K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Nghịch lý Ngày hành quyết bất ngờ là một trong những nghịch lý logic đã làm vô số các nhà bác học từ cổ chí kim đau đầu vì sự khó hiểu của nghịch lý này. Nội dung nghịch lý như sau: Tại một phiên tòa, thẩm phán ra phán quyết đối với người tử tù rằng anh ta sẽ bị treo cổ vào giữa trưa một ngày thường (từ thứ Hai đến thứ Sáu) trong tuần sau. Ngày hành quyết sẽ là một bất ngờ đối với người tử tù và anh ta chỉ có thể biết được khi cai ngục đến gõ cửa buồng ngay trước giờ ra pháp trường.

Sau khi ngẫm nghĩ về bản án, người tù tự kết luận rằng anh ta sẽ thoát chết. Lý luận của anh ta đưa ra như sau: Theo như bản án, ngày hành quyết sẽ hoàn toàn “bất ngờ” đối với anh ta. Như vậy anh ta sẽ không thể bị treo cổ vào ngày thứ 6 (ngày cuối cùng có thể hành quyết trong thời hạn 5 ngày) vì như vậy không bất ngờ chút nào. Tương tự, anh không thể bị treo cổ vào ngày thứ 5 (ngày cuối cùng trong thời hạn hành quyết 4 ngày – vì ngày thứ 6 không treo cổ được rồi nên 5-1 =4).  Cứ như vậy anh tiếp tục cách suy luận này và áp dụng cho các ngày còn lại trong tuần, và kết luận rằng mình chắc chắn sẽ không thể bị hành quyết. Anh ta liền vui vẻ quay trở về buồng ngục của mình hoàn toàn yên tâm đánh một giấc ngon lành. Vài ngày sau, cai ngục đến gõ cửa buồng anh ta vào trưa ngày thứ Tư,  và anh ta bị lôi ra pháp trường. Như vậy, suy luận của người tử tù này sai ở đâu ?

1
3 tháng 12 2017

thì nó sai ở chổ ngày thứ tư trở về trước. Do ngày thứ 6 hoàn toàn không bất ngờ do quá 5 ngày là có thể suy luận ra. Ngày thứ 5 cũng vậy qua 4 ngày ko tử hình mà có thêm ngày thứ 6 ko bất ngờ nên thứ năm cũng sẽ ko bất ngờ nữa. Nhưng thứ 4 nó không theo quy luật đó, nếu qua 3 ngày không tử hình thì có thể là thứ 4 vì chỉ khi 4 ngày không tử hình thì mới ko bất ngờ. nên từngày thứ tư trở lại sẽ bất ngở

Có một ông thẩm phán nói với tên tử tù rằng ngày hành quyết sẽ xảy ra giữa trưa vào một ngày bình thường và đó sẽ là bất ngờ lớn của anh ta. Và anh ấy chỉ biết khi nào hành quyết thì người cai ngục sẽ gõ cửa buồng giam của anh ta. Khỏi phải nói tên tử tù kia đã sợ đến mức nào rồi sau một hồi ngẫm nghĩ hắn bỗng phấn khởi một cách lạ thường rằng mình sẽ thoát chết suy...
Đọc tiếp

Có một ông thẩm phán nói với tên tử tù rằng ngày hành quyết sẽ xảy ra giữa trưa vào một ngày bình thường và đó sẽ là bất ngờ lớn của anh ta. Và anh ấy chỉ biết khi nào hành quyết thì người cai ngục sẽ gõ cửa buồng giam của anh ta. Khỏi phải nói tên tử tù kia đã sợ đến mức nào rồi sau một hồi ngẫm nghĩ hắn bỗng phấn khởi một cách lạ thường rằng mình sẽ thoát chết suy nghĩ của người tử tù kia như sau: Anh ta không thể bị hành quyết vào thứ sáu vì đó là ngày cuối cùng có thể hành quyết, anh yên tâm lọi bỏ thứ sáu và với suy nghĩ đó anh dần loại trừ ngày thứ năm, thứ tư, thứ ba, thứ hai và yên tâm là mình sẽ không bị hành hình.Rồi vào trưa thứ tư người cai ngục gõ cửa phòng hắn rồi lôi ra pháp trường. Hỏi suy nghĩ logic của anh tử tù kia sai ở chỗ nào

2
7 tháng 7 2017

Thật ra suy nghĩ của anh ta chẳng sai ở chỗ nào mà chỉ thiếu một chút nhưng một chút khá quan trọng

Vì anh ta quá tự tin với suy nghĩ là khồn bị hành hình nên dù cho cai ngục có gõ cửa buồng giam anh ta vào thứ mấy thì cũng là bất ngờ lớn với anh ta

7 tháng 7 2017

Vì anh thứ sáu là ngày không bị hành quyết nên anh đã sai khi yên tâm loại bỏ thứ 2;thứ 3; thứ 4; thứ 5 

Những câu đố vui, toán học hay có đáp án  Dưới đây là bài viết tổng hợp 80 câu hỏi đố vui nhiều thể loại khác nhau trong đó có rất nhiều câu đố hay về toán học, câu đố mẹo vui có đáp án vả giải thích rõ ràng. Các bạn vui lòng download file ở cuối bài viết để xem tất cả1. BA NHÀ THÔNG THÁICó ba nhà triết gia Hy-Lạp cổ, sau một cuộc tranh luận căng thẳng và cũng vì trời hè nóng...
Đọc tiếp

Những câu đố vui, toán học hay có đáp án 

 

Dưới đây là bài viết tổng hợp 80 câu hỏi đố vui nhiều thể loại khác nhau trong đó có rất nhiều câu đố hay về toán học, câu đố mẹo vui có đáp án vả giải thích rõ ràng. Các bạn vui lòng download file ở cuối bài viết để xem tất cả

1. BA NHÀ THÔNG THÁI
Có ba nhà triết gia Hy-Lạp cổ, sau một cuộc tranh luận căng thẳng và cũng vì trời hè nóng nực nên đã nằm ngủ dưới gốc cây trong vườn của Viện Hàn lâm. Có mấy thợ thông lò đi qua tinh nghịch đã bôi nhọ lên trán cả ba triết gia.
Khi ba nhà thông thái tỉnh dậy, họ nhìn nhau và cùng phá lên cười. Ai cũng yên chí rằng chỉ có hai người kia bị nhọ và họ cười nhau, còn mình thì cười họ. Thế nhưng, trong khoảnh khắc, một triết gia không cười nữa vì ông ta suy đoán ra trên trán ông ta cũng bị nhọ.
Vậy nhà thông thái đó suy luận như thế nào?

