K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

TL:

Bạn tham khảo\(\downarrow\)

Năm nay tôi học lớp 8. Nhà tôi tuy nghèo nhưng tôi luôn được cha mẹ quan tâm và cũng luôn cố gắng là con ngoan trò giỏi. Ấy vậy mà, cuối năm học lớp 7 tôi đã một lần làm mẹ buồn.

Hôm đó, tôi dậy sớm để đánh răng rửa mặt chuẩn bị đi học. Hàng sáng, mẹ tôi thường để chảo cơm trên bếp, sao hôm nay lại chẳng thấy đâu. Tôi lên hỏi mẹ: "Mẹ ơi sao mẹ vẫn chưa rang cơm cho bọn con ăn hả mẹ?". Mẹ nhẹ nhàng nói: "Hôm nay nhà mình hết tiền mua gạo, phải đợi tiền lương của bố và chị con, hay con chịu khó bỏ ăn sáng một buổi có làm sao đâu?". Tôi bực mình dậm chân dậm tay tỏ vẻ không bằng lòng. Tôi thoáng nhìn thấy nét mặt mẹ rất buồn. Mẹ bảo: "Thôi đi học đi con, mẹ phải đi làm việc của mẹ". Tôi tức quá phát khóc lên, bỏ cả cặp sách lên giường ngủ tiếp. Tôi không nhớ là hôm nay có bài để chuẩn bị cho tiết kiểm tra ngày mai, thú thực lúc đấy tôi rất bực nên chỉ vì chuyện nhỏ mà quên hết mọi thứ. Tôi chỉ khóc và lẳng lặng lấy chăn ra đắp. Lúc mẹ tôi đánh răng rửa mặt song mẹ lên nhà khoá cửa để đi làm, mẹ có biết đâu là tôi ở trong nhà. Thế là tôi nằm trong chăn ấm áp, chiếc chăn ru tôi vào giấc ngủ êm đềm. Đến khi thức dậy thì đã quá muộn. Tôi giật mình, bổ chổng bổ choảng vùng dậy thì chao ôi, cửa nhà đã khoá. Tôi ngồi trong nhà kêu ầm ĩ lên nhưng vô hiệu, mọi người đều đi làm hết. Nhà tôi là nhà tập thể, xung quanh lúc đó chỉ có mấy đứa trẻ con. Tôi gọi chúng và bảo: "Các em giúp chị mở cửa ra với". Một đứa nhanh nhảu nói: "Thế chìa khoá nhà chị để đâu thì chúng em mới mở được chứ!". Tôi đứng ngẩn người ra, quay lại nhìn đồng hồ thì thấy đã mời giờ rưỡi. Bụng tôi lúc này như có móng tay sắc nào cào vào. Mắt tôi hoa lên vì đói. Tôi lục hết mọi thứ trong nhà xem có cái gì ăn không nhưng vô hiệu, chả có gì cả. Tôi nhìn ra ô cửa sổ thì thấy bạn Lan nhà bên bảo: "Nguyệt ơi sao hôm nay bạn không đi học? Thầy giáo phê bình bạn đấy". Tôi liền nói: "Lan ơi, hôm nay có bài nào không cho tớ mượn để tớ chép?". Lan rút trong cặp ra đưa cho tôi bài chuẩn bị cho tiết kiểm tra. Tôi học vẹt được vài bài nhưng không chịu nổi cơn đói. Vừa hay lúc đó mẹ tôi về bảo: ”ơ, sao hôm nay con không đi học?". Tôi bảo: "Mẹ nhốt con trong nhà thì làm sao con đi được". Mẹ bảo: "Mẹ không biết, cho mẹ xin lỗi". Rồi mẹ rút trong túi ra gói mỳ. Tôi không kịp bỏ vào bát mà vơ lấy vơ để ăn sống. Mẹ tôi ngồi nhìn tôi ăn, chảy cả nước mắt. Tôi nhìn mẹ cũng cảm thấy mẹ không có lỗi trong chuyện này mà chính là mình đã làm mẹ lo. Sáng hôm sau đi học, tôi cố gắng làm bài kiểm tra một tiết, may sao được 5 điểm. Tôi ngượng quá vì mình làm lớp phó học tập mà điểm kém như thế. 

