K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc truyện cổ tích sau và cho biết nội dung , ý nghĩa của truyện : 

SỰ TÍCH CHÙA CHUÔNG

 Tương truyền, do mâu thuẫn năm xưa nên hàng năm Thủy thần lại mượn sông Cái làm đường dâng nước đánh Sơn thần. Nhân dân khổ cực mới cầu xin Bồ Tát cứu giúp. Ngọc Hoàng Thượng Đế chưa hòa giải được hai thần nên khi nghe Bồ Tát tấu trình đã đồng ý ban cho dân chúng hạ giới quả chuông vàng để yên lòng dân. Chuông vàng được đặt trên bè lớn, thả trôi sông Cái. Các làng ven sông kéo bè chuông vào bờ đều không được. Đêm nọ, dân thôn Nhân Dục (nay thuộc phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên) mơ thấy thần tiên báo mộng mai ra bến sông nhận chuông. Hôm sau, mọi người cùng ra bờ sông tế lễ rồi khiêng chuông quý về làng. Từ khi được chuông, dân làng làm ăn khấm khá. Cho là điềm lành nên nhà nhà công đức tiền của xây ngôi chùa lớn có gác cao để rước chuông quý. Tiếng chuông vang ngân khắp vùng, ai nghe thấy cũng phấn khởi, thành quả lao động tăng gấp đôi, gấp ba. Tiếng chuông còn gọi được cả những người Nam lưu lạc trở về cố quốc. Vì thế, thời nước nhà bị đô hộ, bọn quan cai trị đã cho người đi dò la để lấy chuông. Biết được âm mưu đó, các tăng ni trong chùa đã giấu chuông vàng xuống giếng và đào thêm nhiều giếng khác để lừa giặc. Đến nay, các giếng đều đã được lấp đi và người hậu thế không biết chuông vàng được giấu nơi đâu. Sau này, dân làng Nhân Dục trùng tu ngôi chùa thêm to đẹp, đặt tên là Kim Chung Tự, tức Chùa Chuông Vàng.

 (Dựa theo: Vũ Tiến Kỳ (sưu tầm, tuyển chọn và biên soạn), Truyện cổ dân gian Hưng Yên, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội, 2010)

1
16 tháng 2 2022

Mọi ngươi giúp mik vs nhé , mik đang cần gấp

23 tháng 3 2022

:))))
Hiếu đây

 

 THẦN NÚI TẢN VIÊNTục truyền thần núi Tản Viên thuộc dòng lạc Long, nhà nghèo thường vào rừng đốn củi để làm kế sanh nhai. Một hôm vừa đốn ngã một cây chò, bỗng nghe một tiếng sấm, kế Thái Bạch Kim Tinh hiện đến bảo rằng: - Nhà người có căn tu, vậy hãy lãnh vật này mà cứu nhân độ thế. Nói rồi Thái Bạch Kim Tinh trao cho Thần một cây gậy rồi biến mất. Từ đó, Thần vào ở...
Đọc tiếp

 

THẦN NÚI TẢN VIÊN

Tục truyền thần núi Tản Viên thuộc dòng lạc Long, nhà nghèo thường vào rừng đốn củi để làm kế sanh nhai. Một hôm vừa đốn ngã một cây chò, bỗng nghe một tiếng sấm, kế Thái Bạch Kim Tinh hiện đến bảo rằng: - Nhà người có căn tu, vậy hãy lãnh vật này mà cứu nhân độ thế. 

Nói rồi Thái Bạch Kim Tinh trao cho Thần một cây gậy rồi biến mất. Từ đó, Thần vào ở luôn trong núi chuyên trị bệnh giúp người làm phước. Hôm nọ Thần đi dạo ở chân núi thấy bọn trẻ đập chết một con rắn lớn, nhìn kỹ nơi đầu rắn có một chữ “Vương.” Thần liền cầm cây gậy gõ vào đầu rắn mà niệm phù. Tức thì rắn sống lại bò xuống sông đi mất. 

Cách đó ít lâu, một hôm Thần gặp một gã đàn ông mặt xanh nanh nhọn, đón đường bái vọng và nói rằng: - Tôi là Tiểu Long Hầu, thái tử con của Nam Hải Long vương, năm trước lên trần du ngoạn bị bọn trẻ hành hung đánh chết, may nhờ ngài cứu mạng. Tôi về thuật chuyện, phụ thân tôi rất là ngưỡng vọng nên sai tôi đi rước ngài xuống dạo Long cung. 

Nói rồi, Tiểu Long Hầu đưa Thần tới bờ biển, làm phép rẽ nước cùng xuống tới Long cung. Long vương đón rước Thần rất ân cần niềm nở. Truyền cho Thần muốn lấy vật gì quý giá thì Long vương sẽ trao tặng, Thần đều từ chối cả. Sau cùng Long vương trao tặng Thần một quyển sách ước, bất đắc dĩ Thần phải nhận và để lời cảm tạ. 

