K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 3 2017

a, Tìm hiểu đề và xác định ý

- Đối tượng phát biểu cảm nghĩ: nụ cười của mẹ

b, Lập dàn ý

- Nụ cười của mẹ hồi con còn thơ bé

- Nụ cười của mẹ mỗi khi con làm mẹ hài lòng ( học tập tiến bộ, biết giúp đỡ mẹ, giúp gia đình, biết quan tâm đến người khác

- Nụ cười mẹ khích lệ từng bước trưởng thành của con

c, Viết bài

Mở bài: Nêu cảm nghĩ chung về nụ cười của mẹ, đó là nụ cười yêu thương và thật gần gũi

Thân bài: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ trong một số tình huống

Kết bài: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ

Câu 5: Điền những nội dung còn thiếu trong dấu ba chấm (….) để hoàn thiện dànbài cơ bản cho bài văn nghị luận chứng minh:(Lưu ý: Không có đề văn cụ thể mà chỉ định hướng chung: vấn đề nghị luận giàu giátrị nhân văn), vì cô muốn xây dựng một dàn ý chung.Mở bài:- Nêu vấn đề…..- Khẳng định, phủ định hoặc khía cạnh khác của….- Trích dẫn: Câu tục ngữ, câu châm ngôn, danh...
Đọc tiếp

Câu 5: Điền những nội dung còn thiếu trong dấu ba chấm (….) để hoàn thiện dàn
bài cơ bản cho bài văn nghị luận chứng minh:
(Lưu ý: Không có đề văn cụ thể mà chỉ định hướng chung: vấn đề nghị luận giàu giá
trị nhân văn), vì cô muốn xây dựng một dàn ý chung.
Mở bài:
- Nêu vấn đề…..
- Khẳng định, phủ định hoặc khía cạnh khác của….
- Trích dẫn: Câu tục ngữ, câu châm ngôn, danh ngôn, đoạn thơ, câu văn…cần nghị
luận.
Thân bài:
Ý 1: Giải nghĩa câu được trích dẫn:
- Cách 1: Nghĩa của từ ngữ  ý nghĩa khái quát.
- Cách 2: Nghĩa đen suy ra …….  ý nghĩa khái quát.
Ý 2: Chứng minh tính đúng đắn hoặc khía cạnh khác của vấn đề nghị luận:
1. Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề:
Lí lẽ:
Ví dụ:
- “Có chí”: kiên trì, bền bỉ, quyết tâm…vượt khó “thì nên”: tất sẽ có thành quả, có
thắng lợi
- “Lá lành đùm lá rách” hay “Nhiễu điều phủ lấy giá gương”.

- “Đoàn kết là sức mạnh”
- ………………
Dẫn chứng:
Trong văn học :
- Ca dao, tục ngữ, châm ngôn, danh ngôn..
- Các tác phẩm văn học: Đã học hoặc các em biết.
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
- Các tấm gương trong cuộc sống đời thường như: (học sinh tự kể tên)
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
+ Trên thông tin đại chúng: (kể tên các chương trình, việc làm giàu giá trị nhân văn)
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
+ Việc làm thiết thực của: trường, lớp, địa phương hay chính bản thân em…
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………….
2. Những khía cạnh khác của vấn đề:
Ví dụ:
- Những kẻ thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của người khác.
- Những kẻ đi ngược đạo lí: bất hiếu, tàn nhẫn…
- Những người tự ti, mặc cảm, thối chí, gần đèn mà không sáng….
Dẫn chứng: (học sinh tự tìm dẫn chứng)
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Lưu ý: Trong quá trình chứng minh học sinh cần tránh:
- Liệt kê (kể) dẫn chứng thuần túy.
- Cần trình bày ý kiến, quan điểm của mình trong khi nêu dẫn chứng.
- Có thể lồng ghép mặt đúng, mặt sai của vấn đề trong khi lập luận.
- Cách lập luận, lời văn giàu sức thuyết phục.
Kết bài: Khẳng định lại luận điểm và rút ra bài học cho bản thân.
Câu 6: Đọc kĩ và thực hiện yêu cầu:
a, Lập dàn bài cho đề văn sau:
Chứng minh rằng: Việt Nam – một đất nước nhỏ bé đã chung tay, đoàn kết một lòng
trong việc phòng chống và đẩy lùi đại dịch Covid-19 đã và đang diễn ra vô cùng phức
tạp và nguy hiểm trên toàn thế giới.
b, Viết mở bài cho đề văn trên.