HT 

@Kawasumi Rin

+ Đọc mà ngượng thay luôn ;D

29 tháng 10 2016
Con đi xa, bao tình cảm chất chứa trong lòng lão dành cả cho cậu vàng. Lão coi nó như con, cưu mang, chăm chút như một đứa cháu nội bé bỏng côi cút : lão bắt rận, tắm , cho nó ăn bàng bát như nhà giầu, âu yếm, trò chuyện gọi nó là cậu vàng, rồi lão mắng yêu, cưng nựng . Có thể nói tình cảm của lão dành cho nó như tình cảm của người cha đối với người con. Nhưng tình thế đường cùng, buộc lão phải bán cậu vàng. Bán chó là một chuyện thường tình thế mà với lão lại là cả một quá trình đắn đo do dự. Lão cói đó là một sự lừa gạt, một tội tình không thể tha thứ. Lão đã đau đớn, đã khóc, đã xưng tội với ông giáo , mong được dịu bớy nỗi dằng xé trong tâm can. Tự huỷ diệt niềm vui của chính mình, nhưng lại sám hối vì danh dự làm người khi đối diện trước con vật. Lão đã tự vẫn. Trên đời có bao nhiêu cái chết nhẹ nhàng, vậy mà lão chọn cho mình cái chết thật đau đớn, vật vã...dường như lão muốn tự trừng phạt mình trước ***** yêu dấu.
29 tháng 10 2016

trong xã hội đương thời : Binh Tư vì miếng ăn mà sinh ra làm liều bản chất lưu manh đã chiến thắng nhân cách trong sạch của con người . Vợ ông giáo vì nghèo đói cùng quấn mà sinh ra ích kỷ nhỏ nhen, tàn nhẫn, vô cảm trước nỗi đau của người khác

21 tháng 12 2022

1)

Tham khảo:

 

Những trải nghiệm thật đáng trân trọng. Đặc biệt hơn cả khi được trải qua cùng với những người thân của mình.

Em sinh ra và lớn lên ở thành phố Hồ Chí Minh. Nghỉ hè, em đã cùng bố mẹ ra Hà Nội chơi. Gia đình em còn đến thăm nhà bác Hòa. Bác là anh trai của mẹ em. Mấy ngày ở Hà Nội, em đã được đến thăm nhiều nơi. Nhưng em cảm thấy thích nhất là được đến hồ Gươm, một điểm du lịch nổi tiếng ở Hà Nội.

Chuyến đi của em có sự hướng dẫn của một hướng dẫn viên rất nhiệt tình. Đó là chị Thu, con gái của bác Hòa. Từ sớm, chị Hòa đã đến khách sạn để đón em. Đúng tám giờ sáng, hai chị em đi bộ bến xe buýt. Từ khách sạn ra bến xe mất khoảng năm phút. Đi xe buýt ở Hà Nội cũng là một trải nghiệm thú vị của em. Xe đến, hai chị em lên xe và trò chuyện rất vui vẻ. Đường phố Hà Nội thật đông đúc. Mất khoảng hai mươi phút là đến nơi.

Đến nơi, chị Thu đưa em đi dạo một vòng quanh hồ. Vừa đi, chúng em vừa trò chuyện rất vui vẻ. Chị còn giới thiệu cho em về hồ Gươm. Em đã biết thêm được rất nhiều kiến thức bổ ích. Hồ Gươm nằm ở quận Hoàn Kiếm. Diện tích hồ không rộng lắm. Xung quanh hồ có rất nhiều cây xanh. Tháp Rùa nằm ở chính giữa hồ. Gần hồ còn có đài Nghiên, tháp Bút và cầu Thê Húc dẫn đến đền Ngọc Sơn.

