K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 2 2020

Dòng nào nói lên khí thế của đoàn quân khởi nghĩa ? Đọc truyện Hai Bà Trưng 1. Thuở xưa, nước ta bị giặc ngoại xâm đô hộ. Chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương màu mỡ. Chúng bắt dân lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai, khiến bao người thiệt mạng vì hổ báo, cá sấu, thuồng luồng, ... Lòng dân oán hận ngút trời, chỉ chờ dịp vùng lên đánh đuổi quân xâm lược. 2. Bấy giờ, ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Cha mất sớm, nhờ mẹ dạy dỗ, hai chị em đều giỏi võ nghệ và nuôi chí lớn giành lại non sông. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách cũng cùng chí hướng với vợ. Tướng giặc Tô Định biết vậy bèn lập mưu giết chết Thi Sách. 3. Nhận được tin dữ, Hai Bà Trưng liền kéo quân về thành Luy Lâu hỏi tội kẻ thù. Trước lúc trẩy quân, có người xin nữ chủ tướng cho mặc đồ tang. Trưng Trắc trả lời : - Không ! Ta sẽ mặc giáp phục thật đẹp để dân chúng thêm phấn khích, còn giặc trông thấy thì kinh hồn. Hai Bà Trưng bước lên bành voi. Đoàn quân rùng rùng lên đường; giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn cuộn tràn theo bóng voi ẩn hiện của Hai Bà. Tiếng trống dội lên vòm cây, đập vào sườn đồi, theo suốt đường hành quân. 4.  Thành trì quân giặc lần lượt sụp đổ dưới chân của đoàn quân khởi nghĩa. Tô Định ôm đầu chạy về nước. Đất nước ta sạch bóng quân thù. Hai Bà Trưng trở thành hai vị anh hùng chống giặc ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà. - Giặc ngoại xâm : giặc từ nước ngoài đến xâm chiếm. - Đô hộ : thống trị nước khác - Luy Lâu : Vùng đất nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh - Trẩy quân : đoàn quân lên đường - Giáp phục : đồ bằng da hoặc kim loại mặc khi ra trận để che đỡ, bảo vệ thân thể. - Phấn khích : phấn khởi, hào hứng

25 tháng 2 2020

Dòng 3

25 tháng 4 2018

1.Cuộc khởi nghĩa hai bà trưng bùng nổ vì hai chị em sinh ra từ trong hoàn cảnh bị đô hộ, hai bà trưng rất cam thù giặc nên cuộc khởi nghĩa đã bùng nổ.

2.b- Diễn biến.
- Năm 248 : cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Phú Điền ( Hâụ Lộc Thanh Hoá)
- Cuộc khởi nghĩa bị thất bại vì lực lượng quân Hán rất mạnh , lại có nhiều mưu kế hiểm độc.

3. 

Triệu Quang Phục (con của Triệu Túc) là người có công lớn trong cuộc khởi nghĩa và được Lý Bí Tất tin cậy. Sau thất bại ở hồ Điển Triệt, ông được Lý Nam Đế trao quyền chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Lương.
Triệu Quang Phục quyết định lui quân về vùng Dạ Trạch (Hưng Yên).
về sau, nhân dân thường gọi ông là Dạ Trạch Vương.
Quân Lương tăng cường lực lượng bao vây Dạ Trạch và cố sức tấn công. Nghĩa quân anh dũng chống trả. Tình thế giằng co kéo dài. Đến năm 550, nhà Lương có loạn, Trần Bá Tiên phải bỏ về nước. Chớp thời cơ đó, nghĩa quân Triệu Quang Phục phản công đánh tan quân xâm lược, chiếm được Long Biên. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.

25 tháng 4 2018

1

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra vì:

+ Do chính sách áp bức bóc lột tàn bạo của nhà Hán.

+ Thi Sách, chồng bà Trưng Trắc bị quân Hán giết hại.

+ Để trả nợ nước, thù nhà, Hai Bà Trưng đã nổi dậy khởi nghĩa

2

Cuộc khởi nghĩa diễn ra như sau:

+ Mùa xuân năm 40 (tháng 3 dương lịch), Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Nội)

+ Nghĩa quân làm chủ Mê Linh nhanh chóng tiến xuống Cổ Loa và Luy Lâu.

+ Tô Định phải cắt tóc, cạo râu, chạy trốn về nước. + Cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi.

