K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 4 2020

Tham khảo:

- Một số cây ăn quả người ta thường áp dụng cách nhân giống cây bằng hình thức giâm cành, chiết cành, ghép cành,.....nhưng chiết cành là chủ yếu, đây là hình thức sinh sản vô tính nhằm giữ lại những đặc tính quí của cây.

- Giải thích: Vì nếu trồng bằng hạt đây kết quả của sinh sản hữu tính nên phát sinh nhiều biến dị khác không như mong muốn. Mặt khác tạo ra cây mới và để thu hoạch được thì phải đợi thời gian dài nên ta sử dụng phương pháp chiếc cành để rút ngắn thời gian sinh trưởng để thu hoạch sớm hơn hiện quả kinh tề cao hơn. 

-Nhân giống vô tính trong ống nghiệm là cách nhân giống nhanh nhất và tiết kiệm cây giống nhất, vì:

- Chỉ cần một mảnh mô nhỏ của cây mẹ đã đủ để tiến hành nhân giống.

- Hiệu suất nhân giống cao: sau khi nhân giống thành công, từ một mẩu mô của cây mẹ trong một thời gian ngắn có thể tạo ra một số lượng rất lớn (hàng vạn đến hàng triệu) cây con làm giống. Các cây con giống nhau và giữ nguyên bản chất của cây mẹ.

17 tháng 3 2022

ĐÁP ÁN:
Nhân vật chính trong truyện cây khế là:









































nịt nha :>

31 tháng 3 2022

Truyện Cây khế có hai nhân vật chính là nhân vật người anh và người em.

- Người em: Nhân vật người em trong câu chuyện cổ tích Cây khế là hình ảnh tiêu biểu cho những người tốt bụng, thật thà, lương thiện. Người em hiền lành, tốt bụng  rất yêu mến anh trai của mình. Khi cha mẹ qua đời, nhà cửa ruộng vườn đều thuộc về anh. Người em chỉ  một túp lều nhỏ  một cây khế ở cuối vườn.

4 tháng 10 2018

                 Bài làm 1

Việt Nam là quốc gia có văn minh lúa nước từ lâu đời nên cây lúa là cây vô cùng quen thuộc với chúng em.

Nhà em cũng trồng lúa. Mùa trồng lúa là mùa tháng 2 sau tết và tháng 6 mùa hè. Vì là cây lương thực chính nên nhà em trồng khoảng 1 mẫu ruộng. Để có được cây lúa lúc đầu mẹ em đã dùng thóc giống ngâm nước. Thóc lựa chọn làm giống phải là hạt to, mẩy và khổng sâu bệnh. Nên thường mọi người mua giống tại hợp tác xã. Giống lúa nhà em thường trồng là lúa tẻ thơm và ít lúa nếp để làm bánh và nấu xôi.

Khi lựa chọn hạt giốngvà ngâm nước xong, mẹ ủ ấm và tưới nước khoảng 4-6 ngày là thành mầm, gieo mạ và khi lớn lên thì nhổ mang ra ruộng cấy thì lên cây lúa. Cây lúa giống tết thơm này thân mảnh, màu xanh mướt. Một gốc khoảng 2-3 cây lớn lên thành khóm. Cây lúc đầu có khoảng 3-4 lá sau lớn dần thành 7-8 lá. Khoảng 2 tháng gọi là thời kì con gái cây sẽ ra đòng đòng ở giữa thân chính là bộ phận tạo hạt lúa. Khoảng hơn tháng sau sẽ đến thời kì thu hoạch. Khi cây lúa chín thì thân hơi ngả vàng, bông lúa màu vàng, chín hẳn thì bông sẽ uốn cong xuống gọi là lúa uốn câu. Giống như người chín chắn và đức tính tốt phải luôn khiêm tốn, hạ mình không kiêu ngạo là lúa đã chín muồi uốn câu. Lúc này những bác nông dân bắt đầu đi thu hoạch.

Mỗi sào lúa khoảng 360 m2 và nếu bội thu sẽ mang lại cho nông dân khoảng 2-3 tạ một sào ấy.Nhưng phải mất bao mồ hôi, công sức và mưa nắng mới cho được 2-3 tạ ấy. Nên có bài thơ cũng ví hạt lúa với hạt vàng vì nó có được bởi sự vất vạt không nói thành lời của người nông dân trong đó có cả bố mẹ em. Em thật biết ơn gia đình bố mẹ không ngại vất vả nuôi lớn em từng ngày.

Em rất yêu cây lúa vì nó là lương thực không thể thiếu với mỗi người và gắn bó lâu đời với nhân dân.

Bài làm 2

        

Mỗi lần nghỉ hè đó chính là mùa gặt cây lúa ở quê em. Cây lúa là cây lương thực chính đối với nhân dân Việt.

