K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 10 2020

1. Mở bài:
– Không khí tưng bừng đón chào ngày 20 – 11 ở trong trường lớp, ngoài xã hội.
– Bản thân mình: Nghĩ về thầy cô giáo và bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm vui buồn cùng thầy cô, trong đó có một kỉ niệm không thể nào quên.
2. Thân bài:
– Giới thiệu về kỉ niệm (câu chuyện):
+ Đó là kỉ niệm gì, buồn hay vui, xảy ra trong hoàn cảnh nào, thời gian nào?…
– Kể lại hoàn cảnh, tình huống diễn ra câu chuyện (kết hợp nghị luận và miêu tả nội tâm):
+ Kỉ niệm đó liên quan đến thầy(cô) giáo nào?
+ Đó là người thầy (cô) như thế nào?
+ Diện mạo, tính tình, công việc hằng ngày của thầy (cô).
+ Tình cảm, thái độ của học sinh đối với thầy cô.
– Diễn biến của câu chuyện:
+ Câu chuyện khởi đầu rồi diễn biến như thế nào? Đâu là đỉnh điểm của câu chuyện?…
+ Tình cảm, thái độ, cách ứng xử của thầy (cô) và những người trong cuộc, người chứng kiến sự việc.
– Câu chuyện kết thúc như thế nào? Suy nghĩ sau câu chuyện: Câu chuyện đã để lại cho em những nhận thức sâu sắc trong tình cảm, tâm hồn, trong suy nghĩ: Tấm lòng, vai trò to lớn của thầy (cô), lòng biết ơn, kính trọng, yêu mến của bản thân đối với thầy (cô).
3. Kết bài:
Câu chuyện là kỉ niệm, là bài học đẹp và đáng nhớ trong hành trang vào đời của tuổi học trò.

* Tham khảo nha. Chúc bạn hok tốt!

30 tháng 10 2020

Em nhớ mãi tiết trả bài hôm ấy. Giờ phút ngỡ ngàng và đau khổ nhất đối với em từ khi bước vào lớp 6, bởi vì em đã bị một điểm 3 môn Làm văn.

Cô Thanh trả bài kiểm tra cho lớp. Cô đặt quyển vở của em xuống bàn, nét mặt có vẻ không vui. Linh tính như mách bảo điều gì, em vội vã lật giở từng trang. Những điểm 8, 9 đỏ chói lần lượt mỉm cười với em – cô học sinh giỏi Văn của lớp. Em lật tiếp. Chao ôi! Em không thể tin vào mắt mình: một điểm 3 to tướng! Choáng váng, em như lịm đi trước sự thật phũ phàng ấy.

Không, không thể như vậy được! Em cố định thần nhìn lại, nhưng còn nghi ngờ gì nữa? Con số 3 in rõ trong khung điểm. Em vội vàng gập vở lại, bần thần nhìn các bạn xung quanh. Hình như bạn nào cũng hớn hở với kết quả của mình, chẳng ai để ý đến nỗi đau khổ của em. Có lẽ các bạn nghĩ rằng em đang sung sướng với điểm khá giỏi như mọi lần vì em là cây Văn của lớp cơ mà! Càng nghĩ càng xấu hổ, em cúi gằm mặt xuống. Lần giở lại bài, dòng chữ cô phê hiện lên rõ ràng trước mắt: Lạc đề!

Em đọc lại đề bài và nhận ra đúng là mình sai thật. Đề bài yêu cầu tả một dòng sông (một cánh đồng hay một góc phố ...) gắn với kỉ niệm thời thơ ấu, vậy mà em lại đi kể về một kỉ niệm sâu sắc thời nhỏ. Đề bài đó đối với em không khó. Tại em quá chủ quan, chẳng chịu đọc kỹ. Nhớ lại giờ làm bài hôm ấy, em đã nộp bài đầu tiên trước bao cặp mắt thán phục của bạn bè mà quên mất lời cô nhắc nhở: Các em phải xem lại bài thật kỹ trước khi nộp. Có lẽ vì ỷ vào sức học của mình, và thỏa mãn trước lời khen của thầy cô và bè bạn nên em đã thành một cô bé kiêu căng, hợm hĩnh từ lúc nào chẳng biết.