Sau ba ngày du ngoạn thủy cung, Thần trở về núi Tản Viên tiếp tục trừ tà ma quỷ giúp đời. Thường khi Thần cũng đi du ngoạn ở miền đồng bằng. Đến đâu thì hóa ra đền đài cung điện ở đó. Dân làng mỗi khi biết Thần ngự ở đâu, thì lập đền thờ ở đó. 

Lúc nước Nam nội thuộc nhà Đường bên Tàu, Thái thú Cao Biền là tay giỏi về phù phép, lại sợ Thần ám trợ dân Nam phá hoại việc đô hộ nên định dùng mưu để trừ Thần. Cao Biền mới bắt một người con gái mười bảy, mười tám tuổi, buộc tắm gội sạch sẽ, rồi cho ăn hoa quả và mặc xiêm áo lịch sự, đoạn đặt ngồi lên ngai, giết trâu bò bày cuộc tế lễ để cho Thần nhập vào người con gái ấy, rồi rình cất nhắc tay chân, và thốt nhiên chém chết. Cao Biền thường làm như vậy để trấn ếm các Thần. 

Khi Cao Biền dùng mưu đó để đánh lừa Thần, thì Thần cưỡi ngựa trắng, bay trên mây nhổ nước miếng vào cỗ tế mà bỏ đi. Thấy thế Cao Biền vô cùng thất vọng, cho rằng linh khí nước Nam còn vượng lắm nên không thể trừ được Thần. 

Do đó, dân Nam càng sùng kính Thần hơn, lập miếu ở nhiều nơi để thờ Thần.

Các bạn tóm tắt cái này giúp mk

0
 So sánh cách lí giải về nguồn gốc dân tộc của truyện " Sự tích các dân tộc " và truyện " Con Rồng cháu Tiên "*Truyện sự tích các dân tộc:Văn bảnNgày xửa ngày xưa , tất cả mọi người đều sống chung trong cùng một buôn làng . Một hôm , bầu trời bỗng nhiên tối sầm , sấm chớp , mưa gió nổi lên dữ dội . Buôn làng chìm ngập trong nước , mọi người và muôn vật đều bị cuốn trôi hết ;...
Đọc tiếp

 

So sánh cách lí giải về nguồn gốc dân tộc của truyện " Sự tích các dân tộc " và truyện " Con Rồng cháu Tiên "

*Truyện sự tích các dân tộc:

Văn bản

Ngày xửa ngày xưa , tất cả mọi người đều sống chung trong cùng một buôn làng . Một hôm , bầu trời bỗng nhiên tối sầm , sấm chớp , mưa gió nổi lên dữ dội . Buôn làng chìm ngập trong nước , mọi người và muôn vật đều bị cuốn trôi hết ; duy chỉ có hai anh em Khốt và Kho kịp trốn vào trong quả bầu khô là còn sống sót.

Dòng nước hung dữ đưa quả bầu khô cùng hai anh em Khốt và Kho trôi dạt khắp nơi  . Rồi đến một  ngày , hai anh em thấy quả bầu nằm yên , không dập dềnh nữa liền mở nắp bầu ra xem . Họ thấy quả bầu nằm trên mặt đất , nước lụt đã rút hết . Hai anh em vô cùng vui sướng , họ chui ra khỏi quả bầu rồi tìm một cái hang gần đó làm nơi ở tạm.

Hôm sau hai anh em tìm thấy trong quả bầu một hạt bầu , một hạt thóc và một hạt bắp . Họ quyết định đem ba hạt giống quý báu ấy gieo xuống một bãi đất rộng . Chỉ một ngày sau , hai anh em vô cùng ngạc nhiên khi thấy trước mắt họ là một rẫy lúa chín vàng , một rẫy bắp trĩu quả và một rẫy bầu xanh tốt . Thế là hai anh em Khốt và Kho không lo bị đói nữa ,họ đã có lúa , bắp để ăn . Nhưng còn rẫy bầu thì rất lạ , cả một cái rẫy xanh um , lá mọc phủ kín mặt đất nhưng chỉ đậu được có một quả .Qủa bầu lúc đầu chỉ nhỏ bằng nắm tay nhưng sau bảy lần mặt trời ngủ dậy , nó đã to bằng trái núi . Hai anh em hè nhau khiêng quả bầu về nhưng không tài nào nhấc nổi . Họ lấy đá đập vào nhưng quả bầu vẫn trơ trơ . Cuối cùng họ dùng lửa để đốt . Ngon lửa bốc cao suốt bảy ngày bảy đêm . Khi lửa tắt , bỗng có môt tiếng nổ dữ dội rung chuyển cả đất trời làm vỏ bầu nứt toác . Một lúc sau ,hai anh em thấy có một đôi nam nữ từ trong quả bầu chui ra , rồi tiếp một đôi nữa , một đôi nữa , cứ thế mãi ... tất cả là sáu mươi đôi ; đôi nào chui ra cũng gọi Khốt , Kho là cha mẹ.

