K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tràng Giang

Tác Giả: Huy Cận

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song.
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.
Bèo giạt về đâu, hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Còn Mãi Hương Quê

Tác giả: Hiền Nhật Phương Trần

Tóc dài em xõa ngang vai
Bóng quê hương đổ dặm dài phía sau
Bến sông đợi một nhịp cầu
Thênh thang đồng lúa một màu ngát xanh

Yêu quê tình mãi ngọt lành
Du dương khúc hát thanh bình ngân nga
Điệu hò xứ Huế vang xa
Gửi tình em với quê nhà đợi mong

Hè sang Phượng trổ sắc hồng
Người ơi ước hẹn tình nồng không phai!

tho-ve-que-huong-2

Nhớ Con Sông Quê Hương

Tác giả: Tế Hanh

Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là 1 buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng

Chẳng biết nước có giữ ngày giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi
Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ

Sông của quê hương sông của tuổi trẻ
Sông của miền Nam đất việt thân yêu
Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu
Khi mặt nước dập dềnh con cá nhảy

Bạn bè tôi túm 5 tụm 7
Bầy chim non bơi lội trên sông
Tôi giang tay ôm nước vào lòng
Sông mở nước ôm tôi vào dạ

Chúng tôi lớn lên mỗi người một ngả
Kẻ sớm hôm chài lưới bên sông
Kẻ cuốc cày mưa nắng ngoài đồn
Tôi cầm súng xa nhà đi kháng chiến
Nhưng lòng tôi như mưa nguồn gió biển
Vẫn trở về lưu luyến bên sông

Tôi hôm nay sống trong lòng miền Bắc
Sờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắc
Hai tiếng thiêng liêng hai tiếng miền Nam
Tôi nhớ không nguôi ánh nắng màu vàng
Tôi quên sao được sắc trời xanh biếc
Tôi nhớ cả những người không quen biết
Có những trưa tôi đứng dưới hàng cây
Bỗng nghe dâng cả một nỗi tràn đầy
Hình ảnh con sông quê mát rượ
Lai láng chảy lòng tôi như suối tưới
Quê hương ơi! Lòng tôi cũng như sông
Tình Bắc Nam chung chảy một dòng
Không ghềnh thác nào ngăn cản được
Tôi sẽ lại nơi tôi hằng mơ ước
Tôi sẽ về sông nước của quê hương
Tôi sẽ về sông nước của tình thương.

tho-ve-que-huong-3

Việt Nam Quê Hương Ta

Tác giả: Nguyễn Đình Thi

Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn
Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa
Việt Nam đất nắng chan hoà
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
Mắt đen cô gái long lanh
Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung
Đất trăm nghề của trăm vùng
Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem
Tay người như có phép tiên
Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ
Nước bâng khuâng những chuyến đò
Đêm đêm còn vọng câu hò Trương Chi
Đói nghèo nên phải chia ly
Xót xa lòng kẻ rời quê lên đường
Ta đi ta nhớ núi rừng
Ta đi ta nhớ dòng sông vỗ bờ
Nhớ đồng ruộng, nhớ khoai ngô
Bũa cơm rau muống quả cà giòn tan …

tho-ve-que-huong-4

Quê Hương Hoài Nhớ

Thơ: Phú Sĩ

Quay gót trở về một lần với quê hương
Thương lắm anh ơi vấn vương bao nỗi nhớ
Ký ức tuổi thơ theo năm chờ tháng đợi
Ôm ấp vui buồn theo từng hạt mưa rơi

Hãy lại một lần về chốn cũ anh ơi!
Nơi bến sông xưa còn bên bồi bên lở
Lời hẹn năm nào đời này anh còn nợ
Trăn trở đêm buồn trăn trở khúc nhạc xưa

Hãy lặng nhớ về mùa hoa bưởi đong đưa
Dáng mẹ liêu xiêu nắng đùa trên mái lá
Có kỷ niệm về mối tình cha thắm đỏ
Ru mãi ngọt ngào tuổi thơ đã rời xa

Anh hãy quay về mùa cây lúa trổ hoa
Cánh đồng vàng ươm tình thương còn chan chứa
Cúm núm gọi đàn tiếng kêu còn dang dở
Điệp khúc quê mình còn đợi mãi tình anh.

tho-ve-que-huong-5

Quê Hương

Tác giả: Tế Hanh

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trùng giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Dướn thân trắng bao la thâu góp gió…

Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về”
Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng

Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

tho-ve-que-huong-6

Hồn Quê

Tác giả: Hảo Trần

Ta về nương gió đồng xanh
Nghe hồn cây cỏ dệt thành hồn quê..

Lắng nghe đất thở bộn bề
Lẫn trong hương lúa ..hương quê nồng nàn
Tiếng đêm âm hưởng đồng hoang
Cuốc kêu gọi bạn, tiếng đàn dế giun..

Lấm lem chân mẹ lội bùn
Trĩu bông lúa chín vàng ươm trên đồng
Tạc vào giữa chốn mênh mông
Hao gầy dáng mẹ lưng còng liêu xiêu

Ta về tìm thủa dấu yêu
Bến sông bờ bãi những chiều xa xưa
Cánh diều no gió tuổi thơ
Lưng trâu cõng những ước mơ thủa nào

Đêm trăng lòng dạ nôn nao
Câu hò vang vọng cồn cào nhớ nhung
Đâu rồi thăm thẳm ánh nhìn..
Bờ môi hé nụ.. Nhịp tim chòng chành..

Bao nhiêu năm sống thị thành
Hồn quê vẫn đẫm ngọt lành trong tôi…!

tho-ve-que-huong-7

Dáng Đứng Việt Nam

Tác Giả: Lê Anh Xuân

Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhứt
Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng
Và Anh chết trong khi đang đứng bắn
Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng.
Chợt thấy anh, giặc hốt hoảng xin hàng
Có thằng sụp xuống chân Anh tránh đạn
Bởi Anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm
Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công
Anh tên gì hỡi Anh yêu quý
Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng
Như đôi dép dưới chân Anh giẫm lên bao xác Mỹ
Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong
Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ
Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường
Chỉ để lại cái dáng-đứng-Việt-Nam tạc vào thế kỷ:
Anh là chiến sỹ Giải phóng quân.
Tên Anh đã thành tên đất nước
Ôi anh Giải phóng quân!
Từ dáng đứng của Anh giữa đường băng Tân Sơn Nhứt
Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân

tho-ve-que-huong-8

Quê Hương

Tác giả: Nguyễn Hưng

Ai cũng có một quê hương để nhớ
Vết thời gian không thể xóa bao giờ
Thương tuổi thơ những trưa cùng đám bạn
Bắt cá đòng…hỉ hả với bùn dơ

Gió bấc về…cuối vụ…lúa vàng mơ
Đòng cong vút gọi mời mùa thu hoạch
Ruộng khô hạn trơ mình con cá chạch
Cố vẫy vùng tìm đường lách về sông

