K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

THUYẾT MINH VỀ CHÙA THIÊN MỤ 

Bài văn thuyết minh về chùa Thiên Mụ 

Chùa Thiên Mụ là một ngôi chùa nằm trên đồi Hà Khê , tả ngạn sông Hương cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km về phía tây . Chùa Thiên Mụ chính - khởi xây năm Tân Sửu ( 1601 ) , đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng , vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng trong . Có thể nói Thiên Mụ là một ngôi chùa cổ nhất của Huế . 

Lúc đó , nó chỉ là một ngôi thảo am ( thò cúng ) nhỏ do người dân mới di dân đến vùng lập nên . Theo sách Đại Nam nhất thống chí thì vào năm 1601 . chúa Nguyễn Hoàng qua đây thấy cảnh đẹp và được nhân dân địa phương kể chuyện rằng : Có một tiên áo đỏ quần lục xuất hiện trên hiện ngọn đồi này và nói rồi đây sẽ có bậc chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí cho bền long mạch . Nói dứt lời , bà tiên biến mất . Từ nhân dân gọi là đồi Thiên Mụ (người đàn bà nhaf trời) . Chúa liền cho dựng trên đồi và đặt tên là Linh Mụ Tự . Ccas đoeif chúa sau nhu Nguyễn Phúc Tần (1648 - 1687) và Nguyễn Phúc Chu (1691 - 1725) cũng đã tuu bổ và mở rộng chùa thành một chùa lớn . Năm 1844 , vua Thiệu Trị cho dựng tháp Phước Duyên . 

Năm Giáp Thìn (1904) , bão lớn ở Huế cho chùa bị đổ nát . Năm 1907 , Vua Thành Thái cho trùng tu , quy mô chùa từ đấy không còn to lớn như trước nhưng vẫn cổ kính , trang nghiêm .

Chùa được bao quanh bằng khuôn tường xây đá hai vòng trong , ngoài . Khuôn viên chùa được chia làm hai khu vực . Khu vực trước cửa Nghi Môn gồm có các công trình kiến trúc : Bến thuyền đúc bê tông có 24 bậc tam cấp lên xuống , cổng tam quan là bốn trụ biểu xây sát đường cái, từ cổng tam quan bước lên 15 bậc tam cấp là đình Hương Nguyện (nay chỉ còn lại nền đất và bộ móng xây bằng đá thanh) , sau đình Hương Nguyện là tháp Phước Nguyện xây bằng gạch vồ bảy tầng cao vời vợi , hai bên Hương Nguyện có hai lầu hình tứ giác ( dựng tù thời Triệu Trị lui vêf phía trong có hai lầu hình lục giác - môtj lầu để bia và một lầu để chuông (dựng thòi Nguyễn Phúc Chi) . Đây là những công trình có tính chất lưu niệm (bia , tháp) . Khu vực phía trong của Nghi Môn gồm các điện : Đại Hùng , Địa Tạng , nhà trai , nhà khách , vườn hoa , sau cùng là vườn thông tĩnh mịch.

Chùa Thiên Mụ là ngôi chùa cổ nhất , kiến trúc đồ sộ nhất và cũng là một ngôi chùa đẹp nhất của xứ Huế . Vua Thiệu Trị liệt cảnh chùa Thiên Mụ vào một trong 21 thắng cảnh , và được thể hiện trong bài thơ Thiên Mụ chung Thanh . Năm 1695 , chúa Nguyễn Phúc Chu đã mở đại giưới đàn rất long trọng tại chùa và mời ngài Thích Đại San - một vị cao tăng người Trung Quốc tới Phú Xuân. 

Ngày nay , chùa Thiên Mụ vẫn huy hoàng , tráng lệ chính nhờ công lao trùng tu và xây dựng của nhiều vị chân tu và đạo hữu xa gần suốt mấy chục năm qua 

0
15 tháng 3 2022

TK

Chùa Thiên Mụ là một ngôi chùa cổ hội tụ những nét đẹp kiến trúc qua nhiều triều đại, dành được nhiều sự quan tâm của các vua chúa. Nơi đây còn mang những nét đẹp của đời sống văn hóa tâm linh của người Việt Nam thời xưa. Dưới đây là một số bài văn mẫu thuyết minh về chùa Thiên Mụ, một trong những ngôi chùa cổ kính nhất của Việt Nam.

15 tháng 3 2022

REFER

Nét đẹp văn hóa tâm linh là một trong những nét đặc trưng và không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt Nam trong việc thắp hương, cầu may,cúng bái thần Phật tại các chùa chiền, đền miếu linh thiêng, cổ kính. Một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất, linh thiêng nhất phải kể đến chùa Thiên Mụ.

Chùa Thiên Mụ là một ngôi chùa cổ nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố khoảng 5 km về phía tây, được khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng – vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong. Nơi đây được đặt tên là Thiên Mụ là bởi khi chúa Nguyễn Hoàng vào làm Trấn thủ xứ Thuận Hóa kiêm trấn thủ Quảng Nam, ông đã xem xét hình thế núi non để mưu đồ xây dựng nghiệp lớn, thấy một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng nước trong xanh uốn khúc, thế đất như hình một con rồng đang quay đầu nhìn lại. Được người dân kể lại nơi đây vào ban đêm có một bà già mặc áo đỏ, quần xanh ngồi trên gò đồi mà truyền rằng sẽ có một vị chân chúa đến xây chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, chúa Nguyễn đã cho người xây một ngôi chùa đặt tên là chùa Thiên Mụ và gò đồi kia được người dân đặt tên là Thiên Mụ.