Đúng lúc ấy, bạn Hà thì thào bên tai em, giọng mừng rỡ:

- Lan ơi, hôm nay tớ được 7 điểm nhé! Cố mãi rồi mình cũng đạt điểm khá rồi đây. Mẹ mình chắc mừng lắm. Ủa! Mà sao mặt cậu tái thế kia? Được mấy điểm? Cho tớ xem nào!

Nghe Hà nói, em lại càng buồn bã và xấu hổ. Hà đang sung sướng với điểm 7 đầu tiên của môn Làm văn. Còn em, kẻ vẫn coi điểm 7 là xoàng xĩnh, hôm nay lại bị điểm 3! Không thể nào diễn tả hết nỗi đau khổ của em lúc ấy. Em cảm thấy ánh mắt cô giáo vừa buồn rầu, vừa ngạc nhiên, thất vọng: Sao lại thế hả Lan? Cô rất buồn.

Trên đường về, em lo lắng và bối rối. Bố mẹ tin tưởng ở em nhiều lắm. Nếu biết em bị 3 điểm Làm văn thì bố mẹ em sẽ nghĩ gì đây? Bố thường động viên em học cho giỏi và ước mơ rằng em cũng sẽ trở thành luật sư như bố. Còn mẹ nữa, biết bao đêm mẹ ngồi đan len, cố chờ em học xong bài mới cùng đi ngủ. Mẹ cũng chỉ mong có một điều là con gái mẹ học giỏi. Không thể làm bố mẹ thất vọng, em sẽ giấu bài đi, sẽ nói rằng cô giáo không chấm vì cả lớp làm bài kém quá. Quanh quẩn với ý nghĩ dối trá ấy, em đã về đến nhà mà đầu óc vẫn mông lung.

Vừa vào đến cổng, mẹ dịu dàng bước xuống thềm đón em. Ánh mắt mẹ chợt hoảng hốt khi thấy em bơ phờ mệt mỏi. Em đã ôm chầm lấy mẹ, khóc tức tưởi. Không, em không thể lừa dối người mẹ yêu kính của mình.

Tối hôm ấy, em đã xem kĩ lại bài. Điểm 3 nhắc nhở em hãy nhìn lại mình. Em tự nhủ: Nhất định chỉ có một điểm 3 này mà thôi. Em sẽ tiếp tục giành được những điểm 9, điểm 10 và sẽ lại được cha mẹ, thầy cô, bè bạn tin yêu như trước.

Lập dàn bài :

a. Mở bài.

  • Người bạn cùng xóm tên là Thành sống với nhau từ thuở nhỏ.
  • Học xong tiểu học thì xa nhau vì em theo gia đình ra Hà Nội.

b. Thân bài.

  • Tả qua mấy nét về con người, tính tình (Thành rất vui tính)
  • Nhớ lại lúc còn nhỏ hai đứa chơi đùa với nhau như: trèo cây, câu cá, bắn chim.
  • Khi học ở trường tiểu học là bạn thân giúp nhau học tập. Có lần trốn học cả hai đứa bị cô giáo bắt phạt.
  • Em nhớ lại một cách sâu sắc đầy ấn tượng là hôm Thành tặng em một món quà kỉ niệm chia tay nhau: tập nhật kí của Thành và chiếc bút «Kim Tinh» của Trung Quốc. Trong nhật kí có nhiều chuyện vui buồn của hai đứa.

c. Kết bài.

  • Giờ đây, mỗi lần đọc lại cuốn nhật kí chữ viết nghuệch ngoạc nhưng tình cảm thì rất thân thương làm em nhớ mãi đến người bạn có tên là Thành.​
22 tháng 10 2017

DỀ 1:

I. MỞ BÀI

- Là học sinh chắc hẳn ai cũng đã từng có lỗi lầm khiến thầy cô giáo phải buồn.

- Lần mắc khuyết điểm mà tôi mắc phải đó là lần tôi quay cóp tài liệu trong giờ kiểm tra.

II. THÂN BÀI

1. Hoàn cảnh

- Hôm sau có giờ kiểm tra môn Văn nhưng tôi lại ỷ y là mình điểm đã rất cao, tuần trước mới học bài rồi và còn có bạn bè chí cốt tâm giao xung quanh sẽ chỉ bài giúp mình.

