K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

So sánh các câu hỏi trong đoạn văn sau. Em thấy câu các bạn nhỏ hỏi cụ già có thích hợp hơn những câu hỏi khác không ? Vì sao ?Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Tiếng nói cười ríu rít. Bỗng các em dừng lại khi thấy một cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đưòng. Trông cụ thật mệt mỏi, cặp mắt lộ rõ vẻ u sầu.- Chuyện gì đã xảy ra với ông cụ thế nhỉ ? - Một em trai hỏi. Đám...
Đọc tiếp

So sánh các câu hỏi trong đoạn văn sau. Em thấy câu các bạn nhỏ hỏi cụ già có thích hợp hơn những câu hỏi khác không ? Vì sao ?

Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Tiếng nói cười ríu rít. Bỗng các em dừng lại khi thấy một cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đưòng. Trông cụ thật mệt mỏi, cặp mắt lộ rõ vẻ u sầu.

- Chuyện gì đã xảy ra với ông cụ thế nhỉ ? - Một em trai hỏi. Đám trẻ tiếp lời, bàn tán sôi nổi :

- Chắc là cụ bị ốm ?

- Hay cụ đánh mất cái gì ?

- Chúng mình thử hỏi xem đi !

Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi :

- Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ ?

Câu các bạn hỏi cụ già :

- Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ ?

⇒ Câu hỏi này thế nào?

Những câu hỏi khác:

- Thưa cụ, chuyện gì đã xảy ra với cụ thế ạ ?

- Thưa cụ, chắc là cụ bị ốm ạ ?

- Thưa cụ, có phải cụ đánh mất cái gì không ạ ?

⇒ Ba câu hỏi này thế nào?

1
16 tháng 2 2018

Câu các bạn hỏi cụ già :

- Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ ?

⇒ Câu hỏi này là thể hiện thái độ lịch sự, ân cần, thể hiện thiện chí sẵn lòng giúp đỡ.

Những câu hỏi khác:

- Thưa cụ, chuyện gì đã xảy ra với cụ thế ạ ?

- Thưa cụ, chắc là cụ bị ốm ạ ?

- Thưa cụ, có phải cụ đánh mất cái gì không ạ ?

⇒ Một trong ba câu hỏi này không được tế nhị cho lắm vì câu hỏi có phần tò mò vào cuộc sống riêng tư của người khác.

25 tháng 2 2017
Câu Giữ được phép lịch sự Không giữ được phép lịch sự
a)- Lan ơi, cho tớ về với!

X

(Vì có các từ xưng hô thể hiện quan hệ thân một)

 
- Cho đi nhờ một cái!  

X

(Vì nói trống không)

b) - Chiều nay, chị đón em nhé !

X

(Câu để nghị lịch sự, tình cảm vì có từ nhé thể hiện đề nghị thân mật.)

 
- Chiều nay chị phải đón em đấy !  

X

(Câu đề nghị bất lịch sự vì có từ phải mang tính bắt buộc như một câu mệnh lệnh. Nó không phù hợp với người nhỏ nói với người lớn.)

c) - Đừng cố mà nói như thế !  

X

(Câu nói không giữ được phép lịch sự vì khô khan, như một mệnh lệnh.)

- Theo tớ, cậu không nên nói như thế !

X

(Câu nói giữ được phép lịch sự bởi người nói giữ được sự nhã nhặn, khiêm tốn qua các từ xưng hô tớ - cậu, các từ khuyên nhủ không nên, khiêm tốn : theo tớ.)

 
d)- Mở hộ cháu cái cửa !  

X

(Câu nói không giữ được phép lịch sự vì câu nói trống không, cộc lốc)

- Bác mở giúp cháu cái cửa này với !

X

(Câu giữ được phép lịch sự bởi có cặp từ xung hô bác - cháu, thêm từ giúp thể hiện được sự nhã nhặn, từ vởi thể hiện sự thân mật.)

 

14 tháng 8 2019

a) - Lan ơi, cho tớ về với (lịch sự tế nhị có từ xưng hô thể hiện tinh cảm thân thiết) - Cho đi nhờ một cái (bất lịch sự nói trống không thiếu văn hóa)

b) - Chiều nay, chị đón em nhé! (lịch sự, tế nhị, thân mật) - Chiều nay chị phải đón em đấy! (bất lịch sự, em nói với chị mà như ra lệnh cho chị, thiếu lễ độ)

c) - Đừng có mà nói như thế! (bất lịch sự, nói trống không) - Theo tớ, cậu không nên nói như thế! (lịch sự, tế nhị)

d) Mở hộ cháu cái cửa! (bất lịch sự, nói trống không thiếu lễ độ với người lớn) - Bác mở giúp cháu cái cửa này với! (lịch sự, tế nhị lễ độ với người lớn)

27 tháng 8 2017

a) - Lan ơi, cho tớ về với (lịch sự tế nhị có từ xưng hô thể hiện tinh cảm thân thiết) - Cho đi nhờ một cái (bất lịch sự nói trống không thiếu văn hóa)

b) - Chiều nay, chị đón em nhé! (lịch sự, tế nhị, thân mật) - Chiều nay chị phải đón em đấy! (bất lịch sự, em nói với chị mà như ra lệnh cho chị, thiếu lễ độ)

c) - Đừng có mà nói như thế! (bất lịch sự, nói trống không) - Theo tớ, cậu không nên nói như thế! (lịch sự, tế nhị)

d) Mở hộ cháu cái cửa! (bất lịch sự, nói trống không thiếu lễ độ với người lớn) - Bác mở giúp cháu cái cửa này với! (lịch sự, tế nhị lễ độ với người lớn)

