K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Nội dung câu tục ngữ này khẳng định trong trồng trọt, quan trọng nhất là thời vụ (thời tiết), thứ hai là đất canh tác.

Kinh nghiệm này đã đi sâu vào thực tế sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Nghề trồng lúa nhất thiết phải gieo cấy đúng thời vụ và sau mỗi vụ thu hoạch phải tập trung cải tạo đất để chuẩn bị tốt cho vụ sau. Có như vậy thì công sức lao động vất vả của người nông dân mới được đền bù xứng đáng bằng những mùa lúa bội thu.

Những kinh nghiệm đúc kết từ các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất cho thấy từ ngàn xưa, nông dân ta đã có khả năng trồng trọt và chăn nuôi giỏi. Dựa trên cơ sở thực tế, họ đã đưa ra những nhận xét chính xác về một số hiện tượng thiên nhiên có liên quan trực tiếp đến lao động sản xuất . Từ đó, chủ động trong sắp xếp công việc của mình. Những kinh nghiệm quý báu nêu trên có ý nghĩa thực tiễn lâu dài trong nghề nông. Ngày nay, kinh nghiệm thực tế kết hợp với những thành quả khoa học, kĩ thuật tiên tiến đã mang lại nhiều lợi ích to lớn cho nông dân và góp phần đưa nước ta vào danh sách một trong những nước hàng đầu về xuất khẩu gạo trên thế giới

hok tốt!!

14 tháng 3 2018

câu tục ngữ có công mài sắt có ngày nên kim khuyên chúng ta phải biết kiên nhẫn kiên trì  chịu khó thì việc gì cũng thành công.

như chiếc thanh sắt cũng vậy nếu chúng ta biết kiên trì thì thanh sắt này sẽ nhỏ dần và sẽ trở thành một chiếc kim thôi

k mình nhé

14 tháng 3 2018

Trong cuộc sống, con người ta đều có những thành công đạt được và những ước mơ muốn vươn tới. Và để thực hiện được điều đó thì ta phải có lòng kiên trì, bền bỉ, nỗlực. Chính vì vậy ông cha ta đã có câu : “Có công mài sắt, có ngày nên kim” để động viên, khích lệ hay nói một cách khác là khuyên răn con cháu, dạy bảo những kinh nghiệm trong đời thường, cuộc sống.Câu tục ngữ được chia làm hai vế, mỗi vế có 4 từ. Hai vế này có hai cặp từ tương ứng với nhau: “Có công – có ngày ; mài sắt – nên kim”. Một vế chỉ sự nỗ lực, một vế chỉ thành quả đạt được.

Cây kim tuy nhỏ nhưng nó rất có ích, tròn trịa, trơn bóng, sắc nét. Để mài được mộtcây kim như vậy thì thật là khó.Câu tục ngữ này mượn hình ảnh cây kim để nói lên được phẩm chất cao quý truyềnthống của dân tộc Việt Nam từ hàng nghìn đời nay. Từ những việc nhỏ như quét nhà,nấu cơm đến những việc lớn như xây dựng đất nước, chống giặc ngoại xâm.

Những thành tựu hiện nay mà ông cha ta đạt được đã minh chứng cho điều đó. Những tháp chùa cổ kính có giá trị, một số công trình nghệ thuật nổi tiếng như tháp Chương Sơn,chuông chùa Trùng Quang… với những đường nét hoa văn thanh thoát, mạnh mẽ,thể hiện tinh thần thượng võ, yêu nước. Và một thành tựu lớn nhất của ông cha ta đó chính là xây dựng nên được một quốc gia văn minh, nhân dân đồng lòng, đất nước yên bình. Công cuộc dựng, giữ , phát huy, đổi mới đất nước đó đã thể hiện được sự bền bỉ, chịu thương chịu khó, sự sáng tạo, lao động kiên cường của ông cha ta. Trong lao động sản xuất, nhân dân ta cũng đã có những việc làm và kết quả đạt được để khẳng định ý nghĩa của câu tục ngữ trên là hoàn toàn đúng.