Quê hương ta mộc mạc những cánh đồng
Ngọt phù sa thượng nguồn…đông vàm cỏ
Nơi chở che cả một thời gian khó
Mồ hôi cha…nước mắt mẹ…chát phèn

Cả cuộc đời làm bạn với bùn đen
Cha mỉm cười khi nức mầm hạt thóc
Đôi vai mẹ nặng quằng bao khó nhọc
Lệ mừng rơi khi khoai bắp xanh màu

Con cá đòng mộc mạc chẳng thanh cao
Mãi thủy chung bên nồi cơm gạo mới
Sao cứ nhớ cứ thèm nơi đầu lưỡi
Có lẽ nào…đó…mùi vị quê hương

Nhớ bồi hồi những kỷ niệm yêu thương
Biết tìm đâu bữa cơm nghèo thuở nhỏ
Bỗng chiều nay nghe mắt mình rát đỏ
Xa lắm rồi ngày xưa đó…Quê ơi.

tho-ve-que-huong-9

Đất Nước

Tác giả: Nguyễn Đình Thi

Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha!
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Ðêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về!
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.
Từ những năm đau thương chiến đấu
Ðã ngời lên nét mặt quê hương
Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu
Ðã bật lên những tiếng căm hờn
Bát cơm chan đầy nước mắt
Bay còn giằng khỏi miệng ta
Thằng giặc Tây, thằng chúa đất
Ðứa đè cổ, đứa lột da …
Xiềng xích chúng bay không khoá được
Trời đầy chim và đất đầy hoa
Súng đạn chúng bay không bắn được
Lòng dân ta yêu nước thương nhà!
Khói nhà máy cuộn trong sương núi
Kèn gọi quân văng vẳng cánh đồng
Ôm đất nước những người áo vải
Ðã đứng lên thành những anh hùng.
Ngày nắng đốt theo đêm mưa dội
Mỗi bước đường mỗi bước hy sinh
Trán cháy rực nghĩ trời đất mới
Lòng ta bát ngát ánh bình minh.
Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng loà.

tho-ve-que-huong-10

Quê Hương

Tác Giả: Giang Nam

Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
“Ai bảo chăn trâu là khổ”
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao
Có những ngày trốn học
Đuổi bướm cạnh bờ ao
Mẹ bắt được …
Chưa đánh roi nào tôi đã khóc!
Có cô bé nhà bên
Nhìn tôi cười khúc khích …
Cách mạng bùng lên
Rồi kháng chiến trường kỳ
Quê tôi đầy bóng giặc
Từ biệt mẹ, tôi đi
Cô bé nhà bên có ai ngờ!
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn thương thương quá đi thôi!
Giữa cuộc hành quân không nói được một lời
Đơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lại
Mưa đầy trời mà lòng tôi ấm mãi …
Hòa bình tôi trở về đây
Với mái trường xưa, bãi mía, luống cày
Tôi lại gặp em
Thẹn thùng nép sau cánh cửa
Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ
Chuyện chồng con khó nói lắm anh ơi!
Tôi nắm bàn tay nhỏ nhắn ngậm ngùi
Em vẫn để yên trong tay tôi nóng bỏng …
Rồi hôm nay nhận được tin em
Không tin được dù đó là sự thật
Giặc bắn em rồi, quăng mất xác
Chỉ vì em là du kích, em ơi!
Đau xé lòng anh, chết nửa con người!
Xưa yêu quê hương vì có chim, có bướm
Có những ngày trốn học bị đòn roi
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi.

Yêu lắm quê hương

Tác giả: Hoàng Thanh Tâm

Em yêu từng sợi nắng cong

Bức tranh thủy mặc dòng sông con đò

Em yêu chao liệng cánh cò

Cánh đồng mùa gặt lượn lờ vàng ươm

Em yêu khói bếp vương vương

Xám màu mái lá mấy tầng mây cao

Em yêu mơ ước đủ màu

Cầu vồng ẩn hiện mưa rào vừa qua

Em yêu câu hát ơi à

Mồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưa

Em yêu cánh võng đong đưa

Cánh diều no gió chiều chưa muốn về

Đàn trâu thong thả đường đê

Chon von lá hát vọng về cỏ lau

Trăng lên lốm đốm hạt sao

Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên

Em đi cuối đất cùng miền

Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân.

 Tình quê

Tác giả: Hoa Lục Bình

Chiều tà nắng ngã triền đê

Mục đồng thông thả đi về lưng trâu

Dòng sông xanh ngắt một màu

Một đàn cò trắng từ đâu bay về

Bình yên một buổi chiều quê

Khói đồng lan tỏa đêm về vắng tanh

Ngoài đồng cây lúa còn xanh

Chiều quê êm ả trong lành biết bao

Nhìn đàn gà nhỏ gọi nhau

Mọi người xong việc gọi nhau ra về

Giờ đây đêm cũng đã về

Thoảng đâu trong gió tóc thề thơm hương

Bình minh một sớm mù sương

Đàn trâu nhai có ngoài vườn nhởn nhơ

Cánh cò bay lạc vào thơ

Làm cho tôi mãi ngẫn ngơ giữa đồng

Con đò nằm dưới bến sông

Hình như nó cũng chờ mong một người

Người người rôm rả nói cười

Đồng xanh bát ngát thơm mùi mạ non

Tình quê một dạ sắc son

Ở nơi thành thị em còn nhớ không

Con đò bến cũ chờ mong

Hôm nào anh cũng chờ trông em về.

tho-ve-que-huong-12

Miền quê

Tác giả: Đức Trung – TĐL

Tôi thầm nhớ một miền quê

Ước mơ thăm lại trở về tuổi thơ

Đồng xanh bay lả cánh cò

Hương sen tỏa ngát mộng mơ những chiều

Vi vu gió thổi sáo diều

Bóng ai như bóng mẹ yêu đang chờ?