Có thể nói, ngôi chùa này là tụ hội những nét đẹp kiến trúc qua nhiều triều đại, dành được nhiều sự quan tâm của các vua chúa. Dưới thời chúa Quốc, trong giai đoạn Phật giáo xứ đàng Trong vô cùng phát triển và hưng thịnh, chùa được xây dựng lại quy mô hơn. Năm 1710, chùa được chúa Quốc cho đúc một chiếc chuông lớn,nặng tới trên hai tấn, gọi là Đại Hồng Chung, có khắc một bài minh trên đó. Đến năm 1714, chúa Quốc lại cho đại trùng tu chùa với hàng chục công trình kiến trúc hết sức quy mô như điện Thiên Vương, điện Đại Hùng, nhà Thuyết Pháp, lầu Tàng Kinh, phòng Tăng, nhà Thiền… tuy nhiên nhiều công trình trong số đó ngày nay không còn nữa. Chúa Quốc còn đích thân viết bài văn,khắc vào bia lớn (cao 2m60,rộng 1m2) nói về việc xây dựng các công trình kiến trúc ở đây,việc cho người sang Trung Quốc mua hơn 1000 bộ kinh Phật đưa về đặt tại lầu Tàng Kinh, ca tụng triết lý của đạo Phật, ghi rõ sự tích Hòa thượng Thạch Liêm – người có công lớn trong việc giúp chúa Nguyễn chấn hưng Phật giáo ở Đàng Trong. Bia được đặt trên lưng một con rùa đá rất lớn, trang trí đơn sơ nhưng tuyệt đẹp. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, chùa từng được dùng làm đàn Tế Đất dưới triều Tây Sơn (khoảng năm 1788), rồi được trùng tu tái thiết nhiều lần dưới triều các vua nhà Nguyễn. Năm 1844, nhân dịp mừng lễ “bát thọ” của bà Thuận Thiên Cao Hoàng hậu (vợ vua Gia Long, bà nội của vua Thiệu Trị), vua Thiệu Trị kiến trúc lại ngôi chùa một cách quy mô hơn: xây thêm một ngôi tháp bát giác gọi là Từ Nhân (sau đổi là Phước Duyên), đình Hương Nguyện và dựng 2 tấm bia ghi lại việc dựng tháp, đình và các bài thơ văn của nhà vua. Trong đó phải kể đến tháp Phước Duyên _ biểu tượng nổi tiếng  của chùa Thiên Mụ. Tháp cao 21 m, gồm 7 tầng, được xây dựng ở phía trước chùa vào năm 1844. Mỗi tầng tháp đều có thờ tượng Phật. Bên trong có cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên tầng trên cùng, nơi trước đây có thờ tượng Phật bằng vàng. Phía trước tháp là đình Hương Nguyện, trên nóc đặt Pháp luân. Tuy vậy, sau trận bão năm 1904, tháp bị tàn phá nặng nề, nhiều công trình không còn nguyên vẹn như đình Hương Nguyện bị sụp đổ hoàn toàn. Dù đã được xây dựng lại vào năm 1907 nhưng chùa không còn được to lớn như trước. Trong khuôn viên của chùa là cả một vườn hoa cỏ được chăm sóc vun trồng hàng ngày. Ở đó, hòn non bộ của vị tổ nghề hát tuồng Việt Nam là Đào Tấn được đặt gần chiếc xe ô tô – di vật của cố Hòa thượng Thích Quảng Đức để lại trước khi châm lửa tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của chế độ Ngô Đình Diệm năm 1963. Cuối khu vườn là khu mộ tháp của cố Hòa thượng Thích Đôn Hậu, vị trụ trì nổi tiếng của chùa Thiên Mụ, người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho những hoạt động ích đạo giúp đời.

Không chỉ có những nét đẹp về kiến trúc mà chùa Thiên Mụ còn có những giá trị đặc sắc. Có thể nói chùa chính là chứng nhân của lịch sử bởi nơi đây đã chứng kiến sự đổi thay của các triều đại từ thời chúa Nguyễn giai đoạn nội chiến Đàng Trong, Đàng Ngoài đến triều đại nhà Nguyễn với nhiều những biến động và sự đổi thay. Chùa còn mang giá trị văn hóa tâm linh trường tồn với nhiều đình tháp có lịch sử hình thành gần 300 năm. Không chỉ vậy, hàng năm chùa đón nhiều đợt khách đến tham quan, cúng bái, thắp hương cầu may đã đem lại giá trị du lịch cao. Chùa Thiên Mụ được xếp vào 20 thắng cảnh đất Thần Kinh với bài thơ Thiên Mụ chung thanh do đích thân vua Thiệu Trị sáng tác và được ghi vào bia đá dựng gần cổng chùa.

Như vậy với những giá trị đó, chùa Thiên Mụ chính là niềm tự hào của người dân cố đô Huế nói chung và người Việt Nam nói riêng, quảng bả văn hóa tâm linh của nước ta từ gần ba thế kỷ trước đến với bạn bè quốc tế, cần được bảo tồn và gìn giữ những nét đẹp đến với thế hệ nay và mai sau.

20 tháng 7 2021

B. Gớm! Sao lại có thứ người đâu mà lì quá thế !

17 tháng 9 2020

   Có :

Câu chủ đề của đoạn văn thì ns đến các n. dung là di tích lịch và danh lam thắng nhưng các câu sau chỉ đề cập đến di tích lịch sử mà 0 nói đến danh lam thắng cảnh.

    – Sửa : Nước ta có nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh. Hà Nội có lăng Bác Hồ, có chùa Một Cột. Ở Huế có lăng tẩm của các vua chúa nhà Nguyễn. Ở thành phố Hồ Chí Minh có bến cảng Nhà Rồng nơi Bác Hồ rời nước ra đi tìm đường cứu nước. Ở Quảng Ninh, quần thể Vịnh Hạ Long được công nhận là một trong bảy kì quan thiên nhiên, thế giới. Thời gian gần đây, Tràng An – Ninh Bình là một danh lam thắng cảnh được rất nhiều khách du lịch quan tâm.

Dựa vào dàn ý sau viết thành bài văn hoàn chỉnh (không chép mạng) Thuyết minh về áo dài Việt Nama) Mở bàiÁo dài đã đi vào truyền thống dân tộc Việt Nam thể hiện niềm tự hào của người Việt Namb) Thân bài- Áo dài Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới- Áo dài có từ đâu và do ai thiết kế hiện nay chưa biết chính xác- Áo dài được thiết kế luôn...
Đọc tiếp

Dựa vào dàn ý sau viết thành bài văn hoàn chỉnh (không chép mạng) Thuyết minh về áo dài Việt Nam
a) Mở bài
Áo dài đã đi vào truyền thống dân tộc Việt Nam thể hiện niềm tự hào của người Việt Nam
b) Thân bài
- Áo dài Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới
- Áo dài có từ đâu và do ai thiết kế hiện nay chưa biết chính xác
- Áo dài được thiết kế luôn giữ được vẻ thanh tao, trang nhã, kín đáo của người con gái
- Vào năm 1744: chúa Nguyễn Phúc Khoát sau khi xưng vương đã bắt quan và dân Đàng Trong mặc lễ phục theo kiểu áo nhà Minh
- 1776: Chúa Trịnh chiếm được Đàng Trong bắt dân cắt áo ngắn, cổ giống như áo dài ngày nay
- Đầu thế kỉ 17 ở Bắc Ninh xuất hiện áo dài mớ ba, mớ bảy tôn vinh cái đẹp của người Việt Nam
- Từ 1930 đến 1940 người miền Bắc mặc với quần đen còn con gái xứ Huế mặc với quần trắng
- Năm 1939: nhà may Cát Tường cho ra đời 1 chiếc áo dài kiểu mới thay thế cho áo năm thân vay mượn kiểu áo phương Tây cổ bẻ hình trái tim, vai áo bồng, tay nối vai, khuy áo may dọc trên vai và sườn phải
- 1960: Trần Lệ Xuân đã cho ra đời kiểu áo có cổ tròn hay cổ thuyền
- Vào những năm 1970 trở lại đây, áo dài quay lại hình thức từ xa xưa, thường may đồng màu quần với áo với nhiều chất liệu vải tốt, hoa văn trang nhã, vạt áo dài đến mắt cá chân
* Ý nghĩa, công dụng của áo dài
- Thường mặc trong các lễ hội trang trọng, truyền thống, trang phục công sở của nữ sinh THPT, đại học......
* Cách sử dụng..................................................................................................................
* Cách bảo quản.................................................................................................................

