K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 11 2015

Bầu ơi thương lấy bí cùng, tyu rằng khác giống nhưng chung một giàn

Nhiễu điều phủ lấy giá gương ...

6 tháng 11 2015

1. Bầu ơi thương lấy bí cùng 
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

2. Nhiễu điều phủ lấy giá gương 

Người trong một nước phải thương nhau cùng. 


3. Khôn ngoan đối đáp người ngoài 
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau. 

 


4. Dao năng mài thì sắc 
Người năng chào thì quen. 

5. Lời nói không mất tiền mua 
Liệu lời mà nói cho vừa lòng nhau. 

6. Dĩ hòa vi quý. 

15 tháng 8 2017

ngụ ngôn nha e 

15 tháng 8 2017

truyện ngụ ngôn nhé

30 tháng 12 2015

 Sự học tập, tìm hiểu ở thầy là cần thiết. Nhưng chúng ta không chỉ dừng lại ở đó mà hãy biết học hỏi ở nhiều nơi, nhiều chỗ, học hỏi ở mọi phương diện để có thể bồi đắp , tu dưỡng thêm vốn kiến thức của mình. Chính vì vậy, tục ngữ Việt Nam ta đã có câu: “Học thầy không tày học bạn” để nêu lên, giải thích, làm rõ vấn đề đó.

30 tháng 12 2015

Học tập là 1 quá trình tích lũy từ nhiều nguồn kiến thức: từ bạn bè, từ thầy cô, từ gia đình, từ xã hội.

- Học thầy là 1 việc làm cần thiết, thầy là người có nhiều kinh nghiệm, kiến thức vững để truyền đtạ cho chúng ta, học từ thầy những kiến thức bổ ích cho mình.
- Học bạn: học ko chỉ chăm chăm vào sách vửo, mà cần phải đi ra bên ngoài, nhìn thế giứoi xung quanh để tìm cho mình những kiến thức cần thiết. Bạn bè cũng là nguồn kiến thức bổ ích ấy, học từ bạn cách nghe giảng, học từ bạn cách học chăm chỉ, học từ bạn những kiến thức mà trên lớp chưa được nghe thầy giảng, ...

"Học thầy ko tày học bạn" : nó ko hề có ý phủ nhận sự học tập từ thầy giáo mà chính là 1 lời khuyên hết sức đầy đủ và đúng đắn: Học ko chỉ học từ những kiến thức sách vở, từ nhưũng bài giảng, chừng đó chưa đủ mà cần phải học thêm từ bạn bè, chính bạn bè sẽ là người tận tâm chỉ bảo những điều mà ta khó nói với thầy cô, và bạn bè cũng là nguồn động lực giúp ta có thể vươn lên trong học tập.

- Và liên hệ với bản thân để thấy rõ ý nghĩa của câu tục ngữ.

1 tháng 5 2018

Câu 1 : C

Câu 2 : Là dân Việt Nam , không phân biệt già trẻ trai gái , nghề nghiệp , ... Một người công dân có nghĩa vụ , trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn non sông đất nước, tất cả các công dân có quyền được sống trong độc lập, tự do , hạnh phúc .

Mình chỉ biết thế thôi nhé ! Vì mk chưa học lớp 6.

13 tháng 4 2018

câu 1:  đáp án c

câu 2: là dân của 1 nước, không phân biệt độ tuổi trình độ học vấn, nghề nghiệp, có quyền và nghĩa vụ công dân do pháp luật nước đó quy định

8 tháng 1 2016

tiếng việt sao bạn lại đăng lên đây

17 tháng 8 2017

nghĩa mẹ khi sinh để rất khỏe con thì ú ko mập quá

17 tháng 8 2017

Mẹ tròn con vuông: 
Ý nói sinh đẻ dễ dàng và yên ổn, cả mẹ lẫn con đều mạnh khỏe. 
Tham khảo thêm: 
Trong thành ngữ "mẹ tròn con vuông” thì cặp tròn /vuông chính là hình ảnh của cặp (mặt trăng - mặt đất). Đó là một chỉnh thể biểu trưng cho sự hoàn hảo, trọn vẹn. Mẹ tròn con vuông”. Theo luận thuyết Âm Dương đất thuộc về Âm, về người mẹ, còn trời thuộc về Dương, thuộc về người cha. Thành ngữ tiếng Việt nói cha Trời, mẹ Đất chính là vì vậy. Trong hình khắc mảnh vuông nhỏ đặt cạnh mẹ Đất phải hiểu là “Mẹ tròn con vuông”, một thành ngữ nói lên sự mong mỏi, coi như lời chúc tụng đốI với các bà mẹ bước vào kỳ sinh nở phải được “vuông tròn” nghĩa là thuận lợi, ko gặp rủi ro trắc trở khi vượt cạn một mình. Ý nghĩa nhân văn ở đây quá rõ, nó hoàn toàn khác với quan điểm tĩnh tại “Trời tròn đất vuông” của người Trung Hoa cổ đại. 