Dòng sông, bến nước, con đò

Có người lữ khách bên bờ dừng chân

Xa xa vẳng tiếng chuông ngân

Bờ tre cuối xóm trong ngần tiếng chim

Tuổi thơ thích chạy trốn tìm

Cây đa giếng nước còn in trăng thề

Xa rồi nhớ mãi miền quê

Trong tim luôn nhắc trở về ngày xưa…

Quê hương nỗi nhớ

Tác giả: Hoàng Thanh Tâm

Trở về tìm mái nhà quê

Tìm hình bóng mẹ bộn bề nắng mưa

Tìm nắng xuyên ngọn cây dừa

Tìm hương mạ mới gió lùa thơm tho

Tìm đàn trâu với con đò

Áo bà ba mẹ câu hò trên sông

Nón lá nghiêng nắng nước ròng

Miền quê khó nhọc con còng con cua

Lục bình tim tím mùa mưa

Bồng bềnh một khúc sông khua mái chèo

Khói lên cháy bếp nhà nghèo

Con gà cục tác con mèo quẫy đuôi

Heo gà chạy ngược chạy xuôi

Chân bùn tay lấm nụ cười chân quê

Cánh cò trắng xóa vọng về

Ngân nga vọng cổ bốn bề thiên nhiên

Đậm đà ký ức giao duyên

Xương cha máu mẹ dịu hiền ca dao

Con dù biền biệt phương nào

Quê hương một dạ dạt dào khó phai

tho-ve-que-huong-13

Quê hương thanh bình

Tác giả: Lãng Du Khách

Cảnh quê bình dị khiêm nhường

Mà sao quá đỗi thân thương với đời

Trưa hè vọng tiếng ru hời

Đong đầy thương mến trong lời mẹ ru

Chiều tà tiếng sáo vi vu

Mênh mang trời đất lãng du thanh bình

Người quê mộc mạc chân tình

Cùng nhau đùm bọc hết mình đói no

Đồng quê mỏi rã cánh cò

Cho ta hạt gạo thơm tho nuôi người

Dân quê rạng rỡ nụ cười

Yêu thương đùm bọc lòng người thiện chân

Bản tính vốn rất chuyên cần

Hăng say lao động gian truân chẳng sờn

Cùng nhau xây dựng giang sơn

Để cho cuộc sống đẹp hơn với đời

Cảnh quê xanh thắm tuyệt vời

Thân thương gắn bó với đời dân quê

Bình dị mà vẫn đam mê

Quê hương qua lời mẹ kể

Tác giả: Công Vinh

Con nghe Mẹ kể ngày xưa,

Quê hương của Mẹ, mỗi trưa nắng hè.

Bình yên những mái tranh che,

Sông Thu in bóng luỹ tre ven làng.

Quê hương hai tiếng dịu dàng,

Mà sao vẫn thấy ngỡ ngàng trong con.

Làm trai, chữ hiếu chưa tròn

Quê Cha, đất Tổ, mỏi mòn thiệt hơn.

Ngày xưa, Mẹ kể nguồn cơn,

Quê hương của Mẹ, đã hơn mươi đời.

Sông Thu, một thuở thiếu thời,

Chiến tranh, Mẹ phải xa rời quê hương.

Miền trung chín nhớ, mười thương

Con như cánh Nhạn, lạc đường lẽ loi.

Sông Thu bên lỡ, bên bồi

Quê hương in dấu, một đời Mẹ Cha.

Con chưa về lại quê nhà,

Nên đâu biết được, đường xa hay gần?

Lòng con day dứt, băn khoăn

Nữa đời tóc đã pha dần màu sương.

Bao giờ về lại quê hương

Để xem Vĩnh Điện, An Tường là đâu?

Sông Thu xanh thẫm một màu

Bãi bồi cùng những ruộng dâu, nong tằm.

Bây chừ, Mẹ đã yên nằm

Lấy ai dìu dắt về thăm quê nhà

Đời con rồi cũng sẽ qua,

Quê hương rồi cũng chỉ là giấc mơ.

Quê hương đẹp tựa vần thơ

Sông Thu với những bến bờ yêu thương.

Dù cho xa cách dặm trường,

Lòng con vẫn mãi vấn vương Thu Bồn…

tho-ve-que-huong-14

Quê hương

Tác giả: Nguyễn Đình Huân

Quê hương là một tiếng ve

Lời ru của mẹ trưa hè à ơi

Dòng sông con nước đầy vơi

Quê hương là một góc trời tuổi thơ

Quê hương ngày ấy như mơ

Tôi là cậu bé dại khờ đáng yêu

Quê hương là tiếng sáo diều

Là cánh cò trắng chiều chiều chân đê

Quê hương là phiên chợ quê

Chợ trưa mong mẹ mang về bánh đa

Quê hương là một tiếng gà

Bình minh gáy sáng ngân nga xóm làng

Quê hương là cánh đồng vàng

Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều

Quê hương là dáng mẹ yêu

Áo nâu nón lá liêu siêu đi về

Quê hương nhắc tới nhớ ghê

Ai đi xa cũng mong về chốn xưa

Quê hương là những cơn mưa

Quê hương là những hàng dừa ven kinh

Quê hương mang nặng nghĩa tình

Quê hương tôi đó đẹp xinh tuyệt vời

Quê hương ta đó là nơi

Chôn rau cắt rốn người ơi nhớ về.

tho-ve-que-huong-15

Quê hương

Tác giả: Đức Trung – TĐL

Quê hương xa cách phương trời

Nỗi buồn thương nhớ đầy vơi trong lòng.

Đêm ngày hết nhớ lại mong

Hướng về quê mẹ ròng ròng lệ rơi..!

Nhớ chiều ra ngắm biển khơi

Cánh buồm theo gió về nơi chốn nào?

Quê hương hai tiếng ngọt ngào

Đường xa vạn dặm nôn nao nhớ thầm.

Mẹ cha xa cách bao năm

Ban ngày thương nhớ, đêm nằm chiêm bao.

Tuổi thơ – kỷ niệm dạt dào

Vẫn còn đầy ắp xuyến xao tâm hồn.

Nhớ quê lòng dạ bồn chồn

Mỗi lần ngắm cảnh hoàng hôn… xa nhà.

Quê hương – hai tiếng thiết tha

Còn in ký ức đậm đà yêu thương…

Tuổi thơ cắp sách đến trường

Lớn lên đi khắp bốn phương chân trời.

Nhớ về quê mẹ yêu ơi!

Bâng khuâng lại thấy bồi hồi trong tim.

10 tháng 10 2018

I. Mở bài: giới thiệu chuyến đi về quê của em
Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất miền Trung đầy nắng và gió. Tuổi thơ tôi đã gắng bó với biết bao kỉ niệm ở đó. Nhiều năm qua, quê hương tôi đã có sự đổi khác và mới mẻ. những thay đổi cần phải có để phù hợp với cuộc sống hiện đại ngày nay. Sự đổi mới rất đáng kinh ngạc của quê tôi. Nhưng đã lâu lắm rồi tôi không về lại nơi đây, nhân kỉ niệm ngày giỗ vào cuối tuần vừa rồi ba mẹ tôi cho tôi về quê.