Cây lúa lúc còn bé gọi là cây mạ, lúc ấy cây khoảng 3 lá màu xanh non. Cây được nông dân nhổ từ ruộng mạ rồi mang ra các cánh đồng để cấy chúng xuống. Khi được khoảng 2 tháng cây có màu xanh rì, cả cánh đồng lúa gió thổi mát và phảng phất mùi thơm đồng quê. Cây lúa khi gió thổi thành các đợt gợn sóng rất đẹp. Thân cây có các bẹ lá đan xen vào nhau từng lớp, từng lớp một cho đến trong cùng là ngọn để tạo ra đòng đòng trổ bông để tạo hạt lúa. Mùi hương tỏa ra từ hàng triệu cây trên cánh đồng lúa tạo cảm giác dễ chịu, thư giãn và yên bình nữa. Em rất thích ra cánh đồng lúa cùng mẹ.

Đến mùa gặt cũng là mùa hè oi ả, những nông dân đi đến ruộng mình và gặt chúng về. Khi cây lúa chín, thân cây ngả vàng, bông lúa cũng vàng. Đầu bông lúa uốn câu là thời kì thích hợp nhất để gặt. Cũng có ruộng được cấy sau nên thân vẫn còn hơi xanh và bông lúa chưa chín hết thì phải chờ khoảng 1 tuần sau để gặt. Khi lúa chín đều, chúng vàng óng cả cánh đồng. Như vậy hứa hẹn mùa bội thu cho nông dân. Bây giờ áp dụng công nghệ nên việc thu hoạch lúa không vất vả như xưa. Với một cánh đồng rộng, nông dân thuê máy gặt đập liên hoàn thì không phải cắt nữa mà máy chạy đến đâu chỉ việc mang thóc về nhà. Sau đó hon phơi rồi lại chuẩn bị gieo giống để trồng lúa vụ tiếp theo.

Em rất yêu cây lúa bởi cuộc sống quê em là trồng lúa từ lâu đời nên thấy gắn bó và thân thuộc


nếu hay tk mk nha chúc bạn hc tốt 


 

4 tháng 10 2018

Có lẽ đối với mỗi người Việt Nam, cây tre đã trở thành một phần của cuộc sống, đặc biệt với mỗi con người ra đi từ làng quê thì hình ảnh những luỹ tre xanh đã ăn sâu vào tiềm thức, do vậy dù có đi đâu đến nơi đâu họ cũng đều nhớ về luỹ tre xanh như nhớ về kỉ niệm gắn bó, thân thương nhất. Và đó chính là niềm tự hào của họ hàng nhà tre chúng tôi.

Sự gắn bó, gần gũi của họ hàng nhà tre chúng tôi được thể hiện ở chỗ đi bất cứ nơi đâu, đồng bằng hay miền núi thì bạn cũng đều thấy chúng tôi nghiêng mình trên những con đường hay trong những cánh rừng bát ngát. Họ nhà tre chúng tôi rất đông đúc, nào là: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, rồi dang, rồi hóp và cả luỹ tre thân thuộc đầu làng…

Khác với các loài cây khác, từ khi mới bắt đầu sinh ra, chúng tôi đã thể hiện sự ngay thẳng, điều đó các bạn có thể thấy ngay khi nhìn những mầm tre mọc thẳng tắp và dù trong bất cứ môi trường nào chúng tôi cũng vẫn vươn lên để sống mạnh mẽ và xanh tốt. Thân của chúng tôi thường dài nghêu nhưng mộc mạc, giản dị, thân quen. Và mỗi loại lại khoác một màu khác nhau có loài áo màu xanh, có loại màu tro, có loại lại màu vàng, nhưng tựu chung đều giản dị, dễ nhớ.

Một điểm tiếp theo cho thấy sự gần gũi của chúng tôi đối với tất cả mọi người đó là chúng tôi luôn cùng con người đấu tranh cho độc lập, tự do. Chẳng thế mà từ lâu, người Việt đã ví chúng tôi với phẩm chất quật khởi của dân tộc ngàn đời.

Những ngày đất nước Việt Nam còn sơ khai, chúng tôi đã giúp ông Gióng diệt lũ giặc Ân bạo tàn, đem lại hạnh phúc cho muôn dân. Rồi trong cuộc chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chính chúng tôi đã dìm chết bao tàu chiến của địch khiến cho chúng khiếp sợ phải thua cuộc. Thủa đất nước còn chưa có vũ khí hiện đại như bây giờ, chúng tôi là vũ khí mạnh nhất được dùng để tiêu diệt quân thù.