Từ xưa tới giờ, đất nước ta đã gặp phải những khó khăn rất lớn, từ những thảm hoạ thiên nhiên như lụt lội, bão bùng đến những cuộc chiến tranh do con người tạo ra nhưng nhờ sự cố gắng, chịu đựng, vượt khó mà chúng ta đã khắc phục được những trở ngại đó. Và trong học tập thì điều đó lại càng được khẳng định rõ nét hơn. Những em bé chập chững bước vào lớp một, tập toẹ đánh vần, viết chữ đến những năm tháng tiếp theo lên lớp, phải kiên trì cần cù mới mong đạt được kết quả tốt trên con đường học tập của mình.

Trong đường đời cũng vậy, những danh nhân, thương gia, thi sĩ, nhà nho, nhà vănnổi tiếng cũng từng phải vất vả, hi sinh, sử dụng những kiến thức mình có nhưng không thể thiếu đi và phải luôn gắn liền với sự kiên trì, chuyên cần, sáng tạo mới có thể thành đạt.

Những tấm gương chăm học, những tấm gương chịu khó như Bác Hồ là một điển hình rõ nét nhất. Bác đã phải vất vả làm việc, chịu khó học tiếng nước ngoài, đi bôn ba khắp nơi để tìm đường cứu nước. Thật hiếm ai như vậy! Và cũng nhờ những sự nỗ lực đó mà đất nước ta mới được tự hào về một danh nhân, một vị lãnh tụ vĩ đại nổi tiếng mà khắp năm, châu bốn bể đều biết tới.

Câu tục ngữ trên với hình thức ngôn từ dân dã nhưng thật ngắn gọn súc tích, baohàm những ý nghĩa sâu sa. Đó chính là những đúc kết lâu đời trong quá trình lao động, kinh nghiệm chiến đấu, sản xuất và cả trong đời thường cuộc sống của ông cha ta. Nó như một bài học quý báu, một thông điệp hữu dụng, một lời dạy chân tình rằng: “Hãy biết tu dưỡng, rèn luyện những đức tính, phẩm chất kiên trì, nhẫnnại, chịu khó, cần cù, sáng tạo, kết hợp với khả năng vốn có của bản thân để làmnên một sức mạnh vô địch vượt mọi gian truân, vất vả trong cuộc sống, những trởngại éo le nhất mà đi tới thành công, thắng lợi”. Nào chúng ta hãy bắt đầu bằngnhững việc nhỏ nhất như học tập chăm chỉ, lao động cần cù để trở thành con ngoantrò giỏi, trở thành chủ nhân tương lai của đất nước nhé!!!

16 tháng 3 2020

Tục ngữ: '' Công cha như núi thái sơn

         Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra 

                 Một lòng thờ mẹ kính cha

        Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

đoạn văn:

Cha mẹ là người đã sinh ra chúng ta,nuôi nấng ta nên người.Công cha lớn lao và cao cả.Cha vì ta mà rơi bao giọt nước mắt,bao giọt mồ hôi để làm lụng kiếm tiền nuôi ta nên người.Cha không ngại khó ngại khổ làm lụng vất vả để có thể cho chúng tao cuộc sống đầy đủ và ấm no.Công lao dưỡng dục của cha to lớn như nui Thái sơn.Mẹ là người đã mang nặng đẻ đâu để sinh ra chúng ta.Nuôi ta từ ngày còn thơ ấu cho đến khi trưởng thành.Mẹ luôn hi sinh thân mình để bảo vệ các con.Tình mẫu tử của mẹ rất thiêng liêng và rộng lớn.Tình nghĩa của mẹ đối với các con không bao giờ bị phai nhạt.Tình nghĩa ấy được ví như nước trong n guồn cư chảy mãi không thôi. Vì thê mỗi chúng ta phải sống sao cho tốt hiếu thảo với cha mẹ,không làm cho cha mẹ phải phiền làm.Chúng ta phải học tập thật thật tốt để cha mẹ vui lòng và làm lụng châm chỉ để báo hiếu cha mẹ khi chao mẹ về già.