II. Thân bài: kể về chuyến về quê
1. Trên đường về:

- Tôi cảm thấy rất háo hức vì đã lâu rồi tôi k về
- Mọi cảnh vật trên đường đi đều mới lạ, từ cái cây, con đường
- Con đường đi về quê nay khang trang và mới hơn
2. Khi về đến quê:
a. Cơ sở vật chất:
- Mọi cảnh vật đều khác, từ con đường đến cây cối
- Nhà cửa dược sửa mới
- Đường được xây dựng mới, rộng, thuận tiện cho việc đi lại
- Chợ: đông vui, nhộn nhịp, rất nhiều người mua và bán; lúc nào cũng nghe xe cộ náo nhiệt
- trường học: trường cũ được sửa chữa, nhiều trường mới được xây thêm..., phòng học có đèn, có quạt, nhìn mới tanh, có tòa nhà cao;…
- Xây dựng thêm ngân hàng, bệnh viện, công viên;… rất khang trang và tiện nghi, thích hợp để phục phụ cho con người.
b. Đời sống con người:
- Đời sống con người được cải thiện, sống tốt và thoải mái hơn
- Trong nhà sắm sửa nhiều đồ công nghệ tiện nghi như: ti vi; tủ lạnh; máy giặt;….
- Trẻ em được đến trường và dạy dỗ tốt hơn
- Người dân được khám chưa bệnh tại bệnh viên; vui chơi tại khu vui chơi;….
3. Khi về quê:
- Không muốn về chút nào
- Em sẽ thường xuyên về quê để thăm quê

III. Kết bài:
Cảm nghĩ của em về chuyến về quê.

11 tháng 10 2018

1. Phần Mở bài

- Suốt chín tháng học tập ờ thành phố, trong những ngày hè ba má em cho em về quê sống với nội.

- Mỗi lần về quê sống với nội, em đều có rất nhiều kỉ niệm. Kỉ niệm nào cùng rất đáng nhớ đối với em.

- Trong tất cả những kỉ niệm ấy. Kĩ niệm để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong em chính là lần về quê nội khi em học hết lớp 5.

2. Phần Thân bài

a). Giới thiệu về quê nội

Que nội em ở tính Vĩnh Long, nơi có những vườn cây trái sum suê.

Nơi ấy có dòng sông nước chảy hiền hòa, có những vườn cây vú sửa, vườn xoài, vườn chôm chôm,... quanh năm tươi tốt.

Nơi ấy có những cánh đồng lúa và có cả những bãi cỏ xanh...

Con người quê nội em thật nhân hậu, thuần phác, tính tình ngay thẳng thật thà.

b). Kĩ niệm dáng nhớ trên quê nội

Đang ở thành phố nay về quê sống, em thấy mình như con chim sổ lồng. Sáng sáng, em cùng nội chạy bộ trên bờ sông. Làn gió mát buổi sáng sớm thổi từ dưới sông lên mát rượi. Em thấy thật khoan khoái, dễ chịu. Chiều chiều, em cùng các bạn trong thôn vui đùa dưới bóng mát của vườn cây vú sửa. Cũng có chiều, chúng em cùng nhau thi thả diều trên bờ sông, trên bãi có xanh.

- Chiều trên quê hương, nghe tiếng sáo diều vi vu trên tầng không thật không có gì thú vị hơn đối với tuổi thơ của em.

- Kì nghĩ hè về quê nội sẽ thật trọn vẹn với em nếu không có một sự việc bất ngờ xảy ra.

- Chiều hôm đó, em theo các anh chị con bác Hai ra bờ sông thả diều. Chơi thả diều thật thú vị. Những con diều no căng gió cứ bay cao, bay cao mãi. Ai cùng muốn diều của mình bay cao nhất.

- Mải chạy theo anh con bác, em vấp vào một hòn đá bên bờ đê. Em té nhào và đau chân đến mức không thể đứng lên được.

- Nghe tiếng ngã huỵch và tiếng kêu của em, anh nhà bác em quay lại. Thấy em nhăn nhó vì đau, anh em không để ý gì đến con diều cua mình nữa. Anh chạy lại và đỡ em lên. Thế là con diều theo gió hay lên tận trời cao.

- Chỉ vấp và té ngã thế mà chân em đã bị bong gân. Em đau quá không đi được. Anh em đã cõng em về nhà.

Em xin nội đừng nói cho ba má em biết. Ba má em đang bận công tác. Nếu biết em bị đau chân, thế nào ba má em cũng về thăm.

- Suốt mấy ngày, chân em sưng tấy. Em ngồi một chỗ, hết chạy nhảy chơi đùa cùng chúng bạn.

- Nội và bác Hai gái chăm sóc em thật chu đáo. Rảnh rỗi lúc nào là anh em cũng đến bên cạnh em động viên và an ủi. Có lẽ vì thế mà em thấy như chân em đỡ đau hơn.

- Một tuần sau, chân em mới khỏi hẳn. Em lại cùng anh ra bãi cỏ chăn trâu, thả diều như không có chuyện gì đã xảy ra.

3. Phần Kết bài

- Một tháng về quê nội trôi qua thật nhanh. Em phái về nhà để chuẩn bị cho năm học mới.

Rồi một năm học sẽ trôi qua, em sẽ lại được về vùng quê yên bình của nội để được đi chăn trâu thả diều cùng các anh các chị ở quê.

Em yêu lắm quê nội của em. Em nhớ nhiều lắm dòng sông hiền hòa, nhớ vườn cây vú sữa cành lá sum suê và em cũng nhớ kĩ niệm về lần em vấp té bị đau chân khi đi thả diều cùng anh con của bác Hai em.

12 tháng 12 2017

Đã rất lâu rồi em không có dịp về thăm quê nội. Hôm nay, sau một năm học vất vả, em được bố mẹ thưởng một chuyến về quê chơi. Chao ôi! Quê em đổi mới nhiều quá!

Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa,... Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hoà chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng. Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 - 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật. Em nghe bà kể rằng: "Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng. Mẹ em nói: "Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay". Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông.

Hai bên đường trước dãy là những ngôi nhà mái tranh vách đất, cứ lúc mưa là lại bị dột. Ngày ấy cũng chưa có điện, cứ đến chập tối là thắp đèn dầu và đóng cửa ở trong nhà, ngại sang nhà hàng xóm chơi vì trời tối quá. Thế mà giờ đây hai bên đường san sát những ngôi nhà hai tầng mọc lên. Đèn điện được thắp sáng trưng. Những cột giàn ăng ten dựng lên cao ngất. Chắc hẳn ở khắp các miền quê trên đất nước ta, có rất nhiều nơi có cảnh đẹp và sự đổi mới giống như quê em

                     Quê hương nếu ai không nhớ

                    Sẽ không lớn nổi thành người

Câu hát trên cứ văng vẳng bên tai. Em nghĩ lớn lên dù có đi đâu xa, em cũng không thể quên nơi chôn rau, cắt rốn. Hiện nay, đang ngồi trên ghế nhà trường em nghĩ sẽ học tập giỏi để mai này lớn lên, xây dựng quê hương em ngày càng giàu đẹp, để không phụ công lao dưỡng dục của cha mẹ và thầy cô.


 

22 tháng 12 2017

troi laen mang tra day

11 tháng 8 2017

“Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay."

