K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đề bài: Em hãy tả bác sĩ đang khám bệnh cho bệnh nhân.     Từ bé em chưa phải lần nào đi khám bác sĩ, nhưng nghe mọi người kể thì trong tâm trí em bác sĩ là người không tốt, hay quát nạt bệnh nhân, đòi bồi dưỡng trước khi chăm sóc bệnh nhân. Nhưng từ khi lên thăm ông nội tại bệnh viện, gặp bác sĩ Hải, suy nghĩ của em đã thay đổi về những người làm nghề bác sĩ. Bác sĩ Hải năm nay chừng 50 tuổi, dáng...
Đọc tiếp

Đề bài: Em hãy tả bác sĩ đang khám bệnh cho bệnh nhân.  

 

Từ bé em chưa phải lần nào đi khám bác sĩ, nhưng nghe mọi người kể thì trong tâm trí em bác sĩ là người không tốt, hay quát nạt bệnh nhân, đòi bồi dưỡng trước khi chăm sóc bệnh nhân. Nhưng từ khi lên thăm ông nội tại bệnh viện, gặp bác sĩ Hải, suy nghĩ của em đã thay đổi về những người làm nghề bác sĩ.

Bác sĩ Hải năm nay chừng 50 tuổi, dáng người cân đối khỏe mạnh, mái tóc thường chải ngược về phía sau để lộ vầng trán rộng điểm vài cọng tóc bạc. Bác sĩ có ánh mắt hiền từ và nét mặt biểu lộ những nét tươi tỉnh. Cũng như các cán bộ y tế khác, bác sĩ Hải mặc một chiếc áo bờ lu trắng, đầu đội chiếc mũ trắng có dấu chữ thập đỏ.

Khi ông được đưa vào giường bệnh, người bác sĩ vào thăm hỏi bệnh tình của ông là bác sĩ Hải. Bác sĩ đã một mình đỡ nội nằm xuống giường bệnh. Rồi bác sĩ quay lại nói với cô y tá chuẩn bị dụng cụ đo huyết áp cho nội. Dặn dò xong, bác sĩ sang giường bên cạnh để tiếp tục thăm khám cho bệnh nhân khác. Vừa khám và luôn hỏi han, động viên bệnh nhân. Cử chỉ thật ôn tồn thân thiết. Có lúc, em thấy nếp nhăn trên trán bác sĩ co lại thành những hằn sâu, chạy dài sang hai thái dương. Em nghĩ bác sĩ đang cố tìm, cắt nghĩa những diễn tiến của bệnh tình để có phương pháp điều trị đúng thuốc, đúng bệnh nên mới ưu tư đến như vậy.

- Khi nào bác thấy nhức mỏi trở lại, bảo y tá báo cho tôi biết.

- Cô hôm nay có đỡ hơn không? Cô có ăn hết phần cơm không?

Cứ ân cần, cẩn thận như thế, bác sĩ đi hết giường bệnh này đến giường bệnh khác. Cả phòng ai cũng nhìn bác sĩ với ánh mắt tin yêu, trìu mến. Em còn nhớ lúc quay lại giường nội, bác sĩ còn hỏi han việc học hành của em và dặn dò em lưu ý, động viên, an ủi nội.

Em thấy rất vui mừng khi gặp được bác sĩ Hải, em nhận ra rằng không phải bác sĩ nào cũng không tận tình với bệnh nhân. Tấm lòng của bác sĩ Hải với bệnh nhân thật cao cả, là người hết lòng vì bệnh nhân, chăm sóc bệnh nhân như người thân của mình. Phẩm chất đáng quý đó của người bác sĩ đó đã thôi thúc em có mơ ước học thật giỏi để trở thành một bác sĩ có cả đức cả tài, giúp ích cho dân cho nước.

0
                                                       CÔ CHẤM         Chấm không phải là cô con gái đẹp, nhưng là người mà ai đã gặp thì không thể lẫn lộn với bất cứ một người nào khác.         Đôi mắt Chấm đã định nhìn ai thì dám nhìn thẳng, dù người ấy nhìn lại mình, dù người ấy là con trai. Nghĩ thế nào, Chấm nói thế. Bình điểm ở tổ, ai làm hơn, làm kém, người khác đắn đo, quanh quanh mãi chưa dám nói ra. Chấm...
Đọc tiếp

                                                       CÔ CHẤM

         Chấm không phải là cô con gái đẹp, nhưng là người mà ai đã gặp thì không thể lẫn lộn với bất cứ một người nào khác.