Khốt và Kho vui sướng nói với các con :

 - Ơi , các con yêu quý ! Vừa qua Yang giận dữ đã cho nước dâng lên cuốn hết tổ tiên chúng ta . Nay các con lại được Yang sinh ra , các con hãy chia nhau ra đi khắp nơi mà sinh cơ lập nghiệp .

 - Chúng con xin vâng lời cha mẹ . - Cả sáu mươi đôi cùng đồng thanh trả lời .

Đôi ra đầu tiên đi về phía mặt trời mọc , nơi ấy có đồng bằng và biển cả  . Họ là tổ tiên của người Kinh bây giờ.

Những đôi ra tiếp sau đi về vùng núi phía Bắc trùng điệp . Họ là tổ tiên các dân tộc Mường , Tày , Thái , ... ngày nay.

Những đôi ra sau cùng ở lại với vùng núi phía Nam bao la . Họ là tổ tiên của các dân tộc Tây Nguyên bây giờ.

*Truyện Con Rồng cháu Tiên

Văn bản:

Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh - những loài yêu quái bấy lâu làm hại dân lành. Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Xong việc, thần thường về thủy cung với mẹ, khi có việc cần, thần mới hiện lên.

Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm. Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng, cùng chung sống trên cạn ở cung điện Long Trang.

Ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Đến kì sinh, chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần.

Thế rồi một hôm, Lạc Long Quân vốn quen ở nước cảm thấy mình không thể sống mãi trên cạn được, đành từ biệt Âu Cơ và đàn con để trở về thủy cung. Âu cơ ở lại một mình nuôi con, tháng ngày chờ mong, buồn tủi. Cuối cùng nàng gọi chồng lên và than thở :
- Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?

Lạc Long Quân nói :

- Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ ở cạn, người ở nước, tính tình, tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn.

Âu Cơ và trăm con nghe theo, rồi chia tay nhau lên đường.
Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Triều đình có tướng văn, tướng võ; con trai vua gọi là lang, con gái vua gọi là mị nương; khi cha chết thì ngôi được truyền cho con trưởng, mười mấy đời truyền nối ngôi vua đều lấy hiệu là Hùng Vương, không hề thay đổi.

Cũng bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta - con cháu vua Hùng - khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường xưng là con Rồng cháu Tiên.

0
CẢM NHẬN CỦA EM VỀ TRUYỆN BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY . VD : Trong truyện cổ dân gian, sự xuất hiện của Thần, Tiên, Bụt, Phật... đã tạo nên yếu tố hoang đường, kì ảo. Những nhân vật siêu nhiên ấy nhằm giúp đỡ, độ trì người nghèo, bênh vực kẻ yếu, ban phép lạ cho người tốt, và trừng phạt những kẻ xấu xa, gian ác. Truyện cổ Sự tích bánh chưng bánh giày cũng có hai nhân vật Thần. Thần...
Đọc tiếp

CẢM NHẬN CỦA EM VỀ TRUYỆN BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY .

 VD :

 

Trong truyện cổ dân gian, sự xuất hiện của Thần, Tiên, Bụt, Phật... đã tạo nên yếu tố hoang đường, kì ảo. Những nhân vật siêu nhiên ấy nhằm giúp đỡ, độ trì người nghèo, bênh vực kẻ yếu, ban phép lạ cho người tốt, và trừng phạt những kẻ xấu xa, gian ác. Truyện cổ Sự tích bánh chưng bánh giày cũng có hai nhân vật Thần. Thần xuất hiện trong giấc mộng, mách bảo Lang Liêu làm bánh đề lễ Tiên Vương. Nói rằng: Nhờ có Thần mách bảo mà Lang Liêu mới được nối ngôi vua tuy đúng, nhưng chưa thật đầy đủ. Đó là vì ý kiến ấy chưa đề cập đến yếu tố con người, vai trò con người. Đó là Lang Liêu và nhà vua.

Lang Liêu là một ông hoàng chỉ chăm lo việc đồng áng trồng lúa, trồng khoai.... Đó là một ông hoàng giàu lòng nhân đức, rất cần cù, sống gần dân, biết trọng nghề nông là nghề căn bản của dân tộc. Ông mồ côi mẹ, vì thế mà trở thành một ông hoàng bị "lép vế" trong hoàng tộc nên mới được Thần hiến kế và độ trì. Chuyện kể Lang Liêu gặp Thần trong giấc mộng, có nghĩa là Lang Liêu được lòng dân, bởi lẽ: Thần bảo như nhân bảo.