Buổi trưa, chị đưa em đi ăn phở, một món ăn nổi tiếng của Hà Nội. Ở Sài Gòn cũng có phở, nhưng em cảm thấy phở ở Hà Nội đặc biệt thơm ngon hơn. Sau đó, chúng em còn đến thăm một số địa điểm gần hồ Gươm như Nhà Hát Lớn Hà Nội và Nhà Thờ Lớn Hà Nội. Em và chị còn chụp rất nhiều bức ảnh kỉ niệm cùng nhau.

Chuyến đi tuy ngắn nhưng đã giúp em có được nhiều trải nghiệm bổ ích. Em cũng thêm yêu Hà Nội, thủ đô xinh đẹp của đất nước mình nhiều hơn.

 

21 tháng 12 2022

2)

Tham khảo:

Kỉ niệm luôn đem đến cho chúng ta nhiều cảm xúc đẹp đẽ. Đặc biệt là những kỉ niệm thời thơ ấu đã trở thành hành trang quý giá trong cuộc sống của tôi cho đến bây giờ.

Trong gia đình, người tôi gắn bó nhất chính là ông nội. Năm nay, ông đã ngoài bảy mươi tuổi. Trước khi nghỉ hưu, ông tôi là một cán bộ nhà nước. Ông rất yêu thương con cháu. Nhưng ông cũng rất nghiêm khắc khi chúng tôi mắc lỗi. Tuy tuổi đã cao nhưng ông vẫn còn rất khỏe. Ông đã dạy cho chúng tôi rất nhiều bài học bổ ích. Và tôi cũng có rất nhiều kỉ niệm đẹp về ông.

Trong kí ức của tôi, ông nội là một người rất yêu thích công việc trồng cây nên khu vườn trong nhà luôn xanh tốt quanh năm. Những cây ăn quả đã cho trái ngọt không biết bao nhiêu mùa. Cứ mỗi buổi chiều, ông lại ra vườn để chăm sóc cây cối. Còn nhớ lúc đó, tôi thường chạy theo ông, đòi được giúp ông tưới tắm cho cây cối trong vườn. Ông đã dạy tôi phải chăm chút chúng một cách nâng niu, cẩn thận. Ông nói rằng: “Cây cối cũng giống như con người cần được chăm sóc”. Nhờ vậy, mỗi loài cây trong vườn đã trở thành người bạn của tôi. Cây ổi cho tôi leo trèo cùng lũ bạn trong xóm. Cây cam cho trái thơm ngọt ngào. Những khóm hoa: đồng tiền, cẩm tú cầu, mười giờ... giúp tôi cảm thấy thư giãn sau một ngày học tập mệt mỏi. Có thể nói, nhờ có ông mà tôi đã trở thành “người làm vườn tài ba”.

Không chỉ là chăm sóc cây trong vườn, tôi còn được nghe ông kể rất nhiều câu chuyện hay về cuộc sống. Những câu chuyện về cuộc sống ngày xưa. Một thời đã xa với những câu chuyện thật thú vị. Giờ đây, những kỉ niệm về ông chỉ còn lại trong kí ức. Nhưng tình cảm với ông vẫn còn mãi đây.

Những kỉ niệm thời thơ ấu cùng ông nội thật đẹp đẽ. Tôi tự hứa bản thân phải cố gắng học tập thật tốt, để ông sẽ luôn tự hào về đứa cháu của mình. Tôi rất yêu ông nội của mình.

28 tháng 10 2019

đề 4 nha bn hơi khó đấy

khó quá thì tra mạng hihi

17 tháng 10 2016

đề 1:

Trong cuộc đời mỗi người ai cũng trải qua thời thơ ấu. Có những người có tuổi thơ đẹp, hạnh phúc, không ít người phải chịu cảnh khổ cực bất hạnh. Nhưng dù là ai và rơi vào hoàn cảnh nào cũng đều có kỉ niệm vui buồn của thời tuổi thơ. Kỉ niệm đáng nhớ đối với em là kỉ niệm năm học lớp 4.

