K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

tả văn nói về gia đình.bài mẫu:                                    Gia đình là nơi cho em tình yêu thương của ông bà, cha mẹ. Dù đi đâu xa, em cũng nhớ về mái ấm thân thương của mình.Gia đình em gồm bốn người, đó là ba mẹ, em và bé Na. Người trụ cột chính trong nhà đó là ba. Ba tên là Lâm, 36 tuổi. Ba là nhân viên ở công ty Uchiyama. Ba có thân hình cao to. Ở nhà, ba rất vui tính nhưng đôi lúc cũng...
Đọc tiếp

tả văn nói về gia đình.bài mẫu:

                                    Gia đình là nơi cho em tình yêu thương của ông bà, cha mẹ. Dù đi đâu xa, em cũng nhớ về mái ấm thân thương của mình.

Gia đình em gồm bốn người, đó là ba mẹ, em và bé Na. Người trụ cột chính trong nhà đó là ba. Ba tên là Lâm, 36 tuổi. Ba là nhân viên ở công ty Uchiyama. Ba có thân hình cao to. Ở nhà, ba rất vui tính nhưng đôi lúc cũng thật nghiêm khắc khi em làm sai điều gì đó. Ba rất thương em và bé Na. Người tiếp theo đó là mẹ. Mẹ em tên là Huyền, cùng tuổi với ba. Mẹ làm giám đốc công ty sắt thép Nam Vy. Hằng ngày, mẹ đi làm vất vả để kiếm tiền lo cho chị em em. Mẹ luôn đem lại cho gia đình những bữa cơm ngon và ấm cúng. Mỗi buổi tối, mẹ đều dành thời gian hướng dẫn bài cho em. Người tiếp đến là em.

Em là học sinh lớp 3A, trường Tiểu học Nguyễn Văn Hưởng. Ngoài giờ học ở trường, em còn học thêm võ Teawondo để rèn luyện sức khỏe. Người nhỏ nhất trong gia đình là bé Na. Bé Na được bảy  tháng tuổi và đang trong thời kì tập trườn. Ở nhà bé Na là thiên thần nhỏ của em. Đôi mắt của bé long lanh như hai hạt trân châu. Nhìn bé ngủ mới đáng yêu làm sao! Bé Na có cái má lúm đồng tiền trông rất xinh. Mỗi buổi tối, sau khi đã xong mọi việc, gia đình em lại quây quần bên nhau để xem ti vi, thường là xem hài để giúp đầu óc thoải mái. Bé Na không hiểu gì nhưng cũng cười theo.

Gia đình là một mái ấm thân yêu của em. Em yêu gia đình của mình. Em sẽ học thật giỏi để không phụ lòng cha mẹ đã dạy dỗ em nên người.

   

2

Thế là được rồi bài văn lớp 3 như vậy là đạt tiêu chuẩn 

28 tháng 11 2020

âu phải bài của mik âu!bài mẫu trên mạng mà,khen chị google í

3 tháng 2 2018

Vậy đáp án đúng là:

   Gia đình em gồm có bốn người: bố, mẹ, anh Phong và em. Bố mẹ em đều làm việc trong công xưởng. Anh Phong năm nay đang học lớp Năm và anh ấy là một người gương mẫu, biết nhường nhịn.

28 tháng 9 2019

Gia đình em gồm bốn người: bố mẹ em, chị gái em và em. Bố em đã ngoài năm mươi tuổi là một kỹ sư chế tạo máy, hiện đang công tác ở thành phố Hà Nội. Mẹ em là một bác sĩ nha khoa công tác ở bệnh viện Hồng Ngọc. Chị gái em hiện là sinh viên năm thứ ba của trường Đại học Ngoại Thương. Còn em, đứa con út trong gia đình đang học lớp Ba trường Giảng Võ. Em rất yêu gia đình mình, bởi em được sống trong vòng tay âu yếm của bố mẹ và tình thương của chị gái.

Tập làm văn:  Kể về người lao động trí óc.Mình làm bài trước nhé:Bài làmNgười lao động trí thức mà em muốn kể chính là mẹ em. Mẹ em làm nghề giáo viên dạy môn Tin học. Mỗi sáng mẹ em dậy rất sớm để làm bữa sáng cho cả gia đình, xong mẹ đưa em đi học. Mẹ bước vào lớp với với khuôn mặt nghiêm túc nhưng rất trìu mến. Mẹ em bắt đầu tiết học với giọng nói dõng dạc, nếu có...
Đọc tiếp

Tập làm văn:  Kể về người lao động trí óc.