Lang Liêu là một con người rất sáng tạo. Thần chỉ nói về giá trị của gạo, và mách bảo Lang Liêu nên lấy gạo để làm bánh, chứ không chỉ vẽ cách thức cụ thể làm bánh ra sao. Thế nhưng Lang Liêu đã biết lấy gạo nếp đem vo sạch, lấy đỗ đãi và thịt lợn làm nhân, lấy lá giong gói thành bánh hình vuông đem nấu chín; biết đồ gạo nếp, giã nhuyễn, nặn thành hình tròn. Lang Liêu đã sử dụng chất liệu sẵn có của nhà nông, của quê hương xứ sở, sáng tạo thành hai thứ bánh rất ngon. Anh rất xứng đáng nhận mọi phần thưởng cao quý.

Bánh của Lang Liêu sáng tạo nên không chỉ ngon mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu xa, tốt đẹp. Bánh giày tượng Trời; bánh chưng tượng Đất. Thịt mỡ, đậu xanh, lá giong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài. Có thể nói đó là sự hoà hợp giữa con người với đất trời, thiên nhiên tạo vật. Lá giong bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau. Vua Hùng qua chiếc bánh chưng xanh gói bằng lá giong mà nêu cao bài học thương yêu, đoàn kết. Nhà vua ngầm nhắc các hoàng tử và quần thần bài học giữ nước. Bánh chưng bánh giày với biểu tượng cao quý ấy đã thể hiện cái tâm và cái tài, nhất là lòng trung hiếu của Lang Liêu. Lang Liêu đã làm vừa ý vua cha, biết nối chí vua cha, xứng đáng dược vua Hùng truyền ngôi báu, có Tiên Vương chứng giám.

 

Truyện cổ tích này đã giải thích nguồn gốc và tính nhân văn của bánh chưng, bánh giầy. Truyện đã biểu lộ niềm tự hào về một nét tuyệt đẹp: hương vị của đất nước ta rất phong phú, hương vị Tết cổ truyền dân tộc rất dậm đà. Đó chính là bản sắc tốt đẹp của nền văn hiến Việt Nam.

Sâu xa hơn nữa, Sự tích bánh chưng, bánh giày còn thể hiện ý thức lấy nước, lấy dân làm gốc, coi trọng nghề nông, quý hạt gạo, biết ơn tổ tiên, kính Trời, Đất với tất cả tấm lòng hồn hậu, chân thành của con người Việt Nam chúng ta.

                                  mÌNH VIẾT VÍ DỤ SỞ DĨ MK BIK SẼ CÓ 1 VÀI BẠN COPY NHƯNG MK MUỐN XEM BÀI VĂN CỦA CÁC BẠN NÊN HÃY LÀM THÀNH THẬT NHÉ !                        nHỚ GIÚP MK ^-^ ! ~                                      

0
Ngày xửa ngày xưa, có đôi vợ chồng rất nghèo, lại hiếm muộn. Đến tuổi già, bệnh tật hành hạ, việc lao động trở nên quá sức. Hai ông bà đành vay thóc lúa của một gia đình giàu có trong làng để có cái mà ăn. Người trong làng biết ông bà sẽ không thể nào trả lại được số nợ đó, vì sức khỏe không còn thì làm sao làm lụng mà trả nợ. Ông bà lại không có con cháu, nên cũng không có...
Đọc tiếp

Ngày xửa ngày xưa, có đôi vợ chồng rất nghèo, lại hiếm muộn. Đến tuổi già, bệnh tật hành hạ, việc lao động trở nên quá sức. Hai ông bà đành vay thóc lúa của một gia đình giàu có trong làng để có cái mà ăn. Người trong làng biết ông bà sẽ không thể nào trả lại được số nợ đó, vì sức khỏe không còn thì làm sao làm lụng mà trả nợ. Ông bà lại không có con cháu, nên cũng không có ai để thay ông bà trả nợ. Với người Tây Nguyên, nợ nần đã là một nỗi nhục, thêm việc tuyệt đường tôn tử lại càng xấu hổ hơn. Bởi dân làng quan niệm rằng, vợ chồng đã sống không tốt, hoặc kiếp trước đã giết người nên kiếp này bị các Yang trừng phạt, không cho sinh được con cái. Từ đó, dân làng cứ ngày càng xa lánh họ.Thấy mình oan ức, vì cả đời sống lương thiện, người chồng bèn đến bên sườn núi cắt cổ con gà, khui cái ché rượu tế các Yang, xin các Yang phù hộ cho được con cái. Ông tế liền 7 ngày 7 đêm. Các Yang thấy ông có lòng thành thì rủ lòng thương. Vì vậy, dù đã đến tuổi gần đất xa trời nhưng vẫn giúp cho ông bà có được một đứa con gái.