Đó là năm em học lớp 4A Trường Tiểu học Uy Nỗ. Năm học đó em đã chăm chỉ, nỗ lực, hăng say học tập. Và sau những ngày thi vất vả chúng em được nghỉ học một thời gian ngắn để đón chờ ngày tổng kết năm học. Rồi cái ngày vui sướng ấy cũng đến. Cô giáo bước vào lớp nhìn chúng em mỉm cười. Sau những lời tổng kết ngắn gọn tình hình năm học, cô thông báo lớp có năm bạn đạt danh hiệu học sinh giỏi, mười chín bạn đạt danh hiệu học sinh tiên tiến. Cô còn thông báo rằng bạn học sinh có điểm tổng kết cao nhất lớp cũng đồng thời là bạn có điểm tổng kết cao nhất khối lớp một trong trường. Chúng em nghe vậy thì hồi hộp lắm! Không biết mình có trong danh sách học sinh giỏi không? Và không biết ai là người học sinh đặc biệt kia? 

Cô đọc tên từng bạn đạt danh hiệu học sinh tiên tiến một. Không có tên em trong đó! Em run run ngồi im thin thít. Rồi đến danh sách năm bạn học sinh giỏi: 

– Phạm Đức Duy! 

– Ngô Đức Nhung! 

– Ngô Minh Tuyết! 

– Nguyễn Ngọc Tuấn! 

Và… 

– Phạm Bảo An! 

Cô cũng xin thông báo: Bạn Phạm Bảo An đồng thời cũng là bạn học sinh có kết quả học tập xuất sắc nhất lớp ta! 

Em như không tin vào tai minh nữa, tim em như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực. Cả lớp vang lên những tràng pháo tay giòn giã. Tất cả mọi ánh mắt trong lớp đổ dồn về phía em. Em bất chợt đứng dậy và ôm chầm lấy người bạn cùng bàn như một hành động vô thức.Sau khoảnh khắc vui sướng và bất ngờ ấy, những tràng pháo tay đã ngớt, mọi người im lặng ngẫm nghĩ về kết quả của mình em mới rời tay khỏi người bạn của mình, nhìn sang bạn đó em chợt nhận ra đó là một bạn nam. Cả lớp lại được một phen cười bể bụng, còn em và bạn trai đó thì xấu hổ đỏ mặt không giám nhìn đi đâu.

Sau không khí nào nhiệt đó, mọi người cũng dần im lặng để dành thời gian cho cô giáo căn dặn. Cô nhắc nhở chúng em nhìn vào kết quả học tập để tự đánh giá những nỗ lực học tập của mình và khuyên chúng em cố gắng trong năm học tới. Đã có lúc, em cảm tưởng như ánh mắt cô dừng lại rất lâu trên gương mặt em như muốn khích lệ: 

– Em cố gắng phát huy thành tích của mình nhé! 

Tan buổi tổng kết, em chạy thật nhanh về nhà. Vừa về đến cổng em đã cất tiếng rất to gọi bố mẹ. Nghe tiếng em cả nhà đi nhanh ra hè, em ôm chầm lấy mẹ – khi đó đã chạy vội ra sân. Em hổn hển thông báo kết quả học tập của mình, và cũng không quên thông báo cả thứ bậc xếp loại trong khối. 

Bây giờ thì em đâu còn nghĩ đến những ngày ấy! Hai ngày sau là ngày tổng kết năm học của trường, đón em lên nhận phần thưởng đầy vinh dự của mình là nắng vàng, gió nhẹ và những tràng pháo tay khen ngợi của bạn bè, thầy cô. Cảm giác của em khi này đã khác, thay cho niềm hồi hộp, ngỡngàng là lời tự nhủ phải cố gắng nỗ lực nhiều hơn nữa.

Sau lần đạt danh hiệu cao quý ấy, em cũng liên tiếp được nhận danh hiệu đó trong những năm học tiếp theo, những kỉ niệm về năm học lớp 4 làm em cứ nhớ mãi, vì đó là năm học đầu tiên em đạt được danh hiệu đó, kỉ niệm đó còn gắn cả với một bạn trai mà giờ đây bạn ấy là bạn thân nhất của em.