0
10 tháng 11 2019

Nhà giáo không phải là nghề mà bất cứ ai cũng có thể là được, là giáo viên cần phải có biết bao nhiêu tình thương, lòng kiên nhẫn, nhiệt huyết và cả sự đồng cảm vô bờ thì mới có thể dẫn dắt được các thế hệ học trò trẻ sang bến bờ tương lai. Thật không sai khi ví thầy cô giáo như “người lái đò”, người lái đò đưa hết đoàn khách này đến đoàn khách kia, thầy cô giáo cũng là người ân cần dìu dắt các thế hệ học sinh qua từng bài giảng, hết thế hệ này đến thế hệ kia, thầy cô luôn là người hy sinh thầm lặng, che chắn những sóng gió bảo vệ học trò của mình.

Bên cạnh đó, thầy cô giáo cũng là người hết sức tâm lý, phải hiểu tính cách của từng người học trò của mình từ đó mới có thể đưa ra những phương pháp dạy và học phù hợp. Trong lớp học không phải ai cũng tiếp thu tốt, sẽ có những bạn chậm hiểu hơn, thầy cô giáo phải là người hết sức kiên nhẫn, giảng giải lại từ từ từng chút một để đảm bảo học sinh của mình ai cũng hiểu hết bài học. Thầy cô giáo còn đóng vai trò như người cha người mẹ thứ hai dạy cho học sinh thế nào là lễ phép, và trở thành một người tốt. Có thể nói một ngày bạn đến trường gặp thầy cô giáo và bạn bè còn nhiều hơn bạn gặp bố mẹ, có lẽ trong một lớp nhiều học sinh như vậy thì thầy cô giáo không thể lúc nào cũng ở bên cạnh bạn chăm lo từng chút như bố mẹ, nhưng thầy cô giáo sẽ là những người luôn dõi theo bạn và kịp thời nhắc nhở và định hướng cho bạn khi bạn sai lối, khi bạn buồn và cô đơn thì thầy cô là những người luôn sẵn sàng lắng nghe và cho bạn những lời khuyên chân thành, bổ ích và kịp thời nhất.

Nghề giáo viên vất vả lắm mà mấy ai hiểu được, thầy cô giáo là người phải đến trường sớm nhất để chuẩn bị đón những người học trò của mình, thầy co cũng là người ra về trễ nhất sau khi các học sinh của mình đã về hết. Mấy ai biết được tóc thầy bạc vì bụi phấn, mắt cô nhòe đi vì những đêm soạn giáo án và chấm bài để kịp có điểm cho những cặp mắt háo hức mong chờ điểm số. Thầy cô giáo đã tiếp thêm tri thức, chắp cánh cho bao nhiêu ước mơ bay cao bay xa, nhưng khi đã đến được bến bờ bên kia thì có mấy ai còn nhớ đến người lái đò này nữa. Nhưng những người lái đò đó vẫn nhiệt huyết vẫn đem hết tất cả tri thức của mình để đưa nhiều thế hệ trẻ sang sông, chỉ cần một người nhớ đến là thầy cô đã vui mừng biết bao đó cũng là niềm động lực lớn để thầy cô giáo vững bước trên con đường dạy học của mình.

Các bạn hãy nhớ: “Không thầy đố mày làm nên” hãy biết thương yêu và trân trọng người thầy của mình vì đó là những người có công rất lớn đối với thành công của bạn ngày hôm này đấy, hãy gửi những lời tri ân chân thành nhất đến thầy cô giáo và ba mẹ vì đó là những người luôn ở bên cạnh dõi theo và nâng đỡ bạn từng bước trên đường đời.

11 tháng 11 2019

I. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu công lao và vai trò lớn lao của thầy cô giáo,....

II. Thân bài:

- Biểu cảm về công lao của thầy cô giáo. 