3

Triệu Quang Phục (con của Triệu Túc) là người có công lớn trong cuộc khởi nghĩa và được Lý Bí Tất tin cậy. Sau thất bại ở hồ Điển Triệt, ông được Lý Nam Đế trao quyền chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Lương.
Triệu Quang Phục quyết định lui quân về vùng Dạ Trạch (Hưng Yên).
về sau, nhân dân thường gọi ông là Dạ Trạch Vương.
Quân Lương tăng cường lực lượng bao vây Dạ Trạch và cố sức tấn công. Nghĩa quân anh dũng chống trả. Tình thế giằng co kéo dài. Đến năm 550, nhà Lương có loạn, Trần Bá Tiên phải bỏ về nước. Chớp thời cơ đó, nghĩa quân Triệu Quang Phục phản công đánh tan quân xâm lược, chiếm được Long Biên. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.



 

29 tháng 3 2018

c1

 Khởi nghĩa  Hai Bà Trưng: 

a﴿ Nguyên nhân; ‐ Do chính sách thống trị tàn bạo của triều đại phong kiến phương Bắc. ‐ Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách bị Tô Định giết chết.

 b﴿ Diễn biến; ‐ Mùa xuân năm 40 ﴾ tháng 3 dương lịch ﴿. Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn ﴾ Hà Nội ﴿, nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh rồi tìm hiểu Cổ Loa, Luy Lâu. ‐ Tô Định hốt hoảng bỏ thành lẻn trốn về Nam Hả, quân Hán ở các quận khác bị đánh tan.

 c﴿ Kết quả:  ‐ Cuộc khởi nghĩa dành thắng lợi. 

 Lực lượng tham gia khởi nghĩa đông đảo, trong đó có phụ nữ đóng vai trò quan trọng. có chủ tướng chỉ huy là phụy nữ

29 tháng 3 2018

c4

Sau khi đánh bại quân Lương, Triệu Quang Phục lên ngôi vua (Triệu Việt Vương), tổ chức lại chính quyền. 20 năm sau, Lý Phật TỬ từ phía nam kéo quân về cướp ngôi. Lý Phật Tử lên làm vua, sử cũ gọi là Hậu Lý Nam Đế.
Vua Tuỳ đòi Lý Phật Tử phải sang chầu, nhưng Lý Phật Tử thoái thác không đi.
Lý Phật Tử cho tăng thêm quân ở những thành trọng yếu như Long Biên (Bắc Ninh), Ô Diên (Hà Nội), còn mình thì cầm quân giữ thành ở cổ Loa (Hà Nội).
Năm 603, mười vạn quân Tuỳ tấn công Vạn Xuân. Lý Phật Tử bị vây hãm ở Cô Loa, rồi bị bắt giải về Trung Quốc

 

1. Dựa vào lời nhận xét của nhà sử học Lê Văn Hưu: “ Trưng Trắc, Trưng Nhị là phụ nữ, hô một tiếng mà các quận ở Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố cùng 65 thành ở Lĩnh ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương”.Em có suy nghĩ gì về lời nhận xét đó? Đánh giá công lao của Hai...
Đọc tiếp

1. Dựa vào lời nhận xét của nhà sử học Lê Văn Hưu: “ Trưng Trắc, Trưng Nhị là phụ nữ, hô một tiếng mà các quận ở Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố cùng 65 thành ở Lĩnh ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương”.Em có suy nghĩ gì về lời nhận xét đó? Đánh giá công lao của Hai Bà Trưng?

2. Có câu ca dao sau:

Ru con con ngủ cho lành

Để mẹ gánh nước rửa bành con voi

Muốn coi lên núi mà coi

Coi Bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng

Túi gấm cho lẫn túi hồng

Têm trầu cánh kiến cho chồng ra quân

Câu ca dao trên nói đến cuộc khởi nghĩa chống quân đô hộ nào? Do ai lãnh đạo? Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khởi nghĩa này? Cuộc khởi nghĩa có dành thắng lợi không ? Vì sao ?

 

0
5 tháng 2 2020

ton tho

11 tháng 9 2019

1. Đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần là vì:

 - Cuộc khởi nghĩa hợp lòng dân.

- Ban đầu thế lực còn yếu gặp nhiều thất bại.

2. Lê Lợi không trực tiếp nhận gươm. Người đánh cá Lê Thận nhận được lưỡi gươm dưới nước, Lê Lợi nhận  được chuôi gươm trên rừng, đem khớp với nhau thì “vừa như in”. Điều đó chứng tỏ sức mạnh của gươm thần thực chất là sức mạnh đoàn kết nhân dân ở khắp nơi, trên mọi miền Tổ quốc, từ miền xuôi cho đến miền ngược, từ đồng bằng cho đến miền rừng núi.

