K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 10 2023

- Căn cứ để xác định "Chuyện cổ tích loài người" là một bài thơ là: được sáng tác theo thể thơ năm chữ và chia làm nhiều khổ thơ.

- Chứng minh:
- Bài thơ sử dụng nhiều các biện pháp: so sánh, nhân hóa, điệp ngữ…
- Ngôn ngữ cô đọng, hàm xúc kết hợp với hình ảnh thơ gần gũi thân thuộc. 
- Nội dung là kể lại nguồn gốc của loài người, bộc lộ sự yêu thương với trẻ em.

- Tác giả đặt nhan đề "Chuyện cổ tích về loài người" vì: 

+ Nội dung bài thơ là lời kể về nguồn gốc của loài người kết hợp cùng những yếu tố kì ảo tựa như một câu chuyện cổ tích.

+ Nhằm gợi những liên tưởng về những câu chuyện giải thích sự xuất hiện của loài người trong vũ trụ dưới hình thức cổ tích suy nguyên. 

24 tháng 10 2023

 

1. Tác giả: Bài thơ được viết bởi nhà thơ Xuân Quỳnh, một trong những nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam. Xuân Quỳnh được biết đến với những tác phẩm thơ sắc sảo và tinh tế.

2. Nội dung: Bài thơ "Chuyện cổ tích về lời người" nói về sự quan trọng của lời nói và tác động của nó đến cuộc sống con người. Bài thơ mang tính chất tưởng tượng và sử dụng hình ảnh cổ tích để truyền đạt thông điệp.

3. Cấu trúc và ngôn ngữ: Bài thơ có cấu trúc thơ tự do, không tuân theo các quy tắc cố định về đo và vần. Ngôn ngữ của bài thơ tươi sáng, hài hước và sử dụng các hình ảnh cổ tích để tạo ra hiệu ứng tưởng tượng.

Vì vậy, dựa trên tác giả, nội dung, cấu trúc và ngôn ngữ của bài thơ, chúng ta có thể xác định và chứng minh rằng "Chuyện cổ tích về lời người" là một bài thơ của Xuân Quỳnh. Tên đề bài được đặt như vậy để tạo ra sự hấp dẫn và tò mò cho người đọc, đồng thời tạo ra một liên kết giữa chủ đề của bài thơ và các yếu tố cổ tích trong nội dung.

Là một nhà thơ xuất sắc, Xuân Quỳnh đã có những tác phẩm vô cùng ấn tượng tiêu biểu phải kể đến là Chuyện cổ tích về loài người. Ngay từ tiêu đề, tác giả đã như muốn gợi dẫn về việc đưa chúng ta theo dòng thời gian đi từ khi được sinh ra ở những vùng đất sơ khai, dần dần trưởng thành cho tới khi cuộc sống phát triển văn minh từng ngày. Ở khổ thơ đầu tiên, khi ấy sự sống mới chỉ bắt đầu, trái đất còn hoang sơ “trụi trần”, chưa có màu xanh, “không dáng cây ngọn cỏ”. Thế nhưng trải qua năm tháng ở những khổ thơ tiếp theo, cuộc sống ngày một thay đổi khi mặt trời chiếu rọi ánh sáng khắp trái đất, đem lại sự sống cho muôn loài. Con người ngày càng trở nên đông đúc, cha mẹ, ông bà yêu thương và nuôi dưỡng trẻ em để chúng lớn lên trong những lời ru ngọt ngào. Gia đình ngày càng hoàn thiện, trí tuệ, sự hiểu viết của loài người, của thế giới “trẻ em” đi lên một bước tiến mới.  Nhờ “bố bảo”, “bố dạy” mà trẻ em “biết ngoan”,  “biết nghĩ”. Vạn vật xung quanh càng ngày càng trở nên rõ ràng và tươi sáng bởi chính những điều ấy, khi dần dần phát triển tiếng nói, chữ viết, có nền giáo dục. Đi theo đó là những trường lớp đào tạo và dạy dỗ trẻ em, rồi bàn, ghế, cái bảng, cục phấn, chữ viết, thầy giáo,.. Cuộc sống thay đổi diệu kì biết bao, loài người trên trái đất từng bước đạt được nền văn minh hoàn chỉnh. Bên cạnh việc khéo léo kể về sự phát triển của loài người, lòng yêu trẻ của tác giả được thể hiện trong bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” hết sức đằm thắm, nồng hậu. Trẻ em được mẹ sinh ra trong “tình yêu và lời ru”, được “bế bồng chăm sóc”. Trẻ em được “bố bảo cho biết ngoan – bố dạy cho biết nghĩ”. Trẻ em được đến trường học tập, và mọi điều tốt đẹp nhất đều dành cho trẻ em. Bằng giọng thơ nhẹ nhàng, êm dịu chúng ta được dẫn dắt tìm hiểu về khởi nguồn của loài người với những hình ảnh vô cùng đát giá. Hóa ra, mọi vật xuất hiện trên trái đất đều là để làm cho cuộc sống của trẻ em, của con người trở nên tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó là lời khéo léo nhắn nhủ: hãy chăm sóc, thương yêu, dạy dỗ trẻ em và dành cho thế giới tuổi thơ mọi điều tốt đẹp nhất