Mình làm bài trước nhé:

Bài làm

Người lao động trí thức mà em muốn kể chính là mẹ em. Mẹ em làm nghề giáo viên dạy môn Tin học. Mỗi sáng mẹ em dậy rất sớm để làm bữa sáng cho cả gia đình, xong mẹ đưa em đi học. Mẹ bước vào lớp với với khuôn mặt nghiêm túc nhưng rất trìu mến. Mẹ em bắt đầu tiết học với giọng nói dõng dạc, nếu có học sinh nào chưa hiểu bài mẹ giảng lại kĩ càng cho cả lớp đồng thời tiếp thu thêm kiến thức. Học sinh nào đùa nghịch, nói chuyện riêng trong lớp mẹ đến gần bàn học và nhắc nhở nhẹ nhàng. Khuôn mặt mẹ rạng rỡ lên khi thấy học sinh đã học hành chăm chỉ. Nhờ có mẹ mà các anh chị học sinh đi thi Tin học trẻ mang về được giải cao. Mẹ giúp em hiểu lẽ công bằng và dạy em cách sống có đạo đức. Mẹ giúp em ôn tập đề cương Tin học để chuẩn bị cho kì thi học kì môn Tin. Mọi người ai cũng quý mẹ vì mẹ luôn giúp đỡ người khác. Giờ đây đối với em mẹ là nguồn động lực tiếp sức cho em thêm vững bước trên con đường học tập.

4

Cô giáo của em là một người lao động trí óc nghiêm túc mà em có dịp tiếp xúc hằng ngày.

Cô em đã ngoài ba mươi tuổi. Dáng người cô thanh thanh, thon gọn, mảnh dẻ với mái tóc dài buộc gọn gàng. Khuôn mặt cô thon, hình trái xoan, thanh tú. Nổi bật trên khuôn mặt đôn hậu của cô là đôi mắt sáng, long lanh những tia nhìn ấm áp. Cô em rất yêu quý học trò. Cô giảng bài khúc chiết, rõ ràng, tỉ mỉ. Bạn nào lười học, cô ân cần bảo ban. Bạn nào ngoan ngoan, cô âu yếm khen ngợi và nêu gương bạn ấy trước lớp. Ngày hai buổi đến lớp, cô giáo của em miệt mài soạn giảng, đem hết tinh thần giảng dạy cho chúng em hiểu thấu đáo bài học. Vào giờ rỗi rảnh, không có bài tập khó, cô thường kể chuyện danh nhân lịch sử cho chúng em nghe. Cô lúc nào cũng hiền hậu, yêu thương chúng em.

Em rất yêu quý cô giáo và sẽ cố gắng học giỏi để ba mẹ và cô giáo vui lòng.

24 tháng 4 2020

Cô Phương của em là nữ bác sĩ trẻ nhất khoa Sản của bệnh viện Từ Dũ, nơi cô đang làm việc.

Cô Phương tốt nghiệp ra trường với tấm bằng xuất sắc. Cô làm việc rất cần mẫn, cẩn thận và lành nghề. Cô Phương còn rất trẻ, chỉ độ hai mươi bảy, hai mươi tám tuổi. Làn da cô trắng trẻo, khuôn mặt cô đẹp với đôi mắt to và sáng, mũi cao thanh tú. Hằng ngày, trong quá trình làm việc, cô đỡ sinh cho rất nhiều sản phụ. Cô hiền dịu an ủi động viên sản phụ, giúp các bà mẹ đỡ đau đớn trong cơn chuyển dạ sinh con, cô trân trọng, yêu thương đón đỡ từng em bé ra đời. Bàn tay thon đẹp, dịu dàng của cô đã nâng đỡ bao mái đầu tơ non của em bé, đã giúp bao sản phụ nhẹ mình đỡ đau trong cơn vượt cạn một mình. Với dáng người mảnh dẻ, tâm hồn hiền lành và trí tuệ giỏi giang, cô Phương luôn nêu cao y đức cao quý của một bác sĩ trẻ.

Em rất quý mến và tự hào về cô.

# hok tốt #

Bài làm

                                                                    “Công cha như núi Thái Sơn,

                                                          Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.”