2. HAI CHỊ EM SINH ĐÔI
Ở thành phố T có một cặp sinh đôi khá đặc biệt. Tên hai cô là Nhất và Nhị. Những điều ly kỳ về hai cô lan truyền đi khắp nơi. Cô Nhất không có khả năng nói đúng vào những ngày thứ hai, thứ ba và thứ tư, còn những ngày khác nói đúng. Cô Nhị nói sai vào những ngày thứ ba, thứ năm và thứ bảy, còn những ngày khác nói đúng.
Một lần tôi gặp hai cô và hỏi một trong hai người:
- Cô hãy cho biết, trong hai người cô là ai?
- Tôi là Nhất.
- Cô hãy nói thêm, hôm nay là thứ mấy?
- Hôm qua chủ nhật.
Cô kia bỗng xem vào:
- Ngày mai là thứ sáu.
Tôi sững sờ ngạc nhiên-Sao lại thế được?-và quay sang hỏi cô đó:
- Cô cam đoan là cô nói thật chứ?
- Ngày thứ tư tôi luôn luôn nói thật – cô đó trả lời.
Hai cô làm tôi lúng túng thực sự, nhưng sau một hồi suy nghĩ tôi đã xác định được cô nào là cô Nhất, cô nào là cô Nhị, thậm chí còn xác định được ngày hôm đó là thứ mấy.
Mời bạn hãy thử làm xem.

3. CỤ GIÀ NÓI THẦM ĐIỀU GÌ?
Có hai chàng trai Kozak là Grisko và Oponos đều là những kỵ sỹ tài ba. Trong các cuộc thi khi người này, khi thì người kia thắng, nhưng ai phi ngựa nhanh hơn, các cuộc tranh luận đều không phân giải được. Cuối cùng Grisko đề nghị một cuộc thi: Ngựa của ai về sau thì người đó thắng. Oponos chấp thuận.
Cuộc thi như vậy được tổ chức, người xem khá đông. Khi trọng tài nổ súng phát hiệu lệnh thì lạ thay: cả hai kỵ sỹ đều chỉ đứng nguyên ở vị trí xuất phát. Khán giả chờ đợi, hò hét huyên náo. Xem ra cuộc thi không bao giờ chấm dứt.
Vừa lúc đó có một cụ già tóc bạc đi tới. Thấy chuyện lạ, cụ hỏi, người ta nói cho cụ hiểu thì cụ lớn tiếng nói:
- Xin quý khán giả hãy bình tĩnh, tôi sẽ nói thầm một điều với cả hai kỵ sỹ thì họ sẽ phi như bay về đích cho mà xem.
Quả vậy, cụ già gọi hai chàng trai đến bên cụ, cầm lấy tay họ và nói thầm vào tai từng người. Khi cụ bỏ tay họ ra thì cả hai kỵ sỹ đều chạy như bay tới ngựa, nhảy lên và phóng như bay về đích.
Cuối cùng, người thắng vẫn là người có ngựa về sau.
Vậy cụ già đã nói thầm điều gì với cả hai kỵ sỹ?

4. DU KHÁCH ĐANG Ở ĐÂU?
Có một du khách đến một trong hai thành phố A, B của một đất nước tuyệt đẹp. Người thành phố A luôn luôn nói thật, người thành phố B luôn luôn nói dối. Trong thành phố A có một số dân của thành phố B và ngược lại.
Bạn hãy suy nghĩ xem người khách cần phải đặt câu hỏi như thế nào khi gặp người đầu tiên để từ câu trả lời có thể biết được mình đang ở đâu?

5. QUÂN XANH, QUÂN ĐỎ
Tiến hành một trò chơi, các em thiếu niên chia làm hai đội: quân xanh và quân đỏ. Đội quân đỏ bao giờ cũng nói đúng, còn đội quân xanh bao giờ cũng nói sai.
Có ba thiếu niên đi tới là An, Dũng và Cường. Người phụ trách hỏi An: “Em là quân gì?”. An trả lời không rõ, người phụ trách hỏi lại Dũng và Cường: “An đã trả lời thế nào?”. Dũng nói “An trả lời bạn ấy là quân đỏ”, còn Cường nói: “An trả lời bạn ấy là quân xanh”.
Hỏi Dũng và Cường thuộc quân nào?
6. ĐẠO LUẬT TÀN ÁC
Ở một vương quốc nọ có ông vua tàn ác. Ông ta không muốn người lạ vào lãnh thổ của mình nên ra lệnh cho tất cả các lính biên phòng phải thi hành một đạo luật sau:
Bất kỳ một người nước khác lọt tới đều phải trả lời câu hỏi: “Vì sao anh tới đây?”. Nếu người đó trả lời đúng thì đem dìm xuống nước, nếu trả lời sai thì đem treo cổ.
Một lần, có một người nông dân nước láng giềng vô tình đến một trạm biên phòng. Người lính ra câu hỏi: “Vì sao anh tới đây?” và chuẩn bị hành tội anh ta.
Thế nhưng người nông dân thông minh đó đã trả lời một câu mà người lính biên phòng không thể xác định được đúng hay sai để hành tội anh ta theo đạo luật của nhà vua.
Vậy người nông dân đó đã trả lời như thế nào?

7. BỨC CHÂN DUNG AI?
Người ta hỏi Trung: “Bức ảnh trên tường là chân dung ai?”. Trung trả lời: “Bố của người đó là người con trai duy nhất của ông bố người đang trả lời các bạn”.
Hỏi người trong ảnh là chân dung ai?
8. ANH THỢ CẠO TRONG THÔN
Người ta đưa ra một định nghĩa về anh thợ cạo trong thôn như sau:
“Gọi người đàn ông trong thôn là thợ cạo nếu anh ta cắt tóc cho tất cả những người trong thôn không tự cắt lấy”.
Hỏi: Với định nghĩa như vậy anh thợ cạo có tự cắt tóc cho mình hay không?
Trả lời:
- Nếu anh thợ cạo tự cắt cho mình thì mâu thuẫn với định nghĩa là anh ta chỉ cắt cho những ai không tự cắt lấy.
- Nếu anh thợ cạo không tự cắt cho bản thân anh ta thì cũng theo định nghĩa anh ta phải cắt cho anh ta, vẫn mâu thuẫn.
Bạn hãy xác định xem mâu thuẫn nảy sinh từ đâu?

9. THÀNH CÔNG CỦA TUỔI TRẺ
Tôi chơi cờ cũng khá nhưng hai người bạn thân của tôi là những tay cờ tuyệt diệu. Tôi chơi với mỗi người một ván và cả hai thắng tôi một cách dễ dàng. Có một người bạn nhỏ của tôi – mới 10 tuổi – chỉ mới biết các quy tắc chơi cờ nhưng lại cả quyết rằng sẽ chơi tốt hơn tôi. Để chứng tỏ điều đó cậu ta ra điều kiện:
“Tôi sẽ chơi cùng một lúc với cả hai người bạn của anh trên hai bàn cờ và chắc chắn tôi sẽ đạt kết quả tốt hơn anh là không thua cả hai người”.
Ta có thể giải thích sự thành công của người bạn nhỏ như thế nào?

