K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 11 2023

 

- Kinh tế: Thực dân Pháp đã tận dụng tài nguyên và lao động của các nước Đông Dương để phục vụ cho lợi ích của nước này. Họ thiết lập các hệ thống khai thác tài nguyên, như mỏ than, cao su, cà phê, cây điều, gạo, và buộc các nông dân và công nhân địa phương làm việc trong các trang trại và nhà máy của họ.

- Chính trị: Thực dân Pháp thiết lập chế độ thực dân và áp đặt quyền lực của mình lên các nước Đông Dương. Họ lập ra các cơ quan quản lý thuộc địa và áp đặt luật pháp và hệ thống quản lý của Pháp. 

- Xã hội: Thực dân Pháp đã áp đặt hệ thống xã hội phân biệt chủng tộc và giai cấp. Họ tạo ra sự phân chia rõ ràng giữa người Pháp và người địa phương, với người Pháp được coi là tầng lớp thống trị và người địa phương bị coi là tầng lớp thấp hơn.

- Văn hóa: Thực dân Pháp đã tác động mạnh mẽ đến văn hóa của các nước Đông Dương. Họ áp đặt ngôn ngữ Pháp, giáo dục Pháp và các giá trị văn hóa Pháp lên dân chúng. 

Chế độ thực dân Pháp đã để lại nhiều ảnh hưởng đáng kể đối với kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa của Việt Nam trong suốt 80 năm cai trị. Dưới đây là một số ảnh hưởng chính:

1. Ảnh hưởng về kinh tế: - Chế độ thực dân Pháp đã khai thác tài nguyên và lao động của Việt Nam để phục vụ cho lợi ích của Pháp. Việt Nam trở thành một nền kinh tế thuần nông, chủ yếu sản xuất các mặt hàng nông nghiệp và nguyên liệu cho công nghiệp Pháp. - Hệ thống thuế và chính sách kinh tế của Pháp đã gây ra sự chênh lệch giàu nghèo và tạo ra sự bất công trong phân phối tài nguyên và cơ hội kinh doanh. - Pháp đã xây dựng hạ tầng kinh tế như hệ thống đường sắt, cảng biển và các cơ sở hạ tầng khác, nhưng chủ yếu là để phục vụ cho lợi ích của Pháp và không đáp ứng đầy đủ nhu cầu phát triển của Việt Nam.

2. Ảnh hưởng về chính trị: - Chế độ thực dân Pháp đã thiết lập một chính quyền đô hộ, không cho phép dân chủ và tự do chính trị. Việt Nam trở thành một thuộc địa của Pháp và bị kiểm soát chặt chẽ bởi quân đội Pháp. - Chế độ thực dân đã đàn áp các phong trào đấu tranh độc lập và tự do của người dân Việt Nam, dẫn đến sự bất mãn và phản kháng từ phía dân chúng.

3. Ảnh hưởng về xã hội: - Chế độ thực dân đã gây ra sự chia rẽ trong xã hội Việt Nam, tạo ra sự phân cấp và bất bình đẳng. Người Pháp và người Việt Nam được đối xử khác biệt và có các quyền lợi và đặc quyền khác nhau. - Chế độ thực dân đã đàn áp và cấm các hoạt động xã hội của người dân, gây ra sự suy thoái về văn hóa và giáo dục.

4. Ảnh hưởng về văn hóa: - Chế độ thực dân đã tác động mạnh mẽ đến văn hóa Việt Nam. Văn hóa truyền thống và giá trị của người Việt bị đe dọa và suy thoái dưới sự ảnh hưởng của văn hóa Pháp.

- Ngôn ngữ Pháp được đưa vào giáo dục và hành chính, gây ra sự mất mát và suy thoái của ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam truyền thống.

Tóm lại, chế độ thực dân Pháp đã để lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa của Việt Nam trong suốt 80 năm cai trị.

2 tháng 1 2019

- Hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933:

+ Về kinh tế: Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản, đẩy hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân và gia đình họ) vào tình trạng đói khổ.

+ Về chính trị - xã hội: bất ổn định. Những cuộc đấu tranh, biểu tình diễn ra liên tục khắp cả nước, lôi kéo hàng triệu người tham gia.

8 tháng 1 2017

chẳng những tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng về chính trị-xã hội. Hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, sống trong ngành nghèo đói, túng quẫn. Nhiều cuộc đấu tranh, biểu tình, tuần hành của những người thất nghiệp diễn ra ở khắp các nước.

Khủng hoảng kinh tế đã đe dọa nghiêm trọng sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản

Quan hệ giữa các cường quốc tư bản chuyển biến ngày càng phức tạp. Sự hình thành hai khối đế quốc đối lập : Một bên là Mĩ, Anh, Pháp với một bên là Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản và cuộc chạy đua vũ trang ráo riết đã báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.

11 tháng 4 2017

-Cuộc khủng hoảng kéo dài gần 4 năm, trầm trọng nhất là năm 1932, chẳng những tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng về chính trị-xã hội. Hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, sống trong ngành nghèo đói, túng quẫn. Nhiều cuộc đấu tranh, biểu tình, tuần hành của những người thất nghiệp diễn ra ở khắp các nước.

-Khủng hoảng kinh tế đã đe dọa nghiêm trọng sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản.

-Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản là những nước không có hoặc có ít thuộc địa, ngày càng thiếu vốn, thiếu nguyên liệu và thị trường, đã đi theo con đường phát xít hóa chế độ chính trị để cứu vãn tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng của mình. Quan hệ giữa các cường quốc tư bản chuyển biến ngày càng phức tạp. Sự hình thành hai khối đế quốc đối lập : Một bên là Mĩ, Anh, Pháp với một bên là Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản và cuộc chạy đua vũ trang ráo riết đã báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.

5 tháng 10 2021

Chọn A.

21 tháng 11 2021

Câu C mà

1 tháng 1 2019

Vào cuối thế kỉ XIX Đông Nam Á (trừ Xiêm) đều trở thành thuộc địa của các nước thực dân phương Tây.

- Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân phương Tây đã làm cho nền kinh tế, chính trị - xã hội có những biến đổi quan trọng

a. Về kinh tế bị lôi cuốn vào hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa:

- Thị trường tiêu thụ.

- Cung cấp nguyên liệu thô.

b. Về chính trị: thực dân khống chế và thâu tóm mọi quyền lực.

c. Về xã hội:

- Sự phân hóa giai cấp diễn ra sâu sắc.

- Giai cấp tư sản dân tộc lớn mạnh, giai cấp vô sản tăng nhanh về số lượng và ý thức cách mạng.

d. Những tác động và ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười và cao trào cách mạng thế giới đã làm cho phong trào cách mạng ở Đông Nam Á và các nước thuộc địa phát triển mạnh mẽ hơn và mang màu sắc mới.

2 tháng 7 2017

Đáp án: D

Giải thích: Mục…2….Trang…5…..SGK Lịch sử 11 cơ bản

27 tháng 5 2018

Tháng 1-1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị (May-gi) đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ (Hay còn gọi là cuộc Duy Tân Minh Trị) nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu.

Đáp án cần chọn là: D