Mỗi bộ phận của thanh gươm ở một nơi nhưng khi khớp lại thì vừa như in, điều đó thể hiện sự thống nhất nguyện vọng, ý chí chống giặc ngoại xâm của toàn dân tộc. Hai chữ “Thuận Thiên” (hợp lòng trời) trên lưỡi gươm thần nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, lòng trời của nghĩa quân Lam Sơn.

3. 

Sức mạnh của gươm thần được thể hiện:

  • Từ khi có gươm, nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng cao. Sức mạnh của gươm thần làm cho quân Minh bạt vía.
  • Không phải trốn tránh, không thiếu lương đói khổ như trước mà nghĩa quân tìm giặc mà diệt, lấy kho lương của giặc mà dùng.
  • Cuối cùng gươm thần mở đường đánh tràn ra mãi giải phóng đất nước. Từ bị động và nhiều lần thua trận, nghĩa quân chủ động đi tìm giặc đánh và đã chiến thắng giòn giã, đuổi hẳn quân Minh về nước

4. 

  • Long Quân cho đòi gươm khi nghĩa quân đã đuổi được giặc Minh ra khỏi bờ cõi, khi đất nước đã thái bình không cần gươm nữa mà cần dụng cụ đế sản xuất.
  • Cách trả gươm: Lê Lợi đang dạo chơi trên hồ Tả Vọng, Rùa Vàng nhô lên, lưỡi gươm đeo bên mình Lê Lợi động đậy. Rùa Vàng nói: "Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân". Vua rút gươm nâng về phía Rùa Vàng, Rùa Vàng ngậm lấy và lặn xuống nước.

5. 

Ý nghia của truyện Sự tích Hồ Gươm:

  • Truyện Sự tích Hồ Gươm giải thích tên gọi của Hồ Gươm (Hoàn Kiếm)
  • Dân gian muốn giải thích, ca ngợi tính chất chính nghĩa nghĩa, tính nhân dân của khởi nghĩa Lam Sơn.
  • Truyện đề cao, suy tôn vai trò của Lê Lợi, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã được nhân dân hết lòng ủng hộ, có công đánh đuổi giặc, đem lại thái bình cho đất nước, nhân dân.
  • Truyện thể hiện khát vọng của quần chúng nhân dân muốn được sống trong hoà bình, hạnh phúc.
11 tháng 9 2019

Câu 2 (Trang 42 SGK) Lê Lợi đã nhận được gươm thần như thế nào? Cách Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm có ý nghĩa gì?

Bài làm:

  • Lê Lợi nhận được gươm báu trong hoàn cảnh đặc biệt:
    • Đức Long Quân không trực tiếp đưa cho ngài mà thông qua nhân vật Lê Thận. Việc Lê Thận tìm thây được gươm báu khi kéo lưới, còn Lê Lợi lại thấy chuôi gươm chứng tỏ sự hòa hợp giữa nhân dân và người đứng đầu (Lê Lợi).
    • Các bộ phận của gươm báu khớp vào với nhau, lưỡi gươm phát sáng và có hai chữ "thuận thiên", tượng trưng cho sức mạnh trên dưới đồng lòng của nhân dân ta. Sức mạnh đó đà làm nên chiến thắng chông lại kẻ thù xâm lược. Cách trao gươm như vậy vừa có ý nghĩa kì lạ song linh thiêng và sâu sắc.
  •  Cách Long Vương cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm như vậy có ý nghĩa nói về sức mạnh của toàn dân:
    • Gươm tỏa sáng biểu hiện cho dân tộc trên dưới đồng lòng sẽ tạo thành sức mạnh cứu nước.
    • Thuận Thiên thực ra là ý muốn muôn dân muốn Lê Lợi là minh chủ của họ trong cuộc kháng chiến.
    • Hai chữ "Thuận Thiên" (hợp lòng trời) trên lưỡi gươm thần nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, lòng trời của nghĩa quân Lam Sơn.

Xem toàn bộ: Soạn bài: Sự tích Hồ Gươm - văn 6 tập 1

15 tháng 1 2022

/;....g/i8og/8opbu8p/8b/p8888888888888bbbbbbbbb///////////////////////////////////////////bbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbb