K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 4 2020

đánh giặc ngu như bò

4 tháng 4 2020
  • trungdaonguyenthanh

Trong thế kỷ 18, nước Đại Việt nằm dưới quyền cai trị tượng trưng của vua Lê, có danh mà không có quyền hành chính trị. Quyền lực thực sự nằm trong tay hai gia đình phong kiến, các chúa Trịnh ở phía Bắc, kiểm soát nhà vua và điều khiển triều đình ở Thăng Long và các chúa Nguyễn ở phía Nam, đóng đô tại thành Phú Xuân. Hai bên từng đánh lẫn nhau để giành quyền kiểm soát toàn bộ đất nước trong suốt 45 năm và đều tuyên bố trung thành với nhà Lê để củng cố quyền lực cho mình.

Giống như Trung Quốc ở thời điểm đó, đời sống nông dân rất thấp kém. Đa số ruộng đất theo thời gian rơi vào tay số ít người. Quan lại thường áp bức và tham nhũng; các vị chúa cai trị sống hoang phí trong những cung điện lớn.[cần dẫn nguồn]

Cuộc chiến Trịnh Nguyễn phân tranh kết thúc năm 1672 và cuộc sống của những người nông dân ở phía Bắc của các chúa Trịnh khá yên bình. Trong khi đó ở phía Nam, các chúa Nguyễn dần dần sáp nhập vương quốc Chiêm Thành và ảnh hưởng chính trị, quân sự lên vương quốc Chân Lạp. Các chúa Nguyễn thường hỗ trợ quân sự cho Chân Lạp để Chân Lạp đánh lại một nước mạnh kế cạnh là Xiêm. Từ đó, các Chúa Nguyễn nhận các vùng đất từ Chân Lạp như món quà đền ơn, mở mang thêm lãnh thổ Đàng Trong về phía Nam.

Từ giữa thế kỷ 18, người nông dân bị bần cùng và họ đã đứng lên khởi nghĩa cả ở Đàng Ngoài lẫn Đàng Trong. So với Đàng Trong, phong trào nông dân Đàng Ngoài mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, các cuộc khởi nghĩa quận He (Nguyễn Hữu Cầu), quận Hẻo (Nguyễn Danh Phương), chàng Lía, Hoàng Công Chất... ở Đàng Ngoài và Đàng Trong nhìn chung đều chưa đủ quy mô, sức mạnh và sự liên kết cần thiết để đánh đổ chính quyền cai trị. Mặt khác, những người cầm quyền lúc đó như Trịnh Doanh ở Đàng Ngoài và Nguyễn Phúc Khoát ở Đàng Trong có đủ tài năng, uy tín để huy động lực lượng trấn áp các cuộc khởi nghĩa.

Cuối đời chúa Nguyễn Phúc Khoát, ông trở nên lười nhác, ham hưởng lạc mà bỏ bê triều chính. Các quan lại cấp dưới cũng học theo thói xa xỉ đó, nạn tham ô, hối lộ cũng vì thế mà ngày càng nghiêm trọng. Lê Quý Đôn trong Phủ biên tạp lục có nhận xét về thời kỳ cuối chúa Nguyễn là: “… từ quan to đến quan nhỏ, nhà cửa chạm trổ, tường xây bằng gạch đá, trướng vóc màn the, đồ dùng toàn bằng đồng, bằng sứ, bàn ghế bằng gỗ đàn, gỗ trắc, ấm chén bằng sứ, yên ngựa – dây cương đều nạm vàng, nạm bạc, quần áo là lược, nệm hoa, chiếu mây, lấy phú quý phong lưu để khoe khoang lẫn nhau… Họ coi vàng bạc như cát, thóc gạo như bùn, hoang phí vô cùng…”.[3] Triều đình ngày càng suy yếu, lòng dân chán ghét, các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra báo hiệu sự cai trị của chúa Nguyễn đã sắp đến hồi kết.

Phân tích[sửa | sửa mã nguồn]Tượng Tây Sơn Tam Kiệt ở Bảo tàng Quang Trung, Tây Sơn, Bình Định.

Ba anh em Tây Sơn, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ, được gọi là "Tây Sơn tam kiệt". Các nguồn tài liệu về thân thế Nguyễn Huệ và anh em Tây Sơn chưa hoàn toàn thống nhất.