1
27 tháng 11 2019

Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những văn hóa, nét đặc trưng của từng vùng miền và trang phục truyền thống riêng. Đến với nước Nhật Bản có chiếc áo Ki-mô-nô, Hàn quốc có chiếc Han-bok, người Hoa có chiếc xườn xám…Còn với Việt nam chúng ta từ xưa đến nay chiếc áo dài đã trở thành trang phục truyền thống.

Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử, đấu tranh dựng nước và giữ nước, đố cũng chính là khoảng thời gian tàn phá đi những giá trị văn hóa của dân tộc. Chính bởi vậy mà không ai biết rõ chiếc áo dài nguyên thủy có từ bao giờ và hình dáng của nó ra sao. Khi đọc đến cuốn “ Kể chuyện chín Chúa mười ba vua thời Nguyễn” của Tôn Thất Bình, người ta đã tìm thấy lịch sử ra đời của chiếc áo dài là vào khoảng thế kỉ thứ 18. Ban đầu chiếc áo dài còn thô sơ nhưng nó rất kín đáo, là sản phẩm có tính chất dung hòa của hai miền Bắc- Nam. Từ đó đến nay chiếc áo dài không ngừng được hoàn thiện và trở thành thứ y phục dân tộc mang tính thẩm mĩ cao.

Bộ áo dài gồm hai bộ phận quần và áo. Áo dài lại gồm ba bộ phận là cổ áo, tay áo, thân áo. Cổ áo trước kia người ta thường may cổ cao từ 4- 5 phân , lót một miếng vải ở trong cho cứng tạo nên sự kín đáo trang trọng của chiếc áo dài.Ngày nay trong chiếc cổ áo đã có nhiều thay đổi tạo nên sự phong phú đa dạng mà thuận lợi cho người đọc. Các nhà thiết kế đã sáng tạo ra nhiều kiểu cổ áo dài khác nhau như cổ ba phân, cổ tròn, cổ thuyền góp phầ tô thêm vẻ đẹp, làn da trắng cho người mặc. Tay áo thường được may tay dài đến mắt cá tay, phần dưới hơi loe ra để tạo cảm giác mềm mại, hiện nay có nhiều chiếc áo dài được thiết kế với nhiều kiểu tay lỡ, tay được may bằng chất liệu vải von rất điệu đà. Thân áo được tính từ cổ xuống phần eo. Thân áo dài được may vừa vặn, ôm sát thân của người mặc, ở phần eo được chiết lại (hai bên ở thân sau và hai bên ở thân trước) làm nổi bật chiếc eo thon của người phụ nữ. Cúc áo dài thường là cúc bấm, được cài từ cổ qua vai xuống đến phần eo. Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hông. Ngày nay các nhà thiết kế còn sáng tạo ra khóa áo ở thân sau vừ thuận tiện vừa kín đáo mà tạo sự mềm mại cho dáng áo. Quần dài được may ống rộng, trùng sát đất. Quần thường được may đồng màu với áo hoặc màu quần được lựa chọn sao cho phối hợp hài hòa và làm nổi bật dáng áo. Chất liệu may áo dài thường là loại vải lụa tơ tằm, lụa tổng hợp, nhung, the, gấm, vải càng nhẹ và mỏng thì khi lên áo càng thanh thoát. Ngày nay áo dài thường được trang trí thêm nhiều phụ kiện như ren, voan, kim tuyến, cườm,…

Chiếc áo dài đã trở thành quốc phục, mang trong mình quốc hồn, quốc túy của dân tộc. Các cô gái Việt trở nên đẹp hơn, duyên dáng hơn, tế nhị hơn khi mặc trên mình bộ trang phục truyền thống của dân tộc. Chính vì thế mà trong những ngày Tết khi đón tiếp khách đặc biệt là khác quốc té, phụ nữ Việt lại tự hào chọn cho mình bộ áo dài đẹp nhất để mặc. Trong các cuộc thi hoa hậu Việt Nam hay hoa hậu thế giới người Việt, khán giả đều có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của người phụ nữ khi mặc trên mình bộ áo dài truyền thống. Nhiều trường trung học phổ thông ở miền Nam còn quy định học sinh nữ phải mặc áo dài trắng đến trường, áo dài vì thế trở thành trang phục học đường hết sức hồn nhiên, trong sáng.

Cùng với chiếc nón lá, áo đã trở thành một biểu tượng tôn vinh vẻ đẹp Việt. Nó cũng đi vào thơ ca, nhạc họa như một đề tài khơi gợi cảm xúc cho các nghệ sĩ. Trải qua từng thời kì, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quà trình lịch sử Việt Nam, tà áo dài Việt Nam luôn tồn tại theo dòng thời gian, vẫn mãi sẽ là tâm hồn Việt, văn hóa Việt, là tinh thần Việt và là trang phục truyền thống mang đậm tính lịch sử lâu đời của nước Việt ngàn năm văn hiến.

Áo dài là nét đẹp là biểu tượng của nước Việt Nam, chúng ta hãy giữ gìn để áo dài mãi là trang phục truyền thống của mỗi người Việt Nam, khi nhắc đến tà áo dài chúng ta nghĩ ngay đến nền văn hóa đậm đà bản sức dân tộc, chúng ta hãy phát huy để bản sắc ấy ngày càng tươi đẹp hơn.



 

Anh nghèo và anh giàuNgày xửa ngày xưa có hai anh hàng xóm, một anh nghèo và một anh giàu. Anh giàu rất sùng đạo. Chẳng thế mà có lần anh ta bỏ ra ba ngày liền chúi mũi vào một quyển sách lễ, đọc tất cả những quy tắc lễ nghi, không bỏ sót một lời cầu khấn nào. Tự nhủ phải giải khuây chút đỉnh, anh ta sai chuẩn bị một bữa tiệc lớn, mời mọi người quanh vùng đến dự. “Nhưng tên hàng...
Đọc tiếp

Anh nghèo và anh giàu

Ngày xửa ngày xưa có hai anh hàng xóm, một anh nghèo và một anh giàu. Anh giàu rất sùng đạo. Chẳng thế mà có lần anh ta bỏ ra ba ngày liền chúi mũi vào một quyển sách lễ, đọc tất cả những quy tắc lễ nghi, không bỏ sót một lời cầu khấn nào. Tự nhủ phải giải khuây chút đỉnh, anh ta sai chuẩn bị một bữa tiệc lớn, mời mọi người quanh vùng đến dự. “Nhưng tên hàng xóm cùng đinh ta sẽ không mời, loại người như thế không có chỗ giữa những người đàng hoàng.”

Tối đến, anh ta sai đốt một đống lửa thật lớn để quay thịt, vần ra những thùng rượu vang, khách mời tha hồ ăn uống thỏa thích, vui chơi thả cửa.

