K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 7 2018

Hai câu đầu dùng lốì tỉ dụ làm nền để nói xa xôi, bóng gió về “thân anh kia” sống rất vất vả, cực nhọc trong kiếp làm người. “Thân anh kia” ôm trọn vẹn nỗi khổ về thể chất (ngày đi cuốc bãi) lẫn nỗi khổ về tình cảm (tối về nằm suông). Nằm suông là để chỉ sự không có gì, sự thiếu vắng, ở đây, câu ca dao nói rằng chàng trai chưa tìm được một nửa trái tim mình. Phải chăng qua mô tip “thân ai khổ như”, trong chiều sâu của lời thở than “thân anh kia” còn chất chứa nổi bất bình, phản kháng của tầng lớp dân nghèo bị đè nén, áp bức?

31 tháng 7 2018

trả lời câu hỏi ủa bạn thì bạn chép vô ko phải là chép mạng hả.

ai thấy mik nói đúng thì ủng hộ cho mik cái ế ẩm quá

ai ủng hộ mik ủng hộ lại cho.

thank you

31 tháng 7 2018

BN NS ĐÚNG NHƯNG MÀ MK SỢ CÔ BẢO CHÉP MẠNG

9 tháng 7 2018

Bạn tham khảo văn ở trang này nhé : https://vndoc.vn

9 tháng 7 2018

Sự việc xảy ra trong bài thơ là sự việc có thật từng xảy ra trong cuộc đời đầy sóng gió của nhà thơ: bản thân ông thì già cả, nhà bị gió thu cuốn bay mấy tấm tranh, bọn trẻ nhỏ nghịch ngợm cắp mất những tấm tranh chạy đi, Đỗ Phủ đã già cả không đủ sức chạy theo đành chịu rét mướt...
 
Ngay trong hoàn cảnh bi phẫn cùng cực đó, hoàn cảnh khiến người ta thường chỉ biết có tuyệt vọng và oán trách, nhà thơ đã có một mong ước thật bất ngờ: Ước có ngôi nhà trăm gian che gió mưa cho toàn thiên hạ, riêng mình nhà ta mưa dột, rách nát cũng cam chịu. Với mong ước này, Đỗ Phủ đã đặt nỗi đau chung của đất nước, của muôn người lên trên nỗi đau của riêng mình. Đồng thời, nhà thơ cũng đặt hạnh phúc của đồng bào lao khổ, của nhân dân lao động lầm than lên trên hạnh phúc của bản thân, ở đây, lòng thương người đã vượt lên trên nỗi thương mình. Đó thực sự là một tư tưởng nhân văn cao đẹp. Và vì thế, "Bài ca nhà tranh bi gió thu phá" sẽ mãi còn đủ sức lay động niềm trắc ẩn của độc giả cho tới mai sau.

25 tháng 9 2019

Trong ca dao - dân ca, ngoài những câu hát yêu thương, tình nghĩa, những câu hát than thân... còn nhiều câu hát mang nội dung hài hước, châm biếm nhằm phơi bày các hiện tượng ngược đời, phê phán những thói hư tật xấu, những hạng người và hiện tượng ngược đời, những thói hư tật xấu, những hạng người và hiện tượng đáng cười trong xã hội. Dưới đây là bài ca dao được phổ biến rộng rãi trong dân gian:

Số cô chẳng giàu thì nghèo

Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà

Số cô có mẹ có cha

Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông.

Số cô có vợ có chồng,

Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai.

Bài ca dao trên nhai lại lời của ông thầy bói nói với người xem bói. Nó chỉ "ghi âm" một cách khách quan chứ không đưa ra lời bình luận, đánh giá nào. Đây là nghệ thuật dùng "gậy ông đập lưng ông", có tác dụng gây cười và châm biếm rất thâm thúy.

   Chúng ta thử nghe xem ông thầy bói giỏi giang kia đã phán những gì? Ông ta phán toàn những chuyện hệ trọng mà người đi xem bói ( là nữ) rất quan tâm: giàu - nghèo, cha - mẹ, chồng - con. Chuyện nào thầy cũng nói vanh vách và hết sức cụ thể. Chỉ buồn cười là thầy nói theo kiểu nước đôi (!). Thầy khẳng định chắc như đinh đóng cột những sự việc hiển nhiên mà người trần mắt thịt nào cũng thấy, cũng biết, chẳng cần đến thần thánh phán bảo qua miệng lưỡi trơn tru, dẻo quẹo của thầy.