- Tôi dửng dưng với các bài học cho buổi kiểm tra ngày mai. Tôi xem ti vi suốt đêm và sau đó đi ngủ một cách ngon lành.

1. Trong giờ kiểm tra

- Cô bước vào lớp với câu nói: “Các em lấy giấy ra làm bài kiểm tra”.

- Tôi quay ra sau nhìn mấy đứa bạn chí cốt của mình, nhưng ôi thôi, sao đứa nào cũng làm lơ mình hết vậy?

- Chưa kịp dò bài gì cả, tôi lấy giấy làm bài kiểm tra trong sự hồi hộp, lo lắng.

- Cô đọc đề xong, tôi thấy ai cũng cắm cúi làm bài.

- Còn tôi, nhìn vào đề, nó biết tôi còn tôi thì mù mờ chẳng biêt nó ra thế nào.

- Thế là tôi bạo dạn mở cặp lấy tài liệu để quay cóp, chẳng còn cách nào khác.

- Lần kiểm tra ấy, tôi đạt điểm 10 to tướng.

- Tôi rất vui và tự hào vì điều đó.

- Tôi đi khoe khắp nơi: Bạn bè, ba mẹ, anh chị của mình,..

- Tối đó, tôi ngủ không được khi nghĩ về những gì mình đã làm. Tôi trăn trở, trằn trọc khó ngủ vì dù sao đi chăng nữa con điểm 10 ấy đâu phải do sức lực của tôi mà có.

- Tôi đắn đo, suy nghĩ rất nhiều; không biết tôi có nên nói ra sự thật hay không?

- Cuối cùng, tôi quyết định sẽ gặp cô vào sáng mai để nói tất cả sự thật.

- Cô nghe tôi nói sự thật, cô đưa ra những lời khuyên nhẹ nhàng và bảo tôi không được tái phạm nữa. Bên cạnh đó, cô cũng khen tôi vì đã trung thực nhận lôi, đó là điều đáng trân trọng.

- Tôi hối hận rất nhiều về những gì mình đã làm và hứa sẽ không bao giờ tái phạm.

III. KẾT BÀI

- Đó là lần mắc khuyết điểm sâu sắc trong cuộc đời tôi.

- Tôi sẽ cố gắng học tập tốt hơn và tự giác cao hơn trong việc học tập.

ĐỀ 2:

I. MỞ BÀI

- Người bạn cùng xóm tên là Ngọc sống với nhau từ thuở nhỏ.

- Học xong tiểu học thì xa nhau vì em theo gia đình ra Hà Nội.

II. THÂN BÀI

- Tả qua mấy nét về con người, tính tình (Ngọc rất vui tính)

- Nhớ lại lúc còn nhỏ hai đứa chơi đùa với nhau như: Trèo cây, câu cá, bắn chim.

- Khi học ở trường tiểu học là bạn thân giúp nhau học tập. Có lần trốn học cả hai đứa bị cô giáo bắt phạt.

- Em nhớ lại một cách sâu sắc đầy ấn tượng là hôm Thành tặng em một món quà kỉ niệm chia tay nhau: Tập nhật kí của Ngọc và chiếc bút «Kim Tinh» của Trung Quốc. Trong nhật kí có nhiều chuyện vui buồn của hai đứa.

III. KẾT BÀI

- Giời đây, mỗi lần đọc lại cuốn nhật kí chữ viết nghuệch ngoạc nhưng tình cảm thì rất thân thương làm em nhớ mãi đến người bạn có tên là Ngọc.

21 tháng 10 2017

* Mở bài :

- Nêu hoàn cảnh mắc lỗi.

* Thân bài:

- Kể lại việc sai trái mà mình đã mắc phải.

+ Mắc lỗi khi nào? Với ai?

+ Nguyên nhân mắc lỗi là do chủ quan hay khách quan?

+ Lỗi lầm ấy gây hậu quả như thế nào? (với lớp, với gia đình hay với bản thân,…).

- Sau khi mắc lỗi, em đã ân hận và sửa chữa ra sao?

* Kết bài :

- Bài học rút ra sau lần mắc lỗi ấy là gì?

- Lời khuyên của bạn dành cho các bạn khác ra sao?