Ngày sinh con, ông bà mừng rỡ, tạ ơn các Yang. Hôm sau, ông bà làm lễ Pơ-răp Yun (lễ đặt tên con) và đặt tên đứa bé là K'Niê.
Nhưng buồn thay, đứa bé tuổi vừa được vài mùa rẫy thì ông bà qua đời. Gia đình nhà giàu kia đến bắt K'Niê về làm người ở để trừ nợ. Vì cha mẹ nợ thóc lúa, nên ngoài những việc dành cho con gái như lấy củi, hái rau, gánh nước, giã gạo... thì đến mùa làm rẫy, K'Niê bị bắt ra rẫy cày cấy như đàn ông. Cái rẫy của người chủ sau nhiều năm gieo trồng, nay đã cằn cỗi, đất cứng như đá, nắng rọi cháy da cháy thịt, cỏ dại mọc cũng không nổi. Một ngày nọ mệt quá, K'Niê nằm trên khoanh rẫy cằn cỗi ngủ thiếp đi, và không bao giờ thức dậy nữa.Cô gái đã chết.

Đêm hôm đó, K'Niê báo mộng đến chủ nhà, bảo rằng đừng chôn cất cô về nghĩa trang của làng. Hãy lập mộ cô ngay giữa khoanh rẫy, và cô sẽ trả nợ cho họ. Chủ nhà nghe theo.
Ít lâu sau, từ nấm mộ cô mọc lên một loại cây. Giữa rẫy hoang cằn cỗi, cây vẫn xanh tươi, lớn rất nhanh, thân cây thẳng đứng mạnh mẽ, cành lá xum xuê tỏa bóng mát, mặc trên trời nắng gắt, dưới đất khô cằn. Nhờ bóng mát che chở, những mùa rẫy sau cánh đồng trở lại tươi tốt, thóc lúa bội thu. Người chủ không những đã thu gom đủ thóc lúa cho vợ chồng nghèo kia vay trong nhiều năm, mà còn có dư để đem cho người nghèo khác trong làng.
Dân làng bèn đặt tên cho cây ấy là cây K'Niê. Người Ê Đê chúng tôi gọi là Kyao K'Niê.
Từ đó, người Tây Nguyên không bao giờ chặt phá cây K'Niê. Nếu cây mọc giữa rẫy, dân làng vẫn giữ nguyên đó, vì niềm tin rằng đó là nơi trú ngụ của thần linh, của linh hồn người đã khuất. Người ra rẫy cũng vì thế mà được nhờ bóng mát sau những giờ phơi mình ngoài nắng cháy.

Xưa kia, người đi làm rẫy nếu chẳng may bị no hơi, đầy bụng thì chỉ cần lấy lá K'Niê nấu nước, uồng vài ngụm là khỏi. Nặng hơn, nếu bị sốt rét rừng, thứ bệnh mà dân làng xưa kia tin rằng là do bị ma ám, ma nhập... thì cũng uống nước nấu cây K'Niê để chữa. Dân làng đã khỏi, và tin đó là sự linh thiêng của cô bé K'Niê. Ngày nay, các nhà khoa học đã biết chiết xuất thuốc chống sốt rét từ cây K'Niê.

1) Đọc tìm bố cục và tóm tắt văn bản trên

2) Hãy tìm các chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện Theo em những chi tiết đó có ý nghĩa gì?

0
“Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lại lên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh những loài yêu quái làm hại dân lành. Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và...
Đọc tiếp

“Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lại lên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh những loài yêu quái làm hại dân lành. Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Xong việc, thần thường về thủy cung với mẹ, khi có việc cần thần mới hiện lên.

Bấy giờ ở vùng đất cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm. Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng, cùng chung sống ở trên cạn ở cung điện Long Trang.

[...]

Người con trưởng được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô [5] ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Triều đình có tướng văn, tướng võ, con trai vua gọi là quan lang, con gái vua gọi là mị nương, khi cha chết thì được truyền ngôi cho con trưởng, mười mấy đời truyền nối ngôi vua đều lấy danh hiệu Hùng Vương, không hề thay đổi.

Cũng bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta con cháu vua Hùng, thường nhắc đến nguồn gốc của mình là con Rồng cháu Tiên.”