   Dân gian quan niệm rằng con người ta có số. Mỗi người một số phận khác nhau, có kẻ giàu, người nghèo, có kẻ sang, người hèn. Thầy bói phán: Số cô không giàu thì nghèo, có nghĩa là bất luận thế nào thì lời thầy cũng đều đúng cả (!) Nói về ba ngày Tết, tục ngữ có câu: Đói quanh năm, no ba ngày Tết. Dù giàu dù nghèo thì mỗi nhà cũng cố mà lo cho được miếng thịt, đĩa xôi để cúng tổ tiên, ông bà, đó là lẽ đương nhiên. Nhà cô Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà, chắc chắn là thế, thầy chẳng có nói sai đâu (?!)

   Tính chất trào lộng, châm biếm của bài ca dao được đẩy lên tới đỉnh điểm ở những lời thầy phán về phụ mẫu: Số cô có mẹ có cha, Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông và về nhân duyên: Số cô có vợ có chồng, Sinh con đầu lòng, chẳng gái thì trai. Điệp từ Số cô được đặt ở đầu mỗi câu và lặp đi lặp lại nhiều lần khiến người đọc hình dung lão thầy bói cố làm ra vẻ trịnh trọng, thiêng liêng nhưng thực chất là thủ đoạn lừa bịp để moi tiền của những người nhẹ dạ,c ả tin. Tiếng cười đả kích, phê phán bật lên từ đó. Ca dao có câu châm biếm hạng người lười biếng, chuyên đi lừa đảo, dụ dỗ người khác: Thầy đi xem bói cho người, Số thầy thì để cho ruồi nó bâu.

   Cách nói ỡm ờ nước đôi trong bài đã lật tẩy bản chất giả dối của những kẻ hành nghề mê tín dị đoan, lợi dụng lòng tin của người khác để kiếm tiền. Bài ca dao cũng phê phán sự mê tín đến mức mù quáng của không ít người trong xã hội đương thời. Với nội dung tích cực như vậy nên cho đến nay, bài ca dao vẫn nóng hổi ý nghĩa thời sự.

Đọc bài ca dao trên, chúng ta không chỉ hả hê trước thái độ châm biếm, đả kích của nhândân lao động mà còn thích thú bởi đời sống tinh thần phong phú, lạc quan yêu đời của họ. Sức sống mãnh liệt của ca dao - dân ca xuất phát từ niềm tin bất diệt đó.

26 tháng 9 2019

Cảm ơn bạn nhiều nha!  ^_^

15 tháng 12 2021

Em tham khảo:

Khi vừa được học câu tục ngữ này, em cảm thấy nó vô cùng sâu sắc và thấm thía. Đã là anh em một nhà, theo em, không phải trợ giúp anh em của mình về "tất cả mọi mặt", phải tốt từ hành động đến lời ăn tiếng nói(thành ngữ) hằng ngày, mà câu tục ngữ này chỉ ra cho chũng ta rằng trong bất kì hoàn cảnh hay trường hợp nào cũng không được quên mất ng anh em, và lúc nào cần thì chúng ta hãy sẵn lòng mở lòng mình và giúp đỡ. Trong nhiều gia đình, rất nhiều trường hợp anh em họ ghen ghét, ghen tức với hoàn cảnh hoặc công việc hoặc bất kì cái j của ng anh em của mình, họ cảm giác mình kém cỏi hơn, vì vậy anh em một nhà lại hóa "người dưng". Vì vậy, câu tục ngữ sâu sắc này được cha ông ta truyền lại có rất nhiều ý nghĩa sâu sắc mà ta cần phải ghi nhớ, rút ra cho bản thân mình:Tránh vì món lợi của cá nhân bản thân, hay vì ghen tức với người anh em của mình, để mà từ người quen, người thân thiết với mình, bỗng trở thành người dưng.