Các sách Đại Việt sử ký tục biên, Đại Nam thực lục tiền biên, Đại Nam chính biên liệt truyện, Khâm định Việt sử Thông giám cương mục đều ghi các thủ lĩnh Tây Sơn là họ Nguyễn, nhưng không nói tổ tiên là họ gì.

Quê gốc của 3 anh em nhà Tây Sơn ở làng Thái Lão huyện Hưng Nguyên, đến năm 1986 được nâng lên thành Thị trấn Thái Lão, đến năm 1998, thị trấn Thái Lão hợp nhất với xã Hưng Thái thành thị trấn Hưng Nguyên ngày nay.

Từ năm 1558, Nguyễn Hoàng chạy vào Thuận Hóa đến năm 1672, chúa Nguyễn đàng Trong và chúa Trịnh đàng Ngoài đánh nhau cả thảy 7 lần. Trong lần thứ 5 (1655–1656), quân Nguyễn tràn qua Hưng Nguyên lùa bắt dân cùng với tù binh đưa vào Nam (để khai thác vùng Thuận – Quảng đất rộng người thưa) trong đó có ông tổ 4 đời của anh em nhà Tây Sơn là Hồ Phi Long...

Tổ tiên nhà Tây Sơn vốn họ Hồ ở làng Hương Cái, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Họ theo chân chúa Nguyễn vào lập nghiệp miền Nam khi chúa Nguyễn vượt Lũy Thầy đánh ra đất Lê - Trịnh tới Nghệ An (1655). Ông cố của ba anh em Tây Sơn tên là Hồ Phi Long vào giúp việc cho nhà họ Đinh (ở thôn Bằng Chân, huyện Tuy Viễn, tức An Nhơn), cưới vợ họ Đinh và sinh được một trai tên là Hồ Phi Tiễn. Hồ Phi Tiễn không theo việc nông mà bỏ đi buôn trầu ở ấp Tây Sơn, cưới vợ và định cư tại đó. Vợ của Hồ Phi Tiễn là Nguyễn Thị Đồng, con gái duy nhất của một phú thương đất Phú Lạc, do đó họ đổi họ của con cái mình từ họ Hồ sang họ Nguyễn của mẹ. Người con là Nguyễn Phi Phúc cũng chuyên nghề buôn trầu và làm ăn phát đạt. Cũng có tài liệu cho rằng họ Hồ đã đổi theo họ chúa Nguyễn ngay từ khi mới vào Nam.[4][5][6].

Nguyễn Phi Phúc có tám người con, trong đó có ba người con trai: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ. Về thứ tự của Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ trong các anh em, các nguồn tài liệu ghi không thống nhất:[7]

  • Các sách Đại Nam thực lục chính biên, Đại Nam chính biên liệt truyện, Tây Sơn thủy mạt khảo đều thống nhất ngôi thứ trong ba anh em Tây Sơn và khẳng định rằng: "Con trưởng là Nhạc, kế là Lữ, kế nữa là Huệ".
  • Theo thư từ của các giáo sĩ phương Tây hoạt động ở Đại Việt khi đó như Labartette, Eyet và Varen thì Nguyễn Huệ là em của Nguyễn Lữ. Nguyễn Lữ được gọi là Đức Ông Bảy[8] còn Nguyễn Huệ là Đức Ông Tám.
  • Lê Trọng Hàm trong sách Minh đô sử lại cho rằng Hồ Phi Phúc sinh "Nhạc, Lữ đến hai cô con gái rồi đến Huệ".
  • Dân phủ Quy Nhơn xưa truyền lại rằng: Nguyễn Nhạc thuở đi buôn trầu nên gọi là anh Hai Trầu; Nguyễn Huệ còn có tên là Thơm nên gọi là chú Ba Thơm; Nguyễn Lữ gọi là thầy Tư Lữ vì có thuở đi tu theo đạo Hồi Bani (Islam Bani), một hệ tôn giáo của người Chăm cổ.
  • Theo đại sứ nước Anh John Crawfurd, người đến Việt Nam năm 1822, ba anh em nhà Tây Sơn có xuất thân là dân thường. Người anh cả [Nhạc] và người em út [Huệ] là những kẻ dũng mãnh nhất. Người anh cả (hay được ghi là Ignack), Crawfurd tin chắc, làm nghề thợ rèn; hai người em làm nông nghiệp.[9]