hơi dài mk xin lỗi nhoa :)))

2 tháng 10 2019

Bề trên ở chẳng kỉ cương
Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa

Thương em anh để trong lòng
Việc quan anh cứ phép công anh làm

Tục ngữ:
-Đất có lề, quê có thói
-Phép vua thua luệ làng
-Muốn tròn phải có khuôn
Muốn vuông phải có thước.
-Tiên học lễ hậu học văn
Tôn sư trọng đạo
Sư như phụ (đừng quên bỏ dấu nặng)
Kính lão đắc thọ
Dốt kia thì phải cậy thầy
Vụng kia cậy thợ thì mày làm nên
Không thầy đố mầy làm nên
Ăn cây nào, rào cây nấy
Ăn trái nhớ kẻ trồng cây
Uống nước nhớ người đào giếng
Ăn trông nồi, ngồi trông hướng
Anh đâu phải mê bông quế mà bỏ phế cái bông lài
Quế thơm ban ngày, lài ngát ban đêm
Bắc thang lên hỏi ông trời
Bỏ tiền cho gái có đòi được chăng!
Biết thì thưa thốt
Không biết thì dựa cột mà nghe
Luật pháp bất vị thân

Tục ngữ :

- Đất có lề, quê có thói.

- Muốn tròn phải có khuôn, muốn vuông phải có thước.

- Luật pháp bất vị thân.

Ca dao :

-   Bề trên ở chẳng kỉ cương

Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa.

-    Thương em anh để trong lòng

Việc quan anh cứ phép công anh làm.

Danh ngôn :

- Cái giá của sự vượt trội là kỉ luật. Cái giá của sự tầm thường là thất vọng

Thành ngữ :

- Ăn có chừng, chơi có độ.

- Phép vua thua lệ làng.

- Dột từ nóc dột xuống

- Ao có bờ, sông có bến.

Chúc bn hok tốt ~

18 tháng 1 2020

a)

Thí nghiệm để biết cây dài ra do đâu. Có thể gieo một số hạt đậu xanh hay lạc vào chậu đất ẩm. Khi cây cao độ 6 - 8cm thì ngắt ngọn một số cây, số cây còn lại đế nguyên. Để cây ra chỗ sáng. Sau vài ngày, quan sát thấy cây không bị ngắt ngọn tiếp tục cao lên còn các cây bị ngắt ngọn thì thân không cao lên được. Từ đó cho phép kết luận: thân cây dài ra là do chồi ngọn.

b)

Ý nghĩa của câu tục ngữ “một hòn đất nỏ bằng giỏ phân” là: Khi được phơi nỏ, nước trong đất bốc hơi hết nhường chỗ cho không khí, tạo điều kiện cho rễ hô hấp tốt, hút được nhiều muối khoáng. Mặt khác, khi đất được phơi nỏ thì nhiều trứng sâu bệnh, mầm cỏ dại cũng bị diệt tạo điều kiện cho cây phát triển tốt.

18 tháng 1 2020

mình chỉ hiểu câu thứ hai thôi.

đất nỏ có rật nhiều chất dinh dưỡng gấp trăm lần chất dinh dưỡng của phân nên có câu tục ngữ đó

28 tháng 8 2015

Thánh Gióng liên quan dên slichj sử ở chỗ là vào thời Hùng Vương

Truyền thuyết Thánh Gióng liên quan đến sự thật lịch sử ở thời đại Hùng Vương:

  • Đã có những cuộc chiến tranh ác liệt diễn ra giữa dân tộc ta và giặc ngoại xâm từ phương Bắc.
  • Người Việt thời bấy giờ đã chế tạo ra vũ khí bằng sắt, thép.
  • Người Việt cổ đã cùng đoàn kết đứng lên chống giặc ngoại xâm, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.
  • Chúc bạn khai giảng vui vẻ!