TL :

Tham khảo ạ :

a. Mở bài

Trong suốt những năm tháng cuộc đời, em đã trải qua rất nhiều lần được khen ngợi với rất nhiều lý do. Tuy nhiên lần khen ngợi mà em nhớ mãi cho đến bây giờ chính là khi em lần đầu tiên nấu cháo cho mẹ.

b. Thân bài

- Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra sự việc

  • Lúc đấy em mới học lớp 5, bình thường em chỉ phụ mẹ vài việc lặt vặt trong bếp chứ chưa tự nấu cơm bao giờ.
  • Hôm đấy là trưa thứ 7, em đang ngồi xem TV thì mẹ đi làm về.
  • Mẹ rất mệt, nên không nấu cơm được. Bố thì đi công tác xa, nhà chỉ có 2 mẹ con, nên em quyết định tự mình vào bếp nấu một nồi cháo cho mẹ.

-  Tả chi tiết sự việc.

  • Em xin phép mẹ vào bếp nấu cháo, tuy lo lắng nhưng vì mệt mỏi nên mẹ đã đồng ý.
  • Đỡ mẹ nằm xuống nghỉ ngơi rồi em vào bếp bắt đầu nấu cháo.
  • Những công đoạn đầu tiên tưởng chừng rất đơn giản vì thường ngày em vẫn phụ mẹ làm (đong gạo, vo rồi rửa sạch gạo...)
  • Đến lúc cắt thịt, em gặp phải khó khăn, nhưng em vẫn cố gắng cắt thật cẩn thận. Sau đó cho vào máy xay.
  • Em nấu cháo theo đúng các bước thường ngày mẹ vẫn làm với sự tỉ mỉ hết sức. Tuy là lần đầu tiên nhưng em không hề lóng ngóng chút nào.
  • Đến công đoạn cuối cùng, em chạy ra vườn hái một nắm lá tía tô vào rửa sạch, rồi cho vào nồi cháo đang sôi.
  • Sau khi xong xuôi, em bưng bát cháo vào buồng mời mẹ ăn.
  • Lúc ấy mẹ đã rất cảm động, ôm em vào lòng và khen em rất giỏi.
  • Tuy bát cháo hôm ấy không thật ngon nhưng mẹ bảo rằng đấy là bát cháo ngon nhất mẹ từng ăn.
  • Sau hôm ấy, mẹ kể chuyện em tự nấu cháo cho mọi người. Ai cũng rất ngạc nhiên và khen ngợi em rất nhiều.

c. Kết bài

Những lời khen ngày hôm ấy của mẹ và mọi người đã làm em rất vui và hạnh phúc. Từ ngày hôm ấy, em có thêm một đam mê mới là nấu ăn. Tuy đã xảy ra lâu rồi nhưng kỉ niệm ngày hôm ấy em sẽ ghi nhớ mãi không bao giờ quên.

_HT_

24 tháng 10 2021

giúp mình từ bây giờ đến 10 h nhe

12 tháng 11 2017

1. Mở bài:

– Không khí tưng bừng đón chào ngày 20 – 11 ở trong trường lớp, ngoài xã hội.

– Bản thân mình: Nghĩ về thầy cô giáo và bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm vui buồn cùng thầy cô, trong đó có một kỉ niệm không thể nào quên.

2. Thân bài:

– Giới thiệu về kỉ niệm (câu chuyện):

+ Đó là kỉ niệm gì, buồn hay vui, xảy ra trong hoàn cảnh nào, thời gian nào?…

– Kể lại hoàn cảnh, tình huống diễn ra câu chuyện (kết hợp nghị luận và miêu tả nội tâm):

+ Kỉ niệm đó liên quan đến thầy(cô) giáo nào?

+ Đó là người thầy (cô) như thế nào?

+ Diện mạo, tính tình, công việc hằng ngày của thầy (cô).

+ Tình cảm, thái độ của học sinh đối với thầy cô.

– Diễn biến của câu chuyện:

+ Câu chuyện khởi đầu rồi diễn biến như thế nào? Đâu là đỉnh điểm của câu chuyện?…

+ Tình cảm, thái độ, cách ứng xử của thầy (cô) và những người trong cuộc, người chứng kiến sự việc.

