K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đề bài:Qua các bài ca dao, bài thơ văn đã học ở lớp 7 em hãy phân tích để làm sáng tỏ nhận định của Đặng Thai Mai: “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay”gợi ý : Đề nói tới tv đẹp, hay. Các bạn xem trong bài tg đã chung minh tv đẹp hay ở mặt nào thì phân tích dẫn chứng ở mặt đóMở bài giới thiệu tác giả, tác phẩm và...
Đọc tiếp

Đề bài:Qua các bài ca dao, bài thơ văn đã học ở lớp 7 em hãy phân tích để làm sáng tỏ nhận định của Đặng Thai Mai: “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay”

gợi ý : Đề nói tới tv đẹp, hay. Các bạn xem trong bài tg đã chung minh tv đẹp hay ở mặt nào thì phân tích dẫn chứng ở mặt đó

Mở bài giới thiệu tác giả, tác phẩm và nêu vấn đề cần nghị luận, giới hạn là các bài thơ văn lop 7

Thân bài cần giải thích những đặc sắc của tv ở mặt nào , xem đoạn đầu của bài văn chỗ tg nói thế nghĩa là nói rằng í

Phần chứng minh lần lượt phân tích mộ số dẫn chứng về ca dao, bài thơ trung đại như bài côn sơn ca, qua đèo ngang, bạn đến chơi nhà...ở các mặt nghệ thuật diễn đạt, biện pháp tu từ... qua đó thể hiện đuọc những nội dung gì ở mỗi bài

Sau khi phân tích dẫn chúng chúng ta chốt lại vấn đề vừa cm

♥♥ làm hộ mik nha mn♥♥

nhanh nha

0
Đề bài:Qua các bài ca dao, bài thơ văn đã học ở lớp 7 em hãy phân tích để làm sáng tỏ nhận định của Đặng Thai Mai: “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay”gợi ý : Đề nói tới tv đẹp, hay. Các bạn xem trong bài tg đã chung minh tv đẹp hay ở mặt nào thì phân tích dẫn chứng ở mặt đóMở bài giới thiệu tác giả, tác phẩm và...
Đọc tiếp

Đề bài:Qua các bài ca dao, bài thơ văn đã học ở lớp 7 em hãy phân tích để làm sáng tỏ nhận định của Đặng Thai Mai: “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay”

gợi ý : Đề nói tới tv đẹp, hay. Các bạn xem trong bài tg đã chung minh tv đẹp hay ở mặt nào thì phân tích dẫn chứng ở mặt đó

Mở bài giới thiệu tác giả, tác phẩm và nêu vấn đề cần nghị luận, giới hạn là các bài thơ văn lop 7

Thân bài cần giải thích những đặc sắc của tv ở mặt nào , xem đoạn đầu của bài văn chỗ tg nói thế nghĩa là nói rằng í

Phần chứng minh lần lượt phân tích mộ số dẫn chứng về ca dao, bài thơ trung đại như bài côn sơn ca, qua đèo ngang, bạn đến chơi nhà...ở các mặt nghệ thuật diễn đạt, biện pháp tu từ... qua đó thể hiện đuọc những nội dung gì ở mỗi bài

Sau khi phân tích dẫn chúng chúng ta chốt lại vấn đề vừa cm

làm hộ mik nha mn

0
Đề bài:Qua các bài ca dao, bài thơ văn đã học ở lớp 7 em hãy phân tích để làm sáng tỏ nhận định của Đặng Thai Mai: “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay”gợi ý : Đề nói tới tv đẹp, hay. Các bạn xem trong bài tg đã chung minh tv đẹp hay ở mặt nào thì phân tích dẫn chứng ở mặt đóMở bài giới thiệu tác giả, tác phẩm và...
Đọc tiếp

Đề bài:Qua các bài ca dao, bài thơ văn đã học ở lớp 7 em hãy phân tích để làm sáng tỏ nhận định của Đặng Thai Mai: “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay”

gợi ý : Đề nói tới tv đẹp, hay. Các bạn xem trong bài tg đã chung minh tv đẹp hay ở mặt nào thì phân tích dẫn chứng ở mặt đó

Mở bài giới thiệu tác giả, tác phẩm và nêu vấn đề cần nghị luận, giới hạn là các bài thơ văn lop 7

Thân bài cần giải thích những đặc sắc của tv ở mặt nào , xem đoạn đầu của bài văn chỗ tg nói thế nghĩa là nói rằng í