17 tháng 10 2016

Đề 1. Kể về một việc tốt mà em đã làm:

Thường ngày, chúng ta có những việc làm tốt và những việc làm xấu. Có một chuyện, em đã làm và thấy việc ấy thật ý nghĩa trong công cuộc bảo vệ môi trường của người học sinh.

Câu chuyện bắt đầu vào một buổi sáng nọ, khi hằng đông vừa ửng hồng và những giọt sương còn đọng lại trên bãi cõ xanh mướt. Ấy là lúc em đi đến trường, vừa đi, em vừa thơ thẩn ngắm cảnh bình minh đẹp mê hồn. Bỗng, cái gì thế này? Một người đàn ông đang vứt một cái bao lớn mà em lấp ló đầu của một con heo chết. Em nhìn anh ấy mà trong người bực bội vô cùng. Vội chạy đến, kêu lên:

– Anh gì ơi?

Người đàn ông nghe em gọi, liền tắt máy chiếc xe honda của mình, hỏi:

– Gì thế nhóc?

Em đáp:

– Anh ơi, anh không thể vứt xác chết động vật bừa bãi như thế, sẽ gây ô nhiễm môi

trường đấy! Ấy là chưa kể khi nắng lên, cái thứ này sẽ bốc mùi kinh khủng. Đoạn đường này lắm người qua lại, nhiều nhất là chúng em đi học về. Vì vậy nên anh phải lấy cái bao này đi ngay,

Em vừa dứt lời, người ấy liền quay lại, mắng như tát nước vào mặt:

– Đồ thứ con nít mà đòi dạy đời. Sao mày láo thế? Để yên cho tao làm việc, không

thì liệu hồn con ạ!

Nói rồi, anh ta rồ ga, định phóng đi. Quyết không để hắn đi khi xác con heo còn nằm đấy. Em vội chặn đầu anh ta lại, nói:

– Nếu anh mà không lấy cái thứ thối tha đó đem đi thì em sẽ kêu mọi người tới đấy, anh nên biết đây là một việc làm không tốt đẹp mấy, nếu như mọi người mà biết thì không để yên cho anh đâu. Anh hãy đem con heo này chôn vào một cái hố nào đấy hay là bất cứ thứ gì cũng được, miễn sao đừng làm ô nhiễm môi trường và

làm phiền những người xung quanh là tốt rồi. Mời anh chở cái bao này đi cho, em xin cảm ơn.

Vừa nói, em vừa chạy ra đường, làm điệu bộ như nếu cần, ta sẵn sàng kêu cả làng ra xem. Người đàn ông nhìn em, đôi mắt nảy lửa, bước xuống xe đi về phía em. Nhưng anh ta không hề đánh em mà chỉ lầm bầm chửi rủa rồi vác cái bao đặt lên xe, phóng vù đi.

Em nhìn chiếc xe honda lao vút đi và tiếng động cơ ngày một nhỏ dần rồi mất hẳn mà trong lòng vui vẻ lạ thường như vừa trút được một cái gì đấy nặng cả vai. Và em cũng rất vui vì mình đã làm đúng lời cô giáo dạy: “Phải yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên, luôn luôn có ý thức bảo vệ môi trường như bảo vệ từng mạnh máu trong cơ thể.

 

20 tháng 10 2016

Mở bài:

Thứ hai tuần trước vì ở nhà ham chơi, không học bài để kiểm tra môn Lý nên tôi đã có hành động sai trái là mở sách và tập trong giờ kiểm tra. Chính điều này đã làm cho cô giáo buồn.

Thân bài:

1/ Sự việc mở đầu:

- Đi học về, ăn cơm xong, tôi định lên phòng học bài chuẩn bị cho giờ kiểm tra Lý ngày mai.

- Thằng bạn bên cạnh nhà qua rủ tôi đi chơi điện tử - một trò chơi tôi rất thích – tôi đi ngay, định chơi một lát rồi về nhà học bài.

2/ Sự việc diễn biến:

- Trò chơi hấp dẫn quá nên tôi về nhà khá trễ.