– Câu chuyện kết thúc như thế nào? Suy nghĩ sau câu chuyện: Câu chuyện đã để lại cho em những nhận thức sâu sắc trong tình cảm, tâm hồn, trong suy nghĩ: Tấm lòng, vai trò to lớn của thầy (cô), lòng biết ơn, kính trọng, yêu mến của bản thân đối với thầy (cô).

3. Kết bài:

Câu chuyện là kỉ niệm, là bài học đẹp và đáng nhớ trong hành trang vào đời của tuổi học trò.

12 tháng 11 2017

ai nhanh mk k r mk bảo bn bè mk k cho

27 tháng 11 2017

Hè này em được về quê Thanh Hóa thăm ông bà của em. Ông bà em nay đã lớn tuổi rồi nên em muốn về thăm và chăm sóc ông bà. Bà em ngày xưa đã chăm sóc em khi em còn nhỏ bây giờ đã đến lúc báo đáp. Em và nhà em về quê vào chủ nhật tuần trước. Ngồi trên máy bay mà lòng em nôn nao muốn về thăm ông bà và anh chị, cô chú. Đã lâu lắm rồi em chưa được về thăm quê hương. Làng nơi ông bà em sống có rất nhiều trẻ nhỏ. Khi bước vào làng thì những cánh đồng lúa chín vàng đã thu hút em. Sau đó là tiếng chim hót líu la, bầu trời trong xanh và bầu không khí trong lành khác hẳn thành phố nơi em sống. Hai bên đường làng là những tán tre xanh gắn bó với nhau từ ngày xưa. Những căn nhà sàn thô sơ mà mộc mạc tôn lên nét giản dị của người dân miền quê. Những bữa cơm đạm bạc chỉ có cá và cơm nhưng cũng đủ làm cho mọi người thấy no và tự hào về hạt gạo do mình làm ra. Vào tới nhà, ông bà em vui mừng chạy ra đón em và ba mẹ. Bước vào nhà, cái gì cũng được làm từ tre, nứa : bàn, ghế, cũi,.. Thăm và chăm sóc ông bà được 3 ngày, em đã hiểu được thành quả lao động của người miền quê là những hạt gạo.

27 tháng 11 2017

Hè này em được về quê Thanh Hóa thăm ông bà của em. Ông bà em nay đã lớn tuổi rồi nên em muốn về thăm và chăm sóc ông bà. Bà em ngày xưa đã chăm sóc em khi em còn nhỏ bây giờ đã đến lúc báo đáp. Em và nhà em về quê vào chủ nhật tuần trước. Ngồi trên máy bay mà lòng em nôn nao muốn về thăm ông bà và anh chị, cô chú. Đã lâu lắm rồi em chưa được về thăm quê hương. Làng nơi ông bà em sống có rất nhiều trẻ nhỏ. Khi bước vào làng thì những cánh đồng lúa chín vàng đã thu hút em. Sau đó là tiếng chim hót líu la, bầu trời trong xanh và bầu không khí trong lành khác hẳn thành phố nơi em sống. Hai bên đường làng là những tán tre xanh gắn bó với nhau từ ngày xưa. Những căn nhà sàn thô sơ mà mộc mạc tôn lên nét giản dị của người dân miền quê. Những bữa cơm đạm bạc chỉ có cá và cơm nhưng cũng đủ làm cho mọi người thấy no và tự hào về hạt gạo do mình làm ra. Vào tới nhà, ông bà em vui mừng chạy ra đón em và ba mẹ. Bước vào nhà, cái gì cũng được làm từ tre, nứa : bàn, ghế, cũi,.. Thăm và chăm sóc ông bà được 3 ngày, em đã hiểu được thành quả lao động của người miền quê là những hạt gạo.

Tạm biệt ông bà, em về lại thành phố và được ba mẹ đưa đi Vũng Tàu chơi. Em rất thích đi biển vì biển rất mát và vì em thích bơi. Vui chơi 1 ngày dài vui vẻ tại Vũng Tàu, em lên xe về thành phố và đi đến nhà sách để mua sách vở và dụng cụ học tập cho năm học mới.

27 tháng 11 2021

Tham khảo!