Phần chứng minh lần lượt phân tích mộ số dẫn chứng về ca dao, bài thơ trung đại như bài côn sơn ca, qua đèo ngang, bạn đến chơi nhà...ở các mặt nghệ thuật diễn đạt, biện pháp tu từ... qua đó thể hiện đuọc những nội dung gì ở mỗi bài

Sau khi phân tích dẫn chúng chúng ta chốt lại vấn đề vừa cm

làm hộ mik nha mn

0
Đề bài:Qua các bài ca dao, bài thơ văn đã học ở lớp 7 em hãy phân tích để làm sáng tỏ nhận định của Đặng Thai Mai: “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay”gợi ý : Đề nói tới tv đẹp, hay. Các bạn xem trong bài tg đã chung minh tv đẹp hay ở mặt nào thì phân tích dẫn chứng ở mặt đóMở bài giới thiệu tác giả, tác phẩm và...
Đọc tiếp

Đề bài:Qua các bài ca dao, bài thơ văn đã học ở lớp 7 em hãy phân tích để làm sáng tỏ nhận định của Đặng Thai Mai: “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay”

gợi ý : Đề nói tới tv đẹp, hay. Các bạn xem trong bài tg đã chung minh tv đẹp hay ở mặt nào thì phân tích dẫn chứng ở mặt đó

Mở bài giới thiệu tác giả, tác phẩm và nêu vấn đề cần nghị luận, giới hạn là các bài thơ văn lop 7

Thân bài cần giải thích những đặc sắc của tv ở mặt nào , xem đoạn đầu của bài văn chỗ tg nói thế nghĩa là nói rằng í

Phần chứng minh lần lượt phân tích mộ số dẫn chứng về ca dao, bài thơ trung đại như bài côn sơn ca, qua đèo ngang, bạn đến chơi nhà...ở các mặt nghệ thuật diễn đạt, biện pháp tu từ... qua đó thể hiện đuọc những nội dung gì ở mỗi bài

Sau khi phân tích dẫn chúng chúng ta chốt lại vấn đề vừa cm

làm hộ mik nha mn

0

    Tiếng Việt giàu đẹp vì nó là sự kết tinh của lịch sử đã bao đời nay cùa cha ông ta. Đó là lịch sử lao động sản xuất và chiến đấu để tồn tại và phát triển, để bảo vệ và dựng xây đất nước. Tiếng Việt giàu đẹp bởi nó là tiếng nói của đời sống dân tộc Việt Nam, phong phú và cũng rất đẹp.

Người Việt Nam ta rất tự hào vì có vốn tiếng Việt giàu và đẹp.Tiếng Việt giàu đẹp vì nó là sự kết tinh của lịch sử đã bao đời nay cùa cha ông ta. Đó là lịch sử lao động sản xuất và chiến đấu để tồn tại và phát triển, để bảo vệ và dựng xây đất nước. Tiếng Việt giàu đẹp bởi nó là tiếng nói của đời sống dân tộc Việt Nam, phong phú và cũng rất đẹp.

Hai nguồn giàu đẹp của tiếng Việt là ở tiếng nói của quần chúng nhân dân được thể hiện trong tục ngữ, ca dao, là ở tiếng nói của các nhà văn, nhà thơ lớn đã được đẽo gọt, trau chuốt và nâng lên đến mức nghệ thuật.

Tục ngữ ca dao là ngôn ngữ của quần chúng, bản thân nó là giản dị, dễ hiểu, trong sáng vì nó là lối diễn đạt của quần chúng. Đặc tính truyền miệng và tập thể đã khiến nó ngày càng được trau chuốt, tinh tế hơn. Cuộc sống vô cùng đa dạng, tục ngữ, ca dao là tấm gương phản ánh đời sống cho nên nó cũng rất đa dạng. Đó có thể là tục ngữ ca dao về lao động sản xuất “Nhất nước nhì phân, tam cần, tứ giống”, “Cày đồng đang buổi ban trưa - Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày...” về học tập “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. “Học ăn, học nói học gói, học mở”; về cách sống “Thương người như thể thương thân”, “Uống nước nhớ nguồn”.... Trong kho tàng tục ngữ ca dao ấy, có những câu thực sự là những viên ngọc sáng ngời lên vẻ đẹp lung linh.

Hỡi cô tát nước, bên đàng

Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.