10. NÓI TIÊN TRI
Trước đây ở một nước Á đông có một ngôi đền thiêng do ba thần ngự trị: Thần Sự Thật (luôn luôn nói thật), thần Lừa Dối (luôn luôn nói dối) và thần Mưu Mẹo (lúc nói thật, lúc nói dối). Các thần ngự trên bệ thờ sẵn sàng trả lời khi có người tới thỉnh cầu. Nhưng vì hình dạng của các thần hoàn toàn giống nhau nên người ta không biết thần nào trả lời để mà tin hay không tin.
Một triết gia từ xa đến, để xác định các thần, ông ta hỏi thần bên trái:
- Ai ngồi cạnh ngài?
- Đó là thần Sự Thật – thần bên trái trả lời.
Tiếp theo ông ta hỏi thần ngồi giữa:
- Ngài là thần gì?
- Ta là thần Mưu Mẹo.
Sau cùng, ông ta hỏi thần bên phải:
- Ai ngồi cạnh ngài?
- Đó là thần Lừa Dối – thần bên phải trả lời.
Người triết gia kêu lên:
- Tất cả đã rõ ràng, các thần đều đã được xác định.
Vậy nhà triết gia đó đã xác định các thần như thế nào?

Download trọn bộ 80 câu đố vui toán học, câu đố mẹo hay

2
29 tháng 3 2016

Câu 1 là ông nhà triết học biết trán mình cũng bị bôi nhọ nên giải thích cho 2 người còn lại.ông nói:trán 3 chúng ta đều bị bôi nhọ nếu ai ko tin thì ông lấy tay của mình chà vào trán của 2 người còn lại . Nếu tay ông dính nhọ thì trán 3 người đều bị bôi nhọ.

A B C E D G ?

Nếu một ngày nào đó em muốn khóc..Hãy gọi cho anh !Anh không hứa sẽ làm em cười nhưng anh có thể khóc cùng em.Nếu một ngày nào đó, em cảm thấy vô cùng đơn độc..Hãy gọi cho anh!Anh sẽ đến bên em, chỉ để im lặng không nói một lời, nhưng anhi muốn em biết rằng luôn có anh bên cạnh.Nếu một ngày nào đó, em  phân vân trước những quyết định của mình.Hãy gọi cho anh!Anh sẽ không quyết...
Đọc tiếp

Nếu một ngày nào đó em muốn khóc..

Hãy gọi cho anh !

Anh không hứa sẽ làm em cười nhưng anh có thể khóc cùng em.

Nếu một ngày nào đó, em cảm thấy vô cùng đơn độc..
Hãy gọi cho anh!
Anh sẽ đến bên em, chỉ để im lặng không nói một lời, nhưng anhi muốn em biết rằng luôn có anh bên cạnh.

Nếu một ngày nào đó, em  phân vân trước những quyết định của mình.
Hãy gọi cho anh!
Anh sẽ không quyết định thay em, nhưng có thể giúp emn vững tâm hơn trước sự chọn lựa của mình.

Nếu một ngày nào đó, em gặp thất trong cuộc đời ..
Hãy gọi cho anh!
Anh sẽ không hứa đem lại cho em một cuộc đời mới, nhưng anh sẽ giúp em tìm thấy một cánh cửa khác của sự thành công.

Nếu một ngày nào đó, em vô cùng đau khổ vì phạm phải sai lầm.
Hãy gọi cho anh!
Anh không thể sửa chữa sai lầm đó, nhưng anh có thể giúp em nhận ra rằng những sai lầm sẽ giúp em trưởng thành và tự tin hơn.

Nếu một ngày nào đó, em lo sợ những điều tốt đẹp sẽ qua đi.
Hãy gọi anh!
Anhsẽ không níu giữ chúng lại, nhưng anh giúp em hiểu rằng mọi việc đều có những điểm khởi đầu và kết thúc.

Nếu một ngày nào đó, em trở nên bế tắc và tuyệt vọng.
Hãy gọi cho anh!
Anh không hứa sẽ làm em quên đi tất cả, nhưng anh có thể giúp em tìm niềm tin trong cuộc sống.

Nhưng một ngày nào đó, em gọi mà không thấy anh trả lời em hãy đến bên anh, vì lúc đó anh đang cần em!

Anh sẽ luôn dõi theo  em vì thế đừng bỏ lại anh nha ! ! { Nguyễn Thùy Dương } ^ ^

6
16 tháng 5 2017

qua hay

16 tháng 5 2017

hay phet

Ở một vương quốc nọ có ông vua tàn ác. Ông ta không muốn người lạ vào lãnh thổ của mình nên ra lệnh cho tất cả các lính biên phòng phải thi hành một đạo luật sau:Bất kỳ một người nước khác lọt tới đều phải trả lời câu hỏi: “Vì sao anh tới đây?”. Nếu người đó trả lời đúng thì đem dìm xuống nước, nếu trả lời sai thì đem treo cổ.Một lần, có một người nông dân nước...
Đọc tiếp

Ở một vương quốc nọ có ông vua tàn ác. Ông ta không muốn người lạ vào lãnh thổ của mình nên ra lệnh cho tất cả các lính biên phòng phải thi hành một đạo luật sau:
Bất kỳ một người nước khác lọt tới đều phải trả lời câu hỏi: “Vì sao anh tới đây?”. Nếu người đó trả lời đúng thì đem dìm xuống nước, nếu trả lời sai thì đem treo cổ.
Một lần, có một người nông dân nước láng giềng vô tình đến một trạm biên phòng. Người lính ra câu hỏi: “Vì sao anh tới đây?” và chuẩn bị hành tội anh ta.
Thế nhưng người nông dân thông minh đó đã trả lời một câu mà người lính biên phòng không thể xác định được đúng hay sai để hành tội anh ta theo đạo luật của nhà vua.
Vậy người nông dân đó đã trả lời như thế nào?
 

3

Anh ta noi:Toi toi day de bi treo co.