Mỗi khi nghe thấy đâu đó vọng lên câu ca dao ấy, lòng tôi lại xao xuyến nhớ về người mẹ thân yêu của mình. Mẹ tôi đã chịu bao nhiêu đớn đau, khổ cực để sinh ra tôi. Và mẹ cũng đã dành cả cuộc đời để săn sóc, dõi theo tôi từng bước trưởng thành. Với tôi, hình ảnh mẹ mãi là hình ảnh đẹp đẽ nhất, thiêng liêng nhất.

Năm nay, mẹ tôi đã bước qua tuổi 40. Tuy vậy, trông mẹ vẫn còn rất tươi trẻ. Trong mỗi khoảnh khắc quan trọng của cuộc đời, dù buồn dù vui, tôi đều nhớ đến bóng dáng của mẹ. Dáng người mẹ thanh mảnh, làn da trắng đã điểm những nếp nhăn. Mẹ là một người phụ nữ trẻ trung, năng động, nhiệt huyết nhưng đằng sau vẻ tươi tắn đó là sự hi sinh to lớn để nuôi nấng tôi. Cũng chính vị vậy mà đôi bàn tay mẹ chai sạn, gầy gầy, xương xương. Nhưng không hiểu sao tôi lại muốn được ôm ấp, vỗ về trong đôi bàn tay ấm áp đó. Có lẽ, vì đôi bàn tay đó đã chịu bao nhiêu sự vất vả vì tôi chăng? Sự vất vả của mẹ còn thể hiện rất rõ qua những nếp nhăn, vết chân chim trên gương mặt mẹ. Khuôn mặt trái xoan cùng vầng trán cao và đôi lông mày ngang tạo nên nét thanh thoát riêng biệt của mẹ. Mẹ tôi có đôi mắt bồ câu đen láy, ánh lên sự hiền dịu, trìu mến. Nhưng khi tôi chưa vâng lời, đôi mắt ấy lại đượm buồn khó tả. Chiếc mũi mẹ cao dọc dừa, trông hài hòa với những nét vốn có của mẹ. Hình ảnh trên gương mặt mẹ để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc nhất chính là nụ cười. Nụ cười của mẹ rạng rỡ chính nhờ khóe miệng nhỏ nhắn, đôi môi trái tim và hàm răng trắng đều tăm tắp. Nụ cười ấy như ánh mặt trời ban mai, ấm áp, thân thiện, chan hòa và đầy tình thương yêu. Khi nào buồn, chỉ cần nhìn vào nụ cười động viên của mẹ, tôi lại có thêm động lực. Đôi lúc, nụ cười ấy lại tan biến, thay vào đó là những giọt nước mắt. Lúc đó, trông mẹ như một bông hoa đang úa dần, buồn đến lạ…! Nên tôi luôn thầm nhủ phải học thật chăm, thật giỏi để giữ mãi nụ cười trên đôi môi mẹ.

Là một người phụ nữ của gia đình nên tính cách mẹ tôi vừa hiền hậu vừa rất nghiêm khắc. Mẹ thức khuya, dậy sớm để chăm lo cho gia đình từng bữa ăn, giấc ngủ. Mỗi sớm thức dậy, tôi luôn cảm thấy thật hạnh phúc khi được ăn những món ăn mẹ nấu. Mẹ nhanh tay đảo thức ăn trong chảo. Mẹ nêm, nếm cẩn thận rồi múc ra bát, ra đĩa cho tôi. Ngày trước, tôi thường biếng ăn. Mẹ luôn bắt tôi ăn hết. Giờ thì tôi hiểu, mẹ cũng chỉ muốn tôi có sức khỏe tốt mà thôi. Mẹ thường dặn dò, hướng dẫn tôi trong việc học tập.

Có lẽ, ai trong chúng ta cũng yêu thương nhất người mẹ của mình. Người đã dành một đời để hi sinh vì con cái. Chính vì vậy, dù xưa hay nay, người ta vẫn luôn ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng. Tôi cũng rất yêu, rất thương mẹ và rất tự hào vì là con của mẹ.

# Học tốt #

29 tháng 8 2019

Bạn có chép trên mạng ko zậy?