(Quê hương - Đỗ Trung Quân)

Quê hương với mỗi người thật giản dị, thân thương. Yêu quê là yêu con đường đến trường, yêu những mái nhà tranh, yêu cánh đồng lúa chín...Nhà văn Ê-ren-bua đã từng nói: suối chảy vào sông, sông chảy ra biển, tình yêu tổ quốc bắt nguồn từ lòng yêu với những thứ thân thuộc quanh mình. Tình yêu đất nước bao giờ cũng bắt nguồn từ tình yêu quê chân thành, giản dị như thế. Có những so sánh hình ảnh quê hương thật gần gũi. Nhà thơ Đỗ Trung Quân chắc hẳn yêu quê lắm mới có những hình ảnh so sánh đẹp và dễ đi vào lòng người đến thế. Đọc câu thơ nhiều người ngỡ ngàng khi nhận ra, quê hương sao gần quá. Nó ở trong tuổi thơ, trong câu chuyên bà kể, trong lời hát mẹ ru, trong trái cây dịu mát. Quê hương là chùm khế ngọt, quê hương là con đường đi học. Còn gì gần gũi hơn thế với mỗi người dân đất Việt. Quê hương là vô hình, khó định nghĩa và khó có thể gợi ra được cụ thể, rõ ràng. Thế nhưng nhà thơ đã đưa ra cho ta một định nghĩa thật giản dị, biến cái vô hình thành hữu hình. Quê hương có thể nhìn thấy, có thể cầm nắm, có thể thưởng thức được mỗi ngày. Với chùm khế ngọt con người cảm nhận quê hương đầy đủ nhất bằng mọi giác quan. Tuổi thơ ai cũng trải qua những năm tháng tới trường. Con đường đi học đã trở thành người bạn tri kỉ. Hình ảnh “rợp bướm vàng bay” gợi nên cho ta những gì thân thương và trong sáng nhất của tuổi học trò. Quê hương là thế đó. Nhắm mắt lại ta như thấy quê hương đã ở đó rồi, ở ngay bên trong trái tim mỗi con người.



11 tháng 8 2017

“Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay."

(Quê hương - Đỗ Trung Quân)

Quê hương với mỗi người thật giản dị, thân thương. Yêu quê là yêu con đường đến trường, yêu những mái nhà tranh, yêu cánh đồng lúa chín...Nhà văn Ê-ren-bua đã từng nói: suối chảy vào sông, sông chảy ra biển, tình yêu tổ quốc bắt nguồn từ lòng yêu với những thứ thân thuộc quanh mình. Tình yêu đất nước bao giờ cũng bắt nguồn từ tình yêu quê chân thành, giản dị như thế. Có những so sánh hình ảnh quê hương thật gần gũi. Nhà thơ Đỗ Trung Quân chắc hẳn yêu quê lắm mới có những hình ảnh so sánh đẹp và dễ đi vào lòng người đến thế. Đọc câu thơ nhiều người ngỡ ngàng khi nhận ra, quê hương sao gần quá. Nó ở trong tuổi thơ, trong câu chuyên bà kể, trong lời hát mẹ ru, trong trái cây dịu mát. Quê hương là chùm khế ngọt, quê hương là con đường đi học. Còn gì gần gũi hơn thế với mỗi người dân đất Việt. Quê hương là vô hình, khó định nghĩa và khó có thể gợi ra được cụ thể, rõ ràng. Thế nhưng nhà thơ đã đưa ra cho ta một định nghĩa thật giản dị, biến cái vô hình thành hữu hình. Quê hương có thể nhìn thấy, có thể cầm nắm, có thể thưởng thức được mỗi ngày. Với chùm khế ngọt con người cảm nhận quê hương đầy đủ nhất bằng mọi giác quan. Tuổi thơ ai cũng trải qua những năm tháng tới trường. Con đường đi học đã trở thành người bạn tri kỉ. Hình ảnh “rợp bướm vàng bay” gợi nên cho ta những gì thân thương và trong sáng nhất của tuổi học trò. Quê hương là thế đó. Nhắm mắt lại ta như thấy quê hương đã ở đó rồi, ở ngay bên trong trái tim mỗi con người.

~ Chúc bạn học tốt ~!


20 tháng 4 2017

Trời nóng oi bức đến mười ngày, hôm qua một trận mưa rào vừa ập xuống.

Trời bỗng tối sầm lại, gió thổi ù ù, mây đen kéo đến ùn ùn như ông trời đang mặc áo giáp đen ra trận. Không hiểu từ đâu mối bay ra rợp trời, mối trẻ hay rất cao, cao đến sát mái nhà, ngọn cây. Mối già bay thấp, có con bay là là mặt đất. Mối bay ra rất nhiều tưởng như vơ tay lên là bắt được đến vài con mối. Ngoài vườn, mẹ gà cục cục dẫn đàn con tìm nơi ẩn nấp, những chú gà con như những nắm bông vàng chạy lon ton, thỉnh thoảng lại kêu "chiếp chiếp". Gió ngày càng thổi mạnh, bãi mía trước nhà được cơn gió thổi làm lá mía xào xạc như muôn ngàn thiếu nữ đang múa gươm. Bụi cuốn mù trời, lá khô cuốn theo chiều gió chạm xuống đất nghe xào xạc dồn vào một góc sân như một bàn tay vô hình đã quét lại. Ngoài đầu ngõ, những chú kiến hối hả hành quân về tổ mang theo bao nhiêu là thức ăn dự trữ báo hiệu trước một trận mưa rất to sắp đến. Gió thổi mát ơi là mát. Những cọng cỏ gà rung rinh tai nghe ngóng. Đến cả bụi tre đầu ngõ cũng kẽo kẹt đưa võng, lá tre choẽ xuống như những cô thiếu nữ đang ngổi tần ngần gỡ tóc. Hàng bưởi ven bờ ao đu đưa bế những đứa con đầu tròn trọc lốc.

Bỗng chớp loé sáng rực, cả bầu trời như có một chiếc bút kỳ lạ đã vẽ lên bầu trời một nét vẽ thật rõ sáng rồi vụt tắt, ông sấm được thể ra oai ghé xuống sân cười khanh khách, có lúc phát ra những tiếng đùng đoàng như mìn phá đá. Cây dừa vốn thường ngày đứng im lặng ở góc vườn nay thả sức sải tay bơi như những vận động viên đang bơi lội. Những chị mùng tơi ở hàng rào cạnh tường lâu nay uốn éo giờ được nhảy múa hả hê.

Lộp bộp, lộp bộp, trời đã mưa. Trẻ em trong xóm reo lên. Mưa ù ù như xay lúa, mưa sầm sập giọt ngã giọt bay. Nước sùi bọt trắng xoá cả sân. Đất trời mù trắng nước, mưa chéo mặt sân, mùi nước mưa ngai ngái, ngòn ngọt. Mưa rào rào trên mái tôn. mưa bùng nhùng trên các tàu lá chuối, lá khoai. Nước chảy ồ ồ, xối xả. Nước ngập cả sân. Mấy ông cóc cụ nhảy chồm chồm bì bõm trong nước mưa. Nước chảy đục ngầu ngầu, cuồn cuộn dồn về ao, nước mấp mé vườn nhà. Bỗng lóe lên một ánh chớp, sấm kêu "đùng" một cái làm trẻ con trong xóm hét lên một tiếng rõ to. Cây lá trong vườn hả hê run rẩy.