Mik tự làm nha !  

5 tháng 4 2020

2 câu tục ngữ trong 2 chủ đề con người và xã hội 

"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" Đây là câu tục ngữ nói về lòng biết ơn. “Ăn quả” theo nghĩa đen là thưởng thức những trái thơm quả ngọt, nghĩa bóng là hình ảnh ẩn dụ cho sự kế thừa , thừa hưởng những thành quả lao động, vật chất, tinh thần . “Kẻ trồng cây” chính là những người đã tạo ra những trái thơm quả ngọt ấy,những người đã dầm mưa dãi nắng, chăm sóc cây để cho ra những quả ngọt, hay chính là hình ảnh ẩn dụ cho thế hệ trước, cho những người lao động đã có công vun trồng, tạo ra những giá trị tốt đẹp, có ý nghĩa . Như vậy, câu tục ngữ trên đã đúc rút ra một bài học đạo lý vô cùng sâu sắc đó là đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, bất kỳ điều gì chúng ta có đều là công lao lao động, dựng xây của những cá nhân khác nhau , phải biết ơn, trân trọng, những người đã tạo ra thành quả để chúng ta đang được kế thừa và hưởng thụ như ngày hôm nay, và giữ gìn, phát huy truyền thống đạo lý ấy.

câu tục ngữ 2 

Qua câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”, tác giả dân gian đã sử dụng hình ảnh đối xứng cùng những hình ảnh gần gũi để đề cao sự giữ gìn nhân phẩm trong sạch. Đối với mỗi con người, nhân phẩm chính là “tờ giấy” mà chúng ta luôn phải giữ nó thật trắng. Khi chúng ta “đói”, “rách” thì chúng ta vẫn phải giữ gìn mình sao cho “sạch”, “thơm”. Dù nghèo khổ, thiếu thốn nhưng chúng ta vẫn phải ăn ở sạch sẽ. Trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, chúng ta vẫn phải giữ cho nhân phẩm được trong sạch để không làm huê ố tổ tiên, không làm những điều trái với lương tâm. Trong những lúc cuộc sống khốn khó nhất, chúng ta vẫn phải giữ gìn nhân phẩm thơm ngát ngàn đời, không sa vào tôi lỗi. Nhân phẩm tạo cho chúng ta một sức mạnh to lớn, nhờ vào ý chí, niềm tin để nỗ lực, phấn đấu. Chúng ta hãy sống một cuộc sống tốt đẹp nhất, một cuộc sống vì mọi người và cũng vì chính chúng ta.

24 tháng 2 2021

Tham khảo:

Câu tục ngữ''Thương người như thể thương thân'' như một lời nói hết sức bình dị hàng ngày. Nó là một câu so sánh với hai vế: a và b. Thương người như thể thương thân. Vậy muốn hiểu thương người phải hiểu thương thân là gì ? Thân tức là thân thể hay thân xác; là phần vật chất sấng của mỗi người, được cha mẹ ban cho mà có. Thương thân là từ hết sức hàm súc, nó diễn tả tâm trạng của người tự lập, cô đơn phải biết thương lấy mình, tự mình chăm sóc, giữ gìn và chia sẻ vui buồn với chính mình. cũngchính vì thế thương thân thể hiện một tình thương dồi dào nhất, một sự chăm sóc tích cực nhất, vì “vị kỉ” và “ích kĩ” là bản tính của con người. Nhất là khi con người ta cô đơn. Tóm lại, thương thân là tình thương đậm đà nhất, sự giữ gìn, chăm sóc tích cực và cảm thông sâu xa nhất của mỗi người với chính mình. Thương người như thể thương thân chứa đựng một lời khuyên : hãy thương yêu, chăm sóc thông cảm và chia sẻ vui buồn, hoạn nạn với người khác như chính mình vậy.