18 tháng 11 2018
Câu hỏi Dùng làm gì
a) Dỗ mãi mà em bé vẫn khóc, mẹ bảo : “Có nín đi không ? Các chị ấy cười cho đây này.” Câu hỏi được dùng để thể hiện yêu cầu.
b) Ánh mắt các bạn nhìn tôi như trách móc : “Vì sao cậu lại làm phiền lòng cô như vậy ?” Câu hỏi được dùng để thể hiện ý chê trách.
c) Chị tôi cười : “Em vẽ thế này mà bảo là con ngựa à ? ” Câu hỏi được dùng để chê.
d) Bà cụ hỏi một người đang đứng vơ vẩn trước bến xe : “Chú có thể xem giúp tôi mấy giờ có xe đi miền Đông không ?” Câu hỏi được dùng để nhờ cậy giúp đỡ.
13 tháng 11 2019

Các câu hỏi đã cho dược dùng để:

a. Mẹ yêu cầu con nín khóc.

b. Thể hiện sự chê trách.

c. Chị chê em vẽ ngựa không giông.

d. Bà cụ yêu cầu, nhờ cậy, giúp đỡ.

16 tháng 3 2017

Các câu hỏi đã cho dược dùng để:

a. Mẹ yêu cầu con nín khóc.

b. Thể hiện sự chê trách.

c. Chị chê em vẽ ngựa không giông.

d. Bà cụ yêu cầu, nhờ cậy, giúp đỡ.

Đọc bài và trả lời câu hỏi:   Những chú chó con ở cửa hiệuMột cậu bé xuất hiện ở cửa hàng bán chó và hỏi người chủ cửa hàng: “Giá mỗi con chó là bao nhiêu vậy bác?”Người chủ cửa hàng trả lời: “Khoảng từ 30 tới 50 đô-la một con”.Cậu bé rụt rè nói: “Cháu có thể xem chúng được không ạ?”.Người chủ mỉm cười rồi huýt sáo ra hiệu. Năm chú chó con bé xíu như năm cuộn...
Đọc tiếp

Đọc bài và trả lời câu hỏi:

   Những chú chó con ở cửa hiệu

Một cậu bé xuất hiện ở cửa hàng bán chó và hỏi người chủ cửa hàng: “Giá mỗi con chó là bao nhiêu vậy bác?”

Người chủ cửa hàng trả lời: “Khoảng từ 30 tới 50 đô-la một con”.

Cậu bé rụt rè nói: “Cháu có thể xem chúng được không ạ?”.

Người chủ mỉm cười rồi huýt sáo ra hiệu. Năm chú chó con bé xíu như năm cuộn len chạy ra, có một chú bị tụt lại phía sau khá xa. Cậu bé chú ý ngay tới chú chó chậm chạp, hơi khập khiễng đó. Cậu hỏi: “Con chó này bị sao vậy bác?”

 Ông chủ giải thích rằng nó bị tật ở khớp hông và nó sẽ bị khập khiễng suốt đời. Nghe vậy, cậu bé tỏ vẻ xúc động: “Đó chính là con chó cháu muốn mua”.

Chủ cửa hàng nói: “Nếu cháu thích con chó đó, ta sẽ tặng cho cháu. Nhưng ta biết cháu sẽ không muốn mua nó đâu.”

Gương mặt cậu bé thoáng buồn, cậu nhìn vào mắt chủ cửa hàng và nói: Cháu không muốn bác tặng nó cho cháu đâu. Con cho đó cũng có giá trị như những con chó khác mà. Cháu sẽ trả bác đúng giá. Ngay bây giờ cháu chỉ có thể trả bác được 2 đô-la 37 xu. Sau đó, mỗi tháng cháu sẽ trả dần bác 50 xu được không ạ?”

- Bác bảo thật nhé, cháu không nên mua con chó đó! – Người chủ cửa hàng khuyên – Nó không bao giờ có thể chạy nhảy và chơi đùa như những con chó khác được đâu.

Ông vừa dứt lời, cậu bé liền cúi xuống vén ống quần lên, để lộ ra cái chân trái tật nguyền, cong vẹo được đỡ bằng một thanh kim loại. Cậu ngước nhìn ông chủ cửa hàng và khẽ bảo: “Chính cháu cũng chẳng chạy nhảy được mà và chú chó con này sẽ cần một ai đó hiểu và chơi với nó”.

      (Theo Dan Clark)

Chú giải:

- Đô-la: đơn vi tiền tệ chính thức của Mĩ, được làm bằng giấy.

- Tiền xu: tiền tệ của Mĩ, được đúc bằng hợp kim.

Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?

1
18 tháng 4 2019

Hướng dẫn giải:

- Câu chuyện muốn nói với chúng ta : hãy biết chia sẻ và đồng cảm với những người bị khuyết tật.

9 tháng 10 2021

Dạo này bà có khỏe không ạ? Em hòa và em thắng nhà cậu Thành có ngoan không? Tuy cháu ở xa nhưng cháu luôn nhớ bà và mong muốn được về thăm bà. Bà ơi! Bà nhớ giữ gìn sức khỏe. Khi nào được nghỉ hè cháu sẽ xin phép bố mẹ về thăm bà. Cháu sẽ cố gắng học giỏi để bà vui lòng.

k cho mình nhé