Một câu ca dao mở ra một bức tranh lao động đầy chất thơ, đồng thời cũng là một lời tỏ tình độc đáo, ý nhị. Câu ca dao đưa ta vào một không gian yên tĩnh, hư ảo của đêm trăng, ánh trăng tỏa chiếu xuống cánh đồng có một cô gái đang tát nước. Âm thanh của từng gầu nước như đẩy không gian thêm cao hơn, rộng hơn. Ánh trăng theo từng gầu nước cũng là múc “ánh trăng vàng”. Ánh trăng theo từng gầu nước lại đổ tràn lên ruộng, vỡ ra, tan ra, lấp loáng. Thời gian đã về khuya lắm. về khuya nên mới chỉ có âm thanh của từng gầu nước và tiếng nói của người con trai hỏi cô gái. Chàng trai hỏi cô trong ngỡ ngàng, tiếc nuối. “Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?”. Ánh trăng chiếu xuống nước đẹp quá, thể mà cô múc nó đổ đi. Đúng là chỉ có tâm hồn đẹp mới nhìn thấy vẻ đẹp này, thậm chí phải là tâm hồn nghệ sĩ mới có sự tiếc nuối cho cái đẹp kia. Một lời trách bóng gió: cô đang làm mất đi cái đẹp đấy! Nhưng ánh trăng vẫn cứ vô tư tỏa sáng để cô múc từng “gầu trăng”. Cô cũng đang tạo ra cái đẹp! Trách mà lại khen! Cô gái thì im lặng, im lặng vì chàng trai đã khéo gợi nên ở cô cảm xúc về cái đẹp, sự im lặng có thể là sự đồng tình tiếp nhận, và nhiều khi không nói mới là nói được nhiều nhất. Đúng là một câu ca dao thật đẹp. Và những bài ca dao khác:

Trong đầm gi đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng, lại chen nhị vàng.

Nhị vàng bông trắng lá xanh,

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Bài ca dao có hai lớp nghĩa. Lớp nghĩa thứ nhất là tả vẻ đẹp của “sen” có “Lá xanh bông trắng, lại chen nhị vàng” đó là tả từ ngoài vào. Còn “Nhị vàng bông trắng lá xanh” là tả từ trong tả ra. Câu thứ tư là “phẩm chất” nghĩa thứ hai cũng toát lên ở đây: Người ta cũng đẹp như sen, dù có sống nơi “hôi tanh”, hãy cố gắng trong sạch tinh khiết như sen. Bài ca dao mượn một hình tượng đẹp đầy thẩm mĩ để nói về nhân cách con người. Người Việt Nam, ai cũng nhớ câu ca dao:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

“Nhiễu điều” là thứ lụa mỏng nhuộm màu đỏ tươi thường dùng để phủ trên bài vị nơi bàn thờ tổ tiên. “Giá gương” là cái giá có đặt khung lồng kính để bài vị gia tiên. “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” là hình ảnh bàn thờ tổ tiên. Đặt trong chỉnh thể của cậu ca dao, ta hiểu lời nhắn nhủ, lời kêu gọi đoàn kết thương yêu nhau ở tất cả mọi người. Đó là một bài ca dao hết sức gợi cảm, tinh tế.

Những bài ca dao ấy là đời sống tâm hồn tình cảm của người Việt Nam. nó là nguồn để nuôi dưỡng văn học bác học. Các nhà văn nhà thơ lớn của chúng ta như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh, Tố Hữu,... đều chịu ảnh hưởng rất lớn từ tục ngữ, ca dao... lời văn lời thơ của họ đã được nâng lên mức nghệ thuật, tinh tế và tài hoa. Câu thơ của Nguyễn Du mà bao người đã thuộc:

Long lanh đáy nước in trời

Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng.

Có thể nói đây là một bức tranh được vẽ bằng ngôn ngữ của thơ: trời xanh, nước trong, gió rất nhẹ cho nên mới “Long lanh đáy nước in trời”. Phía xa, mây biếc đùn lên như xây thành. Trời đã về chiều nên “non phơi bóng vàng”. Một câu thơ khác sống động, vừa có hình ảnh, màu sắc, âm thanh.

Dưới trăng quyên đã gọi hè

Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông.

Tiếng Việt rất giàu và rất đẹp đủ sức để diễn tả tài tình các cung bậc tâm trạng. Chúng ta hãy đọc một vài câu thơ trong Chinh phụ ngâm:

       Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

          Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

     Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

Người vợ tiễn người chồng ra trận. Người chồng dứt áo lên ngựa ra đi. Chàng đi một quãng đương rỗi quay lại nhìn vợ. Người vợ vẫn đứng đó trông chồng. Cả hai cùng khóc, họ cùng nhìn nhau mà chẳng thấy nhau vì nước mắt rơi. Giữa họ là khoảng không gian “mấy ngàn dâu” ngăn cách lòng “chàng” cũng sầu, lòng “thiếp” cũng sầu, biết ai hơn ai... Quả là tiếng Việt không giàu, không đẹp thì không thể diễn tả được cung bậc tâm trạng này.

Đến văn học hiện đại chúng ta lại được đọc lời thơ ngọt ngào đằm thắm của nhà thơ Tố Hữu:

Ta về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng...

Ngọt ngào bởi có âm hưởng của ca dao, đằm thắm bởi nó đậm đà tình người, hồn người.

Chúng ta còn rất nhiều những câu văn lời thơ để chứng minh cho tiếng Việt ta giàu đẹp. Tiếng Việt là tình cảm tâm hồn người Việt Nam. Ta ngày thêm yêu tiếng Việt, học tiếng Việt và ra sức giữ gìn sự trong sáng của tiếng ta. Đó là một cách để biểu hiện lòng yêu đất nước, yêu dân tộc mình của người Việt Nam



 

21 tháng 2 2020

có ngắn hơn dc ko bạn dài quá

21 tháng 2 2020

tự làm đi con chó

21 tháng 2 2020

ai vậy

1. Tìm hiểu chung: tập trung vào các nôi dung sau :  a. Khái niệm ca dao, dân ca   b. Phân biệt ca dao – dân cac. Những chủ đề thường gặp trong ca dao, dân ca  d. Thể loại, PTBĐ( tự suy nghĩ )  2. Đọc, hiểu văn bản :  a. Chủ đề “Những câu hát về tình cảm gia đình” , chỉ soạn duy nhất bài ca dao số 1 trong Công cha như núi…ghi lòng con ơi !”  - Bài ca dao là lời của ai? Nói với ai? Nói về điều...
Đọc tiếp

1. Tìm hiểu chung: tập trung vào các nôi dung sau :  a. Khái niệm ca dao, dân ca   b. Phân biệt ca dao – dân cac. Những chủ đề thường gặp trong ca dao, dân ca  d. Thể loại, PTBĐ( tự suy nghĩ )  2. Đọc, hiểu văn bản :  a. Chủ đề “Những câu hát về tình cảm gia đình” , chỉ soạn duy nhất bài ca dao số 1 trong Công cha như núi…ghi lòng con ơi !”  - Bài ca dao là lời của ai? Nói với ai? Nói về điều gì?  - Tác giả dân gian đã sử dụng phép tu từ đặc sắc nào khi nói về công lao của cha mẹ trong lời hát ru ?  - Em hiểu như thế nào về những hình ảnh so sánh đặc sắc và ẩn dụ trong bài ca dao này ?( diễn giải cách hiểu của mình về những hình ảnh so sánh…)  - Qua những hình ảnh so sánh đó, tác giả dân gian muốn khẳng định điều gì ?  - Em hiểu như thế nào về nghĩa của cụm từ Cù lao chín chữ trong câu cuối bài ca dao?  - Như vậy qua lời hát ru của tác giả dân gian, cha mẹ muốn nhắn nhủ tới con cái điều gì ?  - Em hãy tìm đọc những bài ca dao khác có nội dung tương tự với bài ca cao này   - Em có suy nghĩ gì về chữ “hiếu” của đạo làm con trong xã hội ngày nay?  (  trình bày suy nghĩ của mình bằng đoạn văn ngắn. Chú ý trình bày cả những hiểu biết về mặt tích cực và thậm chí cả những mặt tiêu cực của vấn đề này tùy theo hiểu biết của các MN.)  b. Chủ đề “ Nhưng câu hát về tình yêu quê hương, đát nước, con người” , chỉ soạn duy nhất bài ca dao số 4 “ Đứng bên ni đồng , ngó bên tê đồng …nắng hồng ban mai !”  - Hai dòng thơ đầu bài ca dao số 4 có những gì đặc biệt về từ ngữ? Tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ đó trong việc miêu tả như thế nào ( gợi ra được vẻ đẹp gì của cánh đồng )  - Hai dòng cuối bài ca dao, tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp tu từ nào ? Nêu tác dụng của phép tu từ ấy?  - Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ láy trong câu ca cuối bài ?  - Bài ca dao này là lời của ai ? Người ấy muốn thể hiện tình cảm gì với quê hương, đất nước ?