Vi:anh ta noi nhu vay tuc la no sai thi se bi treo co nhung no lai dung,phai bi dim dau xuong nuoc nhung ma bay gio no lai sai va cu luan quan nhu vay,

Vay anh ta noi:toi toi day de bi treo co

3 tháng 2 2016

chang noi gi

11. NGƯỜI THÔNG MINH NHẤTNgười ta tiến hành chọn người thông minh nhất trong ba học sinh đạt giải ở một cuộc thi học sinh giỏi toán bằng cách sau:Đem đến 5 chiếc mũ: 3 mũ trắng, 2 mũ đen. Bịt mắt cả ba học sinh và đội lên đầu mỗi người một mũ. Hai mũ còn lại đem cất đi.Khi bỏ băng bịt mắt người ta tuyên bố: “Người đầu tiên nói được mình đội mũ gì là người thông minh...
Đọc tiếp

11. NGƯỜI THÔNG MINH NHẤT
Người ta tiến hành chọn người thông minh nhất trong ba học sinh đạt giải ở một cuộc thi học sinh giỏi toán bằng cách sau:
Đem đến 5 chiếc mũ: 3 mũ trắng, 2 mũ đen. Bịt mắt cả ba học sinh và đội lên đầu mỗi người một mũ. Hai mũ còn lại đem cất đi.
Khi bỏ băng bịt mắt người ta tuyên bố: “Người đầu tiên nói được mình đội mũ gì là người thông minh nhất”. Ba học sinh im lặng quan sát lẫn nhau, lát sau, một học sinh nói được anh ta đội mũ màu trắng và anh ta thắng cuộc.
Vậy anh ta đã suy luận thế nào để xác định được màu mũ trên đầu anh ta?
12. THỬ TÀI ĐOÁN MŨ
Ba bạn An, Minh, Tuấn ngồi theo hàng dọc: Tuấn trên cùng và An dưới cùng. Tuấn và Minh không được nhìn lại phía sau. Lấy ra 2 mũ trắng, 3 mũ đen và đội lên đầu mỗi người một mũ, 2 mũ còn lại đem cất đi (2 mũ này ba bạn không nhìn thấy).
Khi được hỏi màu mũ trên đầu mình, An nói không biết, Minh cũng xin chịu. Dựa vào biểu hiện của An và Minh liệu Tuấn có thể xác định được màu mũ trên đầu mình hay không?
13. CHỌN HOÀNG THÁI TỬ
Có một ông vua đã già nhưng không có người kế thừa. Thấy mình không còn sống được bao lâu nữa, ông bắt đầu chọn Hoàng Thái Tử có năng lực.
Một hôm, có bốn chàng trai tài giỏi nhất Vương quốc đến ra mắt đức vua. Nhà vua tiến hành lựa chọn như sau:
Khi đã bịt mắt bốn chàng trai và để ngồi trên một ghế tròn, nhà vua nói: “Ta sẽ đặt lên đầu mỗi người một mũ miện vàng hoặc bạc. Khi bỏ khăn bịt mắt cho các người, ai nhìn thấy số mũ miện vàng nhiều hơn hãy đứng lên và đứng đó cho tới khi có người nói được trên đầu mình mũ miện gì. Ai nói được sẽ là người thừa kế của ta”.
Khăn bịt mắt được bỏ ra, các chàng trai nhìn nhau và đều đứng lên. Sau hồi lâu, một người kêu lên:
- Thưa Đế vương, trên đầu con là mũ miện vàng.
Anh ta đã suy đoán đúng.
Vậy nhà vua đã đặt những mũ miện gì lên đầu các chàng trai và chàng trai thông minh đó đã suy luận thế nào để biết được mũ miện trên đầu mình?
14. CHUYỆN LY KỲ TRÊN TÀU HỎA
Tàu hỏa chạy qua một đường ngầm, khói bay vào toa làm một số hành khách bị nhọ mặt. Vì trong toa không có gương và trong suốt cuộc hành trình hành khách không nói chuyện với nhau nên không ai biết mặt mình có bị nhọ hay không.
Người kiểm vé đi qua thấy vậy nói: “Rất tiếc, một số hành khách trong toa đã bị nhọ mặt. Chỉ những hành khách bị nhọ mới được rửa mặt và phải rửa vào lúc tàu dừng ở các ga”.
Sau lần đỗ thứ tư thì trên toa mới không còn hành khách bị nhỏ (sau lần đỗ thứ ba vẫn còn). Hỏi trong toa có bao nhiêu người bị nhọ và những người bị nhọ đã suy luận thế nào để biết được mình bị nhọ?
Hãy giải bài toán với những điều kiện sau:
a) Hành khách chỉ đi rửa khi biết chắc chắn mình bị nhọ và đi rửa ngay sau khi tàu dừng.
b) Khi tàu dừng, ở chỗ rửa bao nhiêu người rửa cũng được.
c) Từ quan sát, nói chung các hành khách đều biết suy đoán đúng.
15. NGƯỜI QUEN TRONG HỘI NGHỊ
Trong hội nghị mỗi người có một số người quen nhất định, người A quen người B thì người B cũng quen A.
Hãy chứng minh rằng số người có số lẻ người quen là một số chẵn.
16. NHÓM 6 NGƯỜI
Hãy chứng tỏ rằng trong một nhóm 6 người bất kỳ luôn luôn có: hoặc 3 người quen nhau từng đôi một, hoặc 3 người không quen nhau từng đôi (mỗi người đều không quen cả 2 người kia).
17. CHỈ CÓ MỘT NGƯỜI QUEN
Trong hội nghị học sinh giỏi toán toàn quốc người ta nhận thấy điều lý thú sau đây:
Trong hội nghị có rất nhiều người quen biết nhau, nhưng nếu hai người nào đó có cùng số người quen thì không có chung một người quen nào cả.
Bạn hãy chứng tỏ rằng trong hội nghị này có ít ra một đại biểu chỉ có duy nhất một người quen.
18. THÔNG BÁO CỦA THƯ VIỆN
Một thư viện mở thông tầm, có nhiều bạn đọc, mỗi người chỉ đến một lần trong ngày. Bất kỳ ba người nào đến thư viện cùng ngày cũng có hai người gặp nhau trong thư viện.
Người phụ trách thư viện muốn chọn hai thời điểm trong ngày để truyền đạt một thông báo trực tiếp tới tất cả bạn đọc đã đến thư viện trong ngày đó. Liệu có thể chọn được không?
Bạn hãy giúp người phụ trách thư viện giải quyết vấn đề trên.
19. THI ĐẤU BÓNG BÀN
Ở một cuộc thi đấu bóng bàn mỗi vận động viên đều phải đấu với tất cả các vận động viên khác, và mỗi cặp đấu đều phân định người thắng, người thua.
Bạn hãy chứng tỏ rằng có một vận động viên khi nhắc đến tên các vận động viên thua mình và tên các vận động viên thua các vận động viên thua mình thì bao gồm tất cả các vận động viên khác.
20. XĂNG VÀ DẦU
Có một can xăng và một can dầu. Lấy 1 kg từ can xăng rót vào can dầu, sau đó lại lấy 1kg dầu (đã trộn xăng) đổ vào can xăng. Làm như vậy ba lần.
Hỏi lượng xăng (trọng lượng) ở can dầu nhiều hơn hay lượng dầu ở can xăng nhiều hơn?