Theo một tài liệu mới công bố tại Hội thảo về Tây Sơn, gia đình Nguyễn Nhạc có ít nhất 4 anh em trai, anh đầu là Nguyễn Quang Hoa. Quang Hoa có thể do bị chết sớm hoặc vì lý do nào đó không tham gia lãnh đạo phong trào Tây Sơn, nên không được sử sách ghi lại.[10]

Lớn lên, ba anh em được đưa đến thụ giáo cả văn lẫn võ với thầy Trương Văn Hiến. Chính người thầy này đã phát hiện được khả năng khác thường của Nguyễn Huệ và khuyên ba anh em khởi nghĩa để xây dựng đại nghiệp. Giáo Hiến cho là có sấm truyền: "Tây khởi nghĩa Bắc thụ công" - "Phụ nguyên phục thống". Rồi nói với anh em Nguyễn Huệ: "Các con là người của đất Tây Sơn, Tây Sơn khởi nghĩa sẽ lập nên sự nghiệp lớn ở miền Bắc và hết lòng giúp chúa Nguyễn để phục hồi nền nhất thống… Các con nên đổi thành họ Nguyễn để có danh nghĩa lập công". Do vậy, anh em Tây Sơn từ họ Hồ đổi thành họ Nguyễn.[11]

Trong những năm đầu tiên, Nguyễn Nhạc đóng vai trò quan trọng nhất. Tương truyền trước khi nổi dậy ông từng đi buôn trầu nên được gọi là Hai Trầu. Sử nhà Nguyễn chép rằng ông được chúa Nguyễn giao cho việc thu thuế trong vùng nhưng mang tiền thu thuế đánh bạc mất hết, cùng quẫn phải nổi dậy. Theo ý kiến của PGS Nguyễn Phan Quang trong sách Phong trào nông dân Tây Sơn (2003), tình tiết này thực chất là dụng ý nói xấu người "phản loạn" của nhà Nguyễn sau khi họ đã thắng trận.[12]

Ban đầu, quân Tây Sơn nổi dậy và dần đánh chiếm được nhiều lãnh thổ ở Đàng Trong. Lúc này, quân Trịnh nhân lúc chúa Nguyễn suy yếu cũng kéo vào Nam, chiếm được Phú Xuân và đánh 1 trận với quân Tây Sơn ở Quảng Nam. Để làm hòa, Tây Sơn đồng ý nghị hòa với quân Trịnh, sau đó sẽ mang quân vào đánh chúa Nguyễn. Chúa Trịnh đồng ý, phong tước cho Tây Sơn và không đánh nữa. Quân Tây Sơn tiếp tục đánh chúa Nguyễn và dần dần chiếm được đất đai và lớn mạnh, bắt đầu có sự tự chủ. Sau khi chiếm được phần lớn Đàng Trong, quân Tây Sơn đánh ra Đàng Ngoài, lật đổ chúa Trịnh, kết thúc cục diện chia cắt Đại Việt dài 200 năm giữa các chúa Trịnh và chúa Nguyễn.

Lật đổ chúa Nguyễn[sửa | sửa mã nguồn]Bài chi tiết: Chiến tranh Tây Sơn-Chúa Nguyễn, 1771-1785Tình hình Đàng Trong cuối thời chúa Nguyễn[sửa | sửa mã nguồn]

Ở Đàng Trong, trong những năm cuối đời, Chúa Nguyễn Phúc Khoát đâm ra say mê tửu sắc, không còn quan tâm việc nước nữa, giao hết mọi việc cho quyền thần Trương Phúc Loan. Theo thông tin trên trang Nguyễn Phước tộc, thì:

Để dễ dàng trong việc tiếm quyền, chính Trương Phúc Loan đã khuyến dụ Chúa Võ đi vào con đường nữ sắc. Một cung phi rất được ngài sủng ái là Công nữ Nguyễn Phúc Ngọc Cầu, con của Dận quốc công Nguyễn Phúc Điền. Đây chính là mầm mống gây cảnh suy tàn của triều đại sau này.[cần dẫn nguồn]