Và trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, chúng tôi cũng tích cực tham gia kháng chiến bằng cách góp một phần bé nhỏ cơ thể mình để làm ra những cây chông nhọn hoắt sẵn sàng tiêu diệt kẻ thù. Bởi vững vàng trong chiến đấu mà họ mà tre tôi đã được phong danh hiệu anh hùng bất khuất. Không chỉ trong đánh giặc giữ nước, loài tre nhà chúng tôi còn rất có ích trong cuộc sống hàng ngày.Mỗi khi về thăm một thôn xóm, một bản làng nào bạn cũng sẽ thấy vòng tay của chúng tôi dang rộng, ôm trọn và toả bóng mát cho cả dân làng. Trong vòng tay của chúng tôi, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặp cỏ. Những trưa hè, chúng tôi thật hạnh phúc khi được ngắm những khuôn mặt trẻ thơ say nồng giấc ngủ trong tiếng võng kẽo kẹt dưới khóm tre.

Hơn thế chúng tôi còn là những vật liệu để bà con dựng nhà, những ngôi nhà được làm từ tre rất mát mẻ và sạch sẽ. Dưới bóng chúng tôi là cả một nền văn hoá lâu đời đang từng ngày được nâng niu và gìn giữ.

Trong đời sống sinh hoạt, chúng tôi còn làm ra những đồ dùng thân thuộc với mỗi người: đó là đôi đũa, là chiếc chõng tre, chiếc giường tre. Đối với mỗi gia đình nông dân, tre tôi là người bạn vô cùng thân thiết. Ngoài ra cây danh, nứa, một trong những họ nhà trẻ còn giúp con người chẻ lạt buộc nhà, nứa giúp cắm sào làm giàn cho bầu bí leo quấn quýt vào nhau. Tre còn gắn với tuổi già, cho họ chiếc ống điếu hút thuốc làm vui.Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích. Dưới những bãi đất rộng, được chúng tôi che hết ánh nắng oi ả của mùa hè, các bạn tha hồ chơi đùa thoả thích. Các bạn nữ còn trò gì thú vị hơn ngồi đánh chuyền với những que chắt bằng tre. Còn các bạn nam lại chạy nhảy reo hò theo tiếng sáo vi vút trên chiếc diều cũng được làm ra từ tre. Những cánh diều đó sẽ đem ước mơ của các bạn về nơi xa.

Tre chúng tôi còn làm nên những tiếng nhạc réo rắt từ những cây sáo tre, sáo trúc, làm vơi đi bao nỗi vất vả nhọc nhằn của người nông dân chân lấm tay bùn.

Ngày nay loài tre của chúng tôi còn vươn xa hơn nữa. Có một giáo sư là Việt Kiều sống ở Pháp đã đưa anh em chúng tôi sang trồng thử trên đất Pháp.Thế mà ở xứ lạ, chúng tôi vẫn sống vững vàng. Ngày sau, dẫu nước mình có hiện đại hơn, loài tre chúng tôi cũng vẫn sẽ ngay thẳng, thuỷ chung và can đảm để ngày càng tôn lên những đức tính của người hiền – đức tính Việt Nam.

1 tháng 11 2017

Cây cần nước nhiều nhất là vào lúc :

+ Cây đang sinh trưởng

+ Cây đang mọc cành

+ Cây đang ra hoa và tạo quả

k mk nha bn!

1 tháng 11 2017
Giai đoạn cây cần nước nhất là lúc cây đang trong thời kỳ phát triển nha bạn . Kb với mình nha . Nếu cần bài văn viết cái gì đó thì cứ hỏi mình mình sẽ cho bạn gợi ý
21 tháng 10 2018

Đề bài

Thảo luận:

- Giải thích vì sao mép vỏ phía trên chỗ cắt phình to ra? Vì sao mép vỏ ở phía dưới không phình to ra?

- Mạch rây có chức năng gì?

- Nhân dân ta thường làm như thể nào để nhân giống nhanh cây ăn quả như: cam bưởi, nhãn vải, hồng xiêm…?

Lời giải chi tiết

- Mép phía trên chỗ cắt bị phình do các chất dinh dưỡng tổng hợp được vận chuyển từ trên xuống dưới, đến vết cắt bị ngừng lại nên các chất dinh dưỡng bị tích tụ làm phình to ra.

- Mạch rây có chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng do lá tổng hợp đến các bộ phận khác của cây.

- Người ta thường chiết cành để nhân nhanh giống cây ăn quả.

6 tháng 12 2023

Vẻ đẹp của cây tre Việt Nam được tác giả miêu tả cụ thể qua những chi tiết, hình ảnh:

“Bạn thân của nông dân Việt Nam, của nhân dân Việt Nam” .

“Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa”.

“Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau. Tre là cánh tay của người nông dân”.

“Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất”.

“Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!”.