6
6 tháng 1 2016

co trong 80 cau hoi thong minh

10 tháng 4 2017

dài thế

Bài 1: Một anh chàng đi câu cá. Khi trả lời câu hỏi:" Anh câu được bao nhiêu cá?", anh ta nói:" Một nữa của 8, số 6 không có đầu, số chín không có đuôi" Hỏi anh chàng đã câu được bao nhiêu cá.Bài 2: Người ta hỏi một ông già rằng ông đã tham gia quân đội trong bao lâu, ông trả lời: Số năm tham gia quân đội của tôi bằng 1/27 tuổi của tôi hay bằng 1/7 tuổi của cháu tôi hoặc bằng đúng...
Đọc tiếp

Bài 1: Một anh chàng đi câu cá. Khi trả lời câu hỏi:" Anh câu được bao nhiêu cá?", anh ta nói:" Một nữa của 8, số 6 không có đầu, số chín không có đuôi" Hỏi anh chàng đã câu được bao nhiêu cá.

Bài 2: Người ta hỏi một ông già rằng ông đã tham gia quân đội trong bao lâu, ông trả lời: Số năm tham gia quân đội của tôi bằng 1/27 tuổi của tôi hay bằng 1/7 tuổi của cháu tôi hoặc bằng đúng tuổi của con trai tôi. Ngoài ra tuổi của tôi gần số 90 hơn là gần số 100. Hỏi ông già đã tham gia quân đội trong bao lâu?

Bài 3: Ba người bạn ăn trong 1 cái quán, cuối bữa ăn số tiền cần phải trả là 25 đồng. Mỗi người bỏ ra 10 đồng, chủ quán trả lai cho họ ba tờ 1 đồng và 1 tờ 2 đồng. Mỗi người lấy về tờ 1 đồng, còn tờ 2 đồng họ không chia. Kết quả là mỗi người phải thanh toán 9 đồng. Ta thấy 9 x 3 = 27 (đồng). Nếu tính cả 2 đồng còn lại thì tất cả là 29 đồng. Vậy còn 1 đồng mất đi đâu?

Bài 4: Bốn cái chén và 1 cái ấm nặng bằng 17 thỏi chì. Riêng cái ấm nặng bằng 1 cái chén và 7 thỏi chì. Hỏi cái ấm cân nặng bằng mấy thỏi chì?

Bài 5: Khi người ta  hỏi con các bắt được nặng bao nhiêu, người đánh các trả lời :" Đuôi nó nặng 150g, đầu nó nặng bằng đuôi và 1/2 thân, còn thân nặng bằng đầu và đuôi." Như thế con các của anh ta nặng bao nhiêu?

Bài 6: Một làng ở vùng cao nọ nổi tiếng về nhiều người sống lâu. Người ta đặc biệt tôn kính cụ già I-sơ-khan, ngừơi đã có con, cháu, chắt, chít. Tổng cộng tất cả cùng với cụ 2801 người. Chít của cụ nhỏ và chưa có con, ngoài ra tất cả đều có số con như nhau, các con họ đều khoẻ mạnh. Hỏi như vậy cụ I-sơ-khan có bao nhiêu người con.

Bài 7: Bốn gia đình mang họ Smith, Braun, Jonhson và Robinson có tất cả 8 người con. Mỗi gia đình có 1 trai, 1 gái. Mỗi lần người ta cho lũ trẻ 32 quả táo. Anna được 1 quả ,Betti được 2 quả, Daisy 3 quả và Mary 4 quả. Thế nhưng Tom Raul được số táo gấp 2 lần chị nó; Gary Smith và chị nó được số táo bằng nhau; Ben Johnson được số táo gấp 3 lần chị nó và Dick Robinson được số táo gấp 4 lần chị nó. Hãy xác định họ của các cô con gái.


Bài 8: Ba anh em trai Pi-e, Pôn và Giắc lấy vợ và sống ở các thành phố khác nhau, họ ít khi gặp nhau. Trong một kì nghỉ họ quyết định tụ họp cùng với tất cả con cái của họ. Những đứ trẻ nhanh chóng vui vẻ và thân mật với nhau. Ông bạn già của cả ba người là Me-men tới chơi muốn biết đứa bé nào là con của ai, sau khi hỏi ông nhận được các câu trả lời sau: 1. I-da-ben-la: Cháu nhiều hơn Gian 3 tuổi 2. Tê-rê-da: Cha cháu là Giắc 3. E-chiên: Cháu ít hơn I-da-ben-la 2 tuổi. 4. Mary: Cháu thích chơi với anh em con chú con bác hơn là chơi với anh của cháu. 5. Ka-rin: Cháu là con gái của bố Pi-e 6. An-na: Tốt hơn hết hãy chạy ra xa cùng với các con trai của bác Giắc 7. Gian: Cha cháu cũng như anh em của cha đều có ít hơn 4 người con. 8. Frăng-xoa: Cha cháu có ít con hơn tất cả. Không hỏi thêm gì cả, cụ Me-men đã biết đứa trẻ nào là con của ai. Bạn hãy cho biết cụ suy luận như thế nào.


Bài 9: Có một ông vua già không có người kế vị. Thấy mình không còn sống được bao lâu nữa, Ông quyết định mở cuộc thi chọn Thái tử có năng lực. Có 4 chàng trai tài giỏi nhất vương quốc tới tham dự. Nhà vua tiến hành chọn như sau: -Ông bịt mắt bốn chàng trai và xếp họ ngối vào bàn tròn. Nhà vua nói: " Ta sẽ đặt lên đầu mỗi người một mũ miệng vàng hoặc bạc. Khi bỏ khăn bịt mắt ra, ai nhìn thấy số miện vàng nhiều hơn miện bạc thì đứng lên và đứng đó cho đến khi có người nói được trên đầu mình mũ miện màu gì. Ai nói được sẽ là người kế vị ta. Khăn bịt mặt được bỏ ra, các chàng trai nhìn nhau và đều đứng lên. Sau một hồi, một người kêu lên: -Thưa đế vương, trên đầu con là miệng vàng Anh ta đã suy đoán đúng. Vậy nhà vua đã đặt mũ miệng gì lên đầu các chàng trai và chàng trai thông minh đó đã suy luận như thế nào?