Mưa ngớt dần rồi lạnh hẳn, mấy con chim chào mào từ gốc cây nào đó bay ra hót râm ran như đón ông Mặt Trời lại mỉm cười, những tia nắng vàng óng ánh sau những vòm lá bưởi. Bầu trời lại trong xanh và cao như một bàn tay vô hình đã gột rửa sạch những đám mây đen. Tiếng bàn chân chạy lép nhép ngoài đường. Trẻ em trong xóm rủ nhau đi bắt cá rô ngược dòng nước.

Trận mưa rào thật là thích đã đem đến cái không khí trong lành, khoan khoái dễ chịu. Cây cối như vụt lớn hẳn lên, sum suê hơn mọi ngày, cái bể nhà em lại đầy ắp nước mưa.

20 tháng 4 2017

Mình cho bạn dàn bài , tham khảo nha !

I. DÀN Ý

1. Mở bài:

* Giới thiệu khung cảnh trước cơn mưa:

- Nắng nóng kéo dài, không khí oi bức, ngột ngạt.

( Suốt mấy tháng nay không có lấy một trận mưa. Tiết trời ngột ngạt, oi bức, thật là khó chịu! )

- Cây cối héo úa, mặt đất khô cằn.

( Nước trong ao, trong đầm cạn cả. Mặt ruộng nứt nẻ, lúa ngô héo úa. )

- Mọi người sốt ruột mong mưa.

( Mọi người trong làng ai cũng ao ước được vài cơn mưa rào cho mặt đất tươi nhuần trở lại. )

2. Thân bài:

* Tả cơn mưa:

- Lúc sắp mưa: Trời tối sầm, mây đen kéo tới. Gió thổi mạnh, sấm chớp nổi lên. Cây cối ngả nghiêng, các con vật cuống quýt chạy mưa.

- Lúc mưa: Mưa từ nhỏ đến lớn. Màn mưa trắng xoá. Trời đất mù mịt trong mưa. Conngười, cảnh vật đều hả hê, vui sướng.

- Sau cơn mưa, bầu trời quang đãng, mọi sinh hoạt trở lại bình thường.

( Sau cơn mưa, bầu trời quang đãng, không khí mát rượi, dễ chịu vô cùng! ; Đồng ruộng, ao đầm , ... )

3. Kết bài:

* Cảm nghĩ của em:

- Cơn mưa đến đúng lúc rất có ích đối với nhà nông.