15 tháng 10 2021

Cảm ơn bạn Lâm nhé!!!

2 tháng 10 2021

Khi nhìn thấy chị Cốc, tôi nghĩ ra trò hay liền sang rủ Dế Choắt chơi cùng. Nhưng Dế Choắt là một tên nhát gan nên liền van xin tôi đừng dại dột mà trêu vào chị ta. Tôi nghe vậy mà trong lòng cảm thấy bực tức. Bỏ ngoài tai lời nói của Dế Choắt, tôi cứ trêu chị Cốc. Nghe tiếng trêu, chị ta trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau. Lúc đó tôi cảm thấy sợ hãi nên vội chui tọt vào hang, lên giường nằm khểnh. Tôi chẳng mảy may nghĩ rằng Dế Choắt tội nghiệp sẽ phải chịu tội thay mình.

2 tháng 10 2021

bạn có chép mạng ko vậy?

12 tháng 3 2016

Lượm là một chú bé liên lạc nhỏ tuổi.Dáng người chú bé nhỏ nhắn nhưng Lượm rất nhanh nhẹn .Cái chân thoăn thoắt trên đường đạn lửa để chuyển thư liên lạc.Bộ trang phục là bộ quần áo của những người đi liên lạc trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Cái xắc xinh xinh luôn đeo bên mình. Cái đầu nghênh nghênh đội chiếc mũ trắng tinh khôi. Chú bé luôn yêu đời, luôn huýt sáo, luôn đáng yêu và tinh nghịch. Lời nói giản dị, chân thật. Chú bé đã hi sinh trên đường đi liên lạc. Nhưng hình ảnh Lượm sẽ vẫn còn mãi trong lòng mọi người, còn mãi với quê hương, đất nước.

23 tháng 2 2017

thanks nhiều

một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, môi tái nhợt, quần áo tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào, bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông;xin ông đừng giận cháu! Cháu không...
Đọc tiếp

một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, môi tái nhợt, quần áo tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào, bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông;

xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

Ông lão nhìn tôi chằm chằm, đôi môi nở nụ cười:

_ Cháu ơi, như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy tôi chợt hiểu ra, cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận cái gì đó của ông.

Trình bày suy nghĩ của em về điều mà tác giả muốn gửi gắm qua câu chuyện trên

GIÚP MK NHA. MK ĐANG CẦN GẤP

AI NHANH MK SẼ TICK CHO NHA

CAMRT ƠN CÁC BN NHIỀU!!!