Bài 10 Tôi chơi cờ cũng khá nhưng hai ngừơi bạn thân của tôi là những tay cờ tuyệt diệu. Tôi chơi với mỗi ngừơi một ván và cả hai đều thắng tôi dễ dàng. Một người bạn nhỏ của tôi- mới 10 tuổi và chỉ biết cách chơi cờ nhưng lại cả quyết là sẽ chơi tốt hơn tôi.Để chứng tỏ cậu ta ra điều kiện : " Cháu sẽ chơi cùng một lúc với cả hai người bạn của chú và chắc chắn là sẽ đạt kết quả tốt hơn chú là không thua cả hai người." Có thể lý giải sự thành công của người bạn nhỏ như thế nào.

Bài 11 Một bà nông dân mang hai giỏ trứng ra chợ bán, mỗi giỏ có 30 trứng. Trong giỏ trứng bé , bà dự định sẽ bán với giá 1 đồng được 3 quả. Giỏ trứng to bàn sẽ bán 1 đồng 2 quả. Tuy nhiên khi ở chợ bà thay đổi ý định, bà để trứng lẫn lộn và bán với giá 2 đồng được 5 quả. Như thế có lợi cho bà so với ý định ban đầu không?

Bài 12 Hai người bạn gặp nhau. Một người hỏi bạn mình :" Các con của anh bao nhiêu tuổi?" Người thứ hai trả lời: "Tôi có hai đứa con trai : tuổi tôi gấp 4 lần tuổi đứa thứ nhất và gấp 7 lần đứa thứ hai". Hỏi ông bố bao nhiêu tuổi và các con của ông bao nhiêu tuổi on gà cách 1 ngày đẻ 1 trứng, con thứ 2 cách 3 ngày đẻ 1 trứng , con thứ 3 cách 4 ngày đẻ 1 trứng, và con thứ 4 cách 7 ngày đẻ 1 trứng. Một lần cô Mari lấy trong chuồng được 4 quả trứng và khoe với bà hàng xóm. Bà ta chúc mừng cô và hỏi: Số ngày ngắn nhất là mấy ngày?

Bài 13 Cô Mari có 4 con gà mái. Cô nhận thấy rằng 1 cừ bây giờ) để cô có thể lấy được 4 trứng nữa? Bạn hãy giúp cô Mari.

Bài 14 Một cô gái mang ra chợ hai giỏ trứng. Bất chợt một chú bé xô vào người , hai giỏ trứng rơi , trứng vỡ. Chú bé xin lỗi cô và hỏi cô có tất cả bao nhiêu trứng để chú đền tiền , cô gái trả lời: "Chị không đếm nhưng khi xếp vào giỏ theo 2 quả một, ba quả một, 4 quả một, 5 quả một, 6 quả một lần nào cũng dư ra 1 quả. Còn khi xếp theo 7 quả thì không dư quả nào Hỏi trong hai giỏ có bao nhiêu quả trứng.

Bài 15 Người ta đặt trong kho 6 thùng rượu. Từ thùng thứ nhất đến thùng thứ 6 tương ứng chứa: 310 lít, 200 lít, 190 lít, 180 lít, 160 lít và 150 lít. Ngày thứ nhất hai người mang rượu đi bán, người thứ nhất bán được 2 thùng, người thứ hai bán được 3 thùng, hơn nữa người thứ nhất bán được số rượu bằng một nữa số rượu người thứ hai đã bán. Hỏi thùng rượu nào còn trong kho.

Bài 16 Trả lời về tuổi của mình, 1 người đàn ông nói như sau: "Cứ vào sinh nhật của tôi, cha tôi lại giết 1 con cừu để ăn mừng, bộ da cừu ông xếp vào 1 chỗ. Tôi lớn lên lấy vợ cũng sinh được 1 thằng con trai, vào sinh nhật nào của nó tôi cũng lại giết cừu, cất bộ da vào 1 chỗ. Năm nay số da cừu của tôi bằng số da cừu của nó. Hỏi tuổi người đàn ông và con trai của ông ta là bao nhiêu?

Bài 17 Ba người bạn rất thích đi bơi. Người thứi nhất luyện tập tại bể bơi ba ngày 1 lân, Người thứ 2 thì 4 ngày 1 lần. Người thứ 3 năm ngày 1 lần. Tìm số ngày lớn nhất mà họ có thể cùng nhau đi dạo chơi.

Bài 18 Ba người đàn ông và 2 chú bé phải qua 1 con sông. Họ có 1 con thuyền nhưng chỉ chở được 1 người đàn ông hoặc 2 chú bé. Tất cả họ đã qua sông như thế nào. Nếu chiều rộng là 100 m thì quãng đường mà thuyền phải đi là bao nhiêu mét?

Bài 19 Bố mẹ và hai cậu con trai cần phải qua sông bằng 1 con thuyền. Bố và mẹ mỗi người nặng 70 kg, mỗi người con nặng 35 kg. Họ làm thế nào để qua sông nếu thuyền chỉ chở đến 70 kg. Lưu ý là mỗi người đều biết chèo thuyền.

Bài 20 Có 2 cái thùng: một thùng rượu còn thùng kia là thùng nước, lượng nước và rượu ngang nhau. Từ thùng rượu người ta lấy ra 1 lít rượu rót vào thùng nước. Sau đó lại đỗ 1 lít rượu nước tạo thành vào lại thùng rượu. Hỏi phần nước trong thùng rượu và phần rượu trong thùng nước, phần nào lớn hơn.
Bài 21: Ba người có tên là A, B, C cùng ở trong 1 buồng của toa xe lửa . Trong khi trò chuyện mới biết rằng: - Nếu đổi chỗ các chữ số trong tuổi của A thì được tuổi của B - Hiệu của tuổi giữa A và B gấp đôi số tuổi của C - Tuổi của B gấp 10 lần tuổi của C Hỏi mỗi người bao nhiêu tuổi.

Bài 22: Một người nông dân đến gặp nhà vua và khẩn cầu : -" Kính mong hoàng đế tối cao, ngài hãy cho kẻ hạ thần này xin 1 quả táo trong vườn của ngài". Nhà vua chấp nhận. Ngừơi nông dân đi vào vườn và thấy: Toàn bộ vườn của nhà vua được rào bằng ba lớp. Mỗi lớp rào chỉ có 1 cổng ra vào và cạnh mỗi cổng ra vào là 1 người lính gác . Anh ta đến gặp người lính gác và nói: -"Nhà vua đồng ý cho tôi lấy 1 quả táo". -"Anh cứ vào lấy nhưng khi ra anh phải đưa tôi một nữa số táo lấy dược và thêm 1 quả".Người lính gác thứ nhất nói. Lời nói đó được lặp lại cho đến khi gặp người ính gác thứ hai và thứ ba. Hồi xưa cũng có tham nhũng đó nha:01 :01 :p :p Hỏi ngừơi nông dân phải lấy bao nhiêu quả để khi ra khỏi lớp rào anh ta chỉ còn đúng 1 quả.