         Đôi mắt Chấm đã định nhìn ai thì dám nhìn thẳng, dù người ấy nhìn lại mình, dù người ấy là con trai. Nghĩ thế nào, Chấm nói thế. Bình điểm ở tổ, ai làm hơn, làm kém, người khác đắn đo, quanh quanh mãi chưa dám nói ra. Chấm nói ngay cho mà xem, nói thẳng băng và còn nói đáng mấy điểm nữa. Đối với mình cũng vậy, Chấm có hôm dám nhận hơn người khác bốn năm điểm. Được cái thẳng như thế nhưng không ai giận, vì người ta biết trong bụng Chấm không có gì độc địa bao giờ.

         Chấm cứ như một cây xương rồng, cây xương rồng chặt ngang chặt dọc, chỉ cần cắm nó xuống đất, đất cằn cũng được, nó sẽ sống và sẽ lớn lên. Chấm thì cần cơm và lao động để sống. Chấm ăn rất khỏe, không có thức ăn cũng được. Những bữa Chấm về muộn, bà Am thương con nhiều lắm, để dư thức ăn, Chấm cũng chỉ  ăn như thường, còn bao nhiêu để cuối bữa ăn vã. Chấm hay làm thực sự, đó là một nhu cầu của sự sống, không làm chân tay nó bứt rứt làm sao ấy. Tết Nguyên đán, Chấm ra đồng từ sớm mồng hai, dẫu có bắt ở nhà cũng không được.

         Chấm không đua đòi may mặc. Mùa hè một áo cánh nâu. Mùa đông rét mấy cũng chỉ hai áo cánh nâu. Chấm mộc mạc như hòn đất. Hòn đát ấy bầu bạn với năng mưa để cho cây lúa mọc lên hết vụ này qua vụ khác, hết năm này qua năm khác.

         Nhưng cô con gái có bề ngoài rắn rỏi là thế lại là người hay nghĩ ngợi, dễ cảm thương. Có bữa đi xem phim, những cảnh ngộ trong phim làm Chấm khóc gần suốt buổi. Đêm ấy ngủ, trong giấc mơ, Chấm lại khóc mất bao nhiêu nước mắt.

1. Cử chỉ, việc làm nào cho thấy cô Chấm là người trung thực?              

2. Chấm cần gì để sống?

3. Chi tiết “Mùa hè một áo cánh nâu. Mùa đông rét mấy cũng chỉ hai áo cánh nâu.” nêu bật nét tính cách nào của Chấm?

4. Những phẩm chất của Chấm được so sánh với gì?

(Giúp mình với chiều mình thi rồi mà bí quá. Cảm ơn các bạn trước nhé.)

0
Đọc bài Cô Chấm (Tiếng Việt 5, tập một, trang 156), nêu nhận xét về tính cách của cô Chấm và tìm những chi tiết, hình ảnh trong bài minh hoạ cho nhận xét của em.Cô Chấm     Chấm không phải là một cô gái đẹp, nhưng là người mà ai đã gặp thì không thể lẫn lộn với bất cứ một người nào khác.     Đôi mắt Chấm đã định nhìn ai thì dám nhìn thẳng, dù người ấy nhìn lại mình, dù người ấy là con trai. Nghĩ thế...
Đọc tiếp

Đọc bài Cô Chấm (Tiếng Việt 5, tập một, trang 156), nêu nhận xét về tính cách của cô Chấm và tìm những chi tiết, hình ảnh trong bài minh hoạ cho nhận xét của em.

Cô Chấm

     Chấm không phải là một cô gái đẹp, nhưng là người mà ai đã gặp thì không thể lẫn lộn với bất cứ một người nào khác.