Chính sự của họ Nguyễn ngay từ thời Vũ vương Nguyễn Phúc Khoát đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho dân chúng. Hệ thống thuế khóa phức tạp, cồng kềnh, nặng nề, quan dưới lạm thu khiến dân phải nộp nhiều hơn quy định.[13] Thuế thổ sản có tới hàng ngàn thứ, tính cả những sản vật nhỏ nhặt.[14] Năm 1741, Phúc Khoát ra lệnh truy thu thuế của cả những người bỏ trốn. Tới năm 1765 lại có lệnh truy thu thuế còn thiếu của 10 năm trước.[15]

Năm 1765, Vũ vương Nguyễn Phúc Khoát qua đời, chính quyền chúa Nguyễn rơi vào tay quyền thần Trương Phúc Loan. Loan thao túng triều chính, tự xưng là "Quốc phó", giết Nguyễn Phúc Luân (cha của Nguyễn Phúc Ánh) và lập Nguyễn Phúc Thuần, lúc đó mới 12 tuổi lên ngôi, tức là Định vương. Trương Phúc Loan trở thành quyền thần lấn lướt trong triều đình, mọi quyền hành đều bị thao túng. Loan nắm giữ Bộ Hộ, quản cơ Trung tượng kiêm Tàu vụ, thâu tóm mọi quyền lực về chính trị và kinh tế. Loan nổi tiếng là tham lam, thường vơ vét của công, mua quỵt của các thương nhân nước ngoài. Thuế sản vật các mỏ vàng Thu Bồn, Đồng Hương, Trà Sơn, Trà Vân... đều rơi vào tay Loan, hàng năm Loan chỉ nộp vào ngân sách quốc gia 1-2 phần mười số thuế thu được. Có đợt sau trận lụt, nhà Loan bày vàng ra phơi "sáng chóe" cả sân.[16] Cả nhà họ Trương chia nhau nắm giữ mọi chức vụ chủ chốt. Người bấy giờ gọi là Trương Tần Cối.

Cùng lúc đó, Lại bộ Thượng thư Nguyễn Cư Trinh, trụ cột của triều Nguyễn qua đời (tháng 5 năm 1767). Họ Trương không còn ai ngăn trở, càng ra sức lộng hành: bán quan tước, ăn tiền tha tội, hình phạt phiền nhiễu, thuế má nặng nề, nhân dân cực khổ. Những người có tài như Tôn Thất Dục bị Loan tìm cách hãm hại. Tài chính vô cùng kiệt quệ. Cơ nghiệp Chúa Nguyễn đến đây là suy vong, nhiều cuộc nổi dậy của nông dân bắt đầu diễn ra.

Năm 1769, vị vua mới của nước Xiêm là Taksin tung ra một cuộc chiến nhằm tìm cách lấy lại quyền kiểm soát nước Chân Lạp (Campuchia) vốn chịu nhiều ảnh hưởng của chúa Nguyễn. Quân của Chúa Nguyễn buộc phải lùi bước khỏi những vùng đất mới chiếm.

Thất bại trước những cuộc đụng độ với Xiêm La cộng với sưu thuế nặng nề cùng tình trạng tham nhũng tại địa phương khiến cho chính quyền chúa Nguyễn đã yếu càng yếu thêm. Nhiều nông dân lâm vào nghèo khổ, mâu thuẫn xã hội Đàng Trong trở nên gay gắt, lòng dân trở nên chán ghét chúa Nguyễn. Đó chính là thời cơ để ba anh em Tây Sơn bắt đầu khởi nghĩa chống lại chúa Nguyễn.

3 tháng 6 2020

Trả lời

Vua Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu vì ông cho rằng, quân Thanh mới chiếm được Thăng Long dễ dàng nền còn chủ quan, kiêu ngạo.

Chính vì vậy, vào dịp tết quân Thanh lơ là đón tết không đề phòng nên quân ta tiến hành đánh chiếm làm cho địch bị bất ngờ và khó trở tay kịp.

 Nhớ k cho mình nha 

6 tháng 5 2018

Nguyễn Huệ là một người lãnh đạo sáng suốt, tài ba, có nhiều chiến thuật đúng đắn, giúp cho quân ta nhanh chóng giành thắng lợi. Nguyễn Huệ đã lật đổ họ Nguyễn Đàng Trong, tiêu diệt vua Lê chúa Trịnh, chống quân Thanh xâm lược nước ta và đánh bại quân xâm lược Xiêm. Đặt nền móng cho sự thống nhất và độc lập của đất nước.