7

Mình giỏi văn nhưng mình ko biết bài này

Sorry 

Nhưng mình sẽ cố gắng

20 tháng 9 2021

SAO THẤY TRẢ LỜI MÀ CHẲNG THẤY GÌ

27 tháng 5 2020

câu 1 : 

Công thức thường gặp : mở bài bằng cách  xuất phát từ tác giả, tác phẩm để dẫn đến đề bài.

1 Công thức khác: đi từ lý luận văn học bởi lý luận văn học là “ gốc rễ” của văn chương.

Câu 2 :

Lỗi diễn đạt là lỗi sử dụng ngôn ngữ, tư duy của người nói

Câu 3 :

1. “ Nhạc là cỗ xe chở hồn thi phẩm”
2.“Thi sĩ là một con chim sơn ca ngồi trong bóng tối hát lên những tiếng êm dịu để làm vui cho sự cô độc của chính mình.” (B. Shelly)

3. “Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và khám phá về nội dung”. (Lêonit Lêonop)

....v.v

Câu 4 :

Để thực hiện tốt việc dẫn dắt vào vấn đề, thì chúng ta cần tìm hiểu kĩ đề bài và xác định đúng trọng tâm của tư tưởng, đạo lí hay câu nói cần giải thích

Câu 5:

-Than ôi! 

-Thê thảm thay .

-.....

câu 6

 em phải làm theo 1 thao tác chủ yếu: giải thích, chứng minh hay bình luận.

1/ Giải thích:

+ Yêu cầu đặt ra:

Đi sâu vào những phát ngôn rất súc tích để tìm hiểu và lý giải nội dung ý nghĩa bên trong. Tức là ta phải làm sáng tỏ, giảng giải, bóc tách vấn đề cho người đọc hiểu được thấu đáo cái đang được đề cập khi chúng còn đang mơ hồ.

+ Công việc cụ thể:

Để làm sáng tỏ vấn đề, ta phải đi vào lý giải từ ngữ, điển tích, khái niệm, đi vào nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa hẹp, nghĩa mở rộng, đi vào những cách nói tế nhị bóng bẩy để hiểu được đến nơi đến chốn điều người ta muốn và cái lẽ khiến người ta nói như vậy.

Trong thao tác giải thích, ta vừa dùng lý lẽ để phân tích, lý giải là chủ yếu; vừa dùng dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề, xác lập 1 cách hiểu đúng đắn, sâu sắc có tính biện chứng nhằm chống lại cách hiểu sai, hiểu không đầy đủ, ko hết ý.

Bước kết thúc của thao tác giải thích là rút ra điều chúng ta cần vận dụng khi đã tìm hiểu được chân lý. Phương hướng để vận dụng những chân lý này vào cuộc sống hàng ngày, tuỳ theo cho cá thể hay cho cộng đồng mà có hướng vận dụng phù hợp, và mỗi chúng ta phải như thế nào?

=> Từ những điều nói trên, ta rút ra 1 sơ đồ tổng quát theo 3 bước:

- Làm sáng tỏ điều mà người ta muốn nói.(giải thích)

- Trả lời vì sao người ta đã nói như vậy?(tại sao?)

- Từ chân lý được nói lên, rút ra bài học gì trong thực tiễn?(để làm gì)

2/Chứng minh:

+ Yêu cầu đặt ra:

Làm sáng tỏ chân lý bằng các dẫn chứng và lý lẽ. Khi ta đã chấp nhận cái chân lý thể hiện trong 1 phát ngôn nào đó, nhiệm vụ là ta sẽ phải thuyết phục người khác cũng chấp nhận như mình = những dẫn chứng rút ra từ thực tế cuộc sống xưa và nay, từ lịc sử, từ văn học (nếu đề yêu cầu) và kèm theo dẫn chứng là những lý lẽ dẫn dắt, phân tích tạo ra lập luận vững chắc, mang đến niềm tin cho người đọc.

+ Công việc cụ thể:

Bước đầu tiên là phải tìm hiểu điều cần phải chứng minh , không những chỉ bản thân mình hiểu, mà còn phải làm cho người khác thống nhất, đồng tình với mình cách hiểu đúng nhất.