     Đôi mắt Chấm đã định nhìn ai thì dám nhìn thẳng, dù người ấy nhìn lại mình, dù người ấy là con trai. Nghĩ thế nào, Chấm dám nói thế. Bình điểm ở tổ, ai làm hơn, làm kém, người khác đắn đo, quanh quanh mãi chưa dám nói ra, Chấm nói ngay cho mà xem, nói thẳng băng và còn nói đáng mấy điểm nữa. Đối với mình cũng vậy, Chấm có hôm dám nhận hơn người khác bốn năm điểm. Được cái thẳng như thế nhưng không ai giận, vì người ta biết trong bụng Chấm không có gì độc địa bao giờ.

     Chấm cứ như một cây xương rồng. Cây xương rồng chặt ngang chặt dọc, chỉ cần cắm nó xuống đất, đất cằn cũng được, nó sẽ sống và sẽ lớn lên. Chấm thì cần cơm và lao động để sống. Chấm ăn rất khỏe, không có ý thức ăn cũng được. Những bữa Chấm về muộn, bà Am thương con làm nhiều, để phần dư thức ăn, Chấm cũng chỉ ăn như thường, còn bao nhiêu để cuối bữa ăn vã. Chấm hay làm thực sự, đó là một nhu cầu của sự sống, không làm chân tay nó cứ bứt rứt sao ấy. Tết Nguyên đán, Chấm ra đồng từ sớm mồng hai, dẫu có bắt ở nhà cũng không được.

     Chấm không đua đòi may mặc. Mùa hè một áo cánh nâu. Mùa đông rét mấy cũng chỉ hai áo cánh nâu. Chấm mộc mạc như hòn đất. Hòn đất ấy bầu bạn với nắng với mưa để cho cây lúa mọc lên hết vụ này qua vụ khác, hết năm này qua năm khác.

     Nhưng cô con gái có bề ngoài rắn rỏi là thế lại là người hay nghĩ ngợi, dễ cảm thương. Có bữa đi xem phim, những cảnh ngộ trong phim làm Chấm khóc gần suốt buổi. Đêm ấy ngủ, trong giấc mơ, Chấm lại khóc mất bao nhiêu nước mắt.

Theo ĐÀO VŨ

Tính cách cô ChấmChi tiết, hình ảnh minh họa              
Trung thực, thẳng thắn                               .......................
..............................................


 

1
16 tháng 12 2021
Tính cách cô ChấmChi tiết, hình ảnh minh họa
- Trung thực, thẳng thắnĐôi mắt Chấm đã định nhìn ai thì dám nhìn thẳng, nói ngay, nói thẳng băng, Chấm có hôm dám nhận hơn người khác bốn năm điểm, được cái thẳng như thế nhưng không ai giận, vì người ta biết trong bụng Chấm không có gì độc địa
8 tháng 4 2023

Cái giường em nhé

Cái giường khi em còn bé em càng bé thì cái giường nó càng lớn hơn em nhiều lần.

Khi em lớn lớn thì em càng lớn thì cái giường càng bé đi 

8 tháng 4 2023

cái giường và năm sinh đều đúng đúng ko ak

7 tháng 1

Ca sĩ mà em thích nhất là ca sĩ Hoàng Thùy Linh. Không chỉ xinh đẹp mà cô ấy còn hát rất hay nữa. Mình mong cô ấy sẽ mãi hát hay và xinh  đẹp như bây giờ. À mà các bạn thích ca sĩ nào thế? 

7 tháng 1

Thật ra mình thích Rose với Jennie của Blackpink nhưng tại cái đề bài hong cho nên bịa á!

12 tháng 12 2021

 

Sự hy sinh thầm lặng của những “chiến sỹ áo trắng” nơi tuyến đầu chống dịch COVID-19

Hà Nội (TTXVN 18/5)

Trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19, các y, bác sỹ luôn là lực lượng ở tuyến đầu. Căng thẳng, áp lực và nguy cơ lây nhiễm luôn thường trực nhưng những “chiến sỹ áo trắng” vẫn lặng thầm “gánh trên vai” sứ mệnh cao cả - chữa bệnh cứu người của người thầy thuốc. Họ không ngại xông pha đến các điểm nóng của dịch bệnh; thức thâu đêm lấy mẫu xét nghiệm; tạm gác lại hạnh phúc riêng tư, xa những người thân yêu nhất để ngày đêm túc trực bên buồng bệnh, tận tình chăm sóc bệnh nhân… Dù bao khó khăn, gian khổ, nhưng những “chiến sỹ áo trắng” vẫn lao vào “cuộc chiến” với tâm thế sẵn sàng và một trái tim nhiệt huyết nhất vì người dân và đất nước.