6 tháng 5 2018

-    Lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong :

+ Năm 1771. cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra, năm 1773 đánh chiếm Quy Nhơn.

+ Năm 1777, quân Tây Sơn đã lật đổ chính quyền của chúa Nguyễn.

-     Lạt đổ chính quyền Trịnh - Lê :

+ Năm 1786, Nguyễn Huệ mang quân ra Bắc lật đổ chính quyền chúa Trịnh.

+ Năm 1788, Nguyễn Huệ mang quân ra Bắc lật đổ chính quyền vua Lê.

-   Như vây chỉ sau 17 năm (1771 - 1788), phong trào Tây Sơn đã lần lượt tiêu diệt 3 tập đoàn phong kiến Nguyễn - Trịnh - Lê, xoá bỏ sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài hơn 2 thế kỉ. Bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.

=> Nguyễn Huệ là người có công trong việc bảo vệ và phát triển đất nước

Hc tốt #



 

Môn lịch sửBài 25: Phong trào nông dân Tây Sơn+QuangTrung đại phá quân ThanhVì hèn nhát, lo sợ thế lực nhà Tây Sơn ............ sai người sang cầu cứu nhà................ Vua................. nhà Thanh nhân cơ hội này thực hiện âm mưu..................... nước ta để....................Cuối năm 1788,.................... chỉ huy................ vạn quân, chia......................... đạo tiến vào nước ta...........Trước...
Đọc tiếp

Môn lịch sử

Bài 25: Phong trào nông dân Tây Sơn

+QuangTrung đại phá quân Thanh

Vì hèn nhát, lo sợ thế lực nhà Tây Sơn ............ sai người sang cầu cứu nhà................ Vua................. nhà Thanh nhân cơ hội này thực hiện âm mưu..................... nước ta để....................

Cuối năm 1788,.................... chỉ huy................ vạn quân, chia......................... đạo tiến vào nước ta...........

Trước thế mạnh lúc đầu của giặc,................... và............... một mặt cho quân rút khỏi............... về xây dựng phòng tuyến ở.................-.............một mặt cho người về.............. cấp báo với ........................

Tại Thăng Long, quân...................... cùng  bè lũ ..................... ra sức cướp bóc, đốt nhà,................. trả thù rất tàn bạo... khiến cho lòng căm thù của nhân dân ta đối với quân cướp nước và.................. đã lên đến cao độ.

Trước tình thế đó,........................ đã lên ngôi hoàng đế (1788) lấy niên hiệu là............. và lập tức tiến quân ra ........................, Trên đường đi, đến........... và.............,................ điều tuyển thêm quân

Từ Tam Điệp ............ chia quân đạo làm 5 đạo :

Đạo chủ lực đó................ chỉ huy tiến thẳng về..............

Đạo thứ Hai và thứ ba đánh vào................;

Đạo thứ tư tiến ra....................;

Đảo thứ 5 tiến lên....................... chặn đường rút lui của giặc.

 

0
5 tháng 5 2020

Câu 1 

Trước hết, vua Quang Trung là người mạnh mẽ, quyết đoán:

    + Nghe tin giặc tới Thăng Long ông vội vã đốc xuất đại binh ra Bắc.

    + Là người sáng suốt, nhạy bén:

Ngay khi mấy chục vạn quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị kéo vào nước ta, thế giặc đang mạnh, tình thế khẩn cấp, ông đã lên ngôi hoàng đế để chính danh ra dẹp giặc.

- Sáng suốt trong việc nhận định tình hình địch, ta.

    + Quang Trung khích lệ tướng lính bằng những những lời nói chân thành, những tấm gương chiến đấu dũng cảm chống giặc ngoại xâm giành lại độc lập.

- Tầm nhìn chiến lược, ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập của vua Quang Trung đã góp phần làm nên chiến thắng thần tốc đại phá quân Thanh.

Câu 2

Nguyên nhân thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn:

  • Lòng yêu nước nồng nàn, niềm tự hào sâu sắc, ý chí kiên cường quyết tâm giành lại được độc lập của nhân dân ta.
  • Sự lãnh đạo đúng đắn, tài giỏi của bộ chỉ huy nghĩa quân, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyên Trãi.
  • Chiến lược, chiến thuật đánh giặc đúng đắn, sáng tạo của bộ chỉ huy nghĩa quân.
  • Tinh thần chiến đấu ngoan cường của nghĩa quân.