“Ngày mai, trên đất nước này, sắt, thép có thể nhiều hơn tre, nứa. Nhưng, trên đường trường ta dấn bước, tre xanh vẫn là bóng mát. Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình. Tre sẽ càng tươi những cổng chào thắng lợi. Những chiếc đu tre vẫn dướn lên bay bổng. Tiếng sáo diều tre cao vút mãi.”

“Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, lũy tre thân mật làng tôi,… đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn”.

Tại vùng trang trại xa xôi, có một người nông dân năm nào cũng trồng được những cây ngô rất tốt. Năm nào ông cũng mang ngô tới hội chợ liên bang và năm nào ngô của ông cũng đạt giải nhất. Ai cũng cho rằng ông có những bí quyết riêng độc đáo. Có một lần, một phóng viên phỏng vấn ông và phát hiện ra rằng người nông dân luôn chia sẻ những hạt giống ngô tốt nhất của mình với những...
Đọc tiếp

Tại vùng trang trại xa xôi, có một người nông dân năm nào cũng trồng được những cây ngô rất tốt. Năm nào ông cũng mang ngô tới hội chợ liên bang và năm nào ngô của ông cũng đạt giải nhất. Ai cũng cho rằng ông có những bí quyết riêng độc đáo. Có một lần, một phóng viên phỏng vấn ông và phát hiện ra rằng người nông dân luôn chia sẻ những hạt giống ngô tốt nhất của mình với những người hàng xóm ở các trang trại xung quanh.

– Tại sao bác lại chia những hạt giống tốt nhất đi, trong khi năm nào họ cũng đem sản phẩm đến cùng hội chợ liên bang để cạnh tranh với sản phẩm của bác? – Phóng viên hỏi.

– Anh không biết ư?- Người nông dân thật thà đáp – Gió luôn thổi phấn hoa và cuốn chúng từ trang trại này sang trang trại khác, từ cánh đồng này sang cánh đồng khác. Nếu những người hàng xóm quanh tôi chỉ trồng được những cây ngô xấu thì việc thụ phấn do gió rõ ràng sẽ làm giảm chất lượng ngô của chính trang trại của tôi. Tức là, nếu tôi muốn trồng được ngô tốt, tôi cũng phải giúp những người xung quanh trồng được ngô tốt.

a) mọi người đã nghĩ thế nào về sự thanh công của người nông dân?

b)Vì sao phòng viên vô cùng ngạc nhiên khi biết người nông dân này luôn chia sẻ những hạt giống ngô tốt nhất của mình với những người hàng xóm ở các trang trại xung quanh?

c)Câu chuyện muốn nói vơi chúng ta điều gì?

d) có ý kiến cho rằng:" Những người muốn được hạn phúc phải giúp những người sống quanh mình hạnh phúc. Những người muốn thành công phải giúp những người quanh mình thành công". Bạn có tán hành với ý kiến này ko? Vì sao ?

giúp mình mình xin, mình lạy các bạn đấy

0
1 tháng 3 2019

a. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật: lão, cô, bác, cậu

b. Dùng những từ ngữ vốn chỉ hoạt động tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật: “chống lại”, “xung phong”, “giữ”

c. Trò chuyện xưng hô với vật như với người: Trâu ơi

10 tháng 9 2018
  • Trong truyện, Sơn Tinh, Thủy Tinh là nhân vật chính. Mỗi nhân vật chính đó được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo như:
    • Nhân vật Sơn Tinh: "vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi". Sơn Tinh có thể "dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu"..
    • Nhân vật Thủy Tinh: "gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về"; có thể "hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời".
  • Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật:
    • Sơn Tinh: là nhân vật tượng trưng cho sức mạnh, khát vọng chống thiên tai và ước mơ chiến thắng lũ lụt của ông cha ta.
    • Thủy Tinh: Đây là nhân vật tượng trưng cho mưa bão, lũ lụt, thiên tai uy hiếp cuộc sống của con người.

* Nhân vật chính trong truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”:

- Sơn Tinh: thần núi Tản Viên.

- Thủy Tinh – thần nước.

* Các nhân vật chính được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo:

   Sơn Tinh: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồ.

   Thủy Tinh: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về.

   Trong cuộc giao tranh:

- Thủy Tinh hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh.

- Sơn Tinh: dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi dâng lên bấy nhiêu.

* Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật:

- Thủy Tinh là hiện tượng mưa to, bão lớn, lũ lụt hằng năm.

   Sơn Tinh là lực lượng cư dân Việt cổ đắp đê chống lụt, là ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa được hình tượng hóa.

- Tài năng, tầm vóc và khí phách của Sơn Tinh là biểu tượng cho chiến công của người Việt cổ trong đấu tranh chống bão lụt ở vùng lưu vực sông Đà và sông Hồng.