Bài 23: Một bà nông dân mang 1 bao quả lê ra chợ bán. Bà bán số lê đó cho 6 người buôn lê. Bà bán cho người thứ nhất một nữa số lê và một nữa quả lê.ngừơi thứ 2 một nữa số lê còn lại và một nữa quả lê, người thứ ba.....,người thứ sáu một nữa số lê còn lại và một nữa quả lê. Bà bán hết lê và mỗi ngừơi trong 6 người đó mua được số lê nguyên quả. Hỏi bà nông dân đã mang ra chợ bao nhiêu quả lê.

Bài 24: Một ngừơi phụ nữ ra chợ bán gà. Người khách thứ nhất đi tới mua một nữa số gà và một nữa con gà. Người khách thứ hai mua một nữa số gà còn lại và một nữa con gà. Người thứ ba đến mua cũng vậy. Hỏi cô ta mang ra chợ bao nhiêu con gà, mỗi người mua được bao nhiêu con, nếu số gà vừa hết sau khi người thứ ba đi khỏi.

Bài 25: Một giỏ táo được lấy đi n quả và 1/n số quả còn lại. Sau đó ngừơi ta lấy đi n quả nữa. Lúc này số táo còn lại trong giỏ đúng bằng một nữa số táo ban đầu. Hỏi ban đầu giỏ có nhiêu quả táo? Với số tự nhiên n nào thì bài toán có lời giải.

Bài 26:Một ông chủ xưởng đúc tiền có 100 công nhân. Mỗi sáng ông ta đưa ra 1 kg vàng để đúc lấy 100 đồng tiền vàng, mỗi đồng tiền nẳng 10g. Sau khi quan sát một vài ngày ông nhận thấy có công nhân nào đó đã đúc đồng tiền chỉ có 9g. số vàng dư ra anh ta giấu đi. Sau khi suy tính, ông ta đã tìm ra được phương pháp chỉ sau 1 lần cân là xác định đúng kẻ lấy vàng. Ông ta đã dùng phương pháp nào?

Bài 27: Hai du khách đi ra hoang mạc. Một người mang theo 3 ổ bánh mì, người kia mang 2 ổ. Họ gặp người thứ 3 cũng đi tới đó, anh này đang đói mà lại không mang bánh mì nên ngỏ ý với 2 người ki cho ăn chung. Hai người kia đồng ý và trong bữa ăn cả ba người đã ăn lượng bánh mì như nhau. Để cám ơn, anh chàng đói bụng đưa lại cho hai người bạn đồng hành 5 đồng tiền vàng (5 đồng tiền vàng mỗi đồng bằng 20 xu) và đề nghị họ chia số tiền đó với nhau tùy theo ai đã cho anh ta ăn bao nhiêu. Người có 2 ổ bánh mì muốn lấy 2 đồng vàng, nhưng anh chàng có 3 ổ bánh mì lại nói:" Không được, tôi phải lấy 4 đồng còn anh chỉ được 1 đồng". Thế là cuộc tranh cãi nổ ra. Một vị quan tòa anh minh đã giải quyết xong vụ kiện này, sau khi đã thực hiện đúng yêu cầu của anh chàng thứ 3. Hỏi vị quan tòa ấy đã giải quyết như thế nào?

Bài 28: Hai người đi du lịch, trong bữa ăn một người cắt 4 lát bánh mì, người kia cắt ba lát. Một người đồng hành đi tới và họ mời anh ta cùng ăn. Mỗi lát bánh mì được chia làm 3 phần và mỗi người ăn 7 miếng như thế. Người thứ 3 gửi lại 7 đồng tiền vàng trả cho hai người bạn đồng hành về phần bánh mì mình đã ăn. Hỏi hai người du lịch kia mỗi người được lấy bao nhiêu đồng về số bánh mì mình bỏ ra?

Bài 29: Một người nông dân có 12 đồng cỏ, người nông dân thứ 2 có 8 đồng cỏ, còn người thứ ba chẳng có đồng cỏ nào. Số cỏ mà ba người này cắt trên cánh đồng được chia đều. Vì số cỏ nhận được, người thứ 3 mang đến 20kg tiểu mạch trả cho 2 người tùy theo số cỏ mà mỗi người đã cho anh ta. Hỏi mỗi chủ đồng cỏ nhận được bao nhiêu kg tiểu mạch.

Bài 30: Một bác sĩ có 20 người quen (11 đàn ông và 9 người đàn bà) và thường mời họ đến nhà mình chơi. Trong mỗi dịp đề mời 3 người đàn ông và 2 người đàn bà. Hỏi bác sĩ cần ít nhất bao nhiêu lần mời để mọi người khách đều có dịp gặp gỡ, quen với nhau tại nhà mình?

Bài 31: Ba đôi vợ chồng mới cưới -An,Bình,Cảnh- đi chợ hoa xuân. Các cô vợ tên Lan, My, Như. Vào chợ, họ chia tay, mỗi người mỗi ngã tìm mua loại hoa mình thích nhất. Sở thích mỗi người mỗi khác và họ mua 6 loại hoa khác nhau, với giá tiền khác nhau. Về nhà họ phát hiện ra rằng số bông hoa mỗi người mua bằng đúng giá mua 1 bông hoa, tính ra đồng.Ngoài ra An mua nhiều hơn My 9 bông, Bình nhiều hơn Lan 7 bông và mỗi anh chồng mua nhiều hơn vợ mình đúng 48 đồng. Bạn hãy cho biết cô nào là vợ của anh nào.

 

Bài 32: Bà ở quê lên cho ba anh em An, Bình, Chi 24 quả táo. Số táo mỗi em nhận được bằng đúng số tuổi của mình trừ đi 3. Chi rất thông minh đề nghị như sau: -Em chia số táo của em ra làm đôi, em giữ 1 phần còn phần kia chia đôi cho 2 anh. Sau đó đến lượt anh Bình chia đôi số táo của mình, giữ lại 1 phần còn phần còn lại chia đôi cho anh An và em. Sau cùng đến lượt anh An cũng làm như thế. Vậy là ba chúng ta sẽ có số táo như nhau. Bạn hãy cho biết số tuổi của 3 em đó.

 

Bài 33: Trên bàn để một đĩa kẹo. Một em bé đi qua lấy một nữa số kẹo và thêm 1 chiếc. Em thứ 2 lấy một nữa số kẹo còn lại và thêm 1 chiếc. Em thứ 3 lấy một nữa số kẹo còn lại và, nghĩ thế nào, bỏ trở lại một chiếc vào đĩa. Cuối cùng trên đĩa còn lại 4 chiếc. Hỏi lúc đầu đĩa có mấy chiếc kẹo?
Bài 34: Trên bàn cờ vua lấy 50 ô tùy ý và đánh số từ 1 đến 50. Lấy 50 quân cờ cũng đánh số từ 1 đến 50 và đặt tùy ý mỗi quân cờ vào 1 ô của bàn cờ. Ta gọi 1 lần chuyển là việc đưa 1 quân cờ từ 1 ô đến 1 ô trống nào đó. Hãy chứng tỏ rằng nhiều nhất chỉ cần 75 lần chuyển sẽ đưa được 50 quân cờ về các ô số tương ứng.


