K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 2 2020

Đoạn tổng - phân - hợp là đoạn nghị luận mà ta đi theo hướng triển khai luận điểm rồi từ đó suy ra các luận cứ để chứng minh và rồi khẳng định lại luận điểm, đúc kết tạo thành một nhận định mới phù hợp với nhận định ban đầu và được nâng cao hơn so với nhận định ban đầu.

19 tháng 2 2020

Đoạn tổng - phân - hợp là đoạn nghị luận mà ta đi theo hướng triển khai luận điểm rồi từ đó suy ra các luận cứ để chứng minh và rồi khẳng định lại luận điểm, đúc kết tạo thành một nhận định mới phù hợp với nhận định ban đầu và được nâng cao hơn so với nhận định ban đầu.

19 tháng 2 2020

- Trước hết nó là một đoạn văn (cái này có vẻ thừa với bạn).

- Trong đoạn văn này, câu mở đầu nêu nội dung chủ đề (câu chủ đề), những câu sau phân tích, làm rõ ý cho câu chủ đề. Câu văn cuối đoạn tổng hợp lại nội dung của đoạn (nhưng không lặp lại ý chủ đề đâu), để đoạn văn có giá trị hơn thì câu cuối đoạn thường mang ý nghĩa mở rộng, nâng cao vấn đề. Ví dụ : phân tích tính cách, phẩm chất của nhân vật, câu cuối đoạn có thể khẳng định hình ảnh nhân vật đó là hình ảnh tiêu biểu cho một thế hệ gì đấy... nói chung là mở rộng vấn đề ra nhưng ko lạc đề (mình ko nêu ví dụ cụ thể được vì ko biết bạn học khối mấy).

chúc bạn học tốt

Đoạn tổng – phân – hợp là đoạn văn phối hợp diễn dịch với qui nạp. ... Những câu triển khai ý được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, nhận xét, đánh giá hoặc nêu suy nghĩ…để từ đó đề xuất nhận định đối với chủ đề, tổng hợp, khẳng định, năng cao vấn đề.

TK#

Không có gì đáng quý bằng lòng trung thực. Chính nhờ trung thực, con người mới xây dựng được những mối quan hệ xã hội tốt đẹp và thành công trong cuộc sống. Hiểu đơn giản, trung thực là tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải; sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. Người có lòng trung thực luôn sống công bằng, tốt đẹp, không bao giờ giả dối hay thiên vị, không bao giờ vụ lợi cá nhân, hãm hại người khác. Ai cũng cần phải có lòng trung thực bởi chỉ khi biết trung thực, con người mới được tôn trọng, hợp tác hay giúp đỡ từ người khác để thành công. Người không có lòng trung thực sẽ bị khinh bỉ, ghét bỏ, nhất định sẽ thất bại. Trung thực là một năng lực do rèn luyện chứ không tự có. Muốn có lòng trung thực, nhất định phải biết tôn trọng sự thật, tôn trọng lẽ phải ở đời, sống hòa hợp, thân thiện, không tham lam, vụ lợi, không giả dối, lừa gạt người khác. Chúng ta sẽ luôn phải bảo vệ sự thật và lẽ phải vì Không có gì đáng quý bằng lòng trung thực.

15 tháng 5 2021

 Đức tính trung thực là một trong những đức tính cần thiết để xây dựng và hoàn thiện nhân cách của con người. Về khái niệm, có thể hiểu tính trung thực là đức tính ngay thẳng, tôn trọng sự thật. Biểu hiện của tính trung thực là hành động, suy nghĩ thật thà, ngay thẳng, luôn nói đúng sự thật, không gian dối, không bao che bất cứ điều gì. Trong học tập, tính trung thực được thể hiện khi chúng ta nghiêm túc học tập, nghiêm túc làm bài, không quay cóp, gian lận trong thi cử, dám nhận khuyết điểm và sửa sai. Đức tính trung thực có ý nghĩa vô cùng quan tọng trong đời sống. Người có đức tính trung thực sẽ nhận được sự tin tưởng, yêu quý từ mọi người xung quanh. Ngược lại, người gian dối, không trung thực sẽ bị mọi người nghi ngờ, ngại tiếp xúc, khinh thường. Vậy làm sao để rèn luyện đức tính trung thực? Trung thực đến từ chính cái tâm của mỗi người, ngày từ nhỏ, ta hãy tập trung thực từ những điều nhỏ nhất, luôn luôn tôn trọng và đứng về sự thật dù trong bất kì hoàn cảnh nào.