* Thâu đêm làm nhiệm vụ

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương hiện đang là cơ sở tiếp nhận nhiều bệnh nhân COVID-19 nhất cả nước. Ròng rã hơn một năm qua, hết đợt dịch này đến đợt dịch khác, bác sỹ Phạm Văn Phúc, Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 cùng đồng nghiệp kiên trì bám bệnh viện, túc trực bên người bệnh với mong muốn duy nhất giúp họ chiến thắng dịch bệnh, trở về với cuộc sống bình thường.

Thế nhưng đợt dịch lần thứ 4 này quá khắc nghiệt. Lượng bệnh nhân nhiều, bệnh viện lại trong tình trạng cách ly y tế toàn bộ cơ sở 2, song vẫn phải tiếp nhận điều trị các ca dương tính với SARS-CoV-2 nên công việc của bác sỹ, điều dưỡng vất vả bội phần.

Theo bác sĩ Phúc, đêm 14 rạng sáng 15/5 là một đêm có nhiều “kỷ lục” đáng buồn. Kỷ lục về số lượng bệnh nhân nặng nhập viện, chưa bao giờ khoa tiếp nhận lượng bệnh nhân nhiều đến thế. Kỷ lục về số lượng nhân viên y tế cả vòng trong lẫn vòng ngoài được huy động tối đa lúc gần 0h đêm để theo dõi sát sao 18 bệnh nhân nặng, rồi tất tả "ngược xuôi" chạy ECMO (tim, phổi nhân tạo) cho một ca mắc COVID-19 nguy kịch… Trong bất cứ tình huống nào, các bác sỹ đều đảm bảo cấp cứu một cách nhanh nhất.

“Đợt dịch nào anh em cũng vất vả, nhưng lần này đúng là quá nhiều trường hợp nặng phải cấp cứu, lại vào giữa đêm khuya, bệnh nhân đa số kèm theo nhiều bệnh nền nên phải can thiệp nhiều thủ thuật. Chính vì thế, số lượng điều dưỡng, bác sỹ được điều động tăng gấp 3 lần so với đợt dịch trước. Nếu hỏi chúng tôi có mệt không, đúng là mệt, nhưng không vì thế mà chùn bước, nản chí. Anh em luôn sẵn sàng. Bệnh viện cũng đã có các kịch bản đối phó tình huống cấp bách xảy ra với đầy đủ trang thiết bị, vật tư cần thiết, đảm bảo cho công tác cứu chữa được nhanh nhất”, bác sĩ Phúc chia sẻ.

Cũng tối muộn 14/5, một điểm lấy mẫu xét nghiệm trong cộng đồng được dựng lên theo kiểu “dã chiến” tại khu lưu trú công nhân thuộc khu công nghiệp, khu chế xuất Linh Trung (thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) để lấy mẫu cho công nhân, người thân sống tại khu này mới trở về thành phố sau kỳ nghỉ lễ (30/4 -1/5).

Y sỹ Vũ Thị Hoàng Oanh - Khoa Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm y tế thành phố Thủ Đức, trong bộ đồ bảo hộ chống dịch kín mít, nóng bức, đang tất bật gộp mẫu, cắt mẫu xét nghiệm và bỏ vào ống. Mặc cho mồ hôi thấm ướt, chị vẫn thực hiện tất cả quy trình rất nhanh chóng, nhưng vẫn đảm bảo tỉ mẩn, nghiêm ngặt, độ chính xác đến tối đa.

Hơn 200 mẫu được lấy trong vòng hơn một giờ đồng hồ, chị cùng ê kíp khoảng 10 người lại tất bật lên đường. Đoàn tiếp tục di chuyển đến một địa chỉ khác để lấy mẫu nhằm kịp chuyển mẫu về bệnh viện ngay trong đêm.

