K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 10 2017

gia nhân: người giúp việc trong nhà

sính lễ: lễ vật của nhà trai đem đến nhà gái để xin cưới

Ngạc nhiên: cảm giác bất ngờ

27 tháng 5 2019

a, Từ mượn tiếng Hán sính lễ, ngạc nhiên, vô cùng

b, Từ mượn tiếng Hán: gia nhân

c, Từ mượn gốc Ấn Âu: Pốp, in-tơ-nét

Từ mượn tiếng Hán: quyết định

8 tháng 7 2021

Nghĩa của từ chạy trong đoạn văn: dùng chân di chuyển thân thể bằng những bước nhanh, mạnh và liên tiếp

Đặt câu:

1.Chạy một mạch về nhà

2.Chạy xe lên thành phố

3.Chạy theo thành tích

4.Công việc tháng này chạy hơn tháng trước

5.Chạy tiền để mua thuốc cho con

8 tháng 7 2021

Từ chạy trong câu văn được dùng theo nghĩa gốc

Đặt câu (chị ví dụ thôi còn em tự đặt thêm nhé):

Hàng nhà này bán chạy (nghĩa chuyển)

Tiết thể dục nào em cũng phải tập chạy (nghĩa gốc)

17 tháng 11 2021

Tham Khảo
Hơi dài nhưng em hãy lựa những từ ngữ hay mà làm vào bài văn của mình cho hoàn chỉnh nhé 
                          Bài Làm
Ò ó o o...~

Nghe tiếng gà gáy, cô út choàng tỉnh dậy. Phải mất một lúc, cô mới hình dung nổi tình cảnh hiện tại của mình. Cô vừa thoát khỏi bụng con cá mập to tướng, một mình trên hoang đảo, xung quanh chỉ có đôi gà để làm bạn.

Cô bỗng nhớ lại tất cả, bắt đầu từ cái ngày kì lạ ấy. Thấy hai cô chị kiên quyết không ai chịu đem cơm cho Sọ Dừa, cô đành nhận lời đi. “Tuy dung mạo có hơi xấu nhưng dù sao cậu ta cũng biết nói tiếng người, thậm chí còn ăn nói rất dễ thương nữa là đằng khác” - Cô nghĩ.

Từ đằng xa cô đã nghe thấy tiếng sáo du dương trầm bổng. Cô tự hỏi không biết ai là người thổi sáo. Không lẽ lại là Sọ Dừa? Nhưng anh ta làm sao mà thổi sáo được kia chứ. Cô vẫn nhớ cái ngày Sọ Dừa xuất hiện ở nhà cô. Trông anh ta thật buồn cười, cứ lăn lông lốc dưới đất như một quả bí, vậy mà ăn nói đến là khéo. Hai cô chị trông thấy Sọ Dừa thì quay mặt đi, riêng cô không thấy sợ mà lại thương con người dung mạo kì dị, nhất là khi thấy anh ta làm việc gì cũng đến nơi đến chốn, chăn cả đàn bò mà con nào con nấy cứ béo tròn nung núc. Cô lên đưa cơm nhưng thực ra cũng muốn đến xem anh chăn bò như thế nào.

Đến gần, cô út lại càng ngạc nhiên. Sao lại có cái võng mắc ở kia, lại có ai đang nằm trên đó thổi sáo nữa chứ! Hay đó là người anh em của Sọ Dừa mà cô không biết? Thế anh ta đâu rồi?

Mải suy nghĩ, cô út dẫm phải một cành cây khô làm phát ra tiếng động. Cô cúi xuống nhìn rồi ngẩng lên, sửng sốt khi không thấy cả chiếc võng lẫn chàng thanh niên đâu cả. Chỉ có anh chàng Sọ Dừa, lúc trước không thấy đâu, giờ đang ở dưới gốc cây mà cười toe toét:

- Chào cô út! Cô mang cơm cho tôi hay là lên thăm tôi đấy?

Cô út không trả lời vì còn đang thắc mắc. Cô hỏi anh:

- Cái anh chàng vừa nằm trên võng thổi sáo đâu rồi?

Sọ Dừa chối biến:

- Chắc cô trông nhầm đấy chứ tôi ở đây suốt, làm gì có anh chàng nào thổi sáo đâu!

Cô út không tin là mình nhầm. Cô chợt nghĩ ra một điều khác thường. Phải rồi, Sọ Dừa nếu cứ thế kia thì làm sao có thể chăn được cả đàn bò, lại còn chàng trai trẻ, chiếc võng vừa đây mà đã biến mất… Cô không hỏi thêm gì nữa, đưa cơm cho anh rồi đi về, lòng vui rộn ràng.