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa lịch sử:

  • Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh.
  • Đất nước sạch bóng quân xâm lược, giành lại được độc lập, tự chủ.
  • Mở ra thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam – thời Lê sơ.

Câu 3

* Niên biểu hoạt động của phong trào Tây Sơn từ năm 1771 đến năm 1789

Thời gian

Sự kiện

Đầu năm 1771

Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn thượng đạo (nay thuộc An Khê, Gia Lai).

Tháng 9-1773

Chiếm được phủ thành Quy Nhơn

Giữa năm 1774

Nghĩa quân kiểm soát vùng đất rộng lớn từ Quảng Nam ở phía Bắc đến Bình Thuận ở phía Nam.

Năm 1777

Lật đổ chính quyền phong kiến họ Nguyễn ở Đàng Trong.

Tháng 1-1785

Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút, đánh tan 5 vạn quân Xiêm.

Tháng 6-1786

Hạ thành Phú Xuân, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong

Ngày 21-7-1786

Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài.

Giữa năm 1788

Nguyễn Huệ tiến quân ra Thăng Long trị tội Vũ Văn Nhậm, bè lũ Lê Chiêu Thống cũng trốn sang Kinh Bắc.

Tháng 12-1788

Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, tiến quân ra Bắc.

Năm 1789

Quang Trung đại phá quân Thanh.

Học tốt nhé! 

23 tháng 5 2019

+ Giống: cùng chỉ cái chết

+ Khác: nghĩa của từ hi sinh mang sắc thái trang trọng, nghĩa của từ bỏ mang có sắc thái mỉa mai, châm biếm

Hai từ này không thể thay thế cho nhau được.

21 tháng 10 2016

Giống : đều chỉ cái chết

Khác :

_Hi sinh : chết một cách anh dũng

_Bỏ mạng : chết một cách vô nghĩa

22 tháng 10 2016

Giống nhau: Đều dùng để chỉ cái chết

Khác nhau: về sắc thái biểu cảm

Hi sinh: chỉ về cái chết đáng tôn trọng

Bỏ mạng: chỉ cái chết của những kẻ xấu xa

 

13 tháng 11 2019

giống : đều chỉ cái chết 

khác : 

Hi sinh : chết một cách anh dũng

bỏ mạng:Bỏ mạng : chết một cách vô nghĩa

Câu 1: 

* Giống nhau: về nghĩa: đều chỉ trạng thái ngừng hoạt động của sự vật: chết

* Khác nhau: về sắc thái ý nghĩa

- Từ bỏ mạng: mang sắc thái mỉa mai, châm biếm, khinh bỉ, coi thường

- Từ hi sinh: mang sắc thái tôn kính, kính trọng

Câu 2:

-Từ đồng âm là từ đá

 - Từ đá trong con ngựa đá(1):  là 1 động từ chỉ hành động: đưa nhanh chân và hất mạnh nhằm làm cho bị tổn thương hoặc cho văng ra xa

- Từ đá trong con ngựa đá (2) : là 1 danh từ chỉ 1 loại chất rắn

6 tháng 4 2018

Hàng vạn chiến binh áo vải cờ đào của nghĩa quân Tây Sơn đã tiến hành cuộc hành quân thần tốc ra kinh thành Thăng Long đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược. Chiến công giữ nước này càng hiển hách khi vừa đúng dịp đầu xuân và đúng vào thời thịnh trị của Càn Long. Cho đến nay, cuộc hành quân thần tốc của đội quân bách thắng ấy vẫn là một bí mật huyền ảo trong sử sách...

Hàng vạn chiến binh áo vải cờ đào của nghĩa quân Tây Sơn đã tiến hành cuộc hành quân thần tốc ra kinh thành Thăng Long đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược.

Võ công hiển hách trong năm Dậu

Trong cuộc tiến công ra Bắc tiêu diệt quân xâm lược nhà Thanh chỉ trong khoảng 5 ngày từ đêm 30 tháng Chạp năm Mậu Thân (tức ngày 25/1/1789 dương lịch) đến chiều mồng 5 Tết Kỷ Dậu (30/1/1789), quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy tài tình của vua Quang Trung, đã đánh tan 29 vạn quân Thanh, hoàn thành vẻ vang nhiệm vụ giải phóng kinh thành Thăng Long, giải phóng đất nước. Tuy nhiên cho đến nay, cuộc hành quân thần tốc ra kinh thành Thăng Long của vua Quang Trung vẫn đang là một bí mật của lịch sử.