- Tôi bị bố mắng: đi học về không lo học bài mà lại đi chơi (may là bố không biết tôi đi chơi điện tử, nếu không thì tôi ốm đòn). Bố bảo tôi về phòng học bài.

- Tôi lí nhí xin lỗi bố và nhanh chân về phòng. Lúc đi ngang qua phòng anh trai, tôi thấy ti vi đang chiếu phim “Hiệp sĩ bóng đêm”. Sao lại nhiều thứ hấp dẫn thế này? Làm sao đây? “Xem một tí thôi rồi về học bài” – tôi tự trấn an mình.

- Phim kết thúc khá muộn, hai mắt tôi díu lại. Tôi ngủ một mạch đến sáng.

- Tôi choàng tỉnh và quáng quàng chạy đến lớp.

- Tiết đầu là giờ kiểm tra Lý. Cả lớp im phăng phắc vì ai cũng chăm chú làm bài.

- Tôi vô cùng bối rối. Đầu óc trống rỗng không một chữ thì làm sao? Trong đầu tôi hiện rõ điểm không tròn vo như giễu cợt và cây roi mây trên tay bố.

- Thôi, đành liều vậy. Tôi mở vở bài tập và sách giáo khoa ra. Mặt lấm lét vừa chép vào bài kiểm tra vừa canh chừng cô giáo.

- Đúng là “Thiên bất dung gian”. Tôi đang cặm cụi chép thì cô giáo xuất hiện. Tôi nhanh chóng gấp sách vở cất vào ngăn bàn. Cô gọi tôi đứng lên. Cả lớp đổ dồn những cặp mắt nhìn tôi. Tôi chối phắt ngay nhưng trước những lời lẽ chân tình của cô tôi đã cúi đầu nhận lỗi. Mặt tôi nóng ran, tôi vô cùng xấu hổ.

3/ Sự việc kết thúc:

- Cô bảo tôi xuống phòng giám thị và viết bản kiểm điểm.

- Tôi vô cùng ân hận, xin lỗi cô và hứa không bao giờ tái phạm.

- Cô tha lỗi cho tôi và khuyên tôi nên chăm học và phải trung thực nhận lỗi.

Kết bài:

- Tôi vô cùng ân hận trước lỗi lầm của mình.

- Tự hứa với bản thân sẽ bỏ hết trò chơi vô bổ, chăm lo học hành để bố mẹ vui lòng và thầy cô không buồn nữa.

Nhắn tin cho tác giả  Nguyễn Đức Dũng @ 13:44 23/10/2012
Số lượt xem: 28509Số lượt thích: 4 người (Bách Nhật, Nguyễn Lương Hùng, Đỗ Mạnh Cường, ...) 

Kích thước font

Thêm và sửa công thức

 

Đường dẫn: pGửi ý kiến

    Khung thử code

      
    20 tháng 10 2016

    limdim

    30 tháng 11 2021

    Có trong đề cương văn của Hanoi Academy khối 8 nhé bn - Cô Hoa lớp bạn giao ấy bn :)