Khi phú ông hỏi các cô con gái xem ai đồng ý lấy Sọ Dừa là hỏi lấy lệ để từ chối khéo bà mẹ đó thôi, lão chắc không cô gái nào lại đồng ý lấy một người kì dị, xấu xí như Sọ Dừa. Cô út đã làm cho ông bố một phen chưng hửng:

7 tháng 10 2018

1.a.Từ ghép là từ có hơn hai tiếng (xét về cấu tạo) và các tiếng tạo nên từ ghép đều có nghĩa (xét về nghĩa). Từ ghép có hai loại: ghép chính phụ và ghép đẳng lập
1. Trong từ ghép chính phụ, tiếng đứng ở vị trí đầu tiên gọi là tiếng chính, tiếng đứng sau gọi là tiếng phụ. Từ một tiếng chính ta có thể tạo nên vô số từ ghép.
VD: vói tiếng chính là "Cá" ta có thể tạo ra vô số từ ghép: cá rô, cá lóc, cá lòng tong, cá mòi, cá sấu, ...
2. trong từ ghép đẳng lập các tiếng ngang nhau về nghĩa: áo quần, thầy cô, anh em, ...
=> Tóm lại, từ ghép là những từ mà mỗi tiếng tạo nên nó đều có nghĩa.

1.b,Từ láy là từ tạo nên từ hơn hai tiếng, tiếng đứng ở vị trí đầu tiên là tiếng gốc (thường thì tiếng gốc có nghĩa) và tiếng đứng sau láy lại âm hoặc vần của tiếng gốc. Từ láy cũng có hai loại: láy hoàn tòan (lặp lại cả âm lẫn vần của tiếng gốc: đo đỏ, xanh xanh, rầm rập, ...) và láy bộ phận (chỉ lặp lại hoặc âm hoặc vần của tiếng gốc: xanh xao, rì rào, mảnh khảnh, le te, ...)
KẾT LUẬN: ta phân biệt được từ láy và từ ghép là dựa vào ý nghĩa và dấu hiệu: nếu các tiếng tạo nên từ mà mỗi tiền đều có nghĩa thì đó là từ ghép, còn các tiếng tạo nên từ chỉ có tiếng đầu tiên có nghĩa hoặc tất cả các tiêng không có nghĩa thì đó là từ láy. Chú ý: các từ râu ria, mặt mũi, máu mủ không phải là từ láy (vì mỗi tiếng đều có nghĩa) mặc dù chúng có tiếng sau láy lại âm của tiếng trướ

7 tháng 10 2018

thank you bn nhưng bn trả lời hết cho mình nhé huhu mình cần lắm

ĐÂY LÀ ĐỀ KHAM KHẢO NHA. CHÚC BẠN TỐT NHÉ^^                                                   Câu 1:aTiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giặc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước.  Đó là ý thức thường trực và cao cả của người Việt Nam trong sự nghiệp cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú bé đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước.B Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Qua chi tiết cho thấy, nhân dân ta đề cao phương tiện và vũ khí bằng sắt. Gióng đòi đồ sắt là muốn có những vũ khí tốt nhất của thời đại lúc bấy giờ để tiêu diệt quân thù. Muốn đánh giặc phải lưu tâm tới những vũ khí hữu hiệu.C.Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé. Điều đó thể hiện tinh thần đoàn kết, đồng sức đồng lòng của nhân dân ta khi có kẻ xâm lược đến. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng, dạy dỗ. D.Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Sức mạnh tập thể đã góp phần làm nên chiến thắng chống quân xâm lược,....                                                                          CÂU 2: Cần đánh giá con người một cách toàn diện, không nên có cái nhìn phiến diện; không nên "nhìn mặt mà bắt hình dong"
- Trong cuộc sống, ta cần có tấm lòng nhân ái, biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, đặc biệt đối với những người thiệt thòi, gặp khó khăn hơn mình.                                          CÂU 3:Mong muốn tìm được người hiền tài ra giúp nước, nhà vua cho viên quan đi dò la khắp nước. Đến đâu, viên quan này cũng ra những câu đố hết sức hóc búa để thử tài dân chúng nhưng vẫn chưa tìm được người như mong đợi. Một lần, quan đi qua một cánh đồng thấy hai cha con đang làm việc, ông bỗng nảy ra câu đố, trong khi người cha bối rối không trả lời được thì cậu con trai lanh lẹ đã đối đáp lại viên quan hết sức trôi chảy, thông minh khiến viên quan hết sức mừng vui. Nhà vua ra đề thử tài cậu bé bằng cách bắt dân làng đó phải làm sao cho trâu đực đẻ ra trâu con. Bằng cách sử dụng cách "gậy ông đập lưng ông", cậu bé không chỉ giúp dân làng thoát tội mà còn khiến vua hết sức thán phục vì tài trí của mình. Sau khi được vua ban thưởng, cậu bé tiếp tục được thử thách làm thịt con chim sẻ thành ba mâm cỗ. Ở thử thách này, bằng trí thông minh của mình, cậu cũng đã vượt qua một cách dễ dàng, khiến nhà vua hoàn toàn khâm phục. Và một lần nữa tài năng của cậu bé được khẳng định qua thử thách của vua láng giềng: Đố xâu sợi chỉ qua chiếc vỏ ốc vặn dài; nhờ hiểu biết thực tế cũng như tài trí hơn người của mình, cậu bé đã giúp triều đình thoát khỏi cuộc chiến tranh. Để ghi nhận công lao của cậu bé, nhà vua cho xây dựng dinh thực ngay cạnh cung vua và phong cho cậu làm Trạng nguyên.ĐỀ KHAM KHẢO NHÉ BẠN^^