(Trích truyền thuyết: “Con Rồng, cháu Tiên”)

Câu 3: Lời kể nào trong đoạn truyện có hàm ý rằng câu chuyện đã thực sự xảy ra trong quá khứ? Nhận xét về ý nghĩa của lời kể đó? 

ai làm đúng mình tick cho mình đang cần gấp

0
Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược.Nghĩa quân Lam Son nhiều lần chống giặc nhưng đều bị thua. Thấy vậy Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn Gươm thần để đánh giặc.Lê Thận làm nghề đánh cá ở Thanh Hoá. Một đêm, Thận thả lưới trên bến vắng, ba lần kéo lưới lên đều thấy một thanh sắt, nhận ra đó là lưỡi...
Đọc tiếp

Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược.

Nghĩa quân Lam Son nhiều lần chống giặc nhưng đều bị thua. Thấy vậy Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn Gươm thần để đánh giặc.

Lê Thận làm nghề đánh cá ở Thanh Hoá. Một đêm, Thận thả lưới trên bến vắng, ba lần kéo lưới lên đều thấy một thanh sắt, nhận ra đó là lưỡi gươm liền đem về cất ở xó nhà. Sau đó Lê Thận đã hăng hái gia nhập nghĩa quân Lam Sơn. Một hôm, chủ tướng Lê Lợi cùng tuỳ tùng đến nhà Thận, hôm đó thanh gươm tự nhiên sáng rực lên. Lê Lợi cầm lên xem thấy có hai chữ “Thuận Thiên”.

Một lần đi qua khu rừng, thấy chuôi gươm nạm ngọc trên ngọn cây đa, Lê Lợi giắt vào lưng đem về. Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại mọi người đã kể lại chuyện bắt được chuôi gươm. Lê Thận đem gươm ra tra vào chuôi thì vừa như in. Lê Thận nâng gươm trao cho Lê Lợi và nói rằng đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Lê Lợi với gươm báu trong tay, cùng nghĩa quân nhuệ khí ngày một lớn mạnh. Trên các trận địa, quân Minh kinh hồn bạt vía. Uy danh của nghĩa quân vang khắp nơi. Chiến lợi phẩm thu về ngày càng nhiều. Đời sông của nghĩa quân khá hơn. Thê chủ động tấn công ngày một cao, chảng mấy chôc đất nước ta quân thù sạch bóng. Một năm sau khi đuổi giặc Minh, vua Lê Lợi cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân đó Long Quân sai rùa vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Thuyền rồng tiên ra giữa hồ, thấy con rùa lớn xuât hiện, vua ban lệnh cho thuyền chậm lại. Rùa vàng tiến về phía vua và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”. Nghe Rùa vàng nói vua hiểu ý, rút gươm trả cho rùa vàng. Rùa vàng lập tức há miệng đớp lấy thanh gươm và lận xuống nước.

Gươm và rùa đã chìm xuống nước, người ta thấy vật gì sáng loáng dưới mặt hồ xanh.

Từ đó hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là hồ Gươm hay là hồ Hoàn Kiếm.

 

Đọc bài sau, cho biết :

1.Truyện kể về nhân vật và sự kiện liên quan đến Lịch sử nào?

2.Lưỡi gươm có trong tay ai? Chuôi gươm có trong tay ai? Vì sao lại chia thanh kiếm thành 2 phần như thế?

 

2
8 tháng 8 2018

đéo hiểu

23 tháng 9 2018

Lê Lợi không trực tiếp nhận gươm. Người đánh cá Lê Thận nhận được lưỡi gươm dưới nước, Lê Lợi nhận  được chuôi gươm trên rừng, đem khớp với nhau thì “vừa như in”. Điều đó chứng tỏ sức mạnh của gươm thần thực chất là sức mạnh đoàn kết nhân dân ở khắp nơi, trên mọi miền Tổ quốc, từ miền xuôi cho đến miền ngược, từ đồng bằng cho đến miền rừng núi.

Mỗi bộ phận của thanh gươm ở một nơi nhưng khi khớp lại thì vừa như in, điều đó thể hiện sự thống nhất nguyện vọng, ý chí chống giặc ngoại xâm của toàn dân tộc. Hai chữ “Thuận Thiên” (hợp lòng trời) trên lưỡi gươm thần nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, lòng trời của nghĩa quân Lam Sơn.

Giọng đọc Hướng Dương Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưaĐời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa...Chiều nay con chạy về thăm BácƯớt lạnh vườn cau, mấy gốc dừa!Con lại lần theo lối sỏi quenĐến bên thang gác, đứng nhìn lênChuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa?Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trờiMiền Nam đang thắng, mơ ngày hộiRước Bác...
Đọc tiếp

Giọng đọc Hướng Dương 

Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa...
Chiều nay con chạy về thăm Bác
Ướt lạnh vườn cau, mấy gốc dừa!