    7 tháng 6 2020

    Tình yêu thương giữa con người với con người là vô cùng thiêng liêng, nó thể hiện sự gắn bó, sự sẻ chia và đồng cảm trước những mảnh đời bất hạnh. Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển con người đang dần phải đối mặt với rất nhiều những khó khăn từ cuộc sống, nhưng họ không bao giờ quên đi được lối sống và chuẩn mực của mình khi sống trong xã hội loài ngoài, “sống trong đời sống cần có một tấm lòng”, tấm lòng đó là tấm lòng biết yêu thương, sẻ chia và đồng cảm. Lối sống đó hiện nay đang được coi trọng và là chuẩn mực sống đúng đắn nhất.
    Đồng cảm đó là sự chia sẻ, thấu hiểu và quan tâm sâu sắc đối với mọi người xung quanh, luôn luôn có một thái độ biết yêu thương và cảm thông sâu sắc trước mọi hoàn cảnh sống, đồng cảm đó là một thái độ biết nhập tâm và hiểu được đối phương một cách chân thành nhất, đồng cảm giúp kết nối con người với con người để từ đó họ có những cách đánh giá và nhìn nhận cuộc sống này một cách chân thành và da diết nhất.
    Sẻ chia đó là sự chia sẻ những nỗi đau, niềm vui, nỗi buồn cùng với mọi người xung quanh, sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình, sống luôn luôn phải biết cho đi và bản thân sẽ nhận được những điều tốt lành nhất, đó là một tình cảm tinh thần phong phú và giàu có, bản thân sẽ làm nên được những điều tốt nhất, da diết và mang trong trái tim, biết bao nhiêu hoài niệm và cả những niềm hạnh phúc lớn lao khi làm được những điều có ý nghĩa.
    Đồng cảm và sẻ chia nó có mối liên hệ với nhau, có sự đồng cảm, hiểu được hoàn cảnh và con người của đối phương, thì từ đó chúng ta mới có những sẻ chia sâu sắc và có ý nghĩa nhất, đó là niềm vui được sống là chính mình, được sống trong một xã hội ngập tràn tình yêu thương. Đúng như trong ngạn ngữ đã từng viết: “ Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương, quả đúng là như vậy, tình yêu thương là một niềm vui, là một căn cước để xây dựng nên hạnh phúc của mỗi cá nhân. Luôn biết yêu thương và đồng cảm với mọi người xung quanh, chúng ta sẽ nhận được những điều tốt lành và hạnh phúc nhất.
    Hiện nay khi xã hội ngày càng phát triển nhiều người chỉ chạy theo đồng tiền, mà dường như quên đi các mối quan hệ từ cuộc sống, mối quan hệ giữa con người với con người, để từ đó họ có những suy nghĩ lệch so với cuộc sống, họ có những suy nghĩ sai lầm về sự yêu thương và trân trọng đối với mọi người xung quanh, niềm vui đó mà họ đang nghĩ đến chỉ là những đồng tiền mà họ đang chạy đua với nó, đây là một thái độ rất đáng báo động, chúng ta cần phải thay đổi tư tưởng sống ngày càng đắn hơn.
    Không nên chạy đua theo lợi nhuận và nhu cầu của xã hội, để mà quên đi những cái quan trọng đó là tình cảm, sự chân thành da diết, sự yêu thương đối với mọi người xung quanh, luôn luôn biết yêu thương và thể hiện nỗi niềm da diết nhất trong cuộc sống của mỗi người. Sự đồng cảm còn giúp cho chúng ta hiểu được nhiều điều từ cuộc sống, đó là những hoàn cảnh sống đang cần sự giúp đỡ, đó là những mảnh đời bất hạnh, cô đơn không chút neo đậu, mỗi chúng ta cần phải có thái độ mạnh mẽ để rèn luyện bản thân một cách tự giác nhất.
    Tình yêu thương giữa con người với con người từ xưa đến nay vẫn luôn luôn được coi trọng, nó không chỉ là truyền thống của dân tộc Việt Nam, mà nó còn là một phẩm chất vô cùng đáng quý mà mỗi người cần phải có. Như trong ca dao, dân ca Việt Nam đã phản ánh một cách chân thực được những hiện tượng đó, con người cần phải biết sống đúng đắn, luôn biết yêu thương và thể hiện sự da diết trong cảm xúc và nỗi lòng của mỗi con người trong cuộc sống của mình, tình yêu thương đó đang ngày càng được thể hiện mạnh mẽ, tiếp nối truyền thống của dân tộc: “ một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, hay là “ lá lành đùm lá rách” đây đều là những truyền thống tốt đẹp mà cuộc sống này dành tặng cho cuộc đời của mỗi chúng ta, luôn luôn biết sống và cải thiện bản thân mỗi ngày.
    Cần xây dựng cho mình những thói quen và những phẩm chất tốt, bởi đồng cảm, sẻ chia là một phẩm chất quý báu mà dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay luôn chú trọng và phát huy nó một cách hiệu quả nhất. Nhưng bên cạnh những người luôn ý thức được tầm quan trọng, cũng như vai trò của đồng cảm, và sẻ chia, lại có những người có những thái độ lạnh nhạt thờ ơ, trước những hoàn cảnh trong cuộc sống, những hành động đó cần bị phê phán sâu sắc.
    Mỗi chúng ta cần phải biết yêu thương, chia sẻ với mọi người xung quanh để từ đó có được tình cảm chân thành và da diết nhất mà mọi người dành cho mình.