Tiếp theo là việc lựa chọn dẫn chứng. Từ thực tế cuộc sống rộng lớn, tư liệu lịch sử rất phong phú, ta phải tìm & lựa chọn từ trong đó những dẫn chứng xác đáng nhất, tiêu biểu, toàn diện nhất (nên chỉ cần vài ba cái để làm sáng tỏ điều cần CM). Dẫn chứng phải thật sát với điều đang muốn làm sáng tỏ và kèm theo dẫn chứng phải có lý lẽ phân tích - chỉ ra những nét, những điểm ta cần làm nổi bật trong các dẫn chứng kia. Để dẫn chứng và lý lẽ có sức thuyết phục cao, ta phải sắp xếp chúng -> 1 hệ thống mạc lạc và chặt chẽ: theo trình tự thời gian, không gian, từ xưa đến nay, từ xa đến gần, từ ngoài vào trong hoặc ngược lại...miễn sao hợp logic là đc

Bước kết thúc vẫn là bc vận dụng, đặt vấn đề vào thực tiễn cuộc sống hôm nay để đề xuất phương hướng nỗ lực. Chân lý chỉ giá trị khi soi rọi cho ta sống, làm việc tốt hơn. Ta cần tránh công thức và rút ra kết luận cho thoả đáng, thích hợp với từng người, hoàn cảnh, sự việc.(vì nếu làm theo công thức nhiều thì bn sẽ không thể phát huy khả năng văn chương của bạn !)

=> Từ những điều nói trên, ta rút ra 1 sơ đồ tổng quát theo 3 bước:

- Làm rõ điều cần chứng minh trong luận đề được nêu lên.

- Lần lượt đưa ra các dẫn chứng và lý lẽ để làm sáng tỏ điều cần chứng minh.

- Rút ra kết luận về phương hướng nỗ lực.

3/ Bình luận:

-giải thích và chứng minh sẽ được viết cô đọng, ngắn gọn hơn so với chỉ 1 thao tác chứng minh hoặc giải thích để tập trung cho phần việc quan trọng nhất là bình luận - phần mở rộng vấn đề.

Trước khi bình luận, ta thường phải bày tỏ thái độ, để khách quan và tránh phiến diện, ta phải xem xét kĩ luận đề để từ đó có thái độ đúng đắn, có 3 khả năng:

- Hoàn toàn nhất trí.

- Chỉ nhất trí 1 phần. (có giới hạn, có đk)

- Không chấp nhận. (bác bỏ)

Sau đó, ta bình luận - mở rộng lời bàn để vấn đề được nhìn nhận sâu hơn, toàn diện hơn, triệt để hơn.

Cuối cùng, ta lại chỉ ra phương hướng vận dụng để đưa lý luận vào áp dụng thực tế cuộc sống.

=> Bố cục của một bài văn bình luận gồm:

- Mở bài:

Dẫn dắt, giới thiệu luận đề.

- Thân bài:

+ Xác định ý nghĩa cơ bản của luận đề. (ý nghĩa)

+ Bày tỏ thái độ của chúng ta trên những nét bao quát nhất. (đánh giá)

+ Trình bày nội dung cơ bản: bình luận. (mở rộng, bổ sung lời bàn)

- Kết bài:

Kết thúc luận đề (rút ra kết luận thực tiễn).

Câu 7:

Viết KB mở rộng hoặc ko mở rộng.

Giống như phần mở bài, phần này chỉ nêu lên những ý khái quát,NHỚ không trình bày lan man, dài dòng hoặc lặp lại sự giảng giải, minh họa, nhận xét một cách chi tiết như ở phần thân bài.

Câu 8 :

- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ , văn

- Thể thơ ( riêng cho thơ)

- Hình ảnh thơ , văn

-Tình cảm đc gửi gắm vào bài thơ , văn

- Chi tiết thơ , văn

- Giọng điệu

- Vần (nhịp) thơ.  ( riêng thơ)

- Ngôn ngữ thơ , văn: gồm có ngôn ngữ bình dân, ngôn ngữ bác học, ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ (từ láy, câu đặc biệt, thành ngữ, tục ngữ, dấu ?, dấu !...).

- Bố cục: chia thành các phần , các đoạn

Câu 9 : Có . Ko kb.

27 tháng 5 2020

Hừm có vẻ như tớ thấy tớ làm sai câu 1 hay sao ý ! Nhưng tớ sẽ sửa lại thành

Muốn làm được mở bài đi từ lý luận văn học,mỗi học sinh chúng ta cần trang bị cho mình những kiến thức lý luận văn học thiết thực, làm cơ sở để đi tới các vấn đề văn học nhỏ hơn.