Đang tiệc, chị vợ anh giàu dắt một con bê con mới sinh trong ngày đến gần đống lửa để sưởi ấm, con bê con nhớ mẹ kêu “be, be” ầm ĩ. Anh hàng xóm nghèo nghe tiếng kêu, tưởng đâu người láng giềng giàu có mời mình, anh liền chạy sang, tự thu xếp cho bản thân một chỗ gần đống lửa. Anh giàu đang bận săn sóc khách khứa, đáp lễ mỗi người một vài câu xã giao lấy lòng, bất thần thấy anh nghèo thì cau mày:

- Anh làm gì ở đây? Một kẻ thô lỗ như anh không có việc gì làm trong một buổi tiệc như thế này!

- Hình như lúc nãy ông đã gọi tôi! Anh nghèo mỉm cười.

- Anh có họa điên mới tưởng như thế! Anh giàu cáu tiết. Ra khỏi đây, không được đến làm phiền khách mời của ta!

Anh nghèo về nhà phàn nàn với vợ:

- Cuộc đời những người nghèo chúng ta phải đâu là lố bịch! Giá mà mình thấy vẻ mặt của ông ấy lúc nhìn thấy tôi! Cứ như chúng ta không thể vậy, chúng ta cũng có thể chứ, chúng ta cứ vui chơi tiệc tùng xem sao!

- Mình đừng băn khoăn, chị vợ đáp. Chúng ta cũng có thể chứ sao, chúng ta sẽ tự tổ chức một bữa tiệc nhỏ.

Tức thì hai vợ chồng lấy ra một thùng nhỏ rượu vang, giết con lợn gày, và cùng các con lên núi. Trên một sườn núi rộng, họ dựng một túp lều cũ nát vá víu chằng chịt, đốt một đống lửa lớn. Khi ngọn lửa bốc cao lên trời, anh nghèo lẩm nhẩm cầu khấn:

- Hãy nhìn xem, ôi Thượng đế, chẳng lẽ Người không thấy bất công trên trái đất ư? Người không thấy người giàu có trái tim bằng đá, và những kẻ nghèo chúng con cực khổ quá ư? Ôi, đức Phật trên núi cao! Ôi, thượng đẳng thần linh, làm sao Người có thể dửng dưng trông thấy cảnh đau lòng này? Phải chăng con không lam lũ sớm chiều trên đồng ruộng? Phải chăng con không dâng lên Người đủ đồ lễ? Công bằng liệu có hay không? Nhưng con đã nói rồi, nếu Người chẳng làm gì cho con cả, con sẽ không dâng lên Người bất cứ lễ vật nào nữa!

Dứt lời, anh cùng vợ con ăn con lợn quay gày còm. Họ ăn thỏa thích và nhận chìm nỗi đắng cay của mình trong những ngụm rượu lớn. Rồi họ nắm tay nhau nhảy vòng tròn quanh đống lửa đến khuya. Nửa đêm, chị vợ chui vào túp lều cũ nát ngủ cùng các con. Anh nghèo ngồi lại bên đống lửa đang lụi dần. Những ý nghĩ buồn bã trở về với anh.

“Thế là hết sạch”, anh tự nhủ. “Hôm nay, chúng ta có được một lúc vui, nhưng hết cả rồi. Mai lấy gì mà bỏ vào miệng!”

Anh nằm dài trên mặt đất, đăm đắm nhìn bầu trời đầy sao. Không thể tìm được giấc ngủ, anh trở mình hết bên này lại bên kia mà vẫn không sao chợp mắt được. Sau một hồi lâu mệt mỏi vì mở trong mắt, anh ngồi dậy, lấy chiếc khăn trắng thường dùng để cầu nguyện - chiếc “Khata”, một ngọn đèn và mấy nén nhang, rồi rảo bước về phía ngôi chùa gần nhất.

Anh vào chùa, cúi lạy thật thấp trước tượng Phật, vắt chiếc khăn trắng lên tay tượng, thắp đèn, đốt hương và rì rầm khấn những lời sau:

- Lạy trời, lạy Phật, xin hãy công bằng một chút. Người muốn dân nghèo chúng con phải làm gì, chúng con đói chẳng có gì ăn, trong lúc phải làm việc quần quật? Vừa cầu khấn, anh vừa nhìn chăm chú nét mặt không chút biểu cảm của tượng Phật, dưới ánh sáng lờ mờ của ngọn đèn. Trong đầu anh trăn trở bao ý nghĩ tối tăm về những ngày đói khát sắp tới. Cuối cùng, do cả ngày mệt nhọc, anh ngồi xổm xuống đất trước đức Phật và, chẳng hiểu sao, anh ngủ thiếp đi.

Khi anh tỉnh dậy thì ngọn đèn đã tắt từ lâu, một tia sáng yếu ớt rọi qua gian chùa tối tăm. Anh nghèo giụi mắt. ánh sáng phát ra từ đế tượng Phật. Tò mò, anh đứng lên đến gần pho tượng. Anh nhận thấy có một lỗ hở ở chân đế. Cúi xuống nhìn vào bên trong anh vô cùng kinh ngạc, lỗ hở ấy mở ra một cái hang rộng! Giữa hang, một đống lửa to cháy rực, cạnh đống lửa có hai người lùn dị dạng ngồi chồm chỗm - một nam, một nữ - mỗi người cầm một khúc xương to bám đầy thịt. Anh nghèo rùng mình, cơn rùng mình chạy suốt dọc xương sống. Cảnh tượng hai người lùn nhồm nhoàm gặm xương giáng cho anh một cú bất ngờ thích đáng, đến độ anh lùi lại một bước, làm miếng ván sàn kêu đánh rắc.

- Mụ này, hình như có người, gã lùn càu nhàu.

- Ông nói gì vậy? Cứ giữ khúc xương của ông ấy, là lũ chuột chạy trong chùa đấy.

Lát sau mụ đàn bà đứng dậy, nhấc từ trên tường xuống một chiếc đũa vàng, vươn người chạm đến vòm hang, ở đấy có treo ba túi da. Mụ lấy đầu đũa gõ vào chiếc túi thứ nhất và nói:

- Chảy ra, dầu, chảy ra! Mụ vừa dứt lời thì một thứ dầu thượng hạng, thơm phức từ trong túi chảy ra.

Mụ lại dùng chiếc đũa gõ vào chiếc túi thứ hai:

- Bày ra, Tsam-pa(*), bày ra! Mụ vừa dứt lời thì món Tsam-pa ngon lành, vàng óng bày ra ê hề.

Rồi mụ chạm đũa vào chiếc túi thứ ba, nói:

- Nhảy ra, đùi lợn, nhảy ra! Lập tức những khúc đùi lợn quay vàng rộm, chín tới nhảy ra khỏi túi da.

Hai người lùn đánh chén ngon lành, họ nhai tóp tép, thở phì phò, lèn đầy bụng tưởng lòi mắt khỏi tròng và, để kết thúc bữa ăn, họ dùi thủng thùng rượu vang, uống mãi không thôi.

“Bấy nhiêu thức ăn ngon, chỉ để cho hai con người nhỏ thó!” Anh nghèo thở dài, tủi phận mình: “Trong khi những kẻ bất hạnh chúng ta, thường phải bụng rỗng đi ngủ! Quả là quá bất công!”

Anh lách qua khe vào hang, nhón chân đến gần tường cuỗm gọn chiếc đũa vàng. Rồi anh lấy luôn ba chiếc túi da treo trên vòm hang, nhẹ nhàng như bỡn, không một tiếng động, anh trở ra chùa theo lối đã vào. Vừa qua được ngưỡng cửa, anh vắt giò lên cổ chạy.

Về đến lều, anh thấy vợ con còn đang ngủ say. “Dậy, dậy mau! Tôi mang về cả kho báu đây này!” Anh nghèo kể lại chuyện. Chị vợ nhìn anh bán tín bán nghi, nghĩ rằng chồng mình đã mất trí. Chỉ đến khi nhờ chiếc đũa vàng, anh chồng làm tuôn ra từ ba túi da đủ các món ăn ngon, chị mới tin.

Vui làm sao! Thế là hết mọi lo phiền! Vì tốt bụng và hào phóng, anh nghèo mở ngay một bữa tiệc lớn mời tất cả những người nghèo trong vòng nhiều dặm quanh đấy đến dự. Tin này đến tai anh láng giềng giàu có.

“Xì!” Anh ta chun mũi, “ta muốn tận mắt thấy bữa tiệc của gã. Chắc gã thết khách mời bằng gạo hẩm.” Quá tò mò, nên dù không được mời anh ta vẫn len vào giữa đám thực khách. Anh ta không tin nổi mắt mình. Khắp nơi là những thùng rượu vang hảo hạng, trên các que xiên là món đùi lợn quay tuyệt ngon, không khí ngào ngạt mùi thơm kích thích.

“Tên cùng đinh kiếm đâu ra các thứ này? Chắc chỉ ăn trộm đâu đây thôi.” Anh ta xồng xộc đi tìm anh nghèo, không úp mở hỏi xem anh kiếm đâu ra nhiều cao lương mĩ vị đến thế. Cũng dễ hiểu khi thoạt đầu anh nghèo không muốn nói ra điều bí mật của mình, anh lưỡng lự, trả lời quanh co, nhưng vì anh giàu cứ hỏi mãi, rốt cuộc anh kể ra bằng hết.

“Nếu tên cùng đinh này chỉ mất một nén nhang còm đã được bao nhiêu là thứ”, anh giàu nghĩ, “vậy thì với một món lễ vật giá trị, Phật sẽ cho ta thứ gì nhỉ?” Tức thì, anh ta không thiết ăn uống gì nữa, chạy nhanh về nhà mình ở kế bên, sai chị vợ:

- Bảo giết ngay con lợn béo nhất, chúng ta sẽ đem lễ Phật.

Thế là anh giàu dẫn vợ con lên núi, mang theo một chiếc lều thật đẹp. Đến sườn núi, họ dựng lều, đốt một đống lửa lớn để quay những miếng thịt béo ngậy. Họ uống rượu và nhảy múa. Nửa đêm, chị vợ cùng các con về lều ngủ, anh giàu còn lại một mình.

Anh ta soạn một cây đèn đã đổ đầy dầu tinh khiết màu hồng, một túi rượu vang hảo hạng, một miếng thịt quay to tướng - miếng béo nhất, khăn lễ khata trắng, một nắm hương, và rảo bước về phía ngôi chùa.

Đến nơi, anh ta cúi lạy trước tượng Phật, thắp đèn, đốt nhang, vắt chiếc khata trắng trên cánh tay vươn ra của tượng Phật, túi rượu vang và miếng thịt quay đặt dưới đất. Rồi anh ta lầm rầm cầu khấn:

- Tấu lạy đức Phật tối linh thiêng, Người biết rằng con luôn luôn nghĩ đến Người, rằng con đã bớt phần ngon nhất, cũng là phần Người thích nhất, làm lễ vật dâng cúng Người. Con muốn biết Người có công bằng hay không. Chắc người còn nhớ tên cùng đinh đến đây mới rồi. Người đã cho gã bao nhiêu là thứ chỉ vì một nén nhang còm.

Anh ta cầu khấn mãi, và rồi, vì buồn ngủ, anh ta ngồi xệp xuống đất, chẳng bao lâu thì thiếp đi.

Khi anh ta tỉnh dậy đèn đã tắt. Ngôi chùa tối đen chỉ còn sót lại tia sáng hắt ra từ chân đế tượng Phật. Anh giàu đến gần khe hở, ghé mắt nhìn vào bên trong. Tim anh ta nhảy dựng lên vì vui mừng. Bên đống lửa ở chính giữa hang anh ta trông thấy hai người lùn - một nam, một nữ - đang chén những miếng thịt ngon lành.

- Mụ có nghe thấy không? Có người! Gã lùn la lên giận dữ.

- Lúc nào ông cũng có chuyện gì đó để mà nói đi nói lại: Nếu có ai đó, có khi chỉ là một con chuột! Mụ vợ không nghĩ ngợi gì trả lời luôn, và tiếp tục đánh chén.

- Một con chuột xinh đẹp chứ gì, gã lùn càng lúc càng điên tiết. Lần trước, con chuột của mụ chả nẫng mất của chúng ta báu vật vô giá đó thôi. Mà ta cảnh cáo mụ: đêm nay mụ không được uống rượu, phải canh gác cho cẩn thận! Nói xong, gã lùn kéo thùng rượu vang lại gần, nâng lên tu ừng ực. Chỉ lát sau, đầu gã gục xuống ngực, và gã rơi vào giấc ngủ mê man.

- Miễn là còn rượu, mụ vợ càu nhàu. Mụ nâng thùng lên dốc rượu vào miệng, uống ừng ực cho đến cạn sạch. Rồi mụ lăn ra đất, ngủ say sưa.

Anh giàu chỉ rình có lúc này. Anh ta lách qua khe hở, nhẹ nhàng đến gần gỡ chiếc đũa vàng ra khỏi tường, không quên ba túi da treo trên vòm hang.

“Ta phải lấy món gì đó hơn gã nhà nghèo mới được”, anh ta tự nhủ và nhìn quanh xem còn gì có thể lấy đi. Chợt anh ta chú ý đến cái gì đó lấp lánh trong góc hang. Anh ta lao tới, quên mất gã lùn đang nằm dài dưới đất. Anh ta vấp phải chân gã và - khủng khiếp chưa! - gã lùn cựa mình tỉnh giấc, đôi mắt xanh nhìn anh giàu giễu cợt.

- Thế là ta tóm được mi rồi, quân ăn trộm kho tàng! Gã lùn nắm lấy anh giàu trong bàn tay sắt.

Sự việc diễn ra chẳng lâu la gì và trong hang bên cạnh ngọn lửa cháy rừng rực, hai người lùn - một nam, một nữ - lại ngồi gặm xương.

- Món quay này ngon tuyệt! Gã lùn thừa nhận.

- Hiếm khi tôi được ăn cái gì ngon hơn, mụ vợ phụ họa.

Tại nhà anh giàu, người ta nhọc công đi tìm người chủ gia đình.

Anh ta đi đâu? Không ai có thể biết được.



t

1
16 tháng 11 2016

tui thấy chả cj hay ho

nhưng ông thích thj cứ nhích thui namblue

15 tháng 11 2016

ông hay đọc nhìu truyện dài nhỉ namblue

Cổ tích về sự ra đời của người mẹNgày xưa, khi tạo ra người mẹ đầu tiên trên thế gian, Chúa trời đã làm việc miệt mài suốt 6 ngày liền, quên ăn quên ngủ mà vẫn chưa xong việc. Thấy vậy, một vị thần bèn hỏi: Tại sao ngài lại mất quá nhiều thời giờ cho tạo vật này?Chúa trời đáp:- Ngươi thấy đấy, đây là một tạo vật cực kỳ phức tạp gồm hơn 200 bộ phận có thể thay...
Đọc tiếp

Cổ tích về sự ra đời của người mẹ

Ngày xưa, khi tạo ra người mẹ đầu tiên trên thế gian, Chúa trời đã làm việc miệt mài suốt 6 ngày liền, quên ăn quên ngủ mà vẫn chưa xong việc. Thấy vậy, một vị thần bèn hỏi: Tại sao ngài lại mất quá nhiều thời giờ cho tạo vật này?

Chúa trời đáp:

- Ngươi thấy đấy, đây là một tạo vật cực kỳ phức tạp gồm hơn 200 bộ phận có thể thay thế nhau và cực kỳ bền bỉ, nhưng lại không phải là gỗ đá vô tri vô giác. Tạo vật này có thể sống bằng nước lã và thức ăn thừa của con, nhưng lại đủ sức ôm ấp trong vòng tay nhiều đứa con cùng một lúc. Nụ hôn của nó có thể chữa lành mọi vết thương, từ vết trầy trên đầu gối cho tới một trái tim tan nát. Ngoài ra, ta định ban cho tạo vật này có thể có 6 đôi tay.

Vị thần nọ ngạc nhiên:
- Sáu đôi tay? Không thể tin được!

Chúa trời đáp lại:

- Thế còn ít đấy. Nếu nó có 3 đôi mắt cũng chưa chắc đã đủ.

- Vậy thì ngài sẽ vi phạm các tiêu chuẩn về con người do chính ngài đặt ra trước đây - vị thần nói.

Chúa trời gật đầu thở dài:

- Đành vậy. Sinh vật này là vật ta tâm đắc nhất trong những gì ta đã tạo ra, nên ta dành mọi sự ưu ái cho nó. Nó có một đôi mắt nhìn xuyên qua cánh cửa đóng kín và biết được lũ trẻ đang làm gì. Đôi mắt thứ hai ở sau gáy để nhìn thấy mọi điều mà ai cũng nghĩ là không thể biết được. Đôi mắt thứ ba nằm trên trán để nhìn thấu ruột gan của những đứa con lầm lạc. Và đôi mắt này sẽ nói cho những đứa con đó biết rằng mẹ chúng luôn hiểu, thương yêu và sẵn sàng tha thứ cho mọi lỗi lầm của chúng, dù bà không hề nói ra.

Vị thần nọ sờ vào tạo vật mà Chúa trời đang bỏ công cho ra đời và kêu lên:

- Tại sao nó lại mềm mại đến thế?

Chúa trời đáp: "Vậy là ngươi chưa biết hết. Tạo vật này rất cứng cỏi. Ngươi không thể tưởng tượng nổi những khổ đau mà tạo vật này sẽ phải chịu đựng và những công việc mà nó phải hoàn tất trong cuộc đời".

Vị thần dường như phát hiện ra điều gì, bèn đưa tay sờ lên má người mẹ đang được Chúa trời tạo ra.

- Ồ, thưa ngài. Hình như ngài để rớt cái gì ở đây.

- Không phải. Đó là những giọt nước mắt đấy - Chúa trời thở dài.

- Nước mắt để làm gì, thưa ngài - vị thần hỏi.

- Để bộc lộ niềm vui, nỗi buồn, sự thất vọng, đau đớn, đơn độc và cả lòng tự hào những thứ mà người mẹ nào cũng sẽ trải qua.

- Người thật là hào phóng. Người có thể nghĩ ra mọi thứ trong một tạo vật duy nhất. Thậm chí Người còn tạo ra cả nước mắt.

- Ta e rằng là ngươi đã sai rồi. Ta tạo ra người phục nữ, nhưng cô ấy mới chính là người đã tạo ra nước mắt.

Trình bày suy nghĩ của em về câu chuyện trên

Cổ tích về sự ra đời của người mẹ

Ngày xưa, khi tạo ra người mẹ đầu tiên trên thế gian, Chúa trời đã làm việc miệt mài suốt 6 ngày liền, quên ăn quên ngủ mà vẫn chưa xong việc. Thấy vậy, một vị thần bèn hỏi: Tại sao ngài lại mất quá nhiều thời giờ cho tạo vật này?

Chúa trời đáp:

- Ngươi thấy đấy, đây là một tạo vật cực kỳ phức tạp gồm hơn 200 bộ phận có thể thay thế nhau và cực kỳ bền bỉ, nhưng lại không phải là gỗ đá vô tri vô giác. Tạo vật này có thể sống bằng nước lã và thức ăn thừa của con, nhưng lại đủ sức ôm ấp trong vòng tay nhiều đứa con cùng một lúc. Nụ hôn của nó có thể chữa lành mọi vết thương, từ vết trầy trên đầu gối cho tới một trái tim tan nát. Ngoài ra, ta định ban cho tạo vật này có thể có 6 đôi tay.

Vị thần nọ ngạc nhiên:
- Sáu đôi tay? Không thể tin được!

Chúa trời đáp lại:

- Thế còn ít đấy. Nếu nó có 3 đôi mắt cũng chưa chắc đã đủ.

- Vậy thì ngài sẽ vi phạm các tiêu chuẩn về con người do chính ngài đặt ra trước đây - vị thần nói.

Chúa trời gật đầu thở dài:

- Đành vậy. Sinh vật này là vật ta tâm đắc nhất trong những gì ta đã tạo ra, nên ta dành mọi sự ưu ái cho nó. Nó có một đôi mắt nhìn xuyên qua cánh cửa đóng kín và biết được lũ trẻ đang làm gì. Đôi mắt thứ hai ở sau gáy để nhìn thấy mọi điều mà ai cũng nghĩ là không thể biết được. Đôi mắt thứ ba nằm trên trán để nhìn thấu ruột gan của những đứa con lầm lạc. Và đôi mắt này sẽ nói cho những đứa con đó biết rằng mẹ chúng luôn hiểu, thương yêu và sẵn sàng tha thứ cho mọi lỗi lầm của chúng, dù bà không hề nói ra.

Vị thần nọ sờ vào tạo vật mà Chúa trời đang bỏ công cho ra đời và kêu lên:

- Tại sao nó lại mềm mại đến thế?