VD:

Thầy Cô - hai chữ thiêng liêng mà chỉ có những học sinh đủ tư cách mới được phép gọi. Họ là những người đã dẫn dắt chúng em đi trên con đường đời của riêng mình, người chắp cánh ước mơ cho chúng em. Mọi người vẫn thường nói thầy cô là người lái đò cho học sinh. Khi một năm học kết thúc là chuyến đò cập bến....

Nhờ thầy, nhờ cô luôn tận tình điều khiển, lèo lái chuyến đò đó nên chúng em đã vượt qua tất cả những khó khăn, để rồi theo chuyến đò cập bến cảng kiến thức trong niềm vui, niềm không chỉ riêng của chúng em, mà còn của thầy cô nữa. Những gì thầy cô làm cho chúng em thiêng liêng, cao quí đâu kém những gì cha mẹ làm cho chúng em....

- Nói về vai trò của thầy cô giáo, thầy cô như là người cha, người mẹ thứ hai,....

Con người chắc hẳn ai cũng có thời cắp sách tới trường. Đó là khoảng thời gian đẹp nhất, thời của tuổi mộng mơ, của những ý tưởng vụt đến rồi vụt đi, của cả sự ngỗ nghịch. Chính thầy cô là những người thay đổi cuộc đời chúng em, uốn nắn chúng em từng chút một trên con đường học vấn. Từ khi chúng ta còn bi bô tập nói đã đã được đưa tới trường mẫu giáo để tập làm quen với trường lớp. Cũng chính tại đó, thầy cô đã dạy cho chúng ta biết thế nào là lễ nghĩa, là biết cách cư xử cho phải phép. Rồi từng ngày, chúng ta bước lên những bậc cao hơn của nấc thang kiến thức. Thầy cô luôn dõi theo chúng ta. Từ một con điểm tốt, một ý tưởng hay cho đến một sai phạm nhỏ, một lần không thuộc bài, thầy cô đều chú ý khen ngợi hoặc nhắc nhở. Thầy cô là những người thầm lặng đưa chúng em đến đỉnh cao của kiến thức, cho chúng em một tương lai tươi đẹp.

III. Kết bài:

- Cảm nghĩ chung của em về công lao to lớn đó, lời hứa.

20 tháng 1 2018

VÀo đây bạn nhé

https://h.vn/ly-thuyet/de-bai-binh-luan-tinh-than-tuong-than-tuong-ai.2976/

20 tháng 1 2018

sao ko đc bạn

21 tháng 2 2022

Em viết theo các ý này nhé:

Nêu lên câu chủ đề (VD: Truyền thống ăn quả nhớ kẻ trồng cây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta...)

Khái niệm ăn quả nhớ kẻ trồng cây là gì?

Biểu hiện?

Dẫn chứng?

Trái với ăn quả nhớ kẻ trồng cây là?

Liên hệ bản thân em? 

Kết luận.

21 tháng 2 2022

Tham khảo

Ông cha ta đã để lại cho chúng ta rất nhiều bài học quý báu về việc tưởng nhớ công lao của người đi trước. Điều này được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Động từ "ăn" ở trong câu tục ngữ này không chỉ mang nghĩa đơn thuần là ăn một thứ gì đó mà nó còn mang nghĩa khi chúng ta đã nhận được sự giúp đỡ của ai đó thì hãy luôn nhớ đến họ. Thực tế trong cuộc sống cho chúng ta thấy đã có rất nhiều người làm theo lời răn dạy của ông cha ta. Như Đảng và Chính Phủ đã lập bia liệt sĩ, lấy ngày 27 tháng 7 hằng năm làm ngày tưởng nhớ những thương binh, liệt sĩ - những người mang thương tật, những người đã ngã xuống để đất nước ta được hòa bình như ngày hôm nay. Thật vậy, chúng ta đừng bao giờ ăn không của ai, hãy biết làm, biết hành động để trả ơn họ. Hơn thế nữa, chúng ta còn phải biết ơn họ bởi nếu không có họ thì sao chúng ta có thể đứng dậy sau cơn hoạn nạn. Cạnh bên những người sống luôn biết trả ơn nhưng vẫn có những người không biết đến công lao của người khác là gì. Thật là vô tâm. "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là một trong những truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Chúng ta cần phải không ngững gìn giữ và phát huy nó.