8 tháng 11 2022

1. Gióng ra đời( cách ra đời kì lạ của gióng không giống như người bình thường thể hiện gióng là thần tiên), gióng cất tiếng nói đòi đi đánh giặc (thể hiện tinh thần đánh giặc từ khi còn nhỏ của Gióng), gióng bay về trời( giúp đỡ người khác mà không cần phải chờ họ trả ơn lại)

2. Bài học rút ra là: Không nên đánh giá con người qua vẻ bề ngoài mà hãy coi trọng đến phẩm chất của họ

3. Thử thách 1:

Trong 1 lần đang đi ngang qua một cách đồng, viên quan thấy hai cha con đang làm ruộng, liền tiến lại hỏi: "Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?" Người cha không biết trả lời sao thì người con đã nói lại: "Thế cho hỏi ngựa của ông một ngày đi được mấy đường?"

Thử thách 2:

Vua lệnh ban cho làng ấy 3 thúng dạo nếp và 3 con trâu đực, đố làm sao chăm được con trâu để năm sau để thành 9 con. Nghe xong, cậu bé không long lắng mà góp tiền trẩy kinh. Đến hoàng cung, người con liền lẻn vào mà khóc um sùm lên. Vua cho gọi vào thì nói: "Mẹ con mất mà cha không đẻ thêm em bé để chơi với con" Nghe xong ai cũng phì cười, vua đáp: " Cha m là giống đực làm sao mà đẻ được?" Cậu bé liền nói:" Vậy sao vua lại cho làng con phải nuôi con trâu đẻ ra 9 con ạ?" Vua cũng chịu thua với thằng bé này

Thử thách 3:

Vua cho sứ giả mang tới nhà em bé một con chim sẻ, đố sao dọn được 3 mâm cỗ thì em bé liền bảo: " Ông về cầm lấy cây kim này về tâu đức vua rènthafnh một con dao để tôi sẻ thịt chim"

Thử thách 4:

Có một nước láng giềng sang đó sao xâu được sợi chỉ qua đường ruột ốc vặn dài, rỗng hai đầu. Ai cũng bó tay chỉ riêng chú bé thì hát lên một câu:

Tang tình tang! Tính tình tang!

Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng

Bên thời lấy giấy mà bưng,

Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang.

Quả nhiên xâu được ngay.

 

5 tháng 11 2016

Kể về gia đình mình đi, Ví dụ.ba em tên là...,làm người lái phi cơ,mẹ em tên là...,làm nghề... .......,chú em tên...,làm nghề............,chú em to cao,khoẻ mạnh như một tráng sĩ,em tên là...,em là học sinh trường ......em của em tên là.....,thích chơi trò hoả xa chở khách.em rất yêu gia đình của em.

 

 

Tham khảo

Truyện Sọ Dừa đề cao, ca ngợi vẻ đẹp bên trong của con người. Từ đó, truyện nêu một bài học kinh nghiệm khi đánh giá con người: phải xem xét toàn diện, không chỉ dừng lại ở biểu hiện bề ngoài. Đó là ý nghĩa nhân bản, thể hiện đạo lý truyền thống của nhân dân. Truyện còn đề cao lòng nhân ái, về quy luật nhân quả của cuộc đời “ở hiền gặp lành”, kẻ “gieo gió ắt gặp bão”. Chính lòng nhân ái sẽ đem lại hạnh phúc cho con người. Truyện đề cao giá trị chân chính của con người và tình thương đối với người bất hạnh.

7 tháng 10 2021

Tham khảo:

Truyện Sọ Dừa đề cao, ca ngợi vẻ đẹp bên trong của con người. Từ đó, truyện nêu một bài học kinh nghiệm khi đánh giá con người: phải xem xét toàn diện, không chỉ dừng lại ở biểu hiện bề ngoài. Đó là ý nghĩa nhân bản, thể hiện đạo lý truyền thống của nhân dân. ... Chính lòng nhân ái sẽ đem lại hạnh phúc cho con người.

12 tháng 10 2016

mk k có sách nên k lm đk phần a 

Mk làm phần b thôi nhé!

Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bàng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hung trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lứa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.

Bạn tham khảo nhé!

12 tháng 10 2016

b)Truyền thuyết Thánh Gióng xuất hiện từ thời Hùng vương dựng nước và được nhân dân ta lưu truyền từ đời này sang đời khác cho đến tận ngày nay. Đây là một truyền thuyết hay vào bậc nhất trong những truyền thuyết nói về truyền thống giữ nước của dân tộc ta.Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bàng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hung trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lứa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ýthức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.