 

Lập dàn ý:

A-mở bài:

-Ngay từ khi còn bé, em đã là một con người rất hậu đậu. Em làm cái gì cũng chả nên thân. 

-Nhờ có một luôn luôn động viên em. Đó chính là mẹ em

B-thân bài:

-Mẹ em là một người rất tốt. Mẹ luôn giúp dỡ hàng xóm khi họ cần.

-Mẹ em hay động viên em bằng một câu nói :"khi vấp ngã, con hãy tự đứng lên, không cần ai phải giúp đỡ, con là con trai, phải mạnh dạn lên, để sau này còn giúp đỡ các em và mọi người. từ đấy, em luôn tự mình làm mọi việc.

- Nhưng em vẫn nhớ rõ, một lần, đội đá bóng của em ở trường được đi thi đấu với trường khác, mẹ em cũng đi cổ vũ cho em.Đội em đã rất quết tâm, sẽ chiến thắng.Nhưng em  không ngờ,đội em lại là đội thua cuộc. Em đã buồn đến phát khóc lên.Mẹ em dỗ em nín khóc, rồi cùng các bạn trở về trường.

-Mỗi lần em làm gì không được thì mẹ em lại đọng viên em với giọng nói ngọt ngào.

- Em thương mẹ lắm.

C-Kết bài

- Em hứa, em sẽ không bao giờ làm cho mẹ buồn nữa,và em sẽ cố gắng được học sinh giỏi cho mẹ vui lòng.

-Phần mở bài cho đề bài trên:

         " Tình mẹ bao la như biển Thái Bình"

Mỗi khi em đọc văn hay nhớ lại câu nói này thì em lại nhớ đến người mẹ kính yêu của em.

-Phần kết bài cho đề bài trên là:

Mẹ em là người tuyệt vời, là người đẹp nhất trong lòng em. em hứa,em sẽ không để mẹ buồn và em sẽ học thật giỏi để cho mẹ vui.

24 tháng 7 2018

Trong mỗi cuộc đời, có biết bao kỉ niệm đẹp về tình cảm gia đình và tình bạn, những kỷ niệm ấy thật thiêng liêng cao đẹp biết bao. Nhưng ấn tượng sâu nặng nhất đối với tôi là những kỷ niệm hồi học ở trường tiểu học. Ngôi trường của tôi ở nông thôn nên không có nét đẹp gì đặc biệt. Nhưng nó đã mang lại cho tôi kỷ niệm ngọt ngào khi lần đầu bước vào trường: cô giáo dạy tôi nắn nót từng chữ, đôi tay của cô nắm chặt tay tôi để rèn chữ, bàn tay cô ấm áp làm sao và cô lại còn tập cho chúng tôi múa hát, giọng cô trong trẻo làm sao. Tôi còn nhớ mãi những kỷ niệm đẹp lúc ra chơi, cùng các bạn chơi đủ các trò, nào là: chơi đuổi bắt, nhảy dây, chơi cầu nhưng ấn tượng sâu nhất đối với tôi đó là trò chơi bịt mắt bắt dê. Hôm ấy vào giờ ra chơi, Lần rủ các bạn trong lớp cùng nhau chơi. Đông quá các bạn phải oẳn tù tì xem ai bắt, cuối cùng là Nắm bắt. Lần dùng khăn quàng của mình để bịt mắt Nắm lại, các bạn chạy xoay vòng cậu ta, lúc này bạn ấy không thấy gì cả, chỉ tóm bừa nên chúng tôi chạy tán loạn. Bỗng dưng dính một người, Nam sờ từ đầu cho đến tóc và khẳng định là Ngã. Nam bỏ khăn ra nhìn, hóa ra đó là bạn lớp khác. Lúc này hai người đều đỏ mặt còn các bạn cùng chơi thì bật cười. Bỗng dưng có một tiếng nói to "Cho tôi chơi với!" Đó chính là Thành, người bạn hay đùa nhất của lớp tôi. Bạn ấy từ trong lớp chạy ra và xung phong bắt. Lan dùng khăn bịt mắt Thành lại, các bạn bắt đầu trốn, Thành đứng giữa sân nhìn qua nhìn lại chẳng thấy gì cả, nhưng hình như bạn ấy đang nghe tiếng bước chân của Hiền. Hiền thấy thế liền chạy qua cột cờ và dừng chân lại, đứng né một bên. Thành nhào tới bắt, ai ngờ Thành bắt dính cột cờ, cả lớp cười lăn lộn, Thành cũng ôm mặt cười. Tiếng trống tùng tùng báo hiệu giờ vào học, thế là giờ ra chơi đã hết, vào lớp các bạn đều dùng tập, sách để quạt cho mát. Đó là một kỷ niệm sâu sắc nhất với tôi dưới mái trường này.