1
20 tháng 3 2019

“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì, em biết không ? Để gió cuốn đi” lời bài hát của Trịnh Công Sơn cứ văng vẳng bên tai mỗi khi em gặp những con người đói khổ phải xin ăn trên phố phường hoa lệ. Có lẽ sợi dây mong manh để kết nối con người với nhau chính là tình yêu thương. Sợi dây yêu thương này đã được nhà văn nga Ivan Turgenev thể hiện sâu sắc qua mẩu truyện ngắn Người ăn xin.

Câu chuyện rất đơn giản kể về: “ Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay nóng hổi của ông:

– Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

Ông nhìn tôi chăm chăm đôi môi nở nụ cười: Cháu ơi,cảm ơn cháu!Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.”

Vậy đấy, trong câu chuyện nay không có một đồng tiền nào được cho đi nhưng có một thứ được cho đi rất nhiều đó chính là tình thương. Đó chính là “cho là nhận” một đạo lý làm người thật giản đơn trong cuộc sống. Tình yêu thương là một sợi dây vô hình nhưng thiêng liêng mà chúng ta khó có thể định nghĩa được nhưng chúng ta đều biết rằng nếu không có nó thì cuộc sống này thật uổng phí. Tình yêu thương giữa người với người mang đến cho chúng ta sự hạnh phúc và làm cho xã hội này ngày càng tốt đẹp hơn.

“Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh” vì vậy, trong cuộc sống có rất nhiều mảnh đời bất hạnh cần được chúng ta giúp đỡ. Ông bà ta từng có câu “Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Đó là những lời rặn dò chúng ta hãy biết cảm thông sót thương, chia sẽ trước những mảnh đời bất hạnh. Con người ta chỉ có thể trở nên thật có giá trị khi chúng ta biết yêu thương, chia sẻ. Có lẽ tình huống trong câu chuyện giúp chúng ta hiểu hơn về tình yêu thương này. Không có chút vật chất nào nhưng cả hai đều nhận được rất nhiều. Họ chính là những nghèo khổ bần hàn nhưng thứ họ cho nhau chính là tình thương yêu vô bến. Đó chính là tấm lòng khao khát được rút một người nghèo khó vất vả hơn mình nhưng lại bất lực. Nhưng ông lão ăn xin đã nhận được sự yêu thương và tôn trọng của nhân vật “tôi”. Và ngược lại nhân vật “tôi” đã nhận được sự đồng cảm yêu thương từ ông lão ăn xin. Tình người cao đẹp của họ đã sưởi ấm những đêm đông giá lạnh.

Thế những giờ đây, trong một xã hội hiện đại xô bồ dường như tình người trở nên phai nhạt. Ích kỷ và vô cảm đó là những gì mà chúng ta đã và đang làm với những người xung quanh chúng ta. Có những người ăn xin lê lết hàng giờ liền bên hè phố không xin đủ tiền bữa ăn. Chúng ta khinh miệt họ khị họ xin chúng ta tiền, chúng ta ghê sợ họ vì sự bẩn thỉu rách rưới. Chúng ta vô cảm với những em bé bị ấu dâm, bắt nạt, bạo hành…từ đâu mà xã hội chúng ta lại trở nên vô cảm như vậy? Phải chăng là vì có nhiều kẻ lười làm chỉ chơi đã lợi dụng tình thương của chúng ta để kiếm ăn nên chúng ta sợ bị lừa. Phải chăng là vì chúng ta nghĩ rằng chúng ta cũng đang đói kém, nghèo nàn nên chúng ta không thể giúp gì được cho người khác? Niềm tin giữa con người với người đã bị lụi tàn?