Giải thích: Thương người như thể thương thân là sự yêu thương, quan tâm giúp đỡ, giúp người khác coi như giúp chính bản thân mình

10 tháng 5 2022

e tự lm cho bt cách lm:>>

Nói chung là cần xây dựng luận điểm á.

10 tháng 5 2022

đó nha tham khảo đó

Lòng biết ơn là một truyền thống, đạo lí tốt đẹp của ông cha ta từ xưa đến nay. Để khuyên con cháu sống biết ơn với thế hệ trước, với những gì thế hệ trước để lại, ông cha ta đã dạy: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Đúng vậy, câu tục ngữ tuy ngắn gọn nhưng mang một ý nghĩa sâu sa. Ông cha ta đã khéo léo sử dụng nghệ thuật ẩn dụ để nhắc nhở con cháu về truyền thống, đạo lí tốt đẹp. Về nghĩa đen, khi chúng ta được thưởng thức những trái cây ngọt ngào thì phải nhớ tới những người đã dày công gieo trồng, chăm sóc cho cây đơm hoa kết trái. Về nghĩa bóng, mượn hình ảnh này, ông cha ta muốn khuyên nhủ chúng ta phải biết kính trọng, nâng niu quá khứ, những thành quả lao động mà người đi trước để lại. Nếu không có họ thì chúng ta sẽ không có được những giá trị tốt đẹp như ngày hôm nay. Lãng quên quá khứ cũng chính là cách chúng ta quên đi chính mình, trở thành những kẻ vô ơn bạc nghĩa.

Truyền thống biết ơn đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam, trở thành lối sống tốt đẹp của người dân từ xưa đến nay. Ngày Giỗ tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3) hằng năm là ngày nhân dân ta tỏ lòng thành kính, biết ơn các vị vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước. Ngày 27 tháng 7 là ngày thương binh liệt sĩ, ngày để mỗi chúng ta tri ân các vị anh hùng dân tộc đã đổ xương máu, hy sinh tính mạng của mình để giữ vững nền độc lập tự do cho dân tộc. Vào ngày lễ hội Đền Trần tháng 8 âm lịch hằng năm, là ngày mà con cháu cả nước nhớ về công ơn của các vị vua đời Trần đã ba lần đánh thắng quân Nguyên – Mông, viết tiếp vào trang lịch sử hào hùng của nước nhà những mốc son chói lọi.

Lòng biết ơn những vị anh hùng đã hy sinh xương máu được Đảng và nhà nước ta thể hiện bằng những hành động thiết thực như tôn vinh các bà mẹ Việt Nam anh hùng, phục dưỡng để các mẹ yên hưởng tuổi già. Rồi phong trào đền ơn đáp nghĩa được lan rộng khắp mọi nơi với những ngôi nhà tình nghĩa được xây dựng từ miền ngược đến miền xuôi. Những đội tình nguyện ngày đêm miệt mài tìm hài cốt của đồng đội, đưa họ về với mảnh đất quê hương yêu dấu. Tất cả những nghĩa cử cao đẹp là một lẽ sống cao đẹp, thể hiện lòng biết ơn đối với các thế hệ đi trước.

Lòng biết ơn không chỉ là lời nói mà còn phải được thực hiện bằng những hành động cụ thể: con cháu phải biết ơn ông bà cha mẹ, học sinh phải biết ơn thầy cô giáo, nhân dân phải biết ơn những người đã hy sinh cho dân tộc để ta có được cuộc sống hạnh phúc như ngày hôm nay. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn tồn tại những kẻ “vô ơn bạc nghĩa”, “ăn cháo đá bát”, “ăn quả” mà không nhớ đến người “trồng cây”, “uống nước” mà không nhớ đến “nguồn”. Những kẻ đó có cuộc sống ấm no hạnh phúc mà quên đi thành quả của người đi trước để lại. Họ đã “bắn vào quá khứ bằng súng lục” thì chắc chắn “tương lai sẽ bắn lại bằng đại bác” như lời Gamzatov đã từng nói. Họ sẽ bị xã hội lên án và khi xám hối thì lương tâm cũng trở nên vô cùng cắn rứt.

Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” tuy ngắn nhưng để lại cho chúng ta bài học sâu sắc về lòng biết ơn. Đó là tình cảm cao quý, thiêng liêng, là thước đo phẩm chất, giá trị con người. Lòng biết ơn không phải tự nhiên mà có, mà là kết quả của một quá trình tu dưỡng lâu dài suốt cả cuộc đời.leuleu

25 tháng 3 2020

1. Câu tục ngữ " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta về con người và xã hội. Câu tục ngữ gồm 2 vế,sử dụng hình ảnh ẩn dụ. "Ăn quả" là những người hưởng thụ những trái quả ngon ngọt, mát lành ; "kẻ trồng cây" là những người tạo nên những trái quả ngon ngọt đó ; "nhớ" là hành động biết ơn. Câu tục ngữ muốn đề cao một đạo lí, truyền thống, lời khuyên cho tất cả mọi người về lòng biết ơn bởi trong tự nhiên không có một thành quả nào mà không nhờ tới công sức của con người. Vì thế, chúng ta khi hưởng thụ thành quả phải biết trân trọng, giữ gìn những thành quả tốt đẹp mà những tiền nhân đã tạo ra. Làm như thế là đã có lòng biết ơn.  Câu tục ngữ trên rất hay và giàu ý nghĩa, nó mang giá trị trường tồn.

2. Vậy là đã hai năm trôi qua từ khi tôi bước đi tạm biệt ngôi trường cấp 1 yêu dấu này. Ôi! Sao nhớ quá! Những hình ảnh về buổi đầu tiên đến trường cứ gợi lên mãi trong tâm trí tôi. Tất cả hiện lên thật quá đỗi thân thương. Hình ảnh thầy cô, hình ảnh bạn bè và cả hình ảnh sân trường giờ ra chơi. Ngày mai, tôi sẽ chuyển đến một nơi rất xa cùng với gia đình mình nhưng có lẽ những kỉ niệm về ngôi trường đặc biệt này tôi sẽ mãi không bao giờ quên.

3. Ông cha ta đã căn dặn con cháu dù trong hoàn cảnh này cũng phải sống lương thiện, sống tốt đẹp, tuyệt đối không được đánh mất đi phẩm giá của mình. Kinh nghiệm này đã được dân gian đúc kết qua câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm". Vậy đói, rách, sạch, thơm có nghĩa là gì? Đói, rách ở đây đều chỉ sự thiếu thốn của con người. Rách là tình cảnh nghèo nàn, rách nát. Thơm có nghĩa là đẹp đẽ, sạch sẽ. Câu tục ngữ đã đưa đến cho chúng ta một thông điệp vô cùng ý nghĩa, đó là dù trong hoàn cảnh nào bạn cũng phải giữ cho mình những phẩm chất tốt đẹp nhất, cao quý nhất của con người. Trong cuộc sống, có rất nhiều người nghèo, hoàn cảnh thiếu thốn nhưng họ luôn nỗ lực, chăm chỉ làm việc để vượt qua số phận. Họ không bao giờ nghĩ đến chuyện ăn cắp, ăn trộm một tài sản quý giá của ai đó để làm giàu cho bản thân. Tuy nhiên vẫn có những người không thiếu thốn, có đủ khả năng lao động nhưng suốt ngày đi cướp của, ăn cắp bởi lẽ họ là những người lười lao động và không màng đến những phẩm chất tốt đẹp của con người. Thật vậy, hãy là người sống tốt, sống sạch! Đừng để những bóng đen ở ngoài kia che lấp đi ánh sáng của bạn.

=> Câu đặc biệt: Thật vậy, hãy là người...