học tốt

24 tháng 7 2018

Mỗi khi nhắc về thời thơ ấu, con tim tôi lại bồi hồi xốn xang. Ôi cái thời sao mà hồn nhiên, vô tư, trong sáng đến thế. Thời thơ ấu cũng để lại trong tôi nhiều kỉ niệm thật đẹp, buồn có mà vui cũng có.

Tuổi thơ của tôi gắn với con sông uốn khúc quang xóm làng, nằm bên bờ đê cạnh những nương dâu, nương rẫy. Hàng chiều, bọn trẻ con trong xóm lại tụ tập ở bờ sông bày ra biết bao trò chơi thú vị. Cũng chính tại con sông này, tôi đã có một kỉ niệm mãi mãi không bao giờ quên. Hồi đó, tôi mới lên 8, vừa bắt đầu biết đi xe đạp. Lần đầu tiên đạp được tròn vòng, tôi làm một chuyến đua xe ra bờ sông. Con sông đang mùa nước cạn, nước sông nông và trong vắt. Nhìn những anh lớn tuổi đang nô đùa thỏa thích dưới sông, tôi trông mà thèm thuồng, cũng muốn được xuống dưới đó để hòa mình trong dòng nước mát. Mặc dù mẹ luôn dặn rằng không được xuống sông tắm, nhưng vì ham vui và nghĩ rằng nước cạn thế này chắc sẽ không sao đâu, tôi bỏ xe lại trên bờ, nhảy xuống sông tắm cùng các anh. Nước sông mới trong và mát làm sao, nó như cuốn bay tất cả cái nắng, cái gió của mùa hè oi ả. Tắm mãi cũng chán, một anh bày ra ý kiến:
- Hay là mình chơi trò gì đi.

Tất cả hò reo hưởng ứng nồng nhiệt. Mọi người thống nhất sẽ thi bơi, ai bơi xa nhất người đó sẽ thắng. Những người dự thi vào vị trí, sau tiếng hô “Bơi”, những con kình ngư vươn sải tay dài rẽ nước tiến về phía trước. Trận đấu diễn ra rất căng thẳng và hồi hộp, không ai chịu kém cạnh ai. Ban đầu tuy có hơi sợ nhưng bị cuộc thi cuốn hút, tôi cũng muốn thử một lần xem sao. Vừa xuất phát, tôi bơi rất hăng, thể hiện hết sức lực của mình. Bơi được nửa đường, tôi bỗng thấy chân mình khựng lại, không thể bơi được nữa, chết rồi, là chuột rút. Dòng nước xoáy giữa sông nhanh chóng kéo tôi chìm xuống dưới, tôi cố gắng kêu cứu nhưng ở miệng chỉ là vài tiếng ú ớ phát ra. Lúc này, tôi mới hoảng thật sự, nhỡ đâu mọi người không đến cứu tôi kịp thời thì sao. Một lát sau, cảm giác mình bị một cánh tay lôi đi, tôi đoán rằng các anh không thấy tôi đâu nên đã quay lại kiểm tra. Lên được đến bờ, tôi đã uống một bụng no nước. Tôi hối hận vô cùng vì đã không nghe lời mẹ và ham vui nên suýt nữa đã mất mạng.

Kỉ niệm ấy đã giúp tôi học được bài học sâu sắc. Từ sau lần đó, tôi cẩn thận hơn, không vì nước nông mà dám bơi xa bờ nữa.

23 tháng 11 2021

tham khảo

Lập dàn ý:

A-mở bài:

-Ngay từ khi còn bé, em đã là một con người rất hậu đậu. Em làm cái gì cũng chả nên thân. 