Con lại lần theo lối sỏi quen
Đến bên thang gác, đứng nhìn lên
Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa?
Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!

Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội
Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười!

Trái bưởi kia vàng ngọt với ai
Thơm cho ai nữa, hỡi hoa nhài!
Còn đâu bóng Bác đi hôm sớm
Quanh mặt hồ in mây trắng bay...

Ôi, phải chi lòng được thảnh thơi
Năm canh bớt nặng nỗi thương đời
Bác ơi, tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông, mọi kiếp người.

Bác chẳng buồn đâu, Bác chỉ đau
Nỗi đau dân nước, nỗi năm châu
Chỉ lo muôn mối như lòng mẹ
Cho hôm nay và cho mai sau...

Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già

1 xác định phuong thức biểu đạt chính

2. biện pháp tu từ được sử dụng câu  thơ "bác sông như trời đất của ta " . cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó

0
Vào thời Hùng Vương có một đôi vợ chồng tuy đã già nhưng mãi chưa có con. Vào một buổi sáng sớm khi lên nương làm rẫy, chợt thấy một dấu chân rất to in trên mặt đất, bà sửng sốt kêu lên:- Ôi! Dấu chân của ai mà to thế này!Thấy kì lạ, bà đưa chân mình vào ướm thử, về nhà bà liền có thai. Chẳng giống như bình thường, bà mang thai 12 tháng mới sinh ra một bé trai và đặt tên là Gióng....
Đọc tiếp

Vào thời Hùng Vương có một đôi vợ chồng tuy đã già nhưng mãi chưa có con. Vào một buổi sáng sớm khi lên nương làm rẫy, chợt thấy một dấu chân rất to in trên mặt đất, bà sửng sốt kêu lên:
- Ôi! Dấu chân của ai mà to thế này!

Thấy kì lạ, bà đưa chân mình vào ướm thử, về nhà bà liền có thai. Chẳng giống như bình thường, bà mang thai 12 tháng mới sinh ra một bé trai và đặt tên là Gióng. Gióng lên ba tuổi mà chẳng biết nói biết cười. Hàng xóm láng giềng xung quang bắt đầu dị nghị, lời ra tiếng vào, bàn tán về đứa trẻ kì lạ. Họ cho rằng bà thụ thai kì lạ nên đứa trẻ sinh ra cũng không được bình thường. Vào năm ấy, giặc Ân xâm lược nước ta. Quân giặc rất đông và hung hãn, đi đến đâu, chúng cướp bóc, tàn phá đến đấy. Quân của vua Hùng nhiều lần xuất trận nhưng không thể đánh thắng số lượng áp đảo của quân địch. Trước tình hình ấy, vua Hùng rất lo lắng, cử sứ thần đi khắp các vùng miền tìm người tài. Đến làng Phù Đổng, với lòng căm thù quân giặc sục sôi, ý chí bảo vệ đất nước mãnh liệt, người dân cả làng xin vua cho được đi đánh giặc. Không khí đánh giặc cứu nước lan tỏa khắp nơi nơi, mẹ Gióng vô cùng buồn rầu ao ước rằng giá như Gióng cũng bình thường như những người khác thì đã có thể xung quân đánh giặc. Lời ru của mẹ cất lên đầy tha thiết nhưng cũng đầy giục giã: “Làm trai đứng ở trên đời/ Sao cho xứng đáng giống nòi rồng tiên”. Những đứa trẻ khác thấy Gióng vẫn ngủ thì nói: “Gióng ơi dậy đi thôi! Cả làng Phù Đổng ta xin vua cho đi đánh giặc rồi đấy!”. Những lời nói ấy như có sức mạnh làm thức tỉnh con người ngủ quên trong Gióng, Gióng bỗng cất tiếng gọi mẹ xin cho đi đánh giặc: “ Mẹ ơi! Xin mẹ cho gọi sứ giả vào đây”. Mẹ Gióng vô cùng bất ngờ, chuyện quốc gia đại sự đâu phải trò đùa của trẻ con, nhưng Gióng vẫn cương quyết: “Xin mẹ hãy tin con, con có thể ra trận đánh giặc”. Mẹ Gióng đến gặp trưởng làng và mời sứ thần đến gặp Gióng. Gióng nói với sứ giá bằng giọng rõ ràng, dứt khoát: “Xin hãy nói với nhà vua làm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một cái áo giáp sắt”. Sứ giả ban đầu cũng hoài nghi, dù sao Gióng cũng chỉ là một đứa trẻ. Nhưng lúc ấy, có một con rồng không biết từ đâu bay đến rồi vút cao lên trời xanh, biết là điểm báo của trời, vội vàng về tâu lại với nhà vua. Từ hôm ấy, Gióng bỗng lớn nhanh như thổi, ăn bao nhiêu cũng không đủ, vươn vai trở thành một chàng trai khỏe mạnh, khôi ngô, tuấn tú. Những vật dụng cần thiết được mang đến, Gióng cùng trai tráng làng Phù Đổng ra trận đánh giặc. Đánh đến đâu, quân giặc khiếp sợ bỏ chạy đến đấy. Khí thế đang mạnh mẽ thì ngờ đâu kiếm gãy, Gióng nhanh trí nhổ một bụi tre bên đường, quật vào quân giặc tới tấp. Tướng giặc cùng đường phải giơ tay xin hàng, chiến thắng thuộc về nhân dân của nước Văn Lang. Lúc bấy giờ ngựa Gióng đã tiến đến chân núi Sóc Sơn. Gióng bèn cởi toàn bộ giáp rồi cả người lẫn ngựa bay thẳng lên trời.