Chúa trời đáp: "Vậy là ngươi chưa biết hết. Tạo vật này rất cứng cỏi. Ngươi không thể tưởng tượng nổi những khổ đau mà tạo vật này sẽ phải chịu đựng và những công việc mà nó phải hoàn tất trong cuộc đời".

Vị thần dường như phát hiện ra điều gì, bèn đưa tay sờ lên má người mẹ đang được Chúa trời tạo ra.

- Ồ, thưa ngài. Hình như ngài để rớt cái gì ở đây.

- Không phải. Đó là những giọt nước mắt đấy - Chúa trời thở dài.

- Nước mắt để làm gì, thưa ngài - vị thần hỏi.

- Để bộc lộ niềm vui, nỗi buồn, sự thất vọng, đau đớn, đơn độc và cả lòng tự hào những thứ mà người mẹ nào cũng sẽ trải qua.

- Người thật là hào phóng. Người có thể nghĩ ra mọi thứ trong một tạo vật duy nhất. Thậm chí Người còn tạo ra cả nước mắt.

- Ta e rằng là ngươi đã sai rồi. Ta tạo ra người phục nữ, nhưng cô ấy mới chính là người đã tạo ra nước mắt.

Trình bày suy nghĩ của em về câu chuyện trên

Cổ tích về sự ra đời của người mẹ

Ngày xưa, khi tạo ra người mẹ đầu tiên trên thế gian, Chúa trời đã làm việc miệt mài suốt 6 ngày liền, quên ăn quên ngủ mà vẫn chưa xong việc. Thấy vậy, một vị thần bèn hỏi: Tại sao ngài lại mất quá nhiều thời giờ cho tạo vật này?

Chúa trời đáp:

- Ngươi thấy đấy, đây là một tạo vật cực kỳ phức tạp gồm hơn 200 bộ phận có thể thay thế nhau và cực kỳ bền bỉ, nhưng lại không phải là gỗ đá vô tri vô giác. Tạo vật này có thể sống bằng nước lã và thức ăn thừa của con, nhưng lại đủ sức ôm ấp trong vòng tay nhiều đứa con cùng một lúc. Nụ hôn của nó có thể chữa lành mọi vết thương, từ vết trầy trên đầu gối cho tới một trái tim tan nát. Ngoài ra, ta định ban cho tạo vật này có thể có 6 đôi tay.

Vị thần nọ ngạc nhiên:
- Sáu đôi tay? Không thể tin được!

Chúa trời đáp lại:

- Thế còn ít đấy. Nếu nó có 3 đôi mắt cũng chưa chắc đã đủ.

- Vậy thì ngài sẽ vi phạm các tiêu chuẩn về con người do chính ngài đặt ra trước đây - vị thần nói.

Chúa trời gật đầu thở dài:

- Đành vậy. Sinh vật này là vật ta tâm đắc nhất trong những gì ta đã tạo ra, nên ta dành mọi sự ưu ái cho nó. Nó có một đôi mắt nhìn xuyên qua cánh cửa đóng kín và biết được lũ trẻ đang làm gì. Đôi mắt thứ hai ở sau gáy để nhìn thấy mọi điều mà ai cũng nghĩ là không thể biết được. Đôi mắt thứ ba nằm trên trán để nhìn thấu ruột gan của những đứa con lầm lạc. Và đôi mắt này sẽ nói cho những đứa con đó biết rằng mẹ chúng luôn hiểu, thương yêu và sẵn sàng tha thứ cho mọi lỗi lầm của chúng, dù bà không hề nói ra.

Vị thần nọ sờ vào tạo vật mà Chúa trời đang bỏ công cho ra đời và kêu lên:

- Tại sao nó lại mềm mại đến thế?

Chúa trời đáp: "Vậy là ngươi chưa biết hết. Tạo vật này rất cứng cỏi. Ngươi không thể tưởng tượng nổi những khổ đau mà tạo vật này sẽ phải chịu đựng và những công việc mà nó phải hoàn tất trong cuộc đời".

Vị thần dường như phát hiện ra điều gì, bèn đưa tay sờ lên má người mẹ đang được Chúa trời tạo ra.

- Ồ, thưa ngài. Hình như ngài để rớt cái gì ở đây.

- Không phải. Đó là những giọt nước mắt đấy - Chúa trời thở dài.

- Nước mắt để làm gì, thưa ngài - vị thần hỏi.

- Để bộc lộ niềm vui, nỗi buồn, sự thất vọng, đau đớn, đơn độc và cả lòng tự hào những thứ mà người mẹ nào cũng sẽ trải qua.

- Người thật là hào phóng. Người có thể nghĩ ra mọi thứ trong một tạo vật duy nhất. Thậm chí Người còn tạo ra cả nước mắt.

- Ta e rằng là ngươi đã sai rồi. Ta tạo ra người phục nữ, nhưng cô ấy mới chính là người đã tạo ra nước mắt.

Hãy viết bài văn nghị luận về câu chuyện trên

2
12 tháng 1 2020

đọc bbai của bạn hết bà thanh xuân còn chưa nói đến viết văn nghị luận nữa chác chết mất

12 tháng 1 2020

Bó tay, ko biết làm :"))

Cổ tích về sự ra đời của người mẹNgày xưa, khi tạo ra người mẹ đầu tiên trên thế gian, Chúa trời đã làm việc miệt mài suốt 6 ngày liền, quên ăn quên ngủ mà vẫn chưa xong việc. Thấy vậy, một vị thần bèn hỏi: Tại sao ngài lại mất quá nhiều thời giờ cho tạo vật này?Chúa trời đáp:- Ngươi thấy đấy, đây là một tạo vật cực kỳ phức tạp gồm hơn 200 bộ phận có thể thay...
Đọc tiếp

Cổ tích về sự ra đời của người mẹ

Ngày xưa, khi tạo ra người mẹ đầu tiên trên thế gian, Chúa trời đã làm việc miệt mài suốt 6 ngày liền, quên ăn quên ngủ mà vẫn chưa xong việc. Thấy vậy, một vị thần bèn hỏi: Tại sao ngài lại mất quá nhiều thời giờ cho tạo vật này?

Chúa trời đáp:

- Ngươi thấy đấy, đây là một tạo vật cực kỳ phức tạp gồm hơn 200 bộ phận có thể thay thế nhau và cực kỳ bền bỉ, nhưng lại không phải là gỗ đá vô tri vô giác. Tạo vật này có thể sống bằng nước lã và thức ăn thừa của con, nhưng lại đủ sức ôm ấp trong vòng tay nhiều đứa con cùng một lúc. Nụ hôn của nó có thể chữa lành mọi vết thương, từ vết trầy trên đầu gối cho tới một trái tim tan nát. Ngoài ra, ta định ban cho tạo vật này có thể có 6 đôi tay.

Vị thần nọ ngạc nhiên:
- Sáu đôi tay? Không thể tin được!

Chúa trời đáp lại:

- Thế còn ít đấy. Nếu nó có 3 đôi mắt cũng chưa chắc đã đủ.