Không niềm tin và tình yêu của chúng ta còn đó. Khi những đồng bào ta bị lũ lụt hàng tỷ đồng đã đến được tay bà con, hàng triệu những em nhỏ đã được cắp sách tới trường nhờ những tấm lòng hảo tâm. Và còn hàng triệu, hàng triệu những con người đa cùng nhau giúp đỡ để tình yêu và tình thương ngày càng được lan tỏa khắp xã hội. Đừng sợ hãi khi cho đi, đừng buồn khi bạn bị lừa dối hãy cứ tiếp tục yêu thương vì điều đó sẽ giúp bạn ngày càng tốt đẹp hơn trong cuộc sống.

Bài Thánh Gióng:

a) Chủ đề:

Gióng là con của người nông dân lương thiện:

Gióng gần gũi với mọi người

Gióng là người anh hùng của nhân dân.

b)  - Từ đầu đến “nằm đấy”: sự ra đời của Gióng.

     - Tiếp đến “những việc chú bé dặn”: Gióng đòi đi đánh giặc.

     - Tiếp đến “giết giặc cứu nước”: Gióng được nuôi lớn để đánh giặc.

     - Tiếp đến hết: Gióng đánh thắng giặc và trở về trời.

c) Có thể đặt tên khác ví dụ: "Người anh hùng làng Gióng" chẳng hạn

So sánh:Tên trước hay hơn vì nó nói lên được nhiều ý nghĩa sâu sắc hơn tên mới đặt

3 tháng 3 2016

- Những từ để gọi Lượm là: cháu, chú bé, Lượm, chú đồng chí nhỏ  

- Tác dụng: Cách gọi luôn thay đổi này thể hiện mối quan hệ rất thân thiết giữa tác giả và Lượm, đồng thời nó nói lên lòng yêu quý, mến trọng của tác giả đối với Lượm - một đồng chí còn rất non tuổi đời đã hăng hái tham gia công việc kháng chiến đánh giặc cứu nước.

3 tháng 3 2016

Trong bài thơ, người kể chuyện đã dung nhiều từ xưng hô khác nhau để gọi Lượm:cháu,chú bé,đồng chí,Lượm.

Có tác dụng thể hiện quan hệ  của tác giả và Lượm vừa là chú cháu,vừa là đồng chí,vừa là nhà thơ với 1 chiến sĩ đã hi sinh.

Đọc văn bản "BÀ RỊA" trong sgk NGỬ VĂN ĐỊA PHƯƠNG TỈNH BÀ RỊA VUNG TÀU THCS trang 10 , 11VÀ TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI:1. Từ khổ̉ thơ hai đến hết bài thơ, chữ "Bà" được viết hoa là ngẫu nhiên hay hữu ý ? Vì sao ?2. Tìm các chi tiết nói lên công sức khẩn hoang lập làng của bà Rịa. Việc khẩn hoang lập làng cua Bà có ý nghia như thế nào đối với người dân...
Đọc tiếp

Đọc văn bản "BÀ RỊA" trong sgk NGỬ VĂN ĐỊA PHƯƠNG TỈNH BÀ RỊA VUNG TÀU THCS trang 10 , 11

VÀ TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI:
1. Từ khổ̉ thơ hai đến hết bài thơ, chữ "Bà" được viết hoa là ngẫu nhiên hay hữu ý ? Vì sao ?

2. Tìm các chi tiết nói lên công sức khẩn hoang lập làng của bà Rịa. Việc khẩn hoang lập làng cua Bà có ý nghia như thế nào đối với người dân thời đó và các thế hệ đời sau ?

3. Em hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa hai tiếng gọi "Bà ơi !" trong bài thơ. Cho biết dụng ý nhgệ thuật của tác giả qua hai lần gọi đó.

đây link bài học mình để đây nè mong các bạn giúp mình nhé !

http://www.sachbaovn.vn/doc-truc-tuyen/sach/Tai-lieu-day-hoc-Ngu-van-dia-phuong-Trung-hoc-co-so-tinh-Ba-Ria-Vung-Tau-(su-dung-trong-cac-truong-THCS)-MUMwOTQ0MkY

     

     

    0