Nêu cảm nghĩ của bn khi đọc : Đây là câu chuyện chân thật về gia đình nghèo khổ, khi đứa con vừa bắt đầu đi học thì người cha qua đời, hai mẹ con cùng dìu dắt nhau đi và dùng đống đất đỏ nhè nhẹ phủ lên để tiễn biệt người cha.Người mẹ không đi thêm bước nữa mà ở vậy nuôi dưỡng con thơ. Lúc đó trong thôn chưa có điện, mỗi tối thằng bé thắp ngọn đèn dầu bé tí đọc...
Đọc tiếp

Nêu cảm nghĩ của bn khi đọc :

 

Đây là câu chuyện chân thật về gia đình nghèo khổ, khi đứa con vừa bắt đầu đi học thì người cha qua đời, hai mẹ con cùng dìu dắt nhau đi và dùng đống đất đỏ nhè nhẹ phủ lên để tiễn biệt người cha.

Người mẹ không đi thêm bước nữa mà ở vậy nuôi dưỡng con thơ. Lúc đó trong thôn chưa có điện, mỗi tối thằng bé thắp ngọn đèn dầu bé tí đọc sách, vẽ tranh. Người mẹ thì từng mũi kim sợi chỉ may vá đan áo cho con. Ngày tiếp ngày, năm kế năm những tấm bằng khen cứ đắp lên vách tường đất loang lổ của họ. Đứa con cứ như ngọn trúc xanh của mùa xuân vụt lên phơi phới, nhìn đứa con cao nhanh hẳn thì đuôi mắt mẹ cũng xuất hiện nhiều nếp nhăn mỗi lần cười khi nhìn thấy con nhận phần thưởng.

Nhưng dường như trời không thương mẹ con họ, khi đứa con vừa thi vào trường trung học của huyện thì mẹ bị bệnh phong thấp nặng. Việc đồng áng làm không nổi, có khi cơm ngày hai bữa cũng không đủ ăn. Lúc đó học sinh ở trường trung học mỗi tháng phải nộp 30kg gạo. Đứa con biết mẹ không có khả năng nên nói với mẹ: “Mẹ, con sẽ nghỉ học để giúp mẹ làm ruộng”. Mẹ vò đầu con, âu yếm nói: “Con có lòng thương mẹ như vậy, mẹ rất vui, nhưng không đi học không thể được, yên tâm. Mẹ sanh con mẹ sẽ có cách nuôi con. Con đến trường ghi danh đi, mẹ sẽ mang gạo lên sau. Đứa con ngang bướng cãi lại, không chịu lên trường, người mẹ bực mình tát mạnh lên mặt con, đó là lần đầu tiên 16 tuổi trong đời bị mẹ đánh như vậy.

Câu chuyện cảm động về Mẹ khiến ai đọc cũng rơi nước mắt - ảnh 1

Đứa con cuối cùng cũng cắp sách đến trường, nhìn sau lưng con cứ xa xa dần theo con đường mòn, người mẹ vò trán suy nghĩ. Không lâu, bếp của trường cũng nhận được gạo của người mẹ bệnh tật mang đến. Bà khập khễnh bước vào cổng, với hơi thở hổn hểnh từ trên vai thả xuống một bao gạo nặng trĩu. Người phụ trách nhà bếp mở gạo ra xem, hốt một vóc lên xem lập tức cột chặt miệng bao lại nói: “Bậc phụ huynh các người thích làm những việc có lợi cho mình. Bà xem gạo nè, có thóc có sạn có hạt cỏ… làm sao mà ăn”. Người mẹ ngượng ngùng đỏ cả mặt, nói lời xin lỗi. Người phụ trách nhà bếp không nói gì thêm mang gạo vào nhà. Người mẹ lại móc trong túi gỡ ra mấy lớp lấy ra 5 tệ nói với người phụ trách: “Đây là tiền phí sinh hoạt của con tôi tháng này làm phiền ông chuyển đến dùm. Ông đùa nói: “Thế nào bà nhặt được trên đường đó à”, bà mắc cỡ đỏ mặt nói cám ơn rồi quay lưng đi.

Rồi lại đến một tháng, bà nhọc nhằn vác bao gạo đến nhà bếp, người phụ trách nhà bếp vừa nhìn gạo xong thì cột chặt lại, cũng là thứ gạo đủ màu sắc. Ông nghĩ, có lẽ lần trước do không dặn người này rõ ràng, ông nhẹ nhàng từng chữ nói với bà: “Bất cứ thứ gạo gì chúng tôi đều nhận, nhưng làm ơn để riêng ra, cho dù thế nào cũng không được để chung, như vậy chúng tôi không thể nào nấu được, nấu ra thì cơm sẽ bị sượng. Nếu lần sau còn như vậy tôi sẽ không nhận”. Bà hốt hoảng thành khẩn nói: “Thưa ông! Gạo nhà tôi đều như vậy cả, phải làm thế nào?” Người phụ trách đùng đùng nói: “Một sào ruộng nhà bà mà có thể trồng được cả trăm giống lúa như vậy à? Thật buồn cười”. Bị la như thế bà không dám nói năng gì, lặng lẻ cúi đầu, người phụ trách cũng làm lơ để bà đi.