    5 tháng 12 2020
    Chẳng bao giờ em làm được một việc tốt đáng kể hay chỉ ít là làm người khác thấy vui, chỉ trừ có một lần khi em còn học lớp 2. Lần đó em đã nhặt được của rơi và trả lại cho người mất. Chiều hôm ấy, em trực nhật nên phải ở lại lớp một lúc để đổ rác. Lúc em đang đi trên sân trường thì bỗng em giẫm phải một vật gì cưng cứng. Em cúi xuống nhặt lên thì thấy: Ồ! Hoá ra là một cuốn tiểu thuyết khổ 18x7cm của nhà sách Trí Tuệ cuốn đầu giáo sư Powel của tác giả A.R Belger. Cuốn sách này được bọc ngoài bằng nilon trong nên có lẽ người mất mới mua về chưa đọc. Em cũng chưa đọc nó nhưng đã biết ít nhiều về nó qua lời nói của bố mẹ. Hình như nó là một cuốn tiểu thuyết rất hay. Em lật xem bìa sau của cuốn sách thì thấy một đoạn văn ngắn kể lại tóm tắt nội dung cuốn sách. Nó càng làm em chắc chắn về suy nghĩ của mình. Trong đầu em hiện lên ý nghĩ lấy luôn cuốn sách này. Thế là, em ngó xung quanh xem có ai không. Thôi chết! Còn bác bảo vệ. Em chờ bác bảo vệ để ý đi chỗ khác rồi nhanh tay đút luôn cuốn sách vào cặp tung tăng chạy ra khỏi cổng trường. Trên đường, em không thôi nghĩ về những tình tiết hấp dẫn, li kì của cuốn sách. Ôi! Thú vị biết bao! Nhưng cái đầu em không chỉ nghĩ đến một chuyện nó lái sang một chuyện khác. Chuyện về người bị mất. Vì có cái đầu ham nghĩ nên em không biết phải phân xử ra sao, mang về đọc và giữ của riêng hay trả lại cho người bị mất đây! Hai phương án cứ đánh nhau, xáo trộn trong đầu em. Vừa lúc đó, em về đến nhà. Em chào bố mẹ rồi đặt mình lên chiếc giường ở phòng riêng. Em lại tiếp tục suy nghĩ. Mà phải rồi! Mẹ là người có kinh nghiệm trong cuộc sống, mình nên hỏi mẹ xem sao! Em nghĩ, thế là em chạy xuống tầng một, đưa cuốn sách cho mẹ và kể đầu đuôi câu chuyện cho mẹ nghe. Nghe xong, mẹ cười và bảo: - Bây giờ, con hãy đặt mình vào tình huống như người mất mà xem. Chắc chắn con sẽ rất buồn và lo lắng vì bố mẹ sẽ mắng khi làm mất cuốn sách khá đắt: hai mươi lăm nghìn đồng cơ mà! Đấy, con hãy tự nghĩ và quyết định đi. Quả thật nếu em là người mất thì cũng sẽ có những cảm giác như mẹ nói. Mà nếu các bạn biết thì lòng tin của các bạn đối với em sẽ chẳng ra gì nữa! Em quyết định sẽ trả lại. Sáng hôm sau, em mang cuốn sách đưa cho cô Tổng phụ trách. Vừa lúc đó, có một chị lớp Năm hớt hơ hớt hải chạy đến. Khi cô Tổng phụ trách đưa chị cuốn sách và giới thiệu em với chị thì chị ấy cảm ơn em rối rít.