Để tưởng nhớ công ơn của Gióng, vua Hùng cho lập đền thờ ở quê nhà và phong Gióng là Phù Đổng Thiên Vương. Hàng năm, nhân dân vẫn tổ chức lễ hội để du khách thập phương tìm về bái lễ.

Văn bản' Thánh Gióng ' kể lại bằng lời của em nhé

0
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “(1) Chủ đề đánh giặc cứu nước là chủ đề lớn, co bản, xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam nói chung, văn học dân gian Việt Nam nói riêng. Thánh Gióng thể hiện tập trung chủ đề đánh giặc cứu nước, thuộc loại tác phẩm hay nhất của chủ đề này. (2) Gióng ra đời kì lạ Mẹ Gióng có thai Gióng không bình thường. Bà ướm chân mình vào vết...
Đọc tiếp
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “(1) Chủ đề đánh giặc cứu nước là chủ đề lớn, co bản, xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam nói chung, văn học dân gian Việt Nam nói riêng. Thánh Gióng thể hiện tập trung chủ đề đánh giặc cứu nước, thuộc loại tác phẩm hay nhất của chủ đề này. (2) Gióng ra đời kì lạ Mẹ Gióng có thai Gióng không bình thường. Bà ướm chân mình vào vết chân khổng lồ rồi mang thai, lại có thai không phải chín tháng mười ngày mà mười hai tháng. Sự sinh nở thần kì, ta vẫn thấy trong truyện cổ dân gian. Chẳng hạn, truyện dân gian kể, lúc Lê Lợi sinh ra có ánh sáng đỏ đầy nhà, mùi hương lạ khắp xóm; còn Nguyễn Huệ, khi ra đời, có hai con hổ chầu hai bên. Những chi tiết hoang đường kể về Gióng như thể là cách dân gian tưởng tượng ra để nhân vật của mình trở thành phi thường. Nhân dân muốn tạo những nét kì lạ, biểu hiện niềm yêu mến, sự tôn kính với nhân vật và tin rằng nhân vật đã ra đời kì lạ thì tất cũng lập chiến công kì lạ.[…] (3) Gióng lớn lên cũng kì lạ Ba năm, Gióng không nói không cười, chỉ nằm im lặng. Nhưng bắt đầu cất lên tiếng nói thì đó là tiếng nói yêu nước, cứu nước. Tiếng nói ấy không phải là tiếng nói bình thường […]. Gióng lớn nhanh như thổi, “cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc đã căng đứt chỉ”. […] Gióng lớn lên bằng những thức ăn, thức mặc của nhân dân. Sức mạnh dũng sĩ của Gióng được nuôi dưỡng từ những cái bình thường, giản di. Tất cả dân làng đùm bọc, nuôi náng. “Nhân dân ta rất yêu nước, ai cũng monh Gióng lớn nhanh đánh giặc cứu nước. Gióng đâu còn là con chỉ của một bà mẹ, mà là con của mọi người, của nhân dân. Một người cứu nước sao đặng? Phải toàn dân góp phần chuẩn bị cho sức mạnh đánh giặc. Có vậy, khả năng đánh giặc, cứu nước mới lớn lên mau chóng. Gióng tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân đó” (Lê Trí Viễn). […]”. (Trích Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước, Bùi Mạnh Nhị) Câu 1. Chép lại câu văn nêu ý chính của cả đoạn trích. Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của dấu chấm phẩy trong phần (2) của đoạn trích. Câu 3. Chỉ ra tác dụng của việc trích dẫn ý kiến của Lê Trí Viễn trong phần (3) của đoạn trích. Câu 4. Em hãy rút ra ý nghĩa của việc tìm hiểu truyền thuyết “Thánh Gióng” với bản thân em.
2
5 tháng 12 2021
Giúp mình câu 1,2,3 nha, cảm ơn nhiều.
5 tháng 12 2021
Mình cần gấp