- Vậy thì ngài sẽ vi phạm các tiêu chuẩn về con người do chính ngài đặt ra trước đây - vị thần nói.

Chúa trời gật đầu thở dài:

- Đành vậy. Sinh vật này là vật ta tâm đắc nhất trong những gì ta đã tạo ra, nên ta dành mọi sự ưu ái cho nó. Nó có một đôi mắt nhìn xuyên qua cánh cửa đóng kín và biết được lũ trẻ đang làm gì. Đôi mắt thứ hai ở sau gáy để nhìn thấy mọi điều mà ai cũng nghĩ là không thể biết được. Đôi mắt thứ ba nằm trên trán để nhìn thấu ruột gan của những đứa con lầm lạc. Và đôi mắt này sẽ nói cho những đứa con đó biết rằng mẹ chúng luôn hiểu, thương yêu và sẵn sàng tha thứ cho mọi lỗi lầm của chúng, dù bà không hề nói ra.

Vị thần nọ sờ vào tạo vật mà Chúa trời đang bỏ công cho ra đời và kêu lên:

- Tại sao nó lại mềm mại đến thế?

Chúa trời đáp: "Vậy là ngươi chưa biết hết. Tạo vật này rất cứng cỏi. Ngươi không thể tưởng tượng nổi những khổ đau mà tạo vật này sẽ phải chịu đựng và những công việc mà nó phải hoàn tất trong cuộc đời".

Vị thần dường như phát hiện ra điều gì, bèn đưa tay sờ lên má người mẹ đang được Chúa trời tạo ra.

- Ồ, thưa ngài. Hình như ngài để rớt cái gì ở đây.

- Không phải. Đó là những giọt nước mắt đấy - Chúa trời thở dài.

- Nước mắt để làm gì, thưa ngài - vị thần hỏi.

- Để bộc lộ niềm vui, nỗi buồn, sự thất vọng, đau đớn, đơn độc và cả lòng tự hào những thứ mà người mẹ nào cũng sẽ trải qua.

- Người thật là hào phóng. Người có thể nghĩ ra mọi thứ trong một tạo vật duy nhất. Thậm chí Người còn tạo ra cả nước mắt.

- Ta e rằng là ngươi đã sai rồi. Ta tạo ra người phục nữ, nhưng cô ấy mới chính là người đã tạo ra nước mắt.

Hãy viết bài văn nghị luận về cau truyện trên

1
13 tháng 1 2020

Vấn đè nghị luận: Mẹ là quà tặng lớn nhất Chúa trời ban cho những đứa con.

- Mẹ là người tuyệt vời nhất...

Đoạn văn sau đây nêu lên luận điểm "Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc" hay luận điểm "Nguyễn Trãi như một ông tiên ở trong tòa ngọc"? Hãy giải thích sự lựa chọn của em.Nguyễn Mộng Tuân, một người bạn của Nguyễn Trãi, đã ca ngợi Nguyễn Trãi như sau: “Gió thanh hây hẩy gác vàng, người như một ông tiên ở trong tòa ngọc, cái tài làm hay, làm đẹp cho nước, từ xưa chưa có bao...
Đọc tiếp

Đoạn văn sau đây nêu lên luận điểm "Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc" hay luận điểm "Nguyễn Trãi như một ông tiên ở trong tòa ngọc"? Hãy giải thích sự lựa chọn của em.

Nguyễn Mộng Tuân, một người bạn của Nguyễn Trãi, đã ca ngợi Nguyễn Trãi như sau: “Gió thanh hây hẩy gác vàng, người như một ông tiên ở trong tòa ngọc, cái tài làm hay, làm đẹp cho nước, từ xưa chưa có bao giờ…”. Nguyễn Trãi không phải là một ông tiên. Nguyễn Trãi là người chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ, thông cảm sâu xa với nỗi lòng dân lúc bấy giờ, suốt đời tận tụy cho một lí tưởng cao quý. Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, là tinh hoa của dân tộc. Sự nghiệp và tác phẩm của Nguyễn Trãi là một bài ca yêu nước và tự hào dân tộc. Nguyễn Trãi rấy xứng đáng với lòng khâm phục và quý trọng của chúng ta. Ca ngợi người anh hùng dân tộc, chúng ta đã rửa mối “hận nghìn năm” của Nguyễn Trãi!

(Phạm Văn Đồng, Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc)

1
12 tháng 1 2017

Luận điểm của phần văn bản ấy không phải là "Nguyễn Trãi là một ông tiên", cũng không hẳn là "Nguyễn Trãi là anh hùng dân tộc", mà là "Nguyễn Trãi là tinh hoa của đất nước, dân tộc và thời đại lúc bấy giờ".

    Trong đoạn văn sau nêu lên luận điểm "Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc" vì:

    Luận điểm chính trong bài nằm ở câu mở đầu: " Nguyễn Mộng Tuân, một người bạn của Nguyễn Trãi… chưa có bao giờ"

    Các luận điểm sau làm cơ sở:

    + Nguyễn Trãi không phải là ông tiên mà là người Việt Nam tận tụy cho tâm hồn cao quý, thấu hiểu nỗi lòng người dân.

    + Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, tinh hoa của dân tộc.

    + Nguyễn Trãi xứng đáng với lòng khâm phục và quý trọng của chúng ta.

Cho đoạn văn sau: “ Nguyễn Mộng Tuân, một người bạn của Nguyễn Trãi, đã ca ngợi Nguyễn Trãi như sau: “Gió thanh hây hẩy gác vàng, người như một ông tiên ở trong tòa ngọc, cái tài làm hay, làm đẹp cho nước, từ xưa chưa có bao giờ…”. Nguyễn Trãi không phải là một ông tiên. Nguyễn Trãi là người chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau: “ Nguyễn Mộng Tuân, một người bạn của Nguyễn Trãi, đã ca ngợi Nguyễn Trãi như sau: “Gió thanh hây hẩy gác vàng, người như một ông tiên ở trong tòa ngọc, cái tài làm hay, làm đẹp cho nước, từ xưa chưa có bao giờ…”. Nguyễn Trãi không phải là một ông tiên. Nguyễn Trãi là người chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ, thông cảm sâu xa với nỗi lòng dân lúc bấy giờ, suốt đời tận tụy cho một lí tưởng cao quý. Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, là tinh hoa của dân tộc. Sự nghiệp và tác phẩm của Nguyễn Trãi là một bài ca yêu nước và tự hào dân tộc. Nguyễn Trãi rất xứng đáng với lòng khâm phục và quý trọng của chúng ta. Ca ngợi người anh hùng dân tộc, chúng ta đã rửa mối “hận nghìn năm” của Nguyễn Trãi!”
(Phạm Văn Đồng, Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc)
Luận điểm của đoạn văn trên là gì?

A. Nguyễn Trãi như một ông tiên ở trong tòa ngọc.

B. Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc.

C. Nguyễn Trãi là tinh hoa của đất nước, dân tộc và thời đại lúc bấy giờ.

D. Cả A, B, C đều đúng.

1
10 tháng 10 2018

Chọn đáp án: C