Bài 35: Trong một cuộc thi đấu vật, đoạt giải đầu là các vận động viên mang số áo từ 1,2,3 và 4 , nhưng không ai có số áo trùng với thứ tự giải.Hãy xác định thứ tự của giải biết rằng: Vận động viên đoạt giải 4 có số áo trùng với thứ tự giải của vận động viên có số áo như thứ tự giải của vận động viên mang áo số 2. Vận động viên mang áo số 3 không đoạt giải nhất.
Bài 36: Một anh bạn trẻ hỏi số điện thoại của 1 bạn gái mới quen. Cô ta trả lời như sau:Tôi có tới 4 số điện thoại lận, trong đó mỗi số không có chữ số nào có mặt 2 lần. Các số đó có tính chất chung là tổng các chữ số của mỗi số đề bằng 10. Nếu lấy mỗi số cộng với số viết theo thứ tự ngược của nó thì được 4 số bằng nhau và là số có 5 chững số giống nhau. Đối với như vậy là đủ rồi phải không ạ ? Bạn hãy giúp anh bạn trẻ đó biết rằng số điện thoại trong thành phố trong khoảng từ 20000 đến 99999


Bài 37: Trong giờ nghỉ ở một hội nghị, các đồng nghiệp hỏi một giáo sư xem ông ta có mấy con và chúng bao nhiêu tuổi. Giáo sư trả lời: -Tôi có 3 con trai. Có sự trùng hợp lý thú là ngày sinh của chúng đều là ngày hôm nay, tuổi chúng cộng lại bằng ngày hôm nay và đem nhân với nhau thì tích là 36. Một đồng nghiệp nói: -Chỉ như vậy thì chưa xác định được tuổi của bọn trẻ. -Ồ, đúng vây. Tôi quên không nói thêm rằng: Khi chúng tôi chờ sinh đứa thứ 3 thì 2 đứa lớn đã được gửi về quê với ông bà. -Xin cám ơn ngài, giờ thì tôi đã biết tuổi của bọn trẻ rồi. Vậy tuổi của mỗi cậu con trai là bao nhiêu và ngày hôm đó là ngày nào trong tháng?


Bài 38: Một cây bèo trôi theo dòng nước và một người bơi ngược dòng nước cùng xuất phát vào 1 thời điểm tại một cột mốc. Người bơi ngược dòng nước được 20 phút thì quay lại bơi xuôi dòng và gặp cây bèo cách cột mốc 4 km. Hãy tính vận tốc của dòng nước biết rằng vận tốc của người bơi là không đổi.

Bài 39: Có 7 người sống chung trong 1 căn nhà nhỏ. Họ đã cho nhau vay những món tiền nhỏ. Mỗi người đều ghi số tiền mình vay và số tiền mình cho vay nhưng không ghi cho ai vay và vay của ai. Trước khi chia tay , họ quyết định thanh toán nợ nần với nhau và đã thanh toán rất sòng phẳng bằng 1 cách rất đơn giản. Đó là cách nào vậy?

 

Bài 40: Trên một bàn cờ 8 ô. Quân mã trong cờ vua từ ô góc dưới bên trái tới ô góc trên bên phải sao cho mỗi ô của bàn cờ mã đi qua dúng 1 lần được hay không? (quân mã đi theo đúng quy tắc trên bàn cờ vua).

6
24 tháng 11 2015

bài 1: anh ta câu được 12 con( vì một nữa của 8 là bốn; số 6 bỏ đầu, số 9 bỏ đuôi, còn hai cái tròn tròn ghép lại thành số 8)

còn lại dài wa, sory

22 tháng 11 2015

1. 0 con

 

1. Có 100 sinh viên đỗ đại học. Trong số đó, có 55 sinh viên chọn âm nhạc, 44 sinh viên chọn thể thao, và 20 sinh viên chọn cả 2. Hỏi có bao nhiêu sinh viên không chọn âm nhạc, cũng không chọn thể thao.2. Một người thợ may có 1 tấm vải dài 10 mét vải. Mỗi ngày anh ta cắt một mảnh dài 2 mét. Vậy sau bao nhiêu ngày thì anh ta sẽ cắt hết số vải đó?3. Có 5 cây nến ở trong nhà thờ. Vào một buổi...
Đọc tiếp

1. Có 100 sinh viên đỗ đại học. Trong số đó, có 55 sinh viên chọn âm nhạc, 44 sinh viên chọn thể thao, và 20 sinh viên chọn cả 2. Hỏi có bao nhiêu sinh viên không chọn âm nhạc, cũng không chọn thể thao.

2. Một người thợ may có 1 tấm vải dài 10 mét vải. Mỗi ngày anh ta cắt một mảnh dài 2 mét. Vậy sau bao nhiêu ngày thì anh ta sẽ cắt hết số vải đó?

3. Có 5 cây nến ở trong nhà thờ. Vào một buổi tối, 3 tên trộm nữ và 2 tên trộm nam lẻn vào. Chỉ có 3 tên trộm cầm nến. Hỏi trong nhà thờ có bao nhiêu cây nến?

4. Nếu thay đổi thứ tự chữ số tuổi của anh trai bạn hiện tại, thì sẽ được một số gấp đôi số tuổi của anh ấy trong năm tới. Năm nay anh ấy bao nhiêu tuổi?

5. Một con ốc sên bị rơi vào một chiếc hố sâu 5 mét. Nó sẽ cần mấy ngày để thoát khỏi chiếc hố nếu một ngày có leo lên được 3 mét vào ban ngày, nhưng đến đêm lại bị tụt xuống 2 mét?

6. Có một chương trình khuyến mại rằng nếu có 2 que kem, bạn sẽ đổi được 1 chiếc kem. Peter có 20 chiếc que, vậy cậu ấy sẽ bao nhiêu lần được ăn kem miễn phí?

 

1
18 tháng 8 2017

1. không ai hết.

2.  5 ngày

3. 8 cây nến

4.25 tuổi .

5. cần 5 ngày.

6.10 lần.

k cho mik nếu đúng nhé

21 tháng 6 2017

Vì cảnh sát chưa thông báo hiện trường vụ án mà người chồng lại biết được nên ta khẳng định rằng người chồng là hung thủ!!!

k ik ạ!

21 tháng 6 2017

Còn dấu vân tay tên con dao 

đúng ko bạn !