PV đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Hà Mạnh Khoa, chuyên viên cao cấp của viện Sử học, viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và được ông cung cấp những thông tin về cuộc hành quân thần tốc này.

Theo PGS.TS Hà Mạnh Khoa, sử liệu thể hiện, kể từ ngày 21/11 năm Mậu Thân (1788) quân Thanh chiếm được kinh thành Thăng Long. Tới ngày 24/11, Nguyễn Huệ nhận được tin cấp báo của Ngô Văn Sở, ngay ngày hôm sau (25/11) ông lập tức lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung, rồi ra lệnh xuất quân. Ngày 29/11, vua Quang Trung kéo quân ra Nghệ An và đến ngày 20/12 (15/1/1789) ông mở hội khao quân tại Tam Điệp, đến ngày 30 tháng Chạp (25/1/1789) tổng tiến công tiêu diệt quân Thanh.

Như vậy, kể từ khi lên ngôi Hoàng đế đến khi tiêu diệt toàn bộ quân Thanh, nghĩa quân Tây Sơn do vua Quang Trung chỉ huy vừa hành quân vừa đánh giặc trong khoảng thời gian 1 tháng 10 ngày.

Chiến thắng quân Thanh mùa xuân Kỷ Dậu (1789) là đỉnh phát triển cao nhất của phong trào Tây Sơn, chứng tỏ tài năng quân sự của Hoàng đế Quang Trung và sức sống bền bỉ của dân tộc. Đó là một chiến công vô cùng oanh liệt trong lịch sử đấu tranh chống xâm lăng của dân tộc ta, là kết quả của tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân sĩ, với sự tham gia ủng hộ của nhân dân và tài chỉ huy lỗi lạc của vua Quang Trung.

Trong chiến thắng này, ông đã vận dụng chiến lược, chiến thuật rất tài tình, độc đáo, đã phát huy đến cao độ tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của quân sĩ và triệt để lợi dụng những nhân tố bất ngờ, nắm vững thời cơ, mở một cuộc phản công quyết liệt, thần tốc, không cho quân giặc kịp trở tay đối phó. Chiến thắng này cũng để lại những giá trị vĩnh hằng cho mọi thế hệ hiện tại và tương lai là trong bất kỳ tình huống nào, đoàn kết dân tộc là sức mạnh của mọi thành công và phải luôn đặt lợi ích của dân tộc và đất nước lên hàng đầu.

Bí mật cuộc hành quân thần tốc

Để tìm lý do thành công của cuộc hành quân thần tốc này, có một số thông tin đã đưa ra về cách thức hành quân của quân Tây Sơn. Tuy nhiên, theo PGS.TS Hà Mạnh Khoa, các thông tin này tuy chưa được kiểm chứng bằng các nguồn sử liệu có độ tin cậy cao, nhưng có thể nói, đó là ánh xạ được bảo lưu dưới các hình thức để ca ngợi và ghi nhận công lao của một người anh hùng dân tộc, từ đó cũng nói lên quyết tâm của toàn thể dân tộc kiên quyết chiến đấu vì nền độc lập của Tổ quốc.

Nói về bí mật cuộc hành quân, theo những nghiên cứu,  về giả thuyết: “Trước hết trước khi hành quân tiêu diệt quân Thanh, vua Quang Trung đã 2 lần ra Bắc vào năm 1786 và cuối năm 1787. Nhưng với năm Kỷ Dậu, thế và lực của nghĩa quân đã mạnh lên rất nhiều, đặc biệt một lực lượng không nhỏ là quan lại, nho sĩ của Bắc Hà đã hợp tác chặt chẽ ủng hộ nhà vua. Chính vì thế mà vua Quang Trung đã có một kế hoạch hoàn hảo trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc chống lại quân xâm lược nhà Thanh.

