cà Mau khỉ khọt trên bưng 
Dưới sông sấu lội trên rừng cọp um. 

Cọp sống ở khắp nơi từ miền Đông Nam Bộ (đất giồng) xuống tận miền Tây sình lầy, nước mặn của rừng U Minh, Rạch Giá. Người dân kính nể, gọi cọp bằng ông, thậm chí tôn lên làm hương cả, nhưng có lúc lại coi thường, giết cọp bằng nhiều cách. Cọp cũng là loài thú giữ quyết tâm bám giữ địa bàn sinh sống cho dù phải chạm trán với con người. Đối lại, lúc mới khẩn hoang, dù cọp tới lui là mối nguy hiểm nhưng con người cũng phải bám đất để sinh cơ lập nghiệp. Nhiều giai thoại dân gian về chuyện đấu với cọp vẫn còn. 

Nếu trên bờ có cọp thì dưới nước có sấu, “sấu lội”, “sấu cắn chưng” và “sấu vẫy vùng”. 

“Tháp Mười sinh nghiệp phèn chua 
Hổ mây, cá sấu thi đua vẫy vùng”. 

Nét hoang dã của đất nước Nam Bộ còn thể hiện gián tiếp qua tâm trạng lo sợ của người đi khai hoang, cảnh vật lạ lùng khiến cho người ta sợ mọi thứ: 

“Tới đây xứ sở lạ lùng 
Chim kêu cũng sợ, cá vùng cũng ghê” 

“Chèo ghe sợ sấu ăn chưng 
Xuống bưng sợ đỉa, lên rừng sợ ma”. 

Song song với nét hoang vu nêu trên, thiên nhiên có phần ưu đãi cho người đi tìm cuộc sống mới. Tín ngưỡng dân gian Nam bộ vẫn tin rằng “Hoàng thiên bất phụ hảo tâm nhơn”. 

Sản vật "trời cho" thật là phong phú và dường như luôn sẵn có. Gạo thì Đồng Nai, gạo Cần Đước, gạo Cần Thơ… lúa thì có lúa “nàng co”, “nàng quốc”, “lúa trời”… 

- Hết gạo thì có Đồng Nai 
Hết củi thì có Tân Sài chở vô 

- Gạo Cần Đước, nước Đồng Nai 
Ai về xin nhớ cho ai theo cùng. 

- Cám ơn hạt lúa nàng co 
Nợ nần trả hết, lại no tấm lòng 

- Ai ơi về miệt Tháp Mười 
Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn.

19 tháng 1 2018

Nếu trên bờ có cọp thì dưới nước có sấu, “sấu lội”, “sấu cắn chưng” và “sấu vẫy vùng”. 

“Tháp Mười sinh nghiệp phèn chua 
Hổ mây, cá sấu thi đua vẫy vùng”. 

Nét hoang dã của đất nước Nam Bộ còn thể hiện gián tiếp qua tâm trạng lo sợ của người đi khai hoang, cảnh vật lạ lùng khiến cho người ta sợ mọi thứ: 

“Tới đây xứ sở lạ lùng 
Chim kêu cũng sợ, cá vùng cũng ghê” 

“Chèo ghe sợ sấu ăn chưng 
Xuống bưng sợ đỉa, lên rừng sợ ma”. 

Song song với nét hoang vu nêu trên, thiên nhiên có phần ưu đãi cho người đi tìm cuộc sống mới. Tín ngưỡng dân gian Nam bộ vẫn tin rằng “Hoàng thiên bất phụ hảo tâm nhơn”. 

Sản vật "trời cho" thật là phong phú và dường như luôn sẵn có. Gạo thì Đồng Nai, gạo Cần Đước, gạo Cần Thơ… lúa thì có lúa “nàng co”, “nàng quốc”, “lúa trời”… 

- Hết gạo thì có Đồng Nai 
Hết củi thì có Tân Sài chở vô 

- Gạo Cần Đước, nước Đồng Nai 
Ai về xin nhớ cho ai theo cùng. 

- Cám ơn hạt lúa nàng co 
Nợ nần trả hết, lại no tấm lòng 

- Ai ơi về miệt Tháp Mười 
Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn.

4 tháng 12 2021

Rừng thiêng nước độc thú bầy
Muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội đầy như bánh canh.

4 tháng 12 2021

rùi bài ca dao nèo dzậy