Đến tháng thứ ba, bà lại vất vả vác đến một bao gạo, vừa nhìn thấy người đàn ông la bà lần trước, trên mặt bà lại hiện lên nụ cười còn tội hơn là khóc. Ông ta vừa nhìn thấy gạo bỗng giận dữ quát lớn nói: “Tôi nói vậy mà bà vẫn cứ như vậy không đổi. Sao mà ngoan cố, cũng thứ gạo tạp nham này, bà xem đi. Lần này mang đến thế nào thì mang về vậy!".

Hình như bà đã dự đoán trước được điều đó, bà liền quỳ xuống trước mặt người phụ trách, hai dòng lệ trào ra trên khóe mắt, buồn bã nói: “Tôi nói thật với ông, gạo này là… tôi đi xin đấy", ông giật bắn người, hai mắt tròn xoe nói không nên lời.

Bà ngồi phịch xuống đất, lộ ra đôi chân biến dạng, sưng húp… rơi lệ nói: “Tôi bị bệnh phong thấp đi lại rất khó, không thể làm ruộng được. Con tôi đòi bỏ học giúp tôi, bị tôi đánh nên trở lại trường học".

Bà cầu xin người phụ trách làm thế nào vừa giấu bà con hàng xóm lại càng sợ đứa con biết được sẽ tổn thương lòng tự trọng của nó. Mỗi ngày trời còn chưa sáng bà len lén cầm cái bao chống gậy đi cách thôn khoảng 10 dặm để van xin lòng thưong của những người khác, rồi đợi trời thật tối bà một mình âm thầm về. Gạo bà xin được đều để chung vào. Tháng kế tiếp vừa mang gạo đến trường bà nhìn người phụ trách, chưa nói mà nước mắt lưng tròng. Ông đỡ bà dậy nói: “Thật là ngừơi mẹ tốt, tôi sẽ lập tức đi trình với hiệu trưởng, để trường miễn học phí cho con bà”. Bà vừa nghe xong hốt hoảng lắc đầu nói: “Đừng…đừng…nếu con tôi mà biết tôi đi xin để nuôi nó đi học sẽ làm nó tổn thương và như thế ảnh hưởng đến sự học của nó. Ông hiểu ý bà nói: “À, thì ra bà muốn tôi giấu kín điều này, được rồi, tôi nhớ”. Bà khập khễnh như người què quay lưng đi.

Cuối cùng thì hiệu trưởng cũng biết được sự việc với nét mặt hiền hoà nói: “Vì gia đình bà quá nghèo, trường sẽ miễn học phí và tiền sinh hoạt 3 năm. Ba năm sau, đứa con đã thi đậu vào trường đại học Thanh Hoa. Ngày tốt nghiệp, chiêng trống vang trời, hiệu trưởng đặc biệt chú ý người học sinh có hoàn cảnh khó khăn này và mời cậu ta lên lễ đài. Cậu ta khó chịu nói: “Thi đạt điểm cao có rất nhiều, vì sao bảo em lên lễ đài? Lại càng làm mọi người ngạc nhiên hơn là trên lễ đài đổ liên tiếp ba hồi trống vang dội. Lúc đó người phụ trách nhà bếp cầm ba cái bao đựng gạo của người mẹ lên lễ đài kể câu chuyện Người mẹ đi xin gạo để nuôi con ăn học. Dưới lễ đài mọi người im bặt, Hiệu trưởng nhìn ba cái bao giọng hùng hồn nói: “Đây là câu chuyện ba cái bao gạo của người mẹ đi xin, trên đời này đem vàng cũng không mua được những hạt gạo này, sau đây tôi sẽ mời người mẹ vĩ đại đó lên lễ đài".

Đứa con trong lòng nghi nghi, nhìn lại phía sau xem, thấy người phụ trách dìu mẹ từng bước từng bước tiến lên lễ đài. Hai mẹ con nhìn nhau, từ ánh mắt lấp lánh tình yêu thương của người mẹ, vài sợi tóc trắng bay bay trước trán. Đứa con bước đến trước, ôm chầm lấy mẹ và bật khóc, “Mẹ… Mẹ của con…”.