Bốn mươi ngày đường, khoảng cách 1.200 dặm, tổng số quân 10 vạn có 5 vạn từ Huế và 5 vạn tại Thanh Nghệ cùng 300 thớt voi (dùng riêng cho các “ông voi” là loại thú khổng lồ được thuần dưỡng, biên chế như một binh chủng trong quân đội xưa), nếu muốn đến Thăng Long thì 1 ngày phải đi được 30 dặm (tức 48km) và phải đi liên tục không có ngày nghỉ.

Vào thời điểm đó, từ Huế ra Thăng Long chỉ có hai tuyến đường chính: Tuyến Lai Kinh (gần trùng với Quốc lộ 1A hiện nay) và tuyến Thượng Đạo, men theo đồi núi trung du phía Tây, giãn cách với Quốc lộ 1A từ 30 – 40km đến 70 – 80km. Tuyến Lai Kinh có ưu điểm là ngắn hơn, nhưng đó là đường đất và nhiều sông hồ, đầm lầy vậy nên hàng vạn quân binh mã, voi sẽ khó vượt qua để đạt tốc độ 40 – 45km/ngày.

Thêm vào đó, đi tuyến này đại quân sẽ đi qua các vùng có nhiều tai mắt của quân Thanh, chắc rằng quân Thanh sẽ động binh sớm hơn kế hoạch dự định. Có thể khẳng định chắc chắn rằng đại quân, voi và phương tiện chiến tranh không thể nào vận hành theo tuyến Lai Kinh.

Còn với tuyến Thượng Đạo, nhiều sử gia cũng đồng ý với quan điểm, nghĩa quân Tây Sơn hành quân theo con đường này. Tuyến đường này dài hơn một ít so với tuyến Lai Kinh nhưng địa hình đồi núi trung du, chỉ qua sông đầu nguồn và những con suối cạn. Chỉ có vài ba con sông lớn như sông Lam, sông Mã...

Như vậy quân sĩ, voi có thể theo Thượng đạo một cách bí mật thần tốc và đi bình thường 48km hàng ngày suốt 40 ngày đêm không mệt mỏi. Với tuyến Thượng Đạo, vấn đề qua sông suối là dễ dàng, voi đã có thức ăn như chuối rừng và cỏ. Điều quan trọng là quân địch không thể nào phát hiện có sự động binh của vua Quang Trung ra Bắc”.

“Theo một số sử sách triều Lê ghi lại, khi tiến quân ra Thăng Long đánh quân Thanh, vua Quang Trung đã bày cho quân lính cứ 3 người một tốp, thay phiên cáng nhau đi, thành ra cuộc hành quân dài không phải dừng mà ai nấy đều được nghỉ, do đó quân Tây Sơn hành quân cực kỳ thần tốc. Thêm vào đó, một số giả thuyết cũng đưa ra, quân Tây Sơn đã dùng cáng bằng tre, nứa đan, đến những khúc sông, lấy cáng ra làm thuyền thúng vượt sông, rất hiệu quả, nhất là dịp tháng Chạp miền Bắc, trời rét lạnh căm căm. Ở đây có một vấn đề cần tiếp tục giải mã là tại sao chỉ trong khoảng thời gian trên mà Hoàng đế Quang Trung vừa tuyển quân, vừa hành quân và tổ chức những trận đánh khiến cho quân Thanh trở tay không kịp”, nhà sử học dẫn chứng thêm.

Nói về cuộc hành quân thần tốc của nghĩa quân Tây Sơn, PGS.TS Mạnh Khoa nhấn mạnh: “Cho đến nay, những thông tin này hoàn toàn bí mật. Nhưng có thể nói đây là một cuộc hành quân thần tốc nhất, một trong những kỳ tích về hành quân và tổ chức đánh giặc trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Nhưng để làm được điều đó trước hết phải nói đến tinh thần yêu nước của mọi tầng lớp nhân dân trước nguy cơ bị quân xâm lược phương Bắc chiếm, dân tộc mất quyền tự chủ, độc lập. Chiến thắng vĩ đại đó không tách rời sự lãnh đạo và tổ chức tài ba của vua Quang Trung”.

Quang Trung – Nguyễn Huệ là người tiêu biểu cho sức sống phi thường của dân tộc, tạo nên tính chất độc đáo của thời đại Quang Trung “áo vải cờ đào” khi nông dân tự mình đứng ra đảm nhiệm sứ mạng cứu nước và dựng nước.