-Nhờ có một luôn luôn động viên em. Đó chính là mẹ em

B-thân bài:

-Mẹ em là một người rất tốt. Mẹ luôn giúp dỡ hàng xóm khi họ cần.

-Mẹ em hay động viên em bằng một câu nói :"khi vấp ngã, con hãy tự đứng lên, không cần ai phải giúp đỡ, con là con trai, phải mạnh dạn lên, để sau này còn giúp đỡ các em và mọi người. từ đấy, em luôn tự mình làm mọi việc.

- Nhưng em vẫn nhớ rõ, một lần, đội đá bóng của em ở trường được đi thi đấu với trường khác, mẹ em cũng đi cổ vũ cho em.Đội em đã rất quết tâm, sẽ chiến thắng.Nhưng em  không ngờ,đội em lại là đội thua cuộc. Em đã buồn đến phát khóc lên.Mẹ em dỗ em nín khóc, rồi cùng các bạn trở về trường.

-Mỗi lần em làm gì không được thì mẹ em lại đọng viên em với giọng nói ngọt ngào.

- Em thương mẹ lắm.

C-Kết bài

- Em hứa, em sẽ không bao giờ làm cho mẹ buồn nữa,và em sẽ cố gắng được học sinh giỏi cho mẹ vui lòng.

-Phần mở bài cho đề bài trên:

         " Tình mẹ bao la như biển Thái Bình"

Mỗi khi em đọc văn hay nhớ lại câu nói này thì em lại nhớ đến người mẹ kính yêu của em.

-Phần kết bài cho đề bài trên là:

Mẹ em là người tuyệt vời, là người đẹp nhất trong lòng em. em hứa,em sẽ không để mẹ buồn và em sẽ học thật giỏi để cho mẹ vui.

11 tháng 11 2017


I. Mở bài
- Giới thiệu một kỉ niệm đáng nhơ
- ấn tượng của bạn về kỉ niệm đó
Chiều nay đi học về, trên đường về tôi gặp một cơn mưa và dừng lại trú mưa. Nhìn những hạt mưa bay bay cùng với những làn gió nhẹ thôi qua, chợt những kỉ niệm về mưa của tôi ùa về. có một kỉ niệm mà tôi nhơ nhất đó là năm cấp một. một lần đi chơi tôi đã dầm mưa và bị ốm cho nên phải nghỉ học. ba mẹ tôi bận việc nên không có nhà, và người chăm sóc tôi là cô giáo của tôi.

II. Thân bài
1. Miêu tả sơ nét về người mà làm nên kỉ niệm với bạn
- Hình dạng
- Tuổi tác
- Đặc điểm mà bạn ấn tượng
- Tính cách và cách cư xử của người đó
2. Giới thiệu kỉ niệm
- Đây là kỉ niệm buồn hay vui
- Xảy ra trong hoàn cảnh nào, thời gian nào
3. Kể lại tình huống, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
- Kỉ niệm đó lien qua đến ai
- Người đó như thế nào?
4. Diễn biến của câu chuỵen
- Nêu mở đầu câu chuyện và diễn biến như thế nào
- Trình bày đỉnh điểm của câu chuyện
- Thái độ, tình cảm của nhân vật trong chuyện
5. Kết thúc câu chuyện
- Câu chuyện kết thúc như thế nào
- Nêu suy nghĩ và cảm nhận của bạn qua câu chuyện.

III. Kết bài
Câu chuyện là một kỉ niệm đẹp thời cắp sách đến trường. nó đã cho em một bài học qui giá và em sẽ không bao giờ quên kỉ niệm này.

12 tháng 11 2017

Dàn ý :

I/ Mở bài :

- Không khí tưng bừng ngày 20 - 11

- Nghĩ về thầy cô giáo và nhớ lại những kỉ niệm xưa

II/ Thân bài :

- Đó là một kỉ niệm vui hay buồn

- Kể lại tình huống , hoàn cảnh và diễn biến

- Kỉ niệm đó liên quan đến thầy cô nào ( vd cô giáo chủ nhiệm )

- Câu chuyện kết thúc ra sao ? Suy nghĩ của em sau câu chuyện 

III/ Kết bài :

- Nhớ mãi kỉ niệm của thầy cô đối với tuổi thơ

- Ấn tượng cảm xúc sau sắc của bản thân