Trải qua bao nhiêu năm tháng câu chuyện của mẹ vẫn còn sáng mãi trong truyền thuyết.

1
5 tháng 9 2021
Hay và cảm động quá!
24 tháng 2 2019

Gia đình em gồm bốn người: bố mẹ em, chị gái em và em. Bố em đã ngoài năm mươi tuổi là một kỹ sư chế tạo máy, hiện đang công tác ở thành phố Hà Nội. Mẹ em là một bác sĩ nha khoa công tác ở bệnh viện Hồng Ngọc. Chị gái em hiện là sinh viên năm thứ ba của trường Đại học Ngoại Thương. Còn em, đứa con út trong gia đình đang học lớp Ba trường Giảng Võ. Em rất yêu gia đình mình, bởi em được sống trong vòng tay âu yếm của bố mẹ và tình thương của chị gái.

26 tháng 1 2022

My group consists of twelve friends with seven boys and five girls. You are all Kinh people. All members of the team have very good academic records. We always actively paripate in school and class activities. They all help each other a warm family. I love my team members so much

26 tháng 1 2022

TL:

My group consists of twelve friends with seven boys and five girls. You are all Kinh people. All members of the team have very good academic records. We always actively paripate in school and class activities. They all help each other a warm family. I love my team members very much.

Ht

K nha

Ngày xưa, đã lâu lắm rồi, không ai còn nhớ rõ là tự bao giờ. Ở một vùng nọ có hai mẹ con rất nghèo sống với nhau. Người mẹ đau yếu luôn. Mắt bà mờ dần đi, còn tai thì ù không nghe rõ. Con gái bà còn rất nhỏ. Bệnh tình của người mẹ ngày một nặng thêm. Bà không ăn, không ngủ được. Em bé thương mẹ lắm. Em luôn luôn ở bên mẹ, nhưng cũng không thể làm cho mẹ khỏi bệnh được....
Đọc tiếp

Ngày xưa, đã lâu lắm rồi, không ai còn nhớ rõ là tự bao giờ. Ở một vùng nọ có hai mẹ con rất nghèo sống với nhau. Người mẹ đau yếu luôn. Mắt bà mờ dần đi, còn tai thì ù không nghe rõ.

 

Con gái bà còn rất nhỏ. Bệnh tình của người mẹ ngày một nặng thêm. Bà không ăn, không ngủ được. Em bé thương mẹ lắm. Em luôn luôn ở bên mẹ, nhưng cũng không thể làm cho mẹ khỏi bệnh được. Người ta bảo em rằng: ở một nơi kia, có ông thầy lang giỏi, nên em quyết tâm đi tìm thầy chữa bệnh cho mẹ. Em đi suốt cả ngày đêm. Rồi một hôm em đến một ngôi chùa. Em vừa đói vừa mệt, nằm vật ra trước cổng chùa.

Truyện cổ tích Việt Nam chọn lọc hay nhất

 

 

Tấm lòng hiếu thảo của em động đến Trời Phật, nên một ông thầy chùa đi ra ngoài về, gặp thấy em, ông đưa vào chùa, và cho em ăn uống, nghe đầu đuôi câu chuyện. Thấy em hiếu thảo, ông đưa cho em một bông hoa Cúc, và dặn cách làm thuốc cho mẹ uống. Ông Sư còn cho em biết là bông Cúc có bao nhiêu cánh thì mẹ em sẽ sống thêm được bấy nhiêu năm. Em bé cám ơn rối rít, rồi mừng rỡ, em chào từ giã nhà sư ra về.

 

Vì mong cho mẹ sống thật lâu, em ngồi xuống bên đường, lấy tay xé các cánh hoa cúc ra thành nhiều cánh nhỏ. Từ đó hoa Cúc có vô số cánh nhỏ li ti. Bà mẹ đã được chữa lành bệnh và sống rất lâu với người con gái hiếu thảo của mình. Ngày nay hoa Cúc là một trong những vị thuốc nam được dùng nhiều trong các đơn thuốc, có tên là Liêu Chi.

CÂU CHUYỆN ĐÓ LÀ CÂU CHUYỆN CÓ TÊN LÀ GÌ?

 

6
14 tháng 3 2018

Câu chuyện đó có tên: Bông hoa cúc trắng

14 tháng 3 2018

Bông hoa cúc trắng

k mk nha