30 tháng 8 2018

câu ca dao dung để khuyên

chủ đề giữ chí kiên định

2 câu thơ lục bát liên kết với nhau về vần en

2 về cầu đã diễn đạt trọn vẹn 1 ý

đây là 1 văn bản

có phải là văn bản: có chủ đề, có liên kết,bố cục rõ ràng, mach lac

còn lại tự làm nhé ~ hc tốt ~

19 tháng 5 2018
Luật Di sản văn hoá được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khoá X kỳ họp thứ 9 thông qua đã khẳng định “Di sản văn hoá Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của Di sản văn hoá nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã xác định 10 nhiệm vụ về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó nhiệm vụ thứ tư là bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa. Nghị quyết đã chỉ rõ nội dung của nhiệm vụ này như sau: “Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể. Nghiên cứu và giáo dục sâu rộng những đạo lý dân tộc tốt đẹp do cha ông để lại.” Di sản văn hoá tồn tại dưới dạng vật thể và phi vật thể. Di sản văn hóa vật thể gồm di tích, di vật và môi trường cảnh quan xung quanh di tích đó. Theo kết quả kiểm kê, hiện nay cả nước có trên 4 vạn di tích, trong đó tới hết năm 2006 có 2882 di tích đã được xếp hạng di tích quốc gia và 4286 di tích được xếp hạng di tích cấp tỉnh. Di tích là những bằng chứng vật chất có ý nghĩa quan trọng, minh chứng về lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Di tích giúp cho con người biết được cội nguồn của dân tộc mình, hiểu về truyền thống lịch sử, đặc trưng văn hoá của đất nước và do đó có tác động ngược trở lại tới việc hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại. Di tích chứa đựng những giá trị kinh tế to lớn (trị giá nhiều ngàn tỷ đồng) nếu bị mất đi không đơn thuần là mất tài sản vật chất, mà là mất đi những giá trị tinh thần lớn lao không gì bù đắp nổi. Đồng thời, di tích còn mang ý nghĩa là nguồn lực cho phát triển kinh tế, một nguồn lực rất lớn, sẵn có nếu được khai thác, sử dụng tốt sẽ góp phần không nhỏ cho việc phát triển kinh tế đất nước và nó càng có ý nghĩa to lớn khi đất nước đang rất cần phát huy tối đa nguồn nội lực để phát triển. Hệ thống di tích Việt Nam được phân thành 4 loại hình cơ bản là di tích lịch sử, di tích kiến trúc - nghệ thuật, di tích khảo cổ và danh lam thắng cảnh. Di tích lịch sử liên quan tới sự kiện hoặc nhân vật lịch sử có những đóng góp, ảnh hưởng tới sự tiến bộ của lịch sử dân tộc. Đến với di tích lịch sử, khách tham quan như được đọc cuốn sử ghi chép về những con người, những sự kiện tiêu biểu, được cảm nhận một cách chân thực về lịch sử, những cảm nhận không dễ có được khi chỉ đọc những tư liệu ghi chép của đời sau. Giá trị của di tích kiến trúc nghệ thuật thể hiện ở quy hoạch tổng thể và bố cục kiến trúc, ở sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc với cảnh quan, ở những bức chạm khắc trên kết cấu gỗ, ở vẻ đẹp thánh thiện của những pho tượng cổ, ở nét chạm tinh xảo của những đồ thờ tự... Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều di tích khảo cổ. Các di tích, di vật khảo cổ học là nguồn sử liệu quan trọng giúp việc biên soạn lịch sử trái đất và lịch sử dân tộc từ thời tiền/sơ sử tới các thời kỳ lịch sử sau này. Danh lam thắng cảnh thường được kết hợp giữa công trình tôn giáo tín ngưỡng với cảnh quan thiên nhiên đẹp. Đất nước ta ở miền nhiệt đới, trải dài trên nhiều vĩ tuyến, có “Rừng vàng biển bạc” với một hệ động thực vật đặc biệt phong phú và nhiều hang động kỳ thú đủ sức hấp dẫn mọi du khách. Việt Nam, mảnh đất của di tích, từ miền núi tới hải đảo đâu đâu cũng có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh. Hàng vạn di tích là nguồn tài nguyên vô giá cho việc khai thác du lịch bền vững. Khái quát hệ thống di tích lịch sử văn hóa của Việt Nam có thể đi đến nhận định rằng: Số lượng di tích của cả nước rất lớn, đa dạng về loại hình và có giá trị to lớn về nhiều mặt. II. Tình hình bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh: - Nhận thức của toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa, giá trị của di sản văn hóa nói chung, di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh nói riêng ngày càng được nâng cao. Bảo vệ di tích, phát huy giá trị của di tích phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đấu tranh chống vi phạm đã trở thành nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng, toàn dân. Hàng ngàn di tích được xếp hạng và tu bổ trong mấy chục năm qua đã thể hiện những nỗ lực to lớn của toàn xã hội chăm lo và bảo vệ di tích. Về cơ bản hệ thống di tích của đất nước đã được bảo vệ, chăm sóc và tu bổ bảo đảm khả năng tồn tại lâu dài. Tuy nhiên, do trải qua hàng chục năm chiến tranh, chúng ta chưa có nhiều điều kiện chăm lo, bảo vệ di tích nên đến nay, mặc dù đã rất cố gắng nhưng vẫn còn nhiều di tích bị vị phạm chưa được giải tỏa. Phần lớn các vi phạm này đã diễn ra từ nhiều chục năm nay nên việc giải quyết cần có quyết tâm và sự phối hợp của nhiều ngành, nhiều cấp. - Các di tích lịch sử tiêu biểu của đất nước đều từng bước đã được đầu tư tu bổ. Tuy nhiên, cũng còn nhiều di tích đang ở trong tình trạng xuống cấp. Nhưng việc tu bổ di tích hiện nay mới chỉ tập trung vào di tích chính nổi tiếng, hầu như chưa có di tích nào được đầu tư tu bổ hoàn chỉnh từ kiến trúc tới hạ tầng, từ nội thất tới ngoại thất. Bên cạnh đó, chất lượng tu bổ di tích, nhất là những hạng mục được thi công bằng nguồn vốn do nhân dân đóng góp còn chưa đạt yêu cầu về chuyên môn. Tăng cường quản lý nhà nước và xây dựng đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư, nghệ nhân, công nhân... phục vụ tu bổ di tích là vấn đề hết sức cấp thiết hiện nay. - Trong những năm qua, nhiều di tích đã được phát huy giá trị một cách tích cực dưới các mức độ khác nhau. Các chương trình festival ở di tích Cố đô Huế, Đêm rằm Phố cổ Hội An, Hành trình du lịch về nguồn (các di tích cách mạng ở miền Bắc, miền Trung)... đã thu hút thêm nhiều khách tham quan và dần trở thành những ngày hội văn hóa lớn của cả nước. Các di tích lớn, nhất là đối với các di tích sau khi được ghi vào danh mục di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, đều trở thành những địa điểm du lịch hấp dẫn, thu hút một lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước. Điều đó đưa đến kết quả nguồn thu từ bán vé tham quan tại di tích và những sản phẩm dịch vụ khác không ngừng tăng lên, tạo việc làm cho nhiều người lao động, góp phần biến đổi cơ cấu kinh tế của địa phương. Nhiều di tích có nguồn thu lớn như: di tích Cố đô Huế thu từ bán vé năm 2006 đã đạt mức 55 tỷ đồng, Vịnh Hạ Long 30 tỷ đồng; đền Ngọc Sơn, Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Hà Nội, Di tích Cố đô Hoa Lư, Côn Sơn - Kiếp Bạc đã thu được 3 đến 4 tỷ đồng/năm... Nhìn chung, hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích còn bộc lộ những thiếu sót cơ bản là: - Mặc dù nhận thức của các ngành, các cấp và của toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa của di tích và trách nhiệm của toàn xã hội đối với di sản văn hóa đã được nâng cao nhưng chưa sâu sắc và toàn diện và cũng chưa được cụ thể hóa bằng các biện pháp, kế hoạch và chương trình cụ thể. - Chúng ta còn lúng túng trong việc xử lý một cách hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, chưa nhận thức thật sâu sắc vị trí, vai trò của di tích trong quá trình đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế, cá biệt có nơi, có lúc vẫn tồn tại xu thế thương mại hóa di tích, đặt các mục tiêu, dự án phát triển kinh tế cao hơn các mục tiêu về bảo vệ di tích, thậm chí có những dự án về phát triển kinh tế được triển khai tại khu vực có di tích nhưng dự án không hề đề xuất bất cứ biện pháp nào để bảo tồn di tích. - Công tác quản lý di tích vẫn cần tiếp tục được củng cố, còn nhiều di tích cần phải giải tỏa sự vi phạm. - Công tác xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích còn thiếu định hướng, thiếu những chính sách, chế tài để