Mẫu được lấy và chuyển đi càng sớm, địa phương sẽ nhanh chóng nhận được kết quả trả về. Những trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 sẽ được nhận diện càng sớm. Ngành y tế khoanh vùng, truy vết, dập dịch càng nhanh và gọn, tiết kiệm thời gian, giảm hậu quả của dịch bệnh.

Chị Oanh kể, những đợt dịch trước, chị và các nữ đồng nghiệp ít phải đi đêm để lấy mẫu, vì sau giờ hành chính, nữ phải vướng bận nhiều với gia đình, con cái. Hiểu và cảm thông điều đó, những đồng nghiệp nam đã chủ động giành hết cực nhọc về mình. Đợt này, dịch được đánh giá khó lường, mức độ lây lan nhanh hơn, nguy hiểm hơn, mọi công tác lấy mẫu phải đẩy lên cao độ, khẩn trương gấp nhiều lần hơn so với trước. Ý thức được trách nhiệm của mình, chị và các đồng nghiệp nữ đã chủ động đề nghị chia việc. 

Những ngày cao điểm, chị Oanh cùng các đồng nghiệp phải di chuyển liên tục, lấy mẫu tại 6 điểm hoặc nhiều hơn. Mỗi ngày lấy hàng ngàn mẫu. Có hôm về đến nhà đã rạng sáng, nhưng nhận được lệnh khẩn cấp có ca F1 phải lấy mẫu khẩn trước khi được chuyển đến khu cách ly tập trung, chưa kịp hồi sức, chị lại tiếp tục lên đường.

* Tạm gác những nỗi niềm riêng

Tại Đà Nẵng, khi trường hợp ca mắc COVID-19 không rõ nguồn lây từ nhân viên một công ty ở Khu Công nghiệp An Đồn được phát hiện, thành phố bước vào một cuộc chiến mới, khốc liệt và cam go. Trong khoảng thời gian vô cùng ngắn, Trung tâm Y tế quận Sơn Trà, Đà Nẵng, đã phải lấy mẫu xét nghiệm cho hơn 11.000 người để kịp thời đáp ứng công tác truy vết, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

Các “chiến sỹ áo trắng” túc trực 24/24 giờ để "đi từng ngõ, gõ từng nhà" nhằm kịp thời ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Họ liên tục xuất hiện thần tốc tại các điểm nguy cơ như: Khu công nghiệp, trường học hay khu dân cư… làm việc không ngừng để khẩn trương truy vết, lấy mẫu xét nghiệm, phong tỏa, cách ly những trường hợp nguy cơ.

Anh Lê Hoàng Thuận, cán bộ Đội truy vết Trung tâm y tế quận Sơn Trà, Đà Nẵng, chia sẻ: Gần 12h khuya 11/5, anh nhận cuộc gọi từ các đồng nghiệp và ngay lập tức lên đường. Nhà ở cách nơi làm việc gần 30km, anh Thuận chỉ kịp lấy túi xách rồi phóng xe máy đến cơ quan, không kịp chào vợ và con gái nhỏ mới 2 tháng tuổi. Nỗi nhớ vợ, thương con khiến người cán bộ ấy chỉ mong cho dịch trôi qua thật nhanh để được về với gia đình. "Thực sự chỉ cần được nhìn thấy vợ, con một chút thôi là thỏa nỗi nhớ rồi"- anh Lê Hoàng Thuận chia sẻ.

Cũng phải gác lại tất cả công việc gia đình, tạm xa người thân để tham gia chống dịch, chị Nguyễn Thị Hương, điều dưỡng viên tại Khoa Thận tiết niệu, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) đã cùng 199 y, bác sỹ và điều dưỡng của tỉnh Quảng Ninh lên đường chi viện cho Bắc Giang chống dịch.

Chị Hương cho hay: "Con trai lớn nhà tôi thi lên lớp 10 ngày 12/6 tới. Bạn nhỏ thì chuẩn bị vào lớp một. Ngày chia tay chỉ biết động viên con ôn tốt, thi tốt để mẹ yên tâm và hoàn thành công việc".

Chồng chị Hương làm nghề xây dựng, rất bận, có những hôm đi từ sáng đến tối mịt mới có mặt ở nhà. Ông bà nội, ngoại đều hơn 80 tuổi rồi nên bình thường, chuyện gia đình đều một tay chị lo. Bây giờ, tất cả đều phụ thuộc vào chồng. Trước khi đi, chị cũng chuẩn bị cơm nước và mua ít đồ dùng cho mấy bố con trong những ngày đi vắng.

Ở những đợt dịch trước, chị Hương đã có khoảng nửa tháng (chưa kể thời gian cách ly) đến tâm dịch Đông Triều (Quảng Ninh), còn chuyến tiếp lửa đến Bắc Giang lần này, chị Hương xác định chưa biết ngày về.

Bác sĩ Nguyễn Thị Oanh tại khoa Hồi phục chức năng, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí cũng tương tự. Ngày lên đường tiếp lửa vùng dịch Bắc Giang, chị Oanh chỉ có thể ôm hôn con gái trong vội vàng.

Không chỉ xa con cái, xa những người thân yêu, có những y, bác sỹ phải bỏ lại sau lưng bố mẹ già đau yếu. Câu chuyện của cặp vợ chồng bác sỹ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương không thể về lo tang mẹ vì đang phải chiến đấu với dịch bệnh được chia sẻ những ngày qua khiến nhiều người không khỏi xót xa.

Hơn nửa tháng qua, cán bộ, công chức, viên chức, các nhân viên y tế cùng các lực lượng tham gia phòng, chống dịch của Trung ương và nhiều địa phương gần như không một phút nghỉ ngơi. Nếu một lần tận mắt chứng kiến những hình ảnh các nhân viên y tế thức trắng đêm để lấy mẫu xét nghiệm; người ướt đẫm mồ hôi trong bộ đồ bảo hộ, ngất xỉu vì làm việc quá mệt… có lẽ mới có thể thấu cảm được những cố gắng, hy sinh của họ trong cuộc chiến chống dịch. Những hy sinh lớn lao ấy thật khó có gì đo đếm được.

Trong trận chiến chống dịch đầy khốc liệt này, chắc chắn có những hy sinh, mất mát, những nỗi đau khó diễn tả thành lời, nhưng vượt qua tất cả - như lời Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long từng gửi gắm trong bức thư gửi các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong ngành y tế: "Hơn ai hết, mỗi nhân viên y tế luôn ý thức được trách nhiệm, nhiệm vụ cao cả của mình trong cuộc chiến phòng, chống dịch bệnh... Mỗi cá nhân, tập thể trong ngành y tế tiếp tục chung sức, đồng lòng, quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID-19, bảo đảm tính mạng, sức khỏe cho nhân dân, sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường và ổn định phát triển kinh tế - xã hội của đất nước"./.

12 tháng 12 2021

Không thể kể hết những khó khăn, vất vả của những cán bộ y tế, mặc dù dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp và nhiều hiểm nguy, thế nhưng những “chiến sĩ” áo trắng vẫn không hề nao núng, họ vẫn luôn vững vàng, kiên cường ở nơi tuyến đầu chống dịch, sẵn sàng dấn thân để thực hiện sứ mệnh chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng. Chia sẻ về công tác phòng, chống dịch, Bác sĩ Chuyên khoa I Bùi Văn Hoàng, Phó giám đốc Trung tâm Y tế huyện Như Thanh cho: “Cuộc chiến chống dịch COVID-19 như ở nơi “đầu sóng ngọn gió”. Là tuyến đầu chống dịch, chúng tôi xác định rõ luôn cẩn trọng trong mọi tình huống. Trực tiếp tiếp xúc, truy vết, theo dõi, chăm sóc và điều trị cho những đối tượng cách ly, người về từ vùng dịch và các đối tượng có nguy cơ, các bác sĩ, nhân viên y tế luôn phải đối diện với nhiều áp lực và rủi ro bị lây nhiễm bệnh. Nhưng vượt lên trên những khó khăn, sợ hãi của bản thân, họ lặng lẽ cống hiến, hy sinh góp phần thực hiện tốt sứ mệnh chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân”.

5 tháng 9 2021

dưa hấu nhé

5 tháng 9 2021

quả thanh long nhe

14 tháng 7 2022

rất là đc lun