khuyến khích, kêu gọi sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân. Các nguồn lực do dân đóng góp chưa được qui tụ dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước, nên không được định hướng để sử dụng có hiệu quả. - Nhiều dự án tu bổ di tích được thực hiện nhưng vẫn thiếu sự đầu tư đồng bộ cho di tích, từ tu bổ kiến trúc, nội thất tới tôn tạo cảnh quan sân vườn, lắp đặt hệ thống chiếu sáng, phòng chống cháy, trộm, cải tạo hệ thống đường đi lối lại trong và xung quanh di tích, xây dựng các khu quản lý và dịch vụ... Cơ sở hạ tầng tại các di tích còn yếu, hệ thống giao thông đến di tích không phải đã hoàn toàn thuận lợi, thậm chí với nhiều di tích còn rất khó khăn trong việc tiếp cận, nhất là các di tích ở miền núi. - Việc giới thiệu, tổ chức khai thác ở di tích còn đơn điệu, chưa có sự kết hợp tốt giữa khai thác di sản văn hóa vật thể với di sản văn hóa phi vật thể. Hoạt động tổ chức giới thiệu tại di tích chưa được làm một cách khoa học, bài bản. - Chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong tổ chức khai thác du lịch và dịch vụ tại di tích. Tại một số di tích còn có hiện tượng sử dụng các “hướng dẫn viên không chuyên”, tranh giành giới thiệu di tích để áp đặt thù lao bất hợp lý, dẫn đến làm mất đi một phần tình cảm tốt đẹp của du khách và ảnh hưởng tới việc thu hút khách tham quan tới di tích. Việc sản xuất đồ lưu niệm phục vụ khách tham quan chưa được chú ý, chủ yếu mang tính tự phát, do dân nghĩ, dân làm nên thiếu định hướng, thiếu bàn tay chuyên môn (họa sỹ, kiến trúc sư chẳng hạn). Do đó, sản phẩm lưu niệm thường rất xấu, ít đổi mới, thiếu sự đa dạng, vật liệu mau hỏng và không thể hiện được đặc trưng gắn bó với di tích. Giá trị dịch vụ trong khai thác di tích còn chiếm một tỷ trọng rất thấp - Công tác tuyên truyền về di tích chưa được chú trọng, thông tin về di tích hạn chế. Thiếu những cuốn sách cẩm nang về di tích để phục vụ du khách. - Công tác giáo dục, đào tạo cán bộ cơ sở, người khai thác hoạt động du lịch chưa được coi trọng. III. Một số quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích góp phần vào sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. - Kiên trì công tác tuyên truyền, giáo dục về di sản văn hóa và Luật Di sản văn hóa. Chú trọng tới đối tượng thanh thiếu niên, triển khai có hiệu quả khẩu hiệu “Di sản nằm trong tay thế hệ trẻ” của UNESCO. ICOMOS nhấn mạnh tới “một chương trình thông tin đại cương” cho mọi người, bắt đầu từ trẻ em ở tuổi đến trường. - Sớm hoàn chỉnh hệ thống chính sách về di tích, nhất là những chính sách về xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Đặc biệt là những quy định của các Luật thuế cho phép các doanh nghiệp, cá nhân được giảm một phần thuế kinh doanh, thuế thu nhập… nếu doanh nghiệp hoặc cá nhân đó có những đóng góp trực tiếp cho việc tu bổ di tích, mua di vật, cổ vật hiến tặng bảo tàng nhà nước, tài trợ cho những chương trình nghiên cứu về di tích.v.v. Thông qua đó nâng cao vai trò quản lý và định hướng của Nhà nước để sử dụng có hiệu quả hơn nữa sự đóng góp của nhân dân cho bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá - Giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, với quan điểm di tích là cái đang có, cái không thể thay thế, nên vì sự phát triển bền vững, vì lợi ích cộng đồng, lợi ích của các thế hệ hôm nay và mai sau thì cái mới, cái xây dựng sau cần phải hết sức tôn trọng di sản gốc. Từ thực tiễn và những bài học có tính phổ quát trên phạm vi toàn thế giới, UNESCO, ICOMOS đã ban hành nhiều công ước, hiến chương trong đó có nêu những nguyên tắc cơ bản để giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển như Hiến chương về bảo vệ thành phố và đô thị lịch sử: “...bảo vệ các thành phố và các đô thị lịch sử khác phải là một bộ phận hữu cơ của hệ thống cố kết các chính sách phát triển kinh tế và xã hội...”; “Những chức năng mới và các mạng kết cấu hạ tầng do đời sống đương đại đòi hỏi phải thích hợp với đặc trưng của thành phố lịch sử.”; bảo vệ di tích không có nghĩa bảo vệ một cách bất di bất dịch, Hiến chương cũng nêu rõ: “Việc đưa các yếu tố đương đại vào mà hài hòa được với tổng thể khung cảnh là có thể chấp nhận, bởi vì các yếu tố mới đó có thể góp phần làm cho khu vực thêm phong phú.”. - Ngày nay, du lịch được coi là một trong những phương tiện hàng đầu để trao đổi văn hóa, du lịch là động lực tích cực cho việc bảo vệ di sản văn hóa, và di sản thiên nhiên và đã thành một phức hợp đóng một vai trò chủ yếu trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, sinh thái và thẩm mỹ...đó là mối tương tác giữa du lịch và di sản văn hóa nêu tại Công ước quốc tế về du lịch văn hóa đã được ICOMOS thông qua tại kỳ họp Đại Hội Đồng lần thứ 12 ở Mexico năm 1999. Một số mục tiêu đáng chú ý của Công ước: “Tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích ngành kinh doanh du lịch đẩy mạnh và quản lý du lịch theo hướng tôn trọng và phát huy di sản và các văn hóa đang tồn tại...”, “Tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích đối thoại giữa những người chịu trách nhiệm về di sản và những người kinh doanh du lịch nhằm làm họ hiểu rõ hơn tầm quan trọng và tính chất mỏng manh dễ hỏng của các tổng thể di sản, các sưu tập, các văn hóa đang tồn tại, kể cả sự cần thiết phải đảm bảo một tương lai bền vững cho những di sản đó.”. Công ước đã đưa ra 6 nguyên tắc về du lịch văn hóa, 6 nguyên tắc này hoàn toàn có thể và cần được áp dụng trong điều kiện Việt Nam, các nguyên tắc đó là: + Tạo ra những cơ hội quản lý tốt và có trách nhiệm cho các thành viên của cộng đồng, chủ nhà và các khách quan tham gia để họ thấy được và hiểu được trực tiếp di sản và văn hóa của cộng đồng đó. + Mối quan hệ giữa các địa điểm Di sản và Du lịch là có tính động và có thể có giá trị xung đột nhau. Phải quản lý mối quan hệ đó một cách bền vững cho hôm nay vì các thế hệ mai sau. + Lên kế hoạch Bảo vệ và Du lịch cho các địa điểm Di sản, phải bảo đảm cho du khách sẽ cảm nhận được là bõ công, là thoải mái, là thích thú. + Các cộng đồng chủ nhà và dân chúng bản địa phải được tham gia vào việc lập kế hoạch bảo vệ và du lịch. + Hoạt động du lịch và bảo vệ phải có lợi cho cộng đồng chủ nhà. + Các chương trình xúc tiến du lịch phải bảo vệ và phát huy các đặc trưng của di sản thiên nhiên và văn hóa. Vì vây, việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu, tăng tính hấp dẫn của di tích nhằm thu hút nhiều hơn nữa khách tham quan; tổ chức các hoạt động văn hoá tại di tích hướng tới mục tiêu phục vụ phát triển du lịch bền vững là hết sức cần thiết. Nguồn tài nguyên di tích cũng sẽ bị cạn kiệt như những nguồn tài nguyên dầu mỏ, than đá... nếu chỉ khai thác mà không bảo tồn. Bảo tồn và khai thác luôn là hai mặt của một vấn đề, nếu chỉ bảo tồn mà không chú ý tới khai thác sẽ gây lãng phí tài nguyên, hạn chế việc phát huy giá trị; nếu chỉ khai thác mà không bảo tồn thì còn nguy hiểm hơn nữa, điều đó sẽ gây hủy hoại di tích, hủy hoại môi trường và những hậu quả to lớn khác cho toàn xã hội. Muốn vậy thì cần phải: - Phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò của nhân dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích. - Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực cho bảo tồn và phát huy giá trị di tích, bao gồm đội ngũ quản lý, đội ngũ nghiên cứu về di tích, các kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, kỹ thuật viên, thợ nghề, nghệ nhân, những người làm công tác bảo vệ di tích ở cơ sở...

Di tích có vai trò to lớn đối với sự phát triển lành mạnh và bền vững của cuộc sống đương đại. Bảo vệ và phát huy giá trị của di tích là nền tảng, là nguồn động lực cho sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người và của cả cộng đồng.

Việt Trì trong trái tim em dk

7 tháng 4 2022

viết dấu có đc k ạ

bạn đánh chữ có dấu giùm !

TL 

BẠN VIẾT  CÓ DẤU THÊM ĐI           

CHỨ BẠN VIẾT THÊ SNAYF